1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH KIM OANH

68 559 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 260,16 KB

Nội dung

Về nguyên tắc, NVL là tài sản dự trữ thuộc tài sản lưu động nên phải tính giátheo giá trị thực tế của NVL do mua sắm hay gia công chế biến, tuy nhiên do đặcđiểm của NVL là thường xuyên b

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ tên sinh viên thực hiện: Lê Thị Ly

BÌNH ĐỊNH, THÁNG 04/2015

Trang 3

I Nội dung nhận xét:

1 Tình hình thực hiện:

2 Nội dung của đề tài:

- Cơ sở lý thuyết:

- Cơ sở số liệu:

- Phương pháp giả quyết các vấn đề:

3 Hình thức của đề tài:

- Hình thức trình bày:

- Kết cấu của đề tài:

4 Những nhận xét khác:

II Đánh giá cho điểm: - Tiến trình làm đề tài:

- Nội dung đề tài:

- Hình thức đề tài:

Tổng cộng: .

Ngày….tháng….năm…… Giáo viên hướng dẫn

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Họ tên sinh viên thực hiện: Lê Thị Ly

Trang 4

Tính chất của đề tài:

I Nội dung nhận xét:

II Hình thức của đề tài: - Hình thức trình bày:

- Kết cấu của đề tài:

III Những nhận xét khác:

IV Đánh giá cho điểm: - Nội dung đề tài:

- Hình thức đề tài:

Tổng cộng: .

Ngày….tháng….năm…….

Giáo viên phản biện MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 3

1.1 Khái niệm, đặc điểm của nguyên vật liệu: 3

1.1.1 Khái niệm nguyên vật liệu: 3

Trang 5

1.3 Phân loại và tính giá nguyên vật liệu: 4

1.3.1 Phân loại nguyên vật liệu: 4

1.3.2 Tính giá nguyên vật liệu: 6

1.3.2.1 Các nguyên tắt tính giá: 6

1.3.2.2 Các phương pháp tính giá: 7

1.3.2.2.2 Tính giá nguyên vật liệu theo giá hạch toán: 10

1.4 Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu: 10

1.5 Vai trò và nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu: 12

1.6 Chứng từ sử dụng trong kế toán nguyên vật liệu: 13

1.7 Phương pháp kế toán nguyên vật liệu: 14

1.7.1 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu: 14

1.7.2 Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu: 18

1.7.2.1 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên: 19

1.7.2.2 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ: 24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH KIM OANH 28

2.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Kim Oanh: 28

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Kim Oanh: 28

2.1.1.1 Giới thiệu tóm tắt về Công ty: 28

2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty: 28

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty: 29

2.1.2.1 Chức năng: 29

2.1.2.2 Nhiệm vụ: 29

2.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty: 30

2.1.3.1 Loại hình kinh doanh và các sản phẩm chủ yếu: 30

2.1.3.2 Thị trường đầu vào và đầu ra của Công ty: 30

2.1.3.3 Đặc điểm vốn kinh doanh của Công ty: 30

2.1.3.4 Đặc điểm các nguồn lực chủ yếu của Công ty: 30

2.1.4 Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý tại công ty TNHH Kim Oanh: 32 2.1.4.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty: 32

2.1.4.2 Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty TNHH Kim Oanh: 33

2.1.5 Đặc điểm tổ chức kế toán của công ty TNHH Kim Oanh: 33

Trang 6

2.1.5.3 Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty: 35

2.1.5.4 Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty: 36

2.2 Thực trạng hạch toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Kim Oanh: 36

2.2.1 Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty: 36

2.2.1.1 Phân loại nguyên vật liệu tại Công ty: 36

2.2.1.2 Tính giá nguyên vật liệu tại Công ty: 36

2.2.2 Chứng từ kế toán sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ: 37

2.2.3 Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty: 44

2.2.4 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại Công ty: 50

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH KIM OANH: 53

3.1 Nhận xét về thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty: 53

3.1.1 Nhận xét chung về công tác kế toán tại Công ty: 53

3.1.2 Nhận xét thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty: 54

3.2 Phương hướng hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty: 55

KẾT LUẬN 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

Trang 7

TỪ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI

SXKD Sản xuất kinh doanh

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

DANH MỤC SƠ ĐỒ:

Sơ đồ 1.1: Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song: 15

Sơ đồ 1.2: Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển: 16

Trang 8

theo phương pháp khấu trừ) 23

Sơ đồ 1.5: Sơ đồ kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp KKTX (tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp) 24

Sơ đồ 1.6: Sơ đồ kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp KKĐK (tính thuế theo phương pháp khấu trừ: 26

Sơ đồ 1.7: Kế toán NVL theo phương pháp KKĐK (tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp) 27

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quy trình sản xuất ở Công ty: 32

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy tại Công ty: 33

Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty: 34

Sơ đồ 2.4: Sơ đồ hình thức chứng từ ghi sổ của Công ty: 35

Sơ đồ 2.5: Sơ đồ luân chuyển chứng từ: 37

Sơ đồ 2.6: Quy trình hạch toán theo phương pháp thẻ song song: 44

DANH MỤC BẢNG: Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty: 29

Bảng 2.2: Tình hình lao động của Công ty tháng 1 năm 2014: 31

Bảng 3.1: Sổ danh điểm vật liệu của Công ty: 56

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU



Trong quá trình phát triển kinh tế, cùng với sự thay đổi sâu sắc của cơ chếkinh tế, hệ thống kế toán Việt Nam đã không ngừng được hoàn thiện và phát triểngóp phần tích cực vào việc tăng cường và nâng cao chất lượng quản lý tài chínhQuốc gia, quản lý doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường tất cả mọi doanh nghiệp đều quan tâm đến vấn đề

là sản xuất và kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn để tạo tiền đề chotái sản xuất cả chiều rộng lẫn chiều sâu

Kế toán là một bộ phận quan trọng có vai trò tích cực trong việc quản lý, điềuhành và kiểm soát các hoạt động tài chính doanh nghiệp Tăng thu nhập cho doanhnghiệp và đời sống người lao động không ngừng được cải thiện Trong quá trình sảnxuất các doanh nghiệp phải chi ra cho các chi phí sản xuất bao gồm chi phí nguyênvật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao máy móc thiết bị, chi phí tiền lương…

Mà nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất thể hiệndưới dạng vật hóa, nó là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể của sản phẩm, hơnnữa chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất

Vì vậy việc quản lý nguyên vật liệu là công tác không thể thiếu được trong khâuquản lý sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất ở tất cả các khâu, từkhâu thu mua bảo quản, dự trữ đến khâu sử dụng

Việc tổ chức kế toán nguyên vật liệu một cách khoa học, hợp lý có ý nghĩathiết thực và hiệu quả trong việc quản lý và kiểm soát tài sản của doanh nghiệp.Hơn nữa còn kiểm soát một cách có hiệu quả chi phí và giá thành sản phẩm, đồngthời giúp cho việc tổ chức kế toán, tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh đảm bảo yêucầu quản lý và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Qua một thời gian thực tập tại công ty TNHH Kim Oanh, em nhận thức đượctầm quan trọng của vật liệu và những vấn đề xung quanh việc hạch toán nguyên vật

liệu, em đã đi sâu vào nghiên cứu chuyên đề: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại

công ty TNHH Kim Oanh.

Trang 10

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em gồm những nội dung sau:

Chương 1: Những vấn đề chung về kế toán nguyên vật liệu trong doanh

nghiệp sản xuất

Chương 2: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Kim Oanh Chương 3: Phương hướng hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty

TNHH Kim Oanh

Trang 11

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT

LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1 Khái niệm, đặc điểm của nguyên vật liệu:

1.1.1 Khái niệm nguyên vật liệu:

NVL là những đối tượng lao động, thể hiện dưới dạng vật hóa Trong cácdoanh nghiệp, NVL được sử dụng phục vụ cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩmhoặc thực hiện dịch vụ hay sử dụng cho bán hàng, cho quản lý doanh nghiệp [5,117]

1.1.2 Đặc điểm nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất

Để tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có đầy đủ cácyếu tố cơ bản, đó là: lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động Nguyên vậtliệu là đối tượng lao động, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất.Nguyên vật liệu là đối tượng lao động đã trải qua tác động của lao động conngười và được các đơn vị sản xuất sử dụng làm chất liệu ban đầu để tạo ra sảnphẩm

Do vậy, nguyên vật liệu có các đặc điểm sau:

- Tham gia vào từng chu kỳ sản xuất để chế tạo ra sản phẩm mới thườngkhông giữ lại hình thái vật chất ban đầu

- Giá trị NVL sản xuất cũng được chuyển toàn bộ vào giá trị sản phẩm do nóchế tạo ra san phẩm

- NVL có rất nhiều chủng loại và thường chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sảnxuất

- Để đảm bảo yêu cầu sản xuất doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành thumua, dự trữ và quản lý chúng chặt chẽ về mặt số lượng, chủng loại, chất lượng, giátrị

- Giá trị NVL dự trữ thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tài sản lưu động củadoanh nghiệp

1.2 Vai trò của nguyên vật liệu

Từ đặc điểm cơ bản của NVL, ta có thể thấy NVL được xếp vào tài sản lưuđộng, giá trị NVL thuộc vốn lưu động NVL có nhiều loại, thứ khác nhau, bảo quảnphức tạp NVL thường được nhập, xuất hằng ngày

Trong doanh nghiệp sản xuất, NVL đóng vai trò hết sức quan trọng đối vớiquá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp NVL là những tư liệu sản xuất đểcấu thành nên một sản phẩm khác có giá trị sử dụng đối với người tiêu dùng NVL

Trang 12

không những là tư liệu sản xuất mà nó còn có vai trò giúp cho quá trình hoạt độngsản xuất kinh doanh được liên tục và giúp cho quá trình tiêu thụ hàng hóa trên thịtrường ngày càng tốt hơn.

Trong doanh nghiệp thương mại thì chức năng chủ yếu của doanh nghiệp là tổchức lưu thông hàng hóa, đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng Do đó,NVL sử dụng trong doanh nghiệp thương mại chỉ là những vật liệu, bao bì phục vụcho quá trình tiêu thụ hàng hóa, các loại vật liệu nhiên liệu dùng cho bảo quản, bốcvác, vận chuyển hàng hóa trong quá trình tiêu thụ: vật liệu sử dụng cho công tácquản lý doanh nghiệp như giấy, bút… và vật liệu sử dụng cho việc sửa chữa tài sản

cố định, công cụ, dụng cụ…

NVL là đối tượng lao động, là nhân tố cơ bản cho quá trình sản xuất, nó quyếtđịnh chất lượng sản phẩm, là chìa khóa cho doanh nghiệp trong việc giảm chi phí,giá thành nhờ đó có thể trụ vững và ngày càng phát triển trong điều kiện cạnh tranhmạnh mẽ của cơ chế thị trường hiện nay Cho nên, việc tăng cường công tác quản lý

và công tác quản lý NVL, đảm bảo sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nhằm hạ thấp giáchi phí, giá thành sản phẩm được đặt ra như là một nhu cầu tất yếu đối với doanhnghiệp

1.3 Phân loại và tính giá nguyên vật liệu

1.3.1 Phân loại nguyên vật liệu

Trong các doanh nghiệp, NVL bao gồm nhiều thứ, nhiều loại khác nhau vớinội dung kinh tế, vai trò, công cụ, tính chất lý hóa khác nhau trong quá trình sảnxuất Quản lý chặt chẽ và hạch toán chi tiết NVL phục vụ cho nhu cầu quản lý củadoanh nghiệp cần thiết phải phân loại NVL

Phân loại NVL là sắp xếp các NVL cùng với nhau theo một đặc trưng nhấtđịnh nào đó để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán Có nhiều cách phân loại vậtliệu khác nhau

* Theo công dụng của NVL

Cách phân loại này dựa vào vai trò của NVL trong quá trình xây lắp để sắpxếp NVL theo những nhóm nhất định Theo đặc trưng này, NVL được chia thànhcác loại sau:

- NVL chính: Là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành nên thực thể sản phẩmnhư: xi măng, gạch, gỗ, sắt, thép…

- NVL phụ: NVL phụ chỉ có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất, chế tạo sảnphẩm như làm tăng chất lượng sản phẩm, hoặc phục vụ cho công tác quản lý, phục

vụ sản xuất như các loại phụ gia, sơn, giẻ lau, xà phòng…

Trang 13

- Nhiên liệu: Là các loại nhiên liệu ở thể lỏng, khí, rắn dùng để phục vụ chocông nghệ sản xuất sản phẩm, cho các phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị thicông như xăng, dầu, than củi, hơi đốt.

- Phụ tùng thay thế: Bao gồm các loại phụ tùng chi tiết dùng để thay thế, sửachữa máy móc, thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải

- Thiết bị xây dựng cơ bản: bao gồm các loại thiết bị, phương tiện được sửdụng cho công tác xây dựng cơ bản

- Phế liệu thu hồi: là những loại vật liệu thu hồi từ quá trình sản xuất kinhdoanh để tái sử dụng hoặc bán ra ngoài Ngoài các vật liệu ở trên, những vật liệucòn lại được xếp vào nhóm này

Việc phân loại như trên có ưu điểm là giúp người quản lý thấy rõ vai trò vàtác dụng của từng loại vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh Qua đó đề raquyết định về quản lý và hạch toán từng loại nhằm nâng cao hiệu quả huy động và

sử dụng NVL Tuy nhiên cách phân loại này còn bộc lộ một số nhược điểm: nhiềukhi rất khó phân loại ở một doanh nghiệp, có những lúc NVL chính được thực hiệnnhư một vật liệu phụ

* Theo quyền sở hữu: theo cách phân loại này thì NVL được chia thành các

loại sau:

- NVL tự có: bao gồm tất cả các NVL thuộc sở hữu của doanh nghiệp

- Vật liệu nhận do gia công chế biến hay giữ hộ

Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp có thể theo dõi, nắm bắt được tìnhhình hiện có của NVL để từ lên kế hoạch thu mua, dự trữ NVL phục vụ cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

* Theo nguồn hình thành: với cách phân loại này NVL được chia thành các

Tuy nhiên việc phân loại vật như trên vẫn mang tính tổng quát mà chưa đi vàotừng loại, từng thứ vật liệu cụ thể để phục vụ cho việc quản lý chặt chẽ và thống

Trang 14

nhất trong toàn doanh nghiệp Để phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý chặt chẽ và thốngnhất các loại vật liệu ở các bộ phận khác nhau, đặc biệt là phục vụ cho yêu cầu xử

lý thông tin trên máy vi tính thì việc lập bảng (sổ) danh điểm vật liệu là hết sức cầnthiết.Trên cơ sở phân loại vật liệu theo công dụng như trên, tiến hành xác lập danhđiểm theo loại, nhóm, thứ vật liệu Cần phải quy định thống nhất tên gọi, ký hiệu,

mã hiệu, quy cách, đơn vị tính và giá hạch toán của từng thứ vật liệu

1.3.2 Tính giá nguyên vật liệu

Tính giá NVL nhằm mục đích tổng hợp các NVL khác nhau để báo cáo tìnhhình nhập-xuất-tồn kho NVL, giúp kế toán thực hiện chức năng ghi chép bằng tiềncác nghiệp vụ kinh tế phát sinh

1.3.2.1 Các nguyên tắt tính giá

Tính giá NVL là việc dung thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của vật liệu.Việc đánh giá vật liệu nhập-xuất-tồn kho là việc hết sức cần thiết để tính đúng, đủchi phí và giá thành sản phẩm

Về nguyên tắc, NVL là tài sản dự trữ thuộc tài sản lưu động nên phải tính giátheo giá trị thực tế của NVL do mua sắm hay gia công chế biến, tuy nhiên do đặcđiểm của NVL là thường xuyên biến động trong quá trình sản xuất kinh doanh vàyêu cầu của kế toán vật liệu là phải phản ánh kịp thời tình hình nhập, xuất, tồn hằngngày của vật liệu, vì vậy kế toán NVL ngoài việc sử dụng giá thực tế ra, vật liệu còn

có thể tính giá theo giá hạch toán Trong quá trình hạch toán vật tư, tùy điều kiện cụthể về giá trị vật tư ở doanh nghiệp biến động thương xuyên hay tương đối ổn định,

có giá kịp thời hay không mà khi tổ chức kế toán vật tư người ta có thể sử dụng mộttrong hai cách tính giá vật tư, đó là tính giá vật tư theo giá hạch toán hay giá muathực tế Sử dụng cách tính giá vật tư tức là sử dụng giá nào để ghi sổ kế toán vật tưhàng ngày và tính toán giá xuất vật tư dùng hàng ngày

- NVL phí (giá vốn) đây là nguyên tắc cơ bản nhất của kế toán Nguyên tắcnày đòi hỏi tất cả các NVL phải được ghi chép phản ánh theo giá phí của chúng, tức

là số tiền mà doanh nghiệp bỏ ra để có số NVL đó

- Nguyên tắc thận trọng: nguyên tắc này đề cập đến việc lựa chọn các phươngpháp sao cho ít ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu

- Nguyên tắc nhất quán: nguyên tắc này đòi hỏi kế toán viên phải quản lý kịpthời số lượng NVL nhập-xuất hàng ngày để phục vụ cho công tác quản lý, giúp chodoanh nghiệp biết chính xác số lượng và giá trị vật liệu tại kho của mình tại các thờiđiểm, nhằm xây dựng các kế hoạch sản xuất phù hợp, chống sự biến động về giávốn và lượng NVL tồn kho đột xuất

Trang 15

1.3.2.2 Các phương pháp tính giá

a) Tính giá nguyên vật liệu theo giá thực tế

Tính giá NVL có ý nghĩa quan trọng trong việc hạch toán đúng đắn tình hìnhtài sản cũng như chi phí sản xuất kinh doanh

Tính giá NVL phụ thuộc vào phương pháp quản lý và hạch toán NVL: phươngpháp kê khai thường xuyên hoặc phương pháp kiểm kê định kỳ

Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp được áp dụng phổ biếnhiện nay Đặc điểm của phương pháp này là mọi nghiệp vụ nhập, xuất đều được kếtoán theo dõi, tính toán và ghi chép một cách thường xuyên theo quá trình phát sinh Phương pháp kiểm kê định kỳ có đặc điểm là trong kỳ kế toán chỉ theo dõi,tính toán và ghi chép các nghiệp vụ nhập NVL, còn các giá trị NVL xuất chỉ đượcxác định một lần vào cuối kỳ khi có kết quả kiểm kê vật liệu hiện còn cuối kỳ

Trị giá vật liệu Trị giá vật liệu Trị giá vật liệu Trị giá vật liệu

- Đối với NVL mua ngoài: trị giá vốn thực tế của NVL nhập kho là giá muatrên hóa đơn cộng với các chi phí thu mua thực tế chi phí vận chuyển, bảo quản, bốcxếp, bến bãi, bảo hiểm, công tác phí của cán bộ thu mua, chi phí của bộ phận thumua độc lập và số hao tự nhiên trong định mức (nếu có) trừ đi khoản giảm giá (nếucó) Chi phí thu mua NVL có thể tính trực tiếp vào giá thực tế của từng thứ vật liệu.Nếu chi phí thu mua có liên quan đến nhiều loại thì phải phân bổ cho từng thứ theotiêu thức nhất định

Lưu ý: NVL mua từ nước ngoài thì thuế nhập khẩu được tính vào giá nhập

kho Khoản thuế GTGT nộp khi mua vật liệu cũng được tính vào giá nhập nếudoanh nghiệp không thuộc diện nộp thuế theo phương pháp khầu trừ

- NVL tự sản xuất: giá nhập kho là giá thành thực tế sản xuất vật liệu

- Đối với NVL mua dùng vào sản xuất kinh doanh mặt hàng không chịu thuếGTGT là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế GTGT)

Trang 16

- Đối với NVL thuê ngoài gia công, chế biến: giá thực tế nhập kho là giá thực

tế của vật liệu xuất thuê ngoài gia công chế biến cộng với các chi phí vận chuyển,bốc dỡ đến nơi gia công chế biến và từ đó doanh nghiệp cộng số tiền phải trả chongười gia công chế biến

Giá nhập kho Giá xuất vật liệu Tiền thuê Chi phí vận chuyển, bốc

kho đem chế biến chế biến dỡ vật liệu đi và về

- Đối với vật liệu nhập từ vốn góp liên doanh thì giá thực tế vật liệu do hộiđồng quản trị liên doanh thống nhất đánh giá (được sự chấp nhận của các bên cóliên quan)

- Đối với NVL doanh nghiệp tự chế biến gia công thì giá thực tế bao gồm: giáthực tế xuất kho gia công chế biến và chi phí gia công chế biến (gồm thuế GTGThoặc không có thuế GTGT)

- Đối với NVL do nhận biếu tặng, viện trợ giá nhập kho là giá thực tế đượcxác định theo thời giá trên thị trường

+ Đối với phế liệu thu hồi: giá thực tế có thể được đánh giá theogiá thực tế cóthể sử dụng, tiêu thụ hoặc có thể theo giá ước tính

Giá thực tế NVL có tác dụng lớn trong công tác quản lý vật liệu Nó đượcdùng để hạch toán tình hình xuất nhập, tồn kho vật liệu, tính toán và phân bổ chínhxác thực tế về vật liệu do tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thờiphản ánh chính xác giá trị vật liệu hiện có của doanh nghiệp

* Giá thực tế NVL xuất kho

Doanh ngiệp có thể sử dụng một trong bốn phương pháp: thực tế đích danh,nhập trước xuất trước (FIFO), nhập sau xuất trước (LIFO), và đơn giá bình quân.Khi sử dụng phương pháp đơn giá phải tuân thủ nguyên tắc nhất quán

- Tính theo đơn giá bình quân tồn đầu kỳ:

Giá thực tế vật liệu Số lượng vật liệu Đơn giá bình

Đơn giá bình Giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ

= quân tồn đầu kỳ Số lượng vật liệu tồn đầu kỳ

Trang 17

- Tính theo giá bình quân gia quyền:

Giá thực tế vật liệu Số lượng vật liệu Đơn giá bình

Đơn giá bình Giá trị VL tồn đầu kỳ + Giá trị VL nhập trong kỳ

= quân gia quyền Số lượng VL tồn đầu kỳ + Số lượng VL nhập trong kỳ

- Tính theo giá thực tế đích danh: Phương pháp này được áp dụng với các loại

VL có giá trị cao, những loại VL đặc trưng

Giá thực tế Số lượng VL xuất Giá thực tế VL nhập

VL xuất theo từng lô, lần xuất theo từng lô, lần nhập

- Tính theo giá nhập trước, xuất trước:

Trong phương pháp này ta phải xác định được đơn giá thực tế nhập kho củatừng lần nhập và vật liệu nào nhập trước thì xuất trước Sau đó căn cứ vào số lượngxuất kho để tính ra giá thực tế xuất kho theo nguyên tắc

Tính theo đơn giá thực tế nhập trước đối với số lượng xuất kho thuộc lần nhậptrước, số còn lại được tính theo đơn giá những lần nhập sau:

Công thức:

Giá thực tế Giá thực tế đơn vị của VL Số lượng VL xuất

VL xuất dùng nhập kho theo từng lần nhập dùng thuộc từng lần nhập

- Tính theo giá thực tế nhập sau xuất trước:

Trong phương pháp này cũng phải xác định đơn giá thực tế của từng lần nhậpkho và cũng giả thiết hàng nào nhập kho sau thì xuất trước Sau đó căn cứ vào sốlượng xuất kho để tính ra giá thực tế xuất kho theo nguyên tắc Tính đơn giá thực tếcủa lần nhập sau đối với lượng xuất kho thuộc lần nhập sau cùng Số còn lại đượctính theo đơn giá thực tế của các lần nhập trước đó Như vậy giá thực tế của VL tồnkho cuối kỳ lại là giá thực tế VL tính theo giá của lần nhập đầu kỳ

Trang 18

1.3.2.2.2 Tính giá nguyên vật liệu theo giá hạch toán

Đối với những doanh nghiệp có nhiều loại NVL, giá cả biến động thườngxuyên, việc nhập, xuất diễn ra liên tục thì việc hạch toán theo giá thực tế trở nênphức tạp, tốn nhiều công thức và có khi không thực hiện được Do vậy việc hạchtoán hàng ngày, kế toán nên sử dụng theo giá hạch toán

Giá hạch toán là một loại giá tương đối ổn định, doanh nghiệp có thể sử dụngtrong một thời gian dài để hạch toán nhập, xuất tồn kho NVL trong khi chưa tínhđược giá thực tế của nó Có thể sử dụng giá kế hoạch hoặc giá mua tại một thờiđiểm nào đó, hay giá NVL bình quân tháng trước, hàng ngày hoặc giá cuối kỳ trước

để làm giá hạch toán Nhưng cuối tháng phải tính chuyển giá hạch toán của NVLxuất, tồn kho theo giá thực tế Việc tính chuyển dựa trên cơ sở hệ số giữa giá thực tế

và giá hạch toán Sử dụng giá hạch toán đơn giản, giảm bớt khối lượng cho công tác

kế toán nhập, xuất vật liệu

Giá hạch toán chỉ được dùng trong hạch toán chi tiết vật liệu, còn trong hạchtoán tổng hợp vẫn phải sử dụng giá thực tế Giá hạch toán có ưu điểm là phản ánhkịp thời sự biến động về giá trị của các loại vật liệu trong quá trình sản xuất kinhdoanh

Phương pháp sử dụng giá hạch toán để phản ánh vật liệu chỉ sử dụng trongphương pháp kê khai thường xuyên

Giá thực tế VL Giá thực tế VL

Hệ số chênh lệch tồn kho đầu kỳ + nhập kho trong kỳ

giữa giá thực tế =

với giá hạch toán Giá hạch toán VL Giá hạch toán VL

tồn kho đầu kỳ + nhập kho trong kỳ

Giá thực tế VL = Hệ số x Giá hạch toán VL

xuất kho trong kỳ chênh lệch giá xuất dùng trong kỳ

1.4 Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu

Muốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tiến hànhđược đều đặn, liên tục phải thường xuyên đảm bảo cho nó các loại NVL đủ về sốlượng, kịp về thời gian, đúng về quy cách phẩm chất Đây là một vấn đề bắt buộc

mà nếu thiếu thì không thể có quá trình sản xuất sản phẩm được Đảm bảo cungứng, dự trữ, sử dụng tiết kiệm các loại NVL có tác động mạnh mẽ đến các mặt hoạt

Trang 19

động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Do đó yêu cầu quản lý chúng thể hiệnmột số mặt sau:

- Thu mua: NVL là tài sản dự trữ sản xuất thường xảy ra biến động do các

doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành cung ứng vật tư nhằm đáp ứng kịp thờicho sản xuất Cho nên khâu mua phải quản lý về khối lượng có hiệu quả Chốngthất thoát vật liệu, việc thu mua theo đúng yêu cầu sử dụng, giá mua hợp lý, thíchhợp với chi phí thu mua để hạ thấp giá thành sản phẩm

- Bảo quản: việc dự trữ vật liệu hiện tại kho, bãi cần được thực hiện theo đúng

chế độ quy định cho từng loại vật liệu phù hợp với tính chất lý, hóa của mỗi loại,mỗi quy mô tổ chức của doanh nghiệp tránh tình trạng thất thoát, lãng phí vật liệuđảm bảo an toàn là một trong các yêu cầu quản lý đối với vật liệu

- Dự trữ: xuất phát từ đặc điểm của vật liệu chỉ tham gia việc dự trữ NVL như

thế nào để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh hiên tại là điều kiện hết sức quantrọng Mục đích của dự trữ là đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh không quá

ứ đọng vốn nhưng không làm gián đoạn quá trình sản xuất Hơn nữa, doanh nghiệpcần phải xây dựng định mức dự trữ vật liệu cần thiết, tối đa, tối thiểu cho sản xuất,xây dựng xác định mức tiêu hao vật liệu

- Sử dụng: sử dụng tiết kiệm, hợp lý trên cơ sở xác định mức chi phí có ý

nghĩa quan trọng trong việc hạ thấp, chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, tăng thunhập tích lũy cho doanh nghiệp Do vậy trong khâu sử dụng cần quán triệt nguyêntắc sử dụng đúng mức quy định, sử dụng đúng quy trình sản xuất đảm bảo tiết kiệmchi phí trong giá thành

Như vậy để tổ chức tốt công tác quản lý NVL nói chung và hạch toán NVLnói riêng đòi hỏi phải có những điều kiện nhất định Điều kiện quan trọng đầu tiên

là các doanh nghiệp phải có kho tàng để bảo quản NVL, kho phải được trang bị cácphương tiện bảo quản và cân, đo, đong, đếm cần thiết, phải bố trí thủ kho và nhânviên bảo quản có nghiệp vụ thích hợp và có khả năng nắm vững và thực hiện việcghi chép ban đầu cũng như sổ sách hạch toán kho Việc bố trí, sắp xếp NVL trongkho phải đúng yêu cầu và kỹ thuật bảo quản, thuận tiện cho việc nhập, xuất và theodõi kiểm tra Đối với mỗi thứ NVL phải xây dựng định mức dự trữ, xác định rõ giớihạn dự trữ tối thiểu, tối đa để có căn cứ phòng ngừa các trường hợp thiếu vật tưphục vụ sản xuất hoặc dự trữ vật tư quá nhiều gây ứ đọng vốn

Ngoài ra phải xác định rõ trách nhiệm vật chất của các cá nhân và tổ chức cóliên quan đến sự an toàn của NVL trong các khâu thu mua, dự trữ và sử dụng Xây

Trang 20

dụng quy chế xử lý rõ ràng, nghiêm ngặt các trường hợp NVL ứ đọng, kém phẩmchất, hao hụt, giảm giá.

- Do đặc tính của vật tư chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh và bịtiêu hao toàn bộ trong quá trình đó Hơn nữa, chúng thường xuyên biến động nêncác doanh nghiệp cần phải xây dựng định mức tồn kho để đảm bảo tốt cho nhu cầusản xuất

1.5 Vai trò và nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu

* Vai trò của kế toán NVL:

Kế toán NVL trong doanh nghiệp là ghi chép, phản ánh đầy đủ tình hình thumua dự trữ, nhập xuất NVL Mặt khác thông qua tài liệu kế toán còn biết được chấtlượng, chủng loại có đảm bảo hay không, số lượng thiếu hay thừa đối với sản xuất

để từ đó người quản lý đề các biện pháp thiết thực nhằm kiểm soát giá cả, chấtlượng NVL

Thông qua tài liệu kế toán NVL còn giúp cho việc kiểm tra chặt chẽ tình hìnhthực hiện kế hoạch sử dụng, cung cấp từ đó có các biện pháp đảm bảo NVL cho sảnxuất một cách có hiệu quả nhất

* Nhiệm vụ của kế toán NVL:

Kế toán NVL trong doanh nghiệp phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

- Ghi chép phản ánh đầy đủ kịp thời số hiện có và tình hình luân chuyển củaNVL về giá và hiện vật Tính toán đúng đắn trị giá vốn (hoặc giá thành) thực tế củaNVL nhập, xuất kho nhằm cung cấp thông tin kịp thời chính xác phục vụ cho yêucầu lập báo cáo tài chính và quản lý doanh nghiệp

- Kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, phương pháp kỹ thuật vềhạch toán NVL Đồng thời hướng dẫn các bộ phận, các đơn vị trong doanh nghiệpthực hiện đầy đủ các chế độ hạch toán ban đầu về NVL Phải hạch toán đúng chế

độ, đúng phương pháp quy định để đảm bảo sự thống nhất trong công tác kế toán

- Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, dự trữ và sử dụng NVL Từ đóphát hiện, ngăn ngừa và đề xuất những biện pháp xử lý NVL thừa thiếu, ứ đọng,kém hoặc mất phẩm chất Giúp cho việc tính toán, xác định chính xác số lượng vàgiá trị NVL thực tế đưa vào sản xuất sản phẩm Phân bổ chính xác NVL đã tiêu vàođối tượng sử dụng để từ đó giúp cho việc tính toán giá thành sản phẩm được chínhxác

- Tổ chức kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho, cung cấpthông tin cho việc lập báo cáo tài chính và phân tích hoạt động kinh doanh

Trang 21

- Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vậnchuyển bảo quản, đánh giá phân loại tình hình nhập, xuất và bảo quản NVL Từ đóđáp ứng được nhu cầu quản lý thống nhất của Nhà nước cũng như yêu cầu quản lýcủa doanh nghiệp trong việc tính giá thành thực tế của NVL đã thu mua và nhậpkho đồng thời kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu mua vật tư về số lượngchủng loại, giá cả và thời hạn cung cấp NVL một cách đầy đủ, kịp thời.

1.6 Chứng từ sử dụng trong kế toán nguyên vật liệu

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các nghiệp vụ kinh tếphát sinh liên quan đến việc nhập, xuất vật tư đều phải lập chứng từ đầy đủ kịp thời,đúng chế độ quy định

Theo chế độ chứng từ kế toán ban hành theo QĐ 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày01/11/1995 và theo QĐ 885/198/QĐ/BTC ngày 16/07/1998 của Bộ trưởng Bộ TàiChính, các chứng từ kế toán vật tư bao gồm:

- Phiếu nhập kho (Mẫu 01 – VT)

- Phiếu xuất kho (Mẫu 02 – VT)

- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu 03 – VT)

- Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa (Mẫu 08 – VT)

- Hóa đơn kiểm phiếu xuất kho (Mẫu 02 – BH)

- Hóa đơn bán hàng

- Hóa đơn (GTGT)- MS 01GTKT – 2LN

Đối với chứng từ này phải lập kịp thời, đầy đủ theo đúng quy định về biểumẫu, nội dung, phương pháp lập, người lập chứng từ phải chịu trách nhiệm về tínhhợp lý, hợp pháp của chứng từ về các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh

Sổ chi tiết NVL:

Sổ kế toán dùng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế Trên cơ sở chứng từ kếtoán hợp lý, hợp pháp, sổ kế toán vật tư phục vụ cho việc thanh toán chi tiết cácnghiệp vụ kinh tế liên quan đến vật tư tùy thuộc vào phương pháp kế toán về việc

áp dụng trong doanh nghiệp mà sử dụng các sổ (Thẻ) kế toán chi tiết sau:

- Sổ (thẻ) kho

- Sổ (thẻ) kế toán chi tiết NVL

- Sổ đối chiếu luân chuyển

- Sổ số dư

Ngoài ra kế toán còn có thể mở thêm các bảng kê nhập, bảng kê xuất, bảng lũy

kế tổng hợp nhập – xuất – tồn khi vật liệu phục vụ cho việc ghi sổ kế toán chi tiết,đơn giản, kịp thời

Trang 22

1.7 Phương pháp kế toán nguyên vật liệu

1.7.1 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu

Trong các doanh nghiệp sản xuất, việc quản lý vật liệu do nhiều bộ phận, đơn

vị tham gia song việc quản lý tình hình nhập, xuất, tồn kho NVL hàng ngày chủ yếuđược thực hiện ở bộ phận và phòng kế toán trên cơ sở về chứng từ kế toán về nhập,xuất NVL, thủ kho và kế toán NVL phải phản ánh chính xác, kịp thời tình hìnhnhập, xuất, tồn kho theo từng danh điểm NVL Bởi vậy, giữa thủ kho và phòng kếtoán phải có sự phối hợp với nhau để sử dụng các chứng từ kế toán nhập, xuất NVLmột cách hợp lý trong việc ghi chép vào thẻ kho của thủ kho, ghi vào sổ kế toán chitiết của kế toán nhằm đảm bảo sự phù hợp số liệu giữa thẻ kho và sổ kế toán, đồngthời tránh được sự ghi chép trùng lặp, không cần thiết, tiết kiệm hao phí lao động,quản lý có hiệu quả NVL Sự liên hệ và phối hợp đó tạo nên những phương pháphạch toán chi tiết NVL Hiện nay, việc hạch toán chi tiết NVL giữa kho và phòng kếtoán được thực hiện theo các phương pháp sau:

- Phương pháp ghi thẻ song song

- Phương pháp sổ số dư

- Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển

* Hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp ghi thẻ song song:

Phương pháp ghi thẻ song song nghĩa là tiến hành theo dõi chi tiết vật liệusong song ở cả kho và phòng kế toán theo từng thứ vật liệu với cách ghi chép gầnnhư nhau chỉ khác ở chỗ thủ kho chỉ theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho vật liệutheo chỉ tiêu số lượng, còn kế toán theo dõi cả chỉ tiêu giá trị trên sổ chi tiết vật liệu

là các chứng từ nhập, xuất, tồn kho do thủ kho gửi đến sau khi kế toán đã kiểm tralại, đối chiếu với thủ kho Ngoài ra để các số liệu đối chiếu kiểm tra với kế toántổng hợp cần phải tổng hợp số liệu kế toán chi tiết

- Ở kho: Hàng ngày khi có chứng từ nhập-xuất, thủ kho căn cứ vào số lượngthực nhập, thực xuất trên chứng từ để ghi vào thẻ kho liên quan, mỗi chứng từ ghivào một dòng trên thẻ kho Thẻ kho được mở cho từng danh điểm vật tư, cuối thángthủ kho phải tiến hành tổng cộng số lượng nhập, xuất tính ra số tồn kho về mặtlượng theo từng danh điểm vật liệu Hàng ngày hoặc định kỳ sau khi ghi thẻ kho,thủ kho phải chuyển toàn bộ chứng từ nhập xuất kho về phòng kế toán

- Ở phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ (thẻ) kế toán chi tiết vật liệu để theodõi tình hình nhập- xuất- tồn kho hàng ngày Sổ chi tiết được theo dõi cả về mặthiện vật và giá trị khi nhận được các chứng từ nhập- xuất kho do thủ kho chuyển

Trang 23

- Phương pháp này áp dụng với những doanh nghiệp có ít chủng loại vật liệu,khối lượng nghiệp vụ (chứng từ) nhập, xuất ít, không thường xuyên và trình độchuyên môn, nghiệp vụ chuyên môn của các bộ phận kế toán còn hạn chế.

Có thể khái quát nội dung, trình tự hạch toán chi tiết vật liệu theo phươngpháp thẻ song song theo sơ đồ sau:

Ghi chú:

Ghi hàng ngàyGhi cuối thángĐối chiếu, kiểm tra

Sơ đồ 1.1: Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song

- Ưu điểm: Đơn giản dễ làm không đòi hỏi trình độ nghiệp vụ cao

- Nhược điểm:

+ Phương pháp này có sự ghi chép trùng lặp giữa thủ kho và kế toán, việckiểm tra đối chiếu chủ yếu tiến hành vào cuối tháng nên việc lập báo cáo dễ bịchậm

Trang 24

Chứng từ nhập Bảng kê nhập VL

Thẻ kho Sổ đối chiếu luân chuyển Kế toán tổng hợp

Chứng từ xuất Bảng kê xuất VL

+ Điều kiện áp dụng: phương pháp áp dụng với những doanh nghiệp có ítchủng loại NVL, khối lượng nhiệm vụ nhập, xuất ít, không thường xuyên và trình

độ kế toán còn hạn chế

* Hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển

- Ở kho: Thủ kho cũng tiến hành ghi chép, phản ánh tình hình nhập, xuất, tồnkho vật liệu như phương pháp thẻ song song

- Ở phòng kế toán: Kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chép tình hìnhnhập, xuất, tồn kho của từng loại vật liệu ở từng kho dùng cho cả năm nhưng mỗitháng chỉ ghi một lần vào cuối tháng Cuối kỳ trên cơ sở phân loại chứng từ nhậpxuất theo từng danh điểm NVL và từng kho kế toán lập bảng kê nhập vật liệu, xuấtvật liệu và dựa vào bảng kê này để ghi sổ đối chiếu tổng lượng nhập của từng thẻkho với sổ đối chiếu luân chuyển, đồng thời từ sổ đối chiếu luân chuyển để đốichiếu với số liệu kế toán tổng hợp vật liệu

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Ghi cuối thángĐối chiếu kiểm tra

Sơ đồ 1.2: Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển

- Ưu điểm: Giảm bớt số lần ghi trùng lặp và số lượng ghi chép vào sổ kế toán,

tiện lợi trong việc đối chiếu kiểm tra sổ sách, cung cấp thông tin về tình hình nhập,xuất, tồn kho của từng danh điểm vật liệu để kế toán xác định được trọng tâm quản

lý đối với những danh điểm vật liệu có độ luân chuyển lớn

- Nhược điểm: Việc ghi sổ vẫn bị trùng lặp giữa phòng kế toán và thủ kho về

chỉ tiêu hiện vật, việc đối chiếu kiểm tra cũng tiến hành vào cuối tháng do đó hạnchế tác dụng kiểm tra

- Phạm vi áp dụng: áp dụng cho doanh nghiệp có ít nghiệp vụ nhập, xuất,không bố trí nhân viên kế toán chi tiết vật liệu

Trang 25

Chứng từ nhập Phiếu giao nhận chứng từ nhập

Thẻ kho

Chứng từ xuất

Bảng lũy kếnhập-xuất-tồn kho vật liệu

Phiếu giao nhận chứng từ xuất

Sổ số dư Bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn kho vật liệu

Kế toán tổng hợp

* Hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ số dư

- Nguyên tắc hạch toán: ở kho theo dõi từng thứ NVL, phòng kế toán chỉ theo

dõi từng nhóm NVL

- Ở kho: Thủ kho cũng dùng thẻ kho để shi chép tình hình nhập, xuất, tồn theo

chỉ tiêu hiện vật, cuối tháng, thủ kho còn sử dụng sổ số dư để ghi chép số tồn kho

vào cuối kỳ theo chỉ tiêu số lượng hoặc hiện vật

Sổ số dư do phòng kế toán mở sử dụng cho cả năm được chuyển xuống kho

cho thủ kho Thủ kho căn cứ vào sổ số dư cuối tháng của từng thứ vật tư trên thẻ

kho để ghi vào cột số lượng trên sổ số dư sau đó chuyển sổ số dư cho phòng kế

toán

- Ở phòng kế toán: Kế toán dựa vào số lượng nhập xuất của từng danh điểm

NVL được tổng hợp từ các chứng từ nhập xuất mà kế toán nhận được khi kiểm tra

các kho theo định kỳ 3, 5 hoặc 10 ngày một lần kèm theo phiếu giao nhận chứng từ

và giá hạch toán để tính trị giá thành tiền NVL nhập, xuất theo từng danh điểm, từ

đó ghi vào bảng lũy kế nhập, xuất, tồn (bảng này được mở theo từng kho) cuối kỳ

tiến hành tính tiền trên sổ số dư do thủ kho chuyển đến và đối chiếu tồn kho từng

danh điểm NVL trên sổ số dư với tồn kho trên bảng lũy kế nhập, xuất, tồn Từ bảng

lũy kế nhập, xuất, tồn kế toán lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn vật liệu để đối

chiếu với sổ kế toán tổng hợp về vật liệu

Ghi chú:

Ghi cuối thángĐối chiếu, kiểm tra

Sơ đồ 1.3: Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ số dư

Trang 26

- Ưu điểm: Việc kiểm tra, đối chiếu được tiến hành theo định kỳ, tránh được

sự ghi chép, trùng lặp giữa kho và phòng kế toán, giảm bớt khối lượng ghi chép,nâng cao hiệu suất kế toán

- Nhược điểm: Do ở phòng kế toán chỉ theo dõi về mặt giá trị nên muốn biết

số hiện có và tăng giảm của từng thứ vật liệu về mặt số lượng thì kế toán xem lại sốliệu trên thẻ kho hơn nữa việc kiểm tra, phát hiện sai sót nhầm lẫn giữa kho vàphòng kế toán gặp khó khăn

- Phạm vi áp dụng: Thích hợp với doanh nghiệp có khối lượng các nhiệm vụnhập, xuất nhiều, thường xuyên, nhiều chủng loại NVL Với điều kiện các doanhnghiệp sử dụng giá hạch toán để hạch toán để hạch toán nhập, xuất đã xây dựng hệthống danh điểm NVL, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kế toán vững vàng

1.7.2 Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu

- NVL tài sản lưu động thuộc nhóm hàng tồn kho của doanh nghiệp Tùy theo

đặc điểm NVL của từng doanh nghiệp mà các doanh nghiệp có các phương phápkiểm kê khác nhau Có doanh nghiệp thực hiện kiểm kê theo từng nghiệp vụ nhập,xuất kho nhưng cũng có doanh nghiệp chỉ kiểm kê một lần vào thời điểm cuối kỳbăng cách cân đo, đong, đếm với lượng tồn cuối kỳ và hteo quy định của chế độ kếtoán hiện hành (QĐ 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995) trong doanh nghiệp chỉđược áp dụng một trong hai phương pháp hàng tồn kho là phương pháp kê khaithường xuyên (KKTX) hoặc phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK) Việc sử dụngphương pháp nào tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng doanh nghiệp, vàoyêu cầu công tác quản lý và trình độ cán bộ kế toán cũng như quy định của chế độ

kế toán hiện hành

- Việc tính giá thực tế NVL nhập kho là như nhau đối với cả hai phương pháp,nhưng giá thực tế vật liệu xuất kho lại khác

- Phương pháp KKTX: Là phương pháp theo dõi và phản ánh tình hình hiện

có, biến động tăng giảm vật liệu một cách thường xuyên, liên tục trên các tài khoản

phản ánh từng loại NVL Phương pháp này được sử dụng phổ biến hiện nay ở nước

ta vì tính tiện ích của nó Tuy nhiên với những doanh nghiệp có nhiều chủng loạiNVL có giá trị thấp, thường xuyên xuất dùng, xuất bán mà áp dụng phương phápnày thì sẽ tốn rất nhiều công sức Dẫu vậy, phương pháp này có độ chính xác cao,cung cấp thông tin về NVL một cách kịp thời cập nhật Theo phương pháp này tạibất kỳ thời điểm nào kế toán cũng có thể xác định được lượng nhập, xuất, tồn khotừng loại hàng tồn kho nói chung và NVL nói riêng Cuối kỳ hạch toán căn cứ vào

Trang 27

số liệu kiểm kê thực tế NVL, so sánh, đối chiếu tồn trên sổ kế toán để xác định sốlượng vật tư thừa thiếu và truy tìm nguyên nhân để có giải pháp xử lý kịp thời Theophương pháp này thì giá thực tế vật liệu xuất kho được căn cứ vào các chứng từxuất kho sau khi đã tập hợp phân loại theo đối tượng sử dụng để ghi vào các tàikhoản sử dụng và sổ kế toán.

- Phương pháp kiểm kê định kỳ: Là phương pháp không theo dõi một cáchthường xuyên, liên tục về tình hình biến động của các loại NVL trên các tài khoảnphản ánh từng loại NVL mà chỉ phan ánh giá trị tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ củachúng trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ, xác định lượng tồn kho thực tế Từ đó, xác địnhlượng xuất dùng cho sản xuất kinh doanh và các mục đich khác trong kỳ theo côngthức:

Giá trị NVL Giá trị NVL Giá trị NVL Giá trị NVL

xuất, dùng = tồn kho + nhập kho - tồn kho

Phương pháp này thường áp dụng ở những doanh nghiệp có nhiều chủng loạiNVL với quy cách mẫu mã khác nhau, giá trị thấp và thường xuyên được xuất dùng.Ngoài ra phương pháp này còn làm giảm nhẹ khối lượng công việc hạch toánnhưng độ chính xác về NVL xuất dùng cho các mục đích khác nhau phụ thuộc vàochất lượng công tác quản lý tại kho, quầy, bến bãi…

1.7.2.1 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Phương pháp KKTX hàng tồn kho là phương pháp ghi chép phản ánh thườngxuyên liên tục có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho các loại vật liệu trên các tàikhoản và sổ kế toán tổng hợp trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất

Tài khoản kế toán sử dụng:

* TK 152: “Nguyên liệu, vật liệu” TK này phản ánh số hiện có và tình hình

tăng giảm NVL theo giá trị vốn thực tế TK 152 có thể mở chi tiết thành các TK cấp

2, cấp 3… theo từng loại nhóm, thứ, vật liệu tùy thuộc vào yêu cầu quản lý củadoanh nghiệp như:

- TK 1521: NVL chính

- TK 1522: NVL phụ

- TK 1523: Nhiên liệu

- TK 1524: Phụ tùng thay thế

Trang 28

- TK 1525: Vật liệu và thiết bị XDCB

- TK 1528: Vật liệu khác

* Kết cấu TK 152:

- Bên nợ phản ánh:

+ Trị giá vốn thực tế của NVL nhập trong kỳ

+ Số tiền điều chỉnh tăng NVL khi đánh giá lại

+ Trị giá NVL thừa phát hiện khi kiểm tra

- Bên có phản ánh:

+ Trị giá vốn thực tế của NVL giảm trong kỳ do xuất dùng

+ Số tiền giảm giá, trả lại NVL khi mua

+ Số tiền điều chỉnh giảm giá NVL khi đánh giá lại

+ Trị giá NVL thiếu phát hiện khi kiểm kê

- Dư nợ: Phản ánh giá trị thực tế của NVL tồn kho cuối kỳ

* TK 151: Hàng mua đi đường, tài khoản này dùng để theo dõi trị giá vật tư,

hàng hóa doanh nghiệp đã mua, đã thanh toán tiền hoặc đã chấp nhận thanh toánnhưng chưa nhập kho và hàng đang đi đường cuối tháng trước, tháng này đã nhậpkho

- Bên nợ phản ánh: Giá trị hàng đi đường tăng

- Bên có phản ánh: giá trị vật tư hàng hóa đi đường tháng trước, tháng này đã

về nhập kho hay đưa vào sử dụng ngay

- Dư nợ: Phản ánh giá trị vật tư hàng hóa đang đi đường cuối kỳ

Kế toán tăng nguyên vật liệu:

Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theophương pháp khấu trừ kế toán sử dụng TK 133, thuế GTGT được khấu trừ, TKkhông áp dụng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGTtheo phương pháp trực tiếp và cơ sở SXKD không thuộc diện chịu thuế GTGT

- Các doanh nghiệp không thuộc diện chịu thuế GTGT và các doanh nghiệpthuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, khi mua vật tư thì giávật tư mua vào là tổng giá thanh toán:

Nợ TK 152 (tổng giá thanh toán)

Có TK 111, 112…(tổng giá thanh toán)

- Có doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì giá trị vật tưmua vào là giá chưa có thuế

Trang 29

Nợ TK 152 (giá mua chưa có thuế)

Nợ TK 133 (thuế GTGT đầu vào)

Có TK 331… (tổng giá thanh toán)

- Khi mua vật tư không có hóa đơn GTGT thì giá trị vật tư mua vào là tổnggiá thanh toán

Nợ TK 152 (tổng giá thanh toán)

Có TK 111, 112, 331… (tổng giá thanh toán)

- Đối với trường hợp nhập khẩu thd phải phản ánh giá vật tư là tổng giá thanhtoán gồm cả thuế NK

- Trường hợp vật liệu tăng do mua ngoài có thể xảy ra các trường hợp

+ Trường hợp hàng về chưa có hóa đơn, nếu trong tháng vật liệu đã nhập khonhưng cuối tháng vẫn chưa nhận được hóa đơn, kế toán sẽ ghi giá trị vật liệu theogiá tạm tính

Trang 30

Nếu trong tháng nhận được hóa đơn nhưng cuối tháng hàng vẫn chưa về kếtoán ghi:

do mua ngoài, tăng do tự chế hoặc thuê ngoài gia công chế biến, tăng do nhận vốngóp liên doanh của các đơn vị khác, cá nhân khác…

- Trong mọi trường hợp doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ thủ tục kiểm nhậnnhập kho, lập các chứng từ theo đúng quy định Trên cơ sở các chứng từ nhập, hóađơn bán hàng và các chứng từ liên quan khác, kế toán phải phản ánh kịp thời cácnội dung cấu thành nên giá trị thực tế của vật liệu nhập kho vào các tài khoản, sổ kếtoán tổng hợp, đồng thời phản ánh tình hình thanh toán với người bán và các đốitượng khác một cách kịp thời, cuối tháng nên tiến hành tổng hợp số liệu đối chiếuvới sổ kế toán

* Kế toán tăng vật liệu

- Tăng vật liệu do mua ngoài

Kế toán tổng hợp giảm (xuất) vật liệu

Vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất giảm chủ yếu do xuất dùng cho nhucầu sản xuất sản phẩm, phục vụ và quản lý quá trình sản xuất trong phạm vi cácphân xưởng, bộ máy sản xuất phục vụ cho nhu cầu bán hàng… và các nhu cầu khác

Trang 31

như: góp vốn liên doanh, nhượng bán cho thuê… kế toán phải phản ánh một cáchkịp thời tình hình xuất dùng NVL, tính toán chính xác giá trị thực tế xuất dùng theophương pháp đã đăng ký và phân bổ đúng đắn vào các đối tượng sử dụng.

NVL theo phương pháp KKTX tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

* Kế toán giảm vật liệu:

- Xuất vật liệu dùng cho sản xuất, quản lý, bán hàng

Nhập kho VL đang đi Xuất NVL phục vụ cho quản lý

đường kỳ trước sản xuất bán hàng, QLDN, XDCB

TK 154 TK 154

Nhập kho vật liệu tự chế Xuất VL thuê ngoài

ngoài gia công chế biến gia công chế biến

Sơ đồ 1.4: Sơ đồ kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp KKTX (tính thuế

GTGT theo phương pháp khấu trừ)

Trang 32

 Trình tự hạch toán NVL theo phương pháp KKTX (tính thuế GTGT theo phươngpháp trực tiếp) khái quát theo sơ đố sau:

TK 331, 111, 112, 141, 311 TK 152 TK 621

Nhập kho VL mua ngoài Xuất VL trực tiếp cho sản

(tổng giá thanh toán) xuất chế tạo sản phẩm

TK 151, 411, 222 TK 627, 641, 642, 241

VL tăng do các nguyên Xuất VL cho nhu cầu khác

nhân khác ở phân xưởng, quản lý, XDCB

Sơ đồ 1.5: Sơ đồ kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp KKTX (tính

thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp)

1.7.2.2 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Phương pháp KKĐK là phương pháp không theo dõi một cách thường xuyên

về tình hình nhập, xuất, tồn của các loại VL trên các TK phản ánh từng loại hàngtồn kho mà chỉ phản ánh giá trị tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ của chúng trên cơ sởkiểm kê cuối kỳ, xác định lượng tồn kho thực tế Từ đó, xác định lượng xuất dùngcho sản xuất kinh doanh và cho các mục đích khác trong kỳ theo công thức:

Giá trị VL Giá trị VL Giá trị VL Giá trị VL

Tài khoản kế toán sử dụng:

* TK 611 “mua hàng” (6111 “mua NVL”) dùng để phản ánh tình hình thumua, tăng giảm NVL theo giá thực tế (giá mua và chi phí mua)

* Kết cấu TK 611

- Bên nợ:

+ Trị giá vốn thực tế của hàng mua, hàng bán bị trả lại nhập kho

+ Kết chuyển trị giá vốn của hàng tồn đầu kỳ (theo kết quả kiểm kê) từ TK

Trang 33

+ TK 6111: mua nguyên liệu, vật liệu

Kết cấu TK 152

- Bên nợ: Giá trị NVL thực tế tồn kho cuối kỳ

- Bên có: Kết chuyển giá trị thực tế VL tồn kho đầu kỳ sang TK 611

- Dư nợ: Giá trị thực tế VL tồn kho

* TK 151: “hàng mua đang đi đường” dùng để phản ánh trị giá số hàng mua(thuộc sở hữu của đơn vị) nhưng đang đi đường hay đang gửi tại kho người bán, chitiết theo từng loại hàng, từng người bán

Kết cấu TK 151:

- Bên nợ: Giá trị thực hàng đang đi đường cuối kỳ

- Bên có: Kết chuyển giá trị thực tế hàng đang đi đường đầu kỳ

- Dư nợ: Giá trị thực tế hàng đang đi đường

* Ngoài ra trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số TK khác cóliên quan như: 133, 331, 111, 112… các TK này có nội dung và kết cấu giống nhưphương pháp KKTX

Trình tự hạch toán NVL theo phương pháp KKĐK (tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)

- Đầu kỳ kết chuyển giá trị vốn thực tế của NVL tồn kho đầu kỳ (cuối kỳtrước):

Trang 34

- Cuối kỳ qua kiểm kê xác định được trị giá VT tồn kho

Sơ đồ 1.6: Sơ đồ kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp KKĐK (tính

thuế theo phương pháp khấu trừ

Ngày đăng: 08/06/2015, 14:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w