1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác kế toán lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương tại CÔNG TY TNHH MTV cấp thoát nước BÌNH ĐỊNH

83 677 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 629,86 KB

Nội dung

Họ tên sinh viên thực hiện: Nguyễn Thanh ThảoLớp: Kế toán K34-B Tên đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công Ty TNHH MTV Cấp Thoát

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV CẤP THOÁT NƯỚC BÌNH ĐỊNH

Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THANH THẢO

Mã số sinh viên : 3454040350 Giáo viên hướng dẫn : LÊ VŨ TƯỜNG VY

Bình Định, tháng 03/2015

Trang 2

Họ tên sinh viên thực hiện: Nguyễn Thanh Thảo

Lớp: Kế toán K34-B

Tên đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán lao động, tiền lương và các khoản

trích theo lương tại Công Ty TNHH MTV Cấp Thoát Nước Bình Định

Tính chất của đề tài:

I Nội dung nhận xét: 1 Tình hình thực hiện:

2 Nội dung của đề tài:

- Cơ sở lý thuyết:

- Cơ sở số liệu:

- Phương pháp giải quyết các vấn đề:

3 Hình thức của đề tài:

- Hình thức trình bày:

- Kết cấu của đề tài:

4 Nhận xét khác:

II Đánh giá cho điểm: - Tiến trình làm đề tài: ……

- Nội dung đề tài: ……

- Hình thức đề tài: ……

Tổng cộng: ……

Ngày… tháng…… năm……

Giáo viên hướng dẫn

Trang 3

Họ tên sinh viên thực hiện: Nguyễn Thanh Thảo

Lớp: Kế toán K34-B

Tên đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán lao động, tiền lương và các khoản

trích theo lương tại Công Ty TNHH MTV Cấp Thoát Nước Bình Định

Tính chất của đề tài:

I Nội dung nhận xét:

II Hình thức của đề tài: - Hình thức trình bày:

- Kết cấu của đề tài:

III Những nhận xét khác:

IV Đánh giá cho điểm: - Nội dung đề tài: ……

- Hình thức đề tài: ……

Tổng cộng: ……

Ngày… tháng…… Năm……

Giáo viên phản biện

Trang 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG

VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV CẤP

THOÁT NƯỚC BÌNH ĐỊNH 3

1.1 Tổng quan về kế toán lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH MTV Cấp Thoát Nước Bình Định 3

1.1.1 Khái niệm, ý nghĩa tiền lương và các khoản trích theo lương 3

1.1.1.1 Khái niệm 3

1.1.1.2 Ý nghĩa của tiền lương và các khoản trích theo lương 4

1.1.2 Nguyên tắc kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 4

1.1.3 Các chế độ tiền lương 5

1.1.3.1.Chế độ tiền lương cấp bậc 5

1.1.3.2 Chế độ lương theo chức vụ 6

1.1.4 Quỹ tiền lương 8

1.1.5 Quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn 10

1.1.5.1 Quỹ bảo hiểm xã hội 10

1.1.5.2 Quỹ bảo hiểm y tế 10

1.1.5.3 Kinh phí công đoàn 10

1.1.5.4 Quỹ bảo hiểm thất nghiệp 11

1.1.6 Tính lương, thưởng, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động 11

1.1.6.1 Tính lương cho người lao động 11

1.1.6.2 Tính thưởng cho người lao động 12

1.1.6.3 Tính trợ cấp bảo hiểm xã hội 13

1.1.7 Nhiệm vụ kế toán lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Bình Định 13

1.1.8 Trích trước tiền lương phép kế hoạch của công nhân trực tiêp sản xuất 14

1.2 Kế toán lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương 16

1.2.1 Kế toán chi tiết về lao động, tiền lương 16

1.2.1.1 Kế toán về số lượng lao động 16

1.2.1.2 Kế toán về thời gian lao động 16

1.2.1.3 Kế toán về kết quả lao động 17

Trang 5

1.2.2.2 Tài khoản sử dụng 19

1.2.2.3 Phương pháp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV CẤP THOÁT NƯỚC BÌNH ĐỊNH 23

2.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH MTV Cấp Thoát Nước Bình Định 23

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH MTV Cấp Thoát Nước Bình Định 23

2.1.1.1 Tên, địa chỉ công ty TNHH MTV Cấp Thoát Nước Bình Định 23

2.1.1.2 Thời điểm thành lập, các mốc quan trọng 23

2.1.1.3 Quy mô hiện tại của công ty 23

2.1.1.4 Kết quả kinh doanh của công ty, tình hình đóng góp vào ngân sách của công ty qua các năm 24

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty TNHH MTV Cấp Thoát Nước Bình Định 26 2.1.2.1 Chức năng của công ty 26

2.1.2.2 Nhiệm vụ của công ty 26

2.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV Cấp Thoát Nước Bình Định 26

2.1.3.1 Loại hình kinh doanh và các loại hàng hóa, dịch vụ chủ yếu mà công ty đang kinh doanh 26

2.1.3.2 Thị trường đầu vào và đầu ra của công ty 26

2.1.3.3 Vốn kinh doanh của công ty 27

2.1.3.4 Đặc điểm của các nguồn lực chủ yếu của công ty 27

2.1.4 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý tại công ty TNHH MTV Cấp Thoát Nước Bình Định 28

2.1.4.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại công ty 28

2.1.4.2 Đặc điểm tổ chức công tác quản lý của công ty 29

2.1.5 Đặc điểm tổ chức kế toán của công ty TNHH MTV Cấp Thoát Nước Bình Định 31

2.1.5.1 Mô hình tổ chức kế toán của công ty 31

2.1.5.2 Bộ máy kế toán của công ty 31

Trang 6

2.2 Thực trạng công tác kế toán lao động, tiền lương và các khoản trích theo

lương 35

2.2.1 Đặc điểm về lao động tại công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Bình Định 35

2.2.1.1 Đặc điểm về số lượng lao động 35

2.2.1.2 Đặc điểm về thời gian lao động 37

2.2.2 Hình thức trả lương tại công ty 39

2.2.3 Thực tế việc tính tổng quỹ lương, thanh toán tiền lương, các khoản trích theo lương và các khoản phụ cấp cho người lao động tại Công ty TNHH MTV Cấp Thoát Nước Bình Định 39

2.2.3.1 Tính tổng quỹ tiền lương tại Công ty TNHH MTV Cấp Thoát Nước Bình Định 39

2.2.3.2 Thanh toán lương cho người lao động: 44

2.2.3.3 Tính các khoản trích theo lương Công ty TNHH MTV Cấp Thoát Nước Bình Định 44

2.2.3.4 Các tiền khoản tiền thưởng và chế độ phụ cấp cho người lao động tại Công ty TNHH MTV Cấp Thoát Nước Bình Định 45

2.2.3.5 Thanh toán lương, trích lương và các khoản phụ cấp cho người lao động. 46

2.2.4 Trình tự luân chuyển chứng từ và phần hành kế toán tiền lương theo hình thức chứng từ ghi sổ tại công ty đang áp dụng 47

2.2.4.1 Trình tự luân chuyển chứng từ 47

2.2.4.2 Phần hành kế toán tiền lương theo hình thức chứng từ ghi sổ tại công ty đang áp dụng 47

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN KẾ TOÁN LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 61

3.1 Nhận xét chung về công tác kế toán tại công ty TNHH MTV Cấp Thoát Nước Bình Định 61

3.1.1 Nhận xét chung về công tác kế toán tại công ty TNHH MTV Cấp Thoát Nước Bình Định 61

Trang 7

3.1.2.1 Ưu điểm 63 3.1.2.2 Nhược điểm 64 3.1.2.3 Nguyên nhân của các nhược điểm 65

3.2 Giải pháp để hoàn thiện kế toán lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương 66 KẾT LUẬN 68

Trang 8

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất nước 28

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty 29

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 31

Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính 33

Sơ đồ 2.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức “ chứng từ ghi sổ” 34

Sơ đồ 2.6: Trình tự luân chuyển chứng từ 47

Sơ đồ 2.7: Mô hình kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trên phần mềm kế toán 48

BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 24

Bảng 2.2 Tình hình đóng góp vào ngân sách của công ty 25

Bảng 2.3: Cơ cấu lao động theo chức năng 27

Bảng 2.4: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn 27

Bảng 2.5: Cơ cấu lao động theo giới tính 28

Bảng 2.6 Tình hình TSCĐ của Công ty tính đến năm 2014 28

Bảng 2.7: Tình hình sử dụng lao động năm 2014 của công ty TNHH MTV Cấp Thoát Nước Bình Định 36

Trang 9

MỞ ĐẦU



1 Tính cấp thiết của đề tài

Để cho xã hội tồn tại và phát triển được, mỗi người trong chúng ta luôn luônphải không ngừng học hỏi và lao động Lao động là hoạt động nhằm biến đổi vậtthể tự nhiên thành những cái cần thiết nhằm thỏa mãn nhu cầu con người cũng nhưcủa toàn xã hội Đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường, sự xuất hiện nhiều loạihình kinh doanh làm cho sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nêngay gắt hơn Các doanh nghiệp muốn khẳng định mình, muốn tạo cho mình một thếvững vàng trong cơ chế thị trường thì một trong những yếu tố có tính chất quyếtđịnh là phải kích thích người lao động hăng say làm việc dưới sự quản lý của doanhnghiệp, muốn vậy thì các doanh nghiệp phải có một chính sách tiền lương hợp lýcho người lao động Khi tiến hành lao động sản xuất, vấn đề đặt ra cho nhà quản lýdoanh nghiệp phải chi tiền lương bao nhiêu, việc sử dụng lao động như thế nào,đem lại hiệu quả hơn, hữu ích hơn trong quá trình sản xuất, từ đó đặt ra kế hoạchsản xuất cho kỳ tới Đây là lý do tại sao hạch toán tiền lương trong doanh nghiệp lại

có tầm quan trọng đặc biệt, chính vì sự quan trọng đó em đã chọn đề tài tiền lươngtại công ty TNHH MTV Cấp Thoát Nước Bình Định

2 Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu tình hình tiền lương của toàn doanh nghiệp

- Nghiên cứu các chế độ chính sách định mức tiền lương

- Nhận xét và đưa ra giải pháp để hoàn thiện kế toán tiền lương của công ty

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương

Phạm vi nghiên cứu:

- Về nội dung: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng tiền lương tại công tyTNHH MTV Cấp Thoát Nước Bình Định

-Về thời gian : phân tích dữ liệu qua ba năm 2012-2015

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu ở đây chủ yếu là thu thập số liệu từ phòng hành chính

và phòng tài chính kế toán của công ty để tìm hiểu về lao động, tiền lương và cáckhoản trích theo lương tại công ty TNHH MTV Cấp Thoát Nước Bình Định

Trang 10

5.Dự kiến những đóng góp của đề tài

Ngoài việc hiểu thêm về công tác lao động, tiền lương và các khoản trích theolương tại công ty TNHH MTV Cấp Thoát Nước Bình Định, chuyên đề tốt nghiệpcòn nêu lên những thành quả mà công ty đã đạt được, những ưu điểm và mặt hạnchế còn tồn tại, nguyên nhân của hạn chế và đưa ra những biện pháp để nâng caohiệu quả kế toán lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương trong thời giantới

6 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài có kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH MTV Cấp Thoát Nước Bình Định

Chương 2: Thực trạng công tác kế toán lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH MTV Cấp Thoát Nước Bình Định

Chương 3: Phương hướng và giải pháp để hoàn thiện kế toán lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH MTV Cấp Thoát Nước Bình Định

Trang 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV CẤP THOÁT NƯỚC BÌNH ĐỊNH 1.1 Tổng quan về kế toán lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH MTV Cấp Thoát Nước Bình Định

1.1.1 Khái niệm, ý nghĩa tiền lương và các khoản trích theo lương

1.1.1.1 Khái niệm

- Tiền lương:

"Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức laođộng thông qua sự thoả thuận giữa người có sức lao động và người sản xuất laođộng, đồng thời chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế, trong đó có quy luật cung

- cầu"

Trong cơ chế mới, cũng như toàn bộ các loại giá cả khác trên thị trường, tiềnlương và tiền công của người lao động ở khu vực sản xuất kinh doanh do thị trườngquyết định Tuy nhiên sự quản lý vĩ mô của Nhà nước về tiền lương đối với khu vựcsản xuất kinh doanh buộc các doanh nghiệp phải bảo đảm cho người lao động cóthu nhập tối thiểu bằng mức lương tối thiểu do Nhà nước ban hành để người laođộng có thể ăn ở, sinh hoạt và học tập ở mức cần thiết

Còn những người lao động ở khu vực hành chính sự nghiệp hưởng lương theochế độ tiền lương do Nhà nước quy định theo chức danh và tiêu chuẩn, trình độnghiệp vụ cho từng đơn vị công tác Nguồn chi trả lấy từ ngân sách Nhà nước

- Các khoản trích theo lương

Các khoản trích theo lương là những khoản bảo hiểm bắt buộc mà người laođộng và người sử dụng lao động phải nộp cho nhà nước với hợp đồng lao động từ 3tháng trở lên

Tuy nhiên, đối với công ty có số lao động dưới 10 người mà có hợp đồng laođộng từ 3 tháng trở lên thì không tham gia BHTN

(Theo Điều 2 của Luật BHXH ngày 29/06/2006)

- Qũy BHXH được chi tiêu cho các trường hợp: người lao động ốm đau, thaisản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất,…

- Qũy BHYT: được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám, chữa bệnh,viện phí, thuốc than trong thời gian ốm đau, sinh đẻ, tai nạn lao động

Trang 12

- KPCĐ: phục vụ chi tiêu cho lao động của tổ chức công đoàn nhằm chăm lo,bảo vệ quyền lợi của người lao động.

- BHTN: là khoản tiền được trích để trợ cấp cho người lao động bị mất việc làm

1.1.1.2 Ý nghĩa của tiền lương và các khoản trích theo lương.

Tiền lương là yếu tố cơ bản để quyết định thu nhập tăng hay giảm của ngườilao động, quyết định mức sống vật chất của người lao động làm công ăn lươngtrong doanh nghiệp Vì vậy để có thể trả lương một cách công bằng chính xác, đảmbảo quyền lợi cho người lao động thì mới tạo ra sự kích thích, sự quan tâm đúngđắn của người lao động đến kết quả cuối cùng của doanh nghiệp Có thể nói hạchtoán chính xác đúng đắn tiền lương là một đòn bẩy kinh tế quan trọng để kích thíchcác nhân tố tích cực trong mỗi con người, phát huy tài năng, sáng kiến, tinh thầntrách nhiệm và nhiệt tình của người lao động tạo thành động lực quan trọng của sựphát triển kinh tế

Mặt khác, tiền lương là một trong những chi phí của doanh nghiệp hơn nữalại là chi phí chiếm tỉ lệ đáng kể Mục tiêu của doanh nghiệp là tối thiểu hoá chi phí,tối đa hoá lợi nhuận nhưng bên cạnh đó phải chú ý đến quyền lợi của người laođộng Do đó làm sao và làm cách nào để vừa đảm bảo quyền lợi của người lao độngvừa đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp Đó là vấn đề nan giải của mỗi doanhnghiệp Vì vậy hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương không những có

ý nghĩa phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người lao động mà còn có ýnghĩa giúp các nhà quản lý sử dụng quỹ tiền lương có hiệu quả nhất tức là hợp lýhoá chi phí giúp doanh nghiệp làm ăn có lãi Cung cấp thông tin đầy đủ chính xác

về tiền lương của doanh nghiệp, để từ đó doanh nghiệp có những điều chỉnh kịpthời, hợp lý cho những kì doanh thu tiếp theo

Tiền lương và các khoản trích theo lương sẽ là nguồn thu nhập chính, thườngxuyên của người lao động, đảm bảo tái sản xuất và mở rộng sức lao động, kích thíchlao động làm việc hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh khi công tác hạch toán tiềnlương và các khoản trích theo lương được hạch toán hợp lý công bằng chính xác

Ngoài tiền lương người lao động còn được trợ cấp các khoản phụ cấp, trợcấp BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN các khoản này cũng góp phần trợ giúp, độngviên người lao động và tăng thêm cho họ trong các trường hợp khó khăn tạm thờihoặc vĩnh viễn mất sức lao động

1.1.2 Nguyên tắc kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Trang 13

Tiền lương có một vai trò rất quan trọng trong việc hạch toán chi phí sảnxuất Viêc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo không được kịp thời vàchính xác sẽ làm cho việc tính toán giá thành có phần không được chính xác.

Trước tầm quan trọng đó việc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo

nó phải thực hiện đúng nguyên tắc sau:

- Phản ánh kịp thời chính xác số lượng, số lượng thời gian và kết quả lao động

- Tính toán và thanh toán đúng đắn, kịp thời tiền lương và các khoản thanhtoán với người lao động Tính đúng và kịp thời các khoản trích theo lương màdoanh nghiệp phải trả thay người lao động và phân bổ đúng đắn chi phí nhân côngvào chi phí SXKD trong kỳ phù hợp với từng đối tượng kinh doanh trong doanhnghiệp

- Cung cấp tông tin về tiền lương, thanh toán lương ở doanh nghiệp, giúp lãnhđạo điều hành và quản lý tốt lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương

- Thông qua ghi chép kế toán mà kiểm tra việc tuân thủ kế hoạch quỹ lương và

kế hoạch lao động, kiểm tra việc tuân chế độ tiền lương, tuân thủ các định mức laođộng và kỷ luật về thanh toán tiền lương với người lao động

- Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp các số liệu về số lượng lao động, thời gian và kết quả lao động Tính lương và trích các khoản theo lương, phân bổ chi phínhân công đúng đối tượng sử dụng lao động

- Hướng dẫn, kiểm tra các nhân viên hạch toán ở các bộ phận sản xuất kinhdoanh, các phòng ban thực hiện đầy đủ các chứng từ ghi chép ban đầu về lao động,tiền lương, mở sổ cần thiết và hạch toán nghiệp vụ lao động tiền lương đúng chế độ,đúng phương pháp

- Tính toán phân bổ chính xác đối tượng chi phí tiền lương, các khoản tríchtheo lương vào chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận, đơn vị sử dụng laođộng

- Lập các báo cáo về lao động, tiền lương thuộc phần việc do mình phụ trách

- Định kỳ tiến hành phân tích tình hình quản lý, sử dụng thời gian lao động,chi phí nhân công, năng suất lao động, đề xuất các biện pháp nhằm khai thác sửdụng triệt để, có hiệu quả mọi tiềm năng lao động sẵn có trong doanh nghiệp

1.1.3 Các chế độ tiền lương

Việc vận dụng chế độ tiền lương thích hợp nhằm quán triệt nguyên tắc phânphối theo lao động, kết hợp chặt chẽ giữa lợi ích chung của xã hội với lợi ích củadoanh nghiệp với người lao động

Trang 14

1.1.3.1.Chế độ tiền lương cấp bậc.

Là chế độ tiền lương áp dụng cho công nhân Tiền lương cấp bậc được xâydựng dựa trên số lượng và chất lượng lao động Có thể nói rằng chế độ tiền lươngcấp bậc nhằm mục đích xác định chất lượng lao động, so sánh chất lượng lao độngtrong các ngành nghề khác nhau và trong từng ngành nghề Đồng thời nó có thể sosánh điều kiện làm việc nặng nhọc, có hại cho sức khỏe với điều kiện lao động bìnhthường Chế độ tiền lương cấp bậc có tác dụng rất tích cực nó điều chỉnh tiền lươnggiữa các ngành nghề một cách hợp lý, nó cũng giảm bớt được tính chất bình quântrong việc trả lương, thực hiện triệt để quan điểm phân phối theo lao động

Chế độ tiền lương do Nhà Nước ban hành, doanh nghiệp dựa vào đó để vậndụng vào thực tế tùy theo đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị mình

Chế độ tiền lương cấp bậc bao gồm 3 yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau:thang lương, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật…

-Thang lương là bảng xác định quan hệ tỷ lệ tiền lương giữa các công nhâncùng nghề hoặc nhóm nghề giống nhau theo trình độ cấp bậc của họ Mỗi thanglương gồm một số các bậc lương và các hệ số phù hợp với bậc lương đó Hệ số nàyNhà Nước xây dựng và ban hành

-Mức lương là số lượng tiền tệ để trả công nhân trong một đơn vị thời gian(giờ, ngày, tháng) phù hợp với các bậc trong thang lương Chi lương bậc 1 đượcquy định rõ còn các bậc lương cao thì được tính bằng cách lấy mức lương bậc nhânvới hệ số lương bậc phải tìm, mức lương bậc 1 theo quy định phải lớn hơn hoặcmức lương tối thiểu

-Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật là văn bản quy định về mức độ phức tạp củacông việc và yêu cầu lành nghề của công nhân ở bậc nào đó thì phải hiểu biết những

gì về mặt kỹ thuật và phải làm được những gì về mặt thực hành Cấp bậc kỹ thuật làcăn cứ để xác định trình độ tay nghề của người công nhân

Chế độ tiền lương theo cấp bậc chỉ áp dụng đối với những người lao động tạo

ra sản phẩm trực tiếp Còn đối với những người gián tiếp tạo ra sản phẩm như cán

bộ quản lý nhân viên văn phòng…Thì áp dụng chế độ lương theo chức vụ

1.1.3.2 Chế độ lương theo chức vụ

Chế độ này chỉ được thực hiện thông qua bảng lương do Nhà Nước ban hành.Trong bảng lương này bao gồm nhiều nhóm chức vụ khác nhau và các quy đinh trảlương cho từng nhóm

Trang 15

Mức lương theo chế độ lương chức vụ được xác định bằng cách lấy mứclương bậc 1 nhân với hệ số phức tạp của lao động và hệ số điều kiện lao động củabậc đó so với bậc 1 Trong đó mức lương bậc 1 bằng mức lương tối thiểu nhân với

hệ số mức lương bậc 1 so với mức lương tối thiểu Hệ số này, là tích số của hệ sốphức tạp với hệ số điều kiện

Theo nguyên tắc phân phối việc tính lương trong doanh nghiệp phụ thuộcvào kết quả sản xuất kinh doanh Bản thân Nhà Nước chỉ khống chế mức lương tốithiểu chứ không khống chế mức lương tối đa mà nhà nước điều tiết bằng thuế thunhập

Hiện nay hình thức tiền lương chủ yếu được áp dụng trong các doanh nghiệp

là tiền lương theo thời gian và hình thức tiền lương theo sản phẩm Tùy theo đặc thùriêng của từng loại doanh nghiệp mà áp dụng hình thức tiền lương cho phù hợp.Tuy nhiên, mỗi hình thức đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, tùy theo đặcthù doanh nghiệp mà chọn hình thức phù hợp nhưng thường các doanh nghiệp kếthợp cả hai hình thức tiền lương theo thời gian và sản phẩm

Hình thức tiền lương theo thời gian

Tiền lương tính theo thời gian là tiền lương tính trả cho người LĐ theo thờigian làm việc, cấp bậc công việc và thang lương của người LĐ Tiền lương tínhtheo thời gian có thể thực hiện tính theo tháng, ngày hoặc giờ làm việc của người

LĐ tùy thuộc theo yêu cầu và trình độ quản lý thời gian LĐ của DN

Tiền lưong thời gian có thể thực hiện tính theo thời gian giản đơn hay tínhtheo thời gian có thưởng

- Tiền lương tháng: tiền lương tháng là tiền lương trả cố định hàng thángtrên cơ sở hợp đồng LĐ

Mức lương

tháng = Mức lương cơbản (tối thiểu) x ( Hệ số lương+Tổng hệ sốcác khoản phụ cấp)

- Tiền lương tuần:là tiền lương trả cho một tuần làm việc

Mức lương

tuần =

Mức lương tháng x 1252

- Tiền lương ngày: là tiền lương trả cho một ngày làm việc

Trang 16

Mức lương

Mức lương ngày

Số giờ tiêu chuẩn (≤8h/ngày)

Do những hạn chế nhất định của hình thức trả lương theo thời gian (mangtính bình quân, chưa thực sự gắn với kết quả sản xuất) nên để khắc phục phần nàohạn chế đó, trả lương theo thời gian có thể được kết hợp chế độ tiền thưởng đểkhuyến khích người LĐ hăng hái làm việc

Hình thức tiền lương theo sản phẩm.

Tiền lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động căn cứvào số lượng, chất lượng sản phẩm họ làm ra và đơn giá tiền lương tính cho 1 đơn

vị sản phẩm

- Trả lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế: được căn cứ vào sốlượng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất nhân đơn giá tiền lương quyđịnh cho 1 sản phẩm, ngoài ra không chịu 1 sự hạn chế nào

- Trả lương theo sản phẩm gián tiếp: áp dụng để trả lương cho công nhânphục vụ sản xuất (vận chuyển vật liệu, sản phẩm, bảo dưỡng máy móc, thiết bị, …).Mặc dù LĐ của những công nhân này không trực tiếp làm ra sản phẩm nhưng lạigián tiếp ảnh hưởng đến NSLĐ của công nhân trực tiếp sản xuất Vì thế, có thể căn

cứ vào NSLĐ của công nhân trực tiếp sản xuất để tính lương cho công nhân phục

vụ Nhờ đó, bộ phận công nhân phục vụ tốt hơn và họ quan tâm hơn đến kết quảphục vụ, kết quả sản xuất; từ đó, có giải pháp cải tiến công tác phục vụ sản xuất

- Trả lương theo sản phẩm có thưởng: là việc kết hợp trả lương theo sảnphẩm (sản phẩm trực tiếp hoặc sản phẩm gián tiếp) với chế độ tiền thưởng trong sảnxuất (thưởng nâng cao chất lượng, thưởng tăng NSLĐ, thưởng tiết kiệm chi phí,

…) Nhờ đó, người LĐ quan tâm hơn đến việc cải tiến kỹ thuật, nâng cao chấtlượng sản phẩm làm ra, tiết kiệm chi phí, tăng NSLĐ, …

- Trả lương theo sản phẩm lũy tiến: là việc trả lương trên cơ sở sản phẩmtrực tiếp, đồng thời căn cứ vào mức độ hoàn thành định mức sản xuất Mức độ hoànthành định mức sản xuất càng cao thì suất lương lũy tiến càng lớn Nhờ vậy, trảlương theo sản phẩm lũy tiến sẽ kích thích được người LĐ tăng nhanh NSLĐ

1.1.4 Quỹ tiền lương

Quỹ tiền lương của công ty là toàn bộ số tiền lương tính theo số công nhânviên của công ty, do công ty trực tiếp quản lý và chi trả lương bao gồm các khoản:

+ Tiền lương tính theo thời gian, tiền lương tính theo sản phẩm và tiền lươngkhoán, công nhật

Trang 17

+ Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất donguyên nhân khách quan, trong thời gian được điều động đi công tác, đi làm nghĩa

vụ trong phạm vi chế độ quy định, thời gian nghỉ phép, thời gian đi học…

+ Các loại phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm…

+ Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên

+ Tiền ăn giữa ca của người lao động,…

Ngoài ra, trong quỹ tiền lương còn gồm cả khoản tiền chi trợ cấp bảo hiểm

xã hội cho công nhân viên trong thời gian ốm đau, thai sản, tai nạn lao động(BHXH trả thay lương)

Quỹ tiền lương trong công ty cần được quản lý và kiểm tra một cách chặtchẽ, đảm bảo việc sử dụng quỹ tiền lương một cách hợp lý và có hiệu quả Quỹ tiềnlương thực tế phải được thường xuyên đối chiếu với quỹ tiền lương kế hoạch trongmối quan hệ với việc thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty trong kỳ đó nhằmphát hiện kịp thời các khoản tiền lương không hợp lý, kịp thời đề ra các biện phápnâng cao NSLĐ, đảm bảo thực hiện theo nguyên tắc phân phối theo lao động, thựchiện nguyên tắc mức tăng năng suất lao động bình quân nhanh hơn mức tăng tiềnlương bình quân góp phần hạ thấp chi phí trong sản xuất, hạ giá thành sản phẩm,tăng tích lũy xã hội

Trong kế toán và phân tích kinh tế, tiền lương của công nhân viên trongdoanh nghiệp được chia làm 2 loại: tiền lương chính và tiền lương phụ

+ Tiền lương chính: là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời giancông nhân viên thực hiện nhiệm vụ chính của họ bao gồm: tiền lương trả theo cấpbậc và các khoản phụ cấp kèm theo lương (như phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khuvực, phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ, phụ cấp thâm niên…)

+ Tiền lương phụ: là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian côngnhân viên thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ và thời gian CNVnghỉ theo chế độ được hưởng lương (như nghỉ phép, nghỉ lễ, đi học, nghỉ vì ngừngsản xuất do nguyên nhân khách quan, đi họp…) Ngoài ra tiền lương trả cho côngnhân sản xuất nhưng không mang lại kết quả cũng được xếp vào lương phụ

Việc phân chia tiền lương chính, tiền lương phụ có ý nghĩa quan trọng trongcông tác kế toán tiền lương và phân tích khoản mục chi phí tiền lương trong giáthành sản phẩm Trong công tác kế toán, tiền lương chính của công nhân sản xuấtthường được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm vì tiền

Trang 18

lương chính của công nhân sản xuất có quan hệ trực tiếp với khối lượng sản phẩmsản xuất ra, có quan hệ với năng suất lao động

Tiền lương phụ của công nhân trực tiếp sản xuất không gắn với việc chế tạosản phẩm cũng như không quan hệ đến NSLĐ cho nên tiền lương phụ được phân bổmột cách gián tiếp vào chi phí sản xuất các loại sản phẩm Tiền lương phụ thườngđược phân bổ cho từng loại sản phẩm căn cứ theo tiền lương chính công nhân sảnxuất của từng loại sản phẩm

Cách xác định tổng quỹ tiền lương

Quyết định về việc giao đơn giá tiền lương và quỹ tiền lương năm 2015 choCông ty TNHH Một Thành Viên Cấp Thoát nước Bình Định đối với khu vực QuyNhơn là 18.11%/Doanh thu

Tổng quỹ lương nước quý I/2015= doanh thu nước x tỷ lệ đơn giá TL được duyệt

1.1.5 Quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn

1.1.5.1 Quỹ bảo hiểm xã hội

Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có thời gianđóng quỹ trong các trường hợp bị mất khả năng LĐ như: ốm đau, thai sản, tai nạngiao thông, hưu trí, mất sức…

Theo chế độ hiện hành, quỹ được trích 26% trên tổng quỹ lương Trong đó,18% được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của DN và người LĐ góp8% (trừ trực tiếp vào thu nhập của người LĐ)

Khi người LĐ được nghỉ hưởng BHXH, kế toán phải lập phiếu nghỉ hưởngBHXH cho từng người và từ các phiếu nghỉ hưởng BHXH, kế toán phải lập bảng thanhtoán BHXH trích trong kỳ, sau khi đã trừ đi các khoản trợ cấp cho người LĐ tại DN(được cơ quan BHXH ký duyệt), phần còn lại phải nộp vào quỹ BHXH tập trung

1.1.5.2 Quỹ bảo hiểm y tế

Quỹ bảo hiểm y tế là quỹ dùng để đài thọ người LĐ có tham gia đóng gópquỹ trong các hoạt động khám chữa bệnh Theo chế hiện hành, quỹ BHYT đượctrích 4,5% trong đó 3% được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của DN,1,5% người LĐ trực tiếp đóng góp (trừ vào thu nhập của người LĐ) Quỹ BHYT do

cơ quan BHYT thống nhất quản lý và trợ cấp cho người LĐ thông qua mạng lưới y

tế Vì vậy, khi tính được mức BHYT, các DN phải nộp toàn bộ cho cơ quan BHYT

Trang 19

Là khoản tiền hàng tháng của người LĐ và người sử dụng LĐ đóng cho các

cơ quan BHYT để được đài thọ khi có nhu cầu khám bệnh và chữa bệnh Quỹ nàyđược hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ 4,5% trên tổng số tiền lương cấp bậc (trong

đó 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 1,5% còn lại do người LĐ đóng góp)

1.1.5.3 Kinh phí công đoàn

Kinh phí công đoàn là quỹ tài trợ cho hoạt động công đoàn các cấp Làkhoản tiền để duy trì hoạt động của các tổ chức công đoàn đơn vị và công đoàn cấptrên Các tổ chức này hoạt động nhằm bảo vệ quyền lợi và nâng cao đời sống củangười LĐ Quỹ này được hình thành bằng cách trích 2% trên tổng số lương phải trảcho người LĐ và được tính vào CP sản xuất kinh doanh của đơn vị Quỹ này do cơquan công đoàn quản lý

1.1.5.4 Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Quỹ bảo hiểm thất nghiệp là khoản tiền được trích để trợ cấp cho người lao

động bị mất việc làm Theo Điều 81 Luật BHXH, người thất nghiệp được hưởngBHTN khi có đủ

các điều kện sau đây:

- Đã đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi thấtnghiệp

- Đã đăng kí thất nghiệp với tổ chức BHXH

- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng kí thất nghiệp

Theo điều 82 Luật BHXH mức trợ cấp thất nghiệp hang tháng bằng 60% mức bìnhquân tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi thấtnghiệp

Nguồn hình thành BHTN như sau:

Người lao động đóng bằng 1% tiền lương,tiền công tháng đóng BHTN Người sửdụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN củanhững người tham gia BHXH và mỗi năm chuyển 1 lần

Vậy tỷ lệ trích lập BHTN của doanh nghiệp là 2%, trong đó người lao độngchịu 1%, doanh nghiệp chịu 1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ

Trang 20

1.1.6 Tính lương, thưởng, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động.

1.1.6.1 Tính lương cho người lao động.

Hàng tháng, trên cơ sở tài liệu hạch toán về thời gian LĐ và kết quả LĐ màNhà nước ban hành, kế toán tiến hành tính tiền lương phải trả cho công nhân viên

* Đối với hình thức tính lương theo thời gian, kế toán xác định được tiền lươngphải trả cho từng người LĐ tại DN theo công thức tính lương theo thời gian ở trên

* Đối với hình thức tính lương theo sản phẩm, việc tính lương có thể tínhtrực tiếp ngay cho từng người LĐ hoặc có thể tính lương cho nhóm người LĐ (tổ,đội…) Sau đó mới tiến hành tính lương cho từng người

Tiền lương phải trả cho người LĐ hay nhóm người tính theo công thức sau:Tiền lương phải trả

cho người LĐ = Đơn giálương x Kết quả hoạt độngkinh doanh

Thông thường kết quả hoạt động kinh doanh là số lượng sản phẩm hoànthành doanh thu… Nếu tổng tiền lương phải trả trong công thức trên tính cho nhómngười LĐ, DN cần lựa chọn phương pháp chia lương thích hợp cho từng người LĐ

Có các phương pháp phân chia như sau:

- Chia lương cấp bậc của người LĐ

- Chia theo cấp bậc kết hợp với thời gian làm việc thực tế

Ngoài ra DN còn có thể tính lương trong một số trường hợp đặc biệt như trườnghợp người LĐ làm việc ngoài giờ, làm vào ngày nghỉ… Khi làm thêm ngoài giờtiêu chuẩn quy định thời gian làm thêm được trả bằng 150% tiền lương giờ tiêuchuẩn nếu làm vào ngày thường, được trả 200% tiền lương giờ tiêu chuẩn nếu làmthêm vào ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày lễ

1.1.6.2 Tính thưởng cho người lao động

Tiền thưởng là một trong những biện pháp khuyến khích vật chất đối vớingười lao động trong quá trình làm việc Qua đó nâng cao năng suất lao động, nângcao chất lượng sản phẩm, rút ngắn thời gian làm việc

Tiền thưởng có thể phân chia cho từng người lao động theo Nghị định số205/2004/NĐ-CP Tùy theo từng DN người LĐ còn được hưởng các khoản khácnhư: ăn ca, thưởng nhân dịp lễ, tết, thưởng cuối năm, thưởng thâm niên, thưởng đạtdoanh thu

Đối tượng xét thưởng:

- Lao động có thời gian làm việc tại doanh nghiệp từ 1 năm trở lên

Trang 21

- Có đóng góp vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Mức thưởng: mức thưởng một năm không thấp hơn một tháng lương theonguyên tắc sau:

- Căn cứ vào kết quả đóng góp của người lao động đối với doanh nghiệp thểhiện qua năng suất lao động, chất lượng công việc

- Căn cứ vào thời gian làm việc tại doanh nghiệp

Các loại tiền thưởng:

- Tiền thưởng thi đua (lấy từ quỹ khen thưởng) và tiền thưởng trong sản xuấtkinh doanh (thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm, thưởng tiết kiệm vật tư, thưởngphát minh sáng kiến)

- Tiền thưởng trong sản xuất kinh doanh (thường xuyên): hình thức này cótính chất lương, đây thực chất là một phần của quỹ lương được tách ra để trả chongười lao động dưới hình thức tiền thưởng cho một tiêu chí nhất định

- Tiền thưởng về chất lượng sản phẩm: được tính trên cơ sở tỷ lệ quy địnhchung và sự chênh lệch giá giữa sản phẩm cấp cao và sản phẩm cấp thấp

- Tiền thưởng thi đua (không thường xuyên): loại tiền thưởng này khôngthuộc quỹ lương mà được trích từ quỹ khen thưởng, khoản tiền này được trả dướihình thức phân loại trong một kỳ (Quý, nửa năm, năm)

Người lao động được sẽ được nhận các khoản tiền thưởng khi có quyết địnhkhen thưởng của cấp trên Khi nhận được quyết định này kế toán thu chi viết phiếuchi và thanh toán thưởng cho từng cá nhân, bộ phận

1.1.6.3 Tính trợ cấp bảo hiểm xã hội

Căn cứ vào Nghị định số 62/2009/NĐCP ngày 27/7/2009 ban hành điều lệBHXH

Trợ cấp BHXH

trả cho người LĐ =

Mức lương tháng làmcăn cứ đóng BHXH (LCB)

Số giờ làm việc trong ngày x Số ngày nghỉ được hưởngtrợ cấp BHXH

1.1.7 Nhiệm vụ kế toán lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Bình Định

Trong một doanh nghiệp, để công tác kế toán hoàn thành tốt nhiệm vụ củamình và trở thành một công cụ đắc lực phục vụ công tác quản lý toàn doanh nghiệpthì nhiệm vụ của bất kỳ công tác kế toán nào đều phải dựa trên đặc điểm, vai trò củađối tượng được kế toán Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương cũngkhông nằm ngoài quy luật này Tính đúng thù lao lao động và thanh toán đầy đủ

Trang 22

tiền lương và các khoản trích theo lương cho người lao động một mặt kích thíchngười lao động quan tâm đến thời gian lao động, đến chất lượng và kết quả lao độngmặt khác góp phần tính đúng tính đủ chi phí và giá thành sản phẩm, hay chi phí củahoạt động Vì vậy, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương phải thực hiệnnhiệm vụ cơ bản sau đây:

-Theo dõi, ghi chép, phản ánh, tổng hợp chính xác, đầy đủ, kịp thời về sốlượng, chất lượng, thời gian và kết quả lao động Tính toán các khoản tiền lương,tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động và tình hình thanh toáncác khoản đó cho người lao động Kiểm tra việc sử dụng lao động, việc chấp hànhchính sách chế độ về lao động, tiền lương trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,kinh phí công đoàn và việc sử dụng các quỹ này

-Tính toán và phân bổ các khoản chi phí tiền lương và các khoản trích theolương và chi phí sản xuất, kinh doanh theo từng đối tượng Hướng dẫn và kiểm tracác bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đúng chế độ ghi chép ban đầu về laođộng, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, mở sổ, thẻ kếtoán và hạch toán lao động, tiền lương, và các khoản trích theo lương đúng chế độ-Lập báo cáo về lao động, tiền lương bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phícông đoàn, phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương và các khoản tríchtheo lương, đề xuất biện pháp để khai thác hiệu quả tiềm năng lao động, tăng năngsuất lao động, ngăn ngừa những vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm chính sách chế

độ về lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương

- Kết hợp chặt chẽ giữa tổ chức kế toán tài chính với kế toán quản trị, kế toán tổnghợp với kế toán chi tiết đối với chi phí nhân công

Nói tóm lại tổ chức tốt công tác hoạch toán tiền lương và các khoản trích theolương giúp doanh nghiệp quản lý tốt quỹ tiền lương, bảo đảm việc trả lương và trợcấp bảo hiểm đúng nguyên tắc, đúng chế độ, kích thích người lao động hoàn thànhnhiệm vụ được giao đồng thời tạo cơ sở cho việc phân bổ chi phí nhân công vào giáthành sản phẩm được chính xác

1.1.8 Trích trước tiền lương phép kế hoạch của công nhân trực tiêp sản xuất

Tiền lương nghỉ phép được tính vào chi phí sản xuất một cách hợp lý vì nóảnh hưởng đến giá thành sản phẩm Nếu doanh nghiệp bố trí cho công nhân nghỉđều đặn trong năm thì tiền lương nghỉ phép được tính trực tiếp vào chi phí sản xuất

Trang 23

(như khi tính tiền lương chính), nếu doanh nghiệp không bố trí cho công nhân nghỉphép đều đặn trong năm, để đảm bảo cho giá thành không bị đột biến tăng lên, tiềnlương nghỉ phép của công nhân được tính vào chi phí sản xuất thông qua phươngpháp trích trước theo kế hoạch.

Cuối năm sẽ tiến hành điều chỉnh số trích trước theo kế hoạch cho phù hợp với sốthực tế tiền lương nghỉ phép Trích trước tiền lương nghỉ phép chỉ được thực hiệnđối với công nhân trực tiếp sản xuất

Tỷ lệ trích trước theo kế hoạch

tiền lương của công nhân sx =

Tổng tiền lương nghỉ phép phải trả cho cnsxtheo kế hoạch trong năm

Tổng tiền lương chính phải trả cho cnsxtheo kế hoạch trong năm

Tổng TL nghỉ phép phải trả

cho cnsx theo kế hoạch trong năm= Số cnsxtrong DN x mức lương bq1 cnsx x Số ngày nghỉ phép1 cnsx

Tài khoản sử dụng:

TK 335: Chi phí phải trả

TK này dùng để trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép

Nội dung và kết cấu Tk 335:

TK này dùng để phản ánh các khoản được ghi nhận là chi phí trong kỳ nhưngthực tế chưa phát sinh, những chi phí hạch toán vào TK này là do tích chất của nóhoặc yêu cầu quản lý đã tính toán trước vào chi phí sản xuất kinh doanh cho các đốitượng chịu chi phí để đảm bảo khi chi phí phát sinh thực tế không gây sự đột biếncho chi phí sản xuất kinh doanh

Các chi phí phải trả bao gồm: lương nghỉ của công nhân sản xuất, chi phí sửachữa lớn có thể dự đoán, chi phí ngừng sản xuất có thể dự đoán, chi phí bảo hànhsản phẩm hàng hoá có thể dự tính, chi phí phụ tùng, lãi vay đến kỳ tính lãi

* Kết cấu tài khoản:

Bên nợ: Các chi phí thực tế phát sinh thuộc nội dung chi phí phải trả và

khoản điều chỉnh vào cuối niên độ

Bên có: Khoản trích trước tính vào chi phí của các đối tượng có liên quan và

khoản điều chỉnh cuối niên độ

Dư có: Khoản trích trước tính vào chi phí hiện có.

Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản

+ Tài khoản 622: Chi phí nhân công trực tiếp

Trang 24

+ Tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung

+ Tài khoản 641: Chi phí bán hàng

+ Tài khoản 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp

- Định kỳ hàng tháng, khi tính trích trước lương nghỉ của công nhân sản xuất,

Có TK 334 - phải trả công nhân viên

- Khi trích trước tiền lương nghỉ phép kế toán chưa trích BHXH, BHYT,KPCĐ theo khoản lương này Do đó khi nào đã xác định được tiền lương nghỉ phépthực tế phải trả thì kế toán mới tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên số tiềnlương nghỉ phép thực tế phải trả :

Nợ TK 622 - Phần tính vào chi phí

Nợ TK 334 - Phần khấu trừ vào lương

Có TK 338 - Trích trên số tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả

- Khi trả lương nghỉ phép cho công nhân nghỉ phép, ghi:

Nợ TK 334 - phải trả công nhân viên

- Nếu Số thực tế phải trả < số trích trước, kế toán hoàn nhập số chênh lệch

để ghi giảm chi phí :

Nợ TK 335 - chi phí phải trả

Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

Trang 25

1.2 Kế toán lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương

1.2.1 Kế toán chi tiết về lao động, tiền lương

1.2.1.1 Kế toán về số lượng lao động

Căn cứ vào chứng từ ban đầu là bảng chấm công hàng tháng tại mỗi bộ phận,phòng ban, tổ, gửi đến phòng kế toán để tập hợp và hạch toán số lượng lao độngtrong tháng đó tại doanh nghiệp và cũng từ bảng chấm công kế toán có thể nắmđược từng ngày có bao nhiêu người làm việc, bao nhiêu người với lý do gì

Hàng ngày tổ trưởng hoặc người có trách nhiệm sẽ chấm công cho từngngười tham gia làm việc thực tế trong ngày tại nơi mình quản lý sau đó cuối thángcác phòng ban sẽ gửi bảng chấm công

Về phòng kế toán: Tại phòng kế toán, kế toán tiền lương sẽ tập hợp và hạchtoán số lượng công nhân viên lao động trong tháng

1.2.1.2 Kế toán về thời gian lao động

Hạch thời gian lao động là công việc đảm bảo ghi chép kịp thời chính xác sốngày công, giờ công làm việc thực tế như ngày nghỉ việc, ngừng việc của từngngười lao động, từng bộ phận sản xuất, từng phòng ban trong doanh nghiệp Trên cơ

sở này để tính lương phải trả cho từng người

Bảng chấm công là chứng từ ban đầu quan trọng nhất để hạch toán thời gianlao động trong các doanh nghiệp Bảng chấm công dùng để ghi chép thời gian làmviệc trong tháng thực tế và vắng mặt của cán bộ công nhân viên trong tổ, đội, phòngban… Bảng chấm công phải lập riêng cho từng tổ sản xuất, từng phòng ban và dùngtrong một tháng Danh sách người lao động ghi trong sổ sách lao động của từng bộphận được ghi trong bảng chấm công, số liệu của chúng phải khớp nhau Tổ trưởng

tổ sản xuất hoặc trưởng các phòng ban là người trực tiếp ghi bảng chấm công căn cứvào số lao động có mặt, vắng mặt đầu ngày làm việc ở đơn vị mình Trong bảngchấm công những ngày nghỉ theo quy địnnh như ngày lễ, tết, thứ bảy, chủ nhật đềuphải được ghi rõ ràng

Bảng chấm công phải để lại một địa điểm công khai để người lao động giámsát thời gian lao động của mình Cuối tháng tổ trưởng, trưởng phòng tập hợp tìnhhình sử dụng lao động cung cấp cho kế toán phụ trách Nhân viên kế toán kiểm tra

và xác nhận hằng ngày trên bảng chấm công Sau đó, tiến hành tập hợp số liệu báocáo tổng hợp lên phòng lao động tiền lương Cuối tháng, các bảng chấm công được

Trang 26

chuyển cho phòng kế toán tiền lương để tiến hành tính lương Đối với các trườnghợp nghỉ việc do ốm đau, tai nạn lao động… thì phải có phiếu nghỉ ốm do bệnhviện, cơ sở y tế cấp và xác nhận Còn đối với các trường hợp ngừng việc xảy ratrong ngày do bất cứ nguyên nhân gì đều phải được phản ánh vào biên bản ngừngviệc, trong đó nêu rõ nguyên nhân ngừng việc và người chịu trách nhiệm, để làmcăn cứ tính lương và xử lý thiệt hại xảy ra Những chứng từ này được chuyển lênphòng kế toán làm căn cứ tính trợ cấp, BHXH sau khi được tổ trưởng căn cứ vàochứng từ đó ghi vào bảng chấm công theo những ký hiệu quy định.

1.2.1.3 Kế toán về kết quả lao động.

Hạch toán kết quả lao động là một nội dung quan trọng trong toàn bộ công tácquản lý và hạch toán lao động ở các doanh nghiệp sản xuất Công việc tiến hành làghi chép chính xác kịp thời số lượng hoặc chất lượng sản phẩm hoặc khối lượngcông việc hoàn thành của từng công nhân, tập thể làm căn cứ tính lương và trảlương chính xác

Tùy thuộc vào loại hình và đặc điểm sản xuất của từng doanh nghiệp, người ta

sử dụng các chứng từ ban đầu khác nhau để hạch toán kết quả lao động Các chứng

từ ban đầu được sử dụng phổ biến để hạch toán kết quả lao động và phiếu xác nhậnsản phẩm công việc hoàn thành, hợp đồng giao khoán…

Phiếu xác nhận sản phẩm công việc hoàn thành là chứng từ xác nhận số sảnphẩm(công việc) hoàn thành của đơn vị hoặc công nhân người lao động

Phiếu này do người giao việc lập và phải có đầy đủ chữ ký của người giaoviệc, người nhận việc, người kiểm tra chất lượng sản phẩm và người duyệt Phiếuđược chuyển cho kế toán tiền lương để tính lương áp dụng trong hình thức trả lươngtheo sản phẩm

Hợp đồng giao khoán công việc là chứng từ giao khoán ban đầu đối vớitrường hợp giao khoán công việc Đó là bản ký kết giữa người giao khoán và ngườinhận khoán với khối lượng công việc, thời gian làm việc, trách nhiệm và quyền lợimỗi bên khi thực hiện công việc đó Chứng từ này là cơ sở để thnah toán tiền cônglao động cho người nhận khoán Trường hợp khi nghiệm th phát hiện sản phẩmhỏng để làm căn cứ lập biên bản xử lý Số lượng, chất lượng công việc đã hoànthành và được nghiệm thu được ghi vào cứng từ hạch toán kết quả lao động màdoanh nghiệp sử dụng, và sau khi ký duyệt nó được chuyển về phòng kế toán tiềnlương làm căn cứ tính lương và trả lương cho công nhân thực hiện

Trang 27

1.2.2 Kế toán tổng hợp về tiền lương và các khoản trích theo lương

1.2.2.1 Chứng từ, thủ tục kế toán

a Chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006

- Mẫu số 01a - LĐTL: “ Bảng chấm công” Đây là cơ sở chứng từ để trả lươngtheo thời gian làm việc thực tế của từng công nhân viên Bảng này được lập hàngtháng theo thời gian bộ phận( tổ sản xuất, phòng ban)

- Mẫu số 01b - LĐTL: “ Bảng chấm công làm thêm giờ”

- Mẫu số 02 - LĐTL: “ Bảng thanh toán tiền lương”

- Mẫu số 03 - LĐTL: “ Bảng thanh toán tiền thưởng”

- Mẫu số 04 - LĐTL: “ Giấy đi đường”

- Mẫu số 05 - LĐTL: “ Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành”

- Mẫu số 06 - LĐTL: “ Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ”

- Mẫu số 07 - LĐTL: “ Bảng thanh toán tiền thuê ngoài”

- Mẫu số 10 - LĐTL: “ Bảng kê trích nộp các khoản trích theo lương”

- Mẫu số 11 - LĐTL: “ Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội”

Ngoài ra còn sử dụng một số chứng từ khác như:

- Mẫu số 08 – LĐTL: “ Hợp đồng giao khoán”

- Mẫu số 09 – LĐTL: “ Biên bản thanh lý(nghiệm thu) hợp đồng giao khoán”

- Một số các chứng từ khác liên quan khác như phiếu thu, phiếu chi, giấy xin tạmứng, công lệch (giấy đi đường) hoá đơn …

b Thủ tục

Từ bảng chấm công kế toán cộng số công làm việc trong tháng, phiếu báo làmthêm giờ, phiếu xác nhận sản phẩm, kế toán tiến hành trích lương cho các bộ phậntrong công ty Trong bảng thanh toán lương phải phản ánh được nội dung các khoảnthu nhập của người lao động được hưởng, các khoản khấu trừ BHXH, BHYT, vàsau đó mới là số tiền còn lại của người lao động được lĩnh Bảng thanh toán lương

là cơ sở để kế toán làm thủ tục rút tiền thanh toán lương cho công nhân viên Ngườinhận tiền lương phải kí vào bảng thanh toán lương Người lao động sẽ nhận phânlương còn lại sau khi đã trừ đi các khoản khấu trừ vào lương theo quy định

Trang 28

1.2.2.2 Tài khoản sử dụng

Để theo dõi tình hình thanh toán tiền công và các khoản khác với người laođộng, tình hình trích lập, sử dụng quỹ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ kế toán sửdụng tài khoản 334 và tài khoản 338

Tài khoản 334: “ Phải trả người lao động”

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toáncác khoản phải trả cho công nhân viên của công ty về tiền lương, tiền thưởng, bảohiểm và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên và lao độngthuê ngoài

`TK 334: phải trả người lao động,

TK này có kết cấu như sau:

Tài khoản 334

Xx: Dư đầu kỳ

- Các khoản tiền lương, tiền

thưởng và các khoản đã trả,

đã ứng cho người lao động

- Các khoản khấu trừ vào tiền

lương cho công nhân viên

- Các khoản tiền lương, tiềnthưởng và các phải trả chongười lao động

Tổng phát sinh giảm Tổng phát sinh tăng

Xxx: Phản ánh số tiền đã trả quá

số tiền phải trả cho người lao

động tiền công và các khoản khác

còn phải trả cho CNV

Xxx : các khoản tiền lương, tiền

thưởng, tiền công và các khoản kháccòn phải trả cho CNV

- TK 334 có thể chi tiết theo nội dung từng khoản thu nhập phải trả chongười lao động, nhưng tối thiểu cũng phải chi tiết thành hai TK cấp 2:

- TK 3341 "Phải trả công nhân viên": Dùng để phản ánh các khoản thu nhập

có tính chất lương mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động

- TK 3348 "Phải trả người lao động khác": Dùng để phản ánh các khoản thunhập không có tính chất lương, như trợ cấp từ quỹ BHXH, tiền thưởng trích từ quỹkhen thưởng mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động

TK 338: Phải trả phải nộp khác

Tài khoản sử dụng: Để theo dõi các khoản trích theo lương, kế toán sử dụng tài khoản

338 "phải trả, phải nộp khác" Kết cấu của tài khoản này như sau:

Trang 29

Tài khoản 338

- Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào

các tài khoản có liên quan theo qui định ghi

trên biên bản xử lý

- BHXH phải trả công nhân viên thể

trong và ngoài đơn vị

- BHYT phải trả công nhân viên

- theo quyết định ghi trong biên bản

- Số BHXH, BHYT, KPCĐ đã nộp

cho cơ quan quản lý

- Kết chuyển doanh thu nhận trước

sang tài khoản 511

- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ tínhvào chi phí sản xuất kinh doanh

- BHXH, KPCĐ trừ vào lương CNV

- BHXH, KPCĐ vượt chi được cấp bù

- Doanh thu nhận trước của kế hoạch

- Số tiền còn phải trả, phải nộp khác

- Các khoản phải trả, phải nộp khác Tài khoản 338 có 8 tài khoản cấp 2:

+ Tài kho ản 3381: Tài sản thừa chờ giải quyết

+ Tài khoản 3382: Kinh phí công đoàn

+ Tài khoản 3383: BHXH

+ Tài khoản 3384: BHYT

+ Tài khoản 3385: Phải trả về cổ phần hóa

+ Tài khỏan 3386: Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn

+ Tài khoản 3387: Doanh thu chủa thực hiện

+ Tài khoản 3388: Phải trả phải nộp khác

+ Tài khoản 3389: Bảo hiểm thất nghiệp

Trang 30

1.2.2.3 Phương pháp kế tốn tiền lương và các khoản trích theo lương

- Hàng tháng, tính tiền lương, tiền cơng và những khoản phụ cấp theo quiđịnh phải trả cho cơng nhân viên, ghi:

Nợ TK 622 - Lương cơng nhân trực tiếp sản xuất

Nợ TK 627 - Lương cơng nhân quản lí sản xuất

Nợ TK 641 - Lương nhân viên bán hàng

Nợ TK 642 - Lương nhân viên quản lí doanh nghiệp

Cĩ TK 334 -Tổng số lương phải trả

-Tính tiền thưởng phải trả cho cơng nhân viên, ghi:

Nợ TK 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi

Cĩ TK 334 - Phải trả cơng nhân viên

-Tính số BHXH(ốm đau, thai sản, tai nạn…) phải trả cho CNV, ghi :

Nợ TK 338(3383) - Phải trả phải nộp khác

Cĩ TK 334 - Phải trả cơng nhân viên-BHXH, BHYT trừ vào lương của cơng nhân viên, ghi:

Nợ TK 334 - Phải trả cơng nhân viên

Cĩ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác-Tính thuế thu nhập của CNV, người lao động phải nộp nhà Nước, ghi:

Nợ TK 334- Phải trả cơng nhân viên

Cĩ TK 333(3335) - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước-Khi thanh tốn tiền lương, BHXH và các khoản phải trả khác cho CNV:

Nợ TK 334- Phải trả cơng nhân viên

Cĩ TK 112-Tiền gửi ngân hàng

-Hàng tháng trích BHXH, BHYT và KPCĐ theo tỷ lệ quy định, ghi:

Nợ TK 622 : 24% x Lương cơng nhân trực tiếp sản xuất

Nợ TK 627 : 24% x Lương cơng nhân quản lý sản xuất

Nợ TK 641 :24% x Lương nhân viên bán hàng

Nợ TK 642 :24% x Lương nhân viên quản lý doanh nghiệpNợ TK 334 : 10,5% x Tổng lương phải trả

Có TK 338 : 34,5% x Tổng lương CT: 3382: 2% x Tổng lương phải trả 3383: 26 % x Tổng lương phải trả 3384: 4,5% x Tổng lương phải trả

Trang 31

3389: 2% x Tổng lương phải trả-Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ cho cơ quan quản lý quỹ, ghi:

Nợ TK 338(3382,3383,3384) - Phải trả, phải nộp khác

Cĩ TK 111- Tiền mặt

Cĩ TK 112- Tiền gửi ngân hàng

- Trường hợp chế độ tài chính quy định tồn bộ số trích BHXH phải nộp lên cấptrên và việc chi tiêu trợ cấp BHXH cho CNV tại doanh nghiệp được quyết tốn sautheo chi phí thực tế, thì khi tính số BHXH phải trả trực tiếp CNV, ghi:

Trang 32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN

LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV CẤP THOÁT NƯỚC

BÌNH ĐỊNH 2.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH MTV Cấp Thoát Nước Bình Định2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH MTV Cấp Thoát Nước Bình Định

2.1.1.1 Tên, địa chỉ công ty TNHH MTV Cấp Thoát Nước Bình Định

 Tên giao dịch: Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Bình Định

 Địa chỉ trụ sở chính: 146 Lý Thái Tổ, TP Quy Nhơn, tỉnh Bỉnh Định

 Điện thoại: (056)3647946

 Fax: (056)3847843

2.1.1.2 Thời điểm thành lập, các mốc quan trọng

Hệ thống cấp thoát nước TP Quy Nhơn được hình thành từ thời Mỹ Thiệuvới quy mô nhỏ, sản xuất nước với công nghệ lạc hậu, hệ thống ống thải có côngsuất khoảng 2000m3/ ngày đêm Khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, năm 1976UBND tỉnh Nghĩa Bình (cũ) nay là tỉnh Bình Định đã kí quyết định thành lập nhàmáy nước Quy Nhơn Nhà máy nước Quy Nhơn là đơn vị hạch toán độc lập trựcthuộc Sở xây dựng Nghĩa Bình (cũ) nay là Sở xây dựng Bình Định

Nhà máy nước Quy Nhơn đã tiến hành cải tạo lại 3 giếng nước tại công tyThủy Lợi, giếng bơm Bàu Sen và giếng bơm Cây Thị, công suất nước sau khi cảitạo nâng cấp đạt khoảng 5000m3/ ngày đêm

Tháng 9 năm 1996 Công ty Cấp thoát nước Bình Định được UBND tỉnhquyết định thành lập theo quyết định số 2312/QĐ-UB, ngày 23/09/1996 đổi tên làCông ty Cấp thoát nước Bình Định

Từ năm 1996 đến năm 2005 Công ty Cấp thoát nước Bình Định đã phát triển

và lớn mạnh không ngừng là nhờ thực hiện dự án nâng công suất cấp thoát nước TPQuy Nhơn từ nguồn vốn vay của ADB Hiện nay, công suất cấp thoát nước củacông ty đã đạt 45.000m3/ ngày đêm, đáp ứng được phần nào nhu cầu dùng nước củanhân dân trong tỉnh

Trang 33

2.1.1.3 Quy mô hiện tại của công ty

Tính tới thời điểm ngày 31/12/2014, nguồn vốn kinh doanh của công ty là:

453.639.429.578 đồng, Trong đó:

- Nợ phải trả: 310.052.193.307 đồng.

- Vốn chủ sở hữu: 149.804.958.735 đồng.

+ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 144.322.677.081 đồng.

Tổng số lao động tính đến ngày 31/12/2014 là: 354 người.

Với những số liệu vừa nêu trên thì Công ty TNHH MTV Cấp thoát nướcBình Định được coi là một doanh nghiệp lớn

2.1.1.4 Kết quả kinh doanh của công ty, tình hình đóng góp vào ngân sách của công ty qua các năm

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Đvt : đồng

1.Doanh thu bán hàng và cung cấp

2.Các khoản giảm trừ doanh thu 36.798.255 174.694.695 29.428.396

3.Doanh thu thuần bán hàng & cung

Trang 34

nghiệp hoãn lại

17.Lợi nhuận sau thuế thu nhập

doanh nghiệp

3.252.009.152 3.813.964.419 6.122.618.120

(Nguồn: phòng kế toán)

Trang 35

Bảng 2.2 Tình hình đóng góp vào ngân sách của công ty

Đvt : đồng

nộp đầu năm

Số còn phải nộp đầu kỳ

Số phát sinh trong kỳ Luỹ kế từ đầu năm Số còn phảo

Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế xuất nhập khẩu

Thuế thu nhập doanh nghiệp 375.091.666 413.082.613 392.767.114 413.082.613 1.271.321.474 1.253.646.026 392.767.114Thuế trên vốn

Thuế tài nguyên 120.070.260 133.219.980 366.383.610 379.340.730 1.545.176.340 1.544.983.740 120.262.860

(Nguồn: Phòng kế toán)

Trang 36

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty TNHH MTV Cấp Thoát Nước Bình Định

2.1.2.1 Chức năng của công ty

Quản lý sản xuất và kinh doanh nước sạch, quản lý, duy tu, nạo vét và xử lýchất thải hệ thống thoát nước Hút và xử lý chất thải bể phốt hầm cầu; tư vấn lập dự

án và thiết kế công trình cấp thoát nước, kinh doanh vật tư, thiết bị chuyên ngànhcấp thoát nước; kiểm định đồng hồ đo nước lạnh

2.1.2.2 Nhiệm vụ của công ty

- Sản xuất và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký

- Nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong tỉnh, khả năng sản xuất

và cung cấp dịch vụ, chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuấtkinh doanh

- Quản lý và sử dụng nguồn vốn, tài sản được giao một cách có hiệu quả

- Thực hiện tất cả các cam kết hợp đồng mua bán, hợp tác đầu tư với tất cảcác tổ chức kinh tế quốc doanh, các thành phần kinh tế khác và Nhà nước

- Quản lý tốt cán bộ nhân viên của công ty theo đúng chế độ chính sách củaNhà nước Không ngừng cải thiện điều kiện lao động, sinh hoạt của cán bộ côngnhân viên nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả trong quản lý

2.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV Cấp Thoát Nước Bình Định

2.1.3.1 Loại hình kinh doanh và các loại hàng hóa, dịch vụ chủ yếu mà công ty đang kinh doanh

 Sản xuất và phân phối nước, thi công xây lắp đường ống

 Thiết kế, thi công, sửa chữa một số trạm cấp nước nhỏ trong tỉnh vàthiết kế thi công đường ống nhánh cấp nước vào hộ gia đình

 Xây dựng lắp đặt các công trình cấp nước

 Tư vấn lập dự án các công trình cấp nước

 Kinh doanh vật tư, thiết kế chuyên ngành cấp thoát nước

2.1.3.2 Thị trường đầu vào và đầu ra của công ty

 Thị trường đầu vào

Trang 37

Công ty tiến hành khai thác nước ngầm dọc ven bờ sông Hà Thanh, gồm 14giếng trong đó có 11 giếng bờ phía Bắc và 3 giếng bờ phía Nam rải dọc trên các xãPhước Thành, Phước An, thị trấn Diêu Trì và phường Trần Quang Diệu – TP QuyNhơn Bên cạnh đó dự án ADB đã đưa vào sử dụng năm 2005, 09 giếng Tân An –

An Nhơn – Bình Định cũng đã đi vào hoạt động, nhờ vậy đạt công suất45.000m3/ngày đêm

 Thị trường đầu ra

Công ty sản xuất nước không những phục vụ cho nhân dân mà còn cho các

cơ quan, công ty dùng trong sản xuất, thời gian hoạt động liên tục trong năm

2.1.3.3 Vốn kinh doanh của công ty

Tính đến cuối năm 2013 tổng nguồn vốn sản xuất kinh doanh của công ty là439.489.339.979 đồng, trong đó vốn chủ sở hữu 105.424.054.109 đồng (chiếm30,1%) Nợ phải trả là 307.374.551.431 đồng tương ứng 69,9% Qua đó có thể thấy

tỷ trọng nợ phải trả cao so với vốn chủ sở hữu, vì công ty vay vốn ADB đầu tư cho

dự án cấp thoát nước và vệ sinh TP Quy Nhơn để mở rộng sản xuất kinh doanh,cũng như phục vụ người dân ngày một tốt hơn

2.1.3.4 Đặc điểm của các nguồn lực chủ yếu của công ty.

Tình hình sử dụng lao động của công ty tính tới ngày 31/12/2014 được thểhiện qua các bảng cơ cấu sau:

Bảng 2.3: Cơ cấu lao động theo chức năng

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính – lao động tiền lương)

Bảng 2.4: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn

Trang 38

4 Công nhân 129 36,46

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính – lao động tiền lương)

Bảng 2.5: Cơ cấu lao động theo giới tính

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính – lao động tiền lương)

Qua các số liệu vừa nêu trên ta thấy: tình hình lao động của công ty khá đadạng: tỷ trọng lao động trực tiếp (chiếm 74,3%) cao hơn lao động gián tiếp (chiếm25,7%); Số lượng lao động nam chiếm tỷ trọng cao hơn so với lao động nữ; Sốlượng người có trình độ cũng chiếm một tỷ trọng khá lớn trong công ty Vì địa bànhoạt động của công ty khá rộng nên cơ cấu nhân sự như trên là hợp lý

Bảng 2.6 Tình hình TSCĐ của Công ty tính đến năm 2014

ĐVT: Đồng

Nhà cửa, vật kiến trúc 36.410.810.483 19.475.350.800 16.935.459.683Máy móc, thiết bị 23.693.181.820 11.186.151.189 12.507.030.631Phương tiện vận tải 478.944.655.200 159.618.322.400 319.326.332.800Thiết bị dụng cụ quản lý 5.013.766.475 1.255.411.206 3.758.355.269Tài sản cố định khác 27.428.619.540 7.227.667 27.421.391.873Tổng 571.491.033.518 191.542.463.262 379.948.570.256

Nhà máy xử lýTrạm bơm

Trang 39

Phòng kinh doanh

Phòng kĩ thuật

XN cấp nước số 1

XN cấp nước số 2

Đội QL –SC-DT-XL

hệ thống CTN

XN thoát nước

Đội vận hành

Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất nước

 Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh

Với chu kỳ khép kín liên tục từ khâu nguyên liệu đưa vào sản xuất tạo ra sảnphẩm, do đặc tính nguyên liệu nước là không lưu kho Do đó Công ty Cấp thoátnước Bình Định tổ chức sản xuất 3 ca liên tục trong thời gian hợp đồng sản xuất(24/24) nhằm tận dụng thời gian chạy máy và phát huy hết công suất của máy đểđảm bảo phân phối nước máy kịp thời Ngoài ra còn đáp ứng nhu cầu về lắp đặt vàsửa chữa đường ống nước

2.1.4.2 Đặc điểm tổ chức công tác quản lý của công ty

Ghi chú :

Quan hệ trực tuyến :

Trang 40

Quan hệ chức năng :

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty

Chức năng, nhiệm vụ của từng công đoạn trên sơ đồ.

- Giám đốc: chịu trách nhiệm trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh

doanh và nhiệm vụ công ích của công ty Trực tiếp ký các văn bản trình cấp trên, kýcác hợp đồng kinh tế, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về các văn bản

và chứng từ đã ký

- Phó giám đốc: giúp giám đốc lãnh đạo điều hành nhiệm vụ sản xuất kinh

doanh và nhiệm vụ công ích theo phân công và ủy quyền của giám đốc Kiểm tra và

ký các hợp đồng, các hóa đơn và các hợp đồng xây lắp nội bộ công ty, các văn bản liên quan đến các dự án do công ty làm chủ đầu tư

- Phòng tổ chức hành chính: quản lý hồ sơ cán bộ trong toàn công ty Tổ

chức thi bậc thợ nâng bậc lương, đào tạo ngành nghề cho nhân viên Xây dựng địnhmức lao động và đơn giá tiền lương

- Phòng quản lý dự án: quản lý các dự án do công ty làm chủ đầu tư Tổ

chức đấu thầu, giao thầu, ký hợp đồng các công trình theo quy định của Nhà nước.Nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành

- Đội vận hành: vận hành bơm theo đúng quy trình kỹ thuật, bảo vệ toàn bộ

tài sản tại trại bơm Bảo dưỡng các máy bơm và giếng bơm, thiết bị điện theo định

kỳ Đào tạo tay nghề tại chỗ cho công nhân bậc 1/7 và bậc 2/7

- Phòng Kinh doanh: ký kết, theo dõi hợp đồng cung cấp và sử dụng nước

sạch giữa công ty và khách hàng Kiểm tra việc ghi chỉ số đồng hồ và phát hành hóađơn thu tiền nước Quyết toán tiền nước hàng tháng và làm báo cáo doanh thu và cónhiệm vụ phụ trách Tổ ghi-thu (thu đủ nộp tiền đúng thời hạn quy định)

+ Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu đề xuất các giải pháp phục

vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty

- Đội QLSC HTCN-KT: kiểm tra lập biên bản những hộ vi phạm quy chế,

thực hiện cúp nước những hộ có thông báo cúp nước, quản lý hệ thống đường ống

Ngày đăng: 08/06/2015, 14:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w