Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 64 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
64
Dung lượng
669 KB
Nội dung
Ng y soà ạn: 24/8 Ng y già ảng:25/8 Tiết 1,2: LUYỆN TẬP VỀ TỪ GHÉP. I/ Mục tiêu: - HS tiếp tục củng cố phần lý thuyết đã học về từ ghép. - Vận dụng lý thuyết vào làm bài tập tham khảo và bài tập trong SGK. - Biết sử dụng từ ghép trong nói viết đạt hiệu quả. II/ Chuẩn bị: - GV;Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án. - HS: Ôn lại lý thuyết đã học, làm các bài tập. III/ Các bước lên lớp: 1. Ổn định tổ chức: 2. kiểm tra: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS: 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học. Hỏi: có phải mọi thứ hoa có màu hồng đều gọi là hoa hồng không? Hỏi: Em Nam nói” Cái áo dài của chị ngắn quá” nói như thế có đúng không? tại sao? Hỏi: Có phải mọi loại cà chua đều chua không? Nói” quả cà chua này ngọt quá có được không? HĐCN – trình bày – GVNX- KL. Hỏi: Có phải mọi loại cá màu vàng đều gọi là cá vàng không?Cá vàng là loại cá như thế nào? HS đọc bài tập. Nêu yêu cầu. HĐN5”- trình bày GVNX- kết luận. - HS lấy ví dụ. - Chị ấy nuôi lợn mát tay. Người bác sĩ ấy mát tay lắm. Bà mối ấy thật mát tay. D. củng cố- Dặn dò:3 - Ôn lại kiến thức đã học về từ ghép. - Làm các bài tập trong SGK. + Sách vở: Từ ghép đẳng lập có ý nghĩa khái quát tổng hợp nên không thể đếm được. 2. Bài tập 5/15 a, Không phải vì: - Hoa hồng là một loài hoa như hoa cúc, hoa đào, hoa huệ. Có nhiều loại hoa mà u hồng nhưng không gọi là hoa hồng như hoa dâm bụt, hoa giấy, hoa đồng tiền, hoa chuối. b. Nói như bạn Nam là không đúng vì: - Áo dài là một loại áo như áo sơ mi, áo cánh, áo gi lê, ở đây chỉ cái áo dài bị ngắn so vói chiều cao của chị Nam. c. Không phải vì:Cà chua là một loại như cà pháo,cà bát, cà tím.Nói như vậy được vì khi ăn sống ta có thể dễ dàng nhận biết dược vị chua ngọt của quả cà chua. d. Không phải vì: Cá trê, cá chép cũng có loại màu vàng nhưng không được gọi là cá vàng. - Cá vàng là loại cá vây to, đuôi lớn và xoè rộng, thân màu vàng chỉ để nuôi làm cảnh trong bể kính hoăc bể nước. 3/ Bài tập 6/ 16 - So sánh nghĩa của từ ghép mát tay, mát lòng, gang thép + Mát tay.Những người có kinh nghiệm hoặc chuyên môn giỏi. 2 Ngày soạn: 6/9 Ngày giảng:8/19/9 Tiết 3,4,5,6,7: CA DAO- DÂN CA. I/ Mục tiêu : - HS ôn lại khái niệm ca dao, dân ca. - Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dân ca qua những bài thuộc chủ đề tình cảm gia đình và tình yêu quê hương, đất nước con người. những bài ca dao than thân ,những bài ca dao châm biếm. - Học thuộc một số bài ca dao theo chủ điểm. - Sưu tầm một số bài ca dao thuộc các chủ điểm đã học. I/ Chuẩn bị:- GV nghiên cứu tài liệu, soạn bài. - HS ôn lại kiến thức về ca dao, dân ca. III/ Các bước lên lớp: 1. Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS: 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt đông 1:Khởi động. - Gv nhắc lai mục tiêu bài học. Hoạt đông : HD ôn tập và củng cố kiến thức. Hỏi: Nhắc lại khái niệm ca dao, dân ca? Hỏi: Khái niệm ca dao, dân ca được phân biệt như thế nào? Hỏi:Ca dao dân ca diễn tả đời sống tình cảm của con người như thế nào? VD: Hôm qua tát nước đầu đình Để quên chiếc áo trên cành hoa sen Em được thì cho anh xin Hay là em để làm tin trong nhà Áo anh rách chỉ đường tà Vợ con chưa có mẹ già chưa khâu A/ Lý thuyết: I. Khái niệm: - ca dao,dân ca là khái niệm chỉ cácthể loại trữ tình dân gian kết hợp giữa nhạc và lời, diễn tả đời sống nội tâm của con người. + Dân ca: Là những sáng tác kết hợp giữa lời và nhạc. + Ca dao: Là lời thơ của dân ca, ca dao còn gồm cả những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ dân ca. - Ca dao, dân ca diễn tả đời sống tâm hồn, tình cảm của một số kiểu nhân vật trữ tình; Người mẹ,người vợ, người chồng, người con – trong gia đình, chàng trai, cô gái trong quan hệ tình bạn, tình yêu, người dân thường, người thợ, người phụ nữ trong quan hệ xã hội II/ Đặc điểm nghệ thuật của ca dao, dân ca. Hỏi: Ca dao, dân ca thường sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? Hỏi: Đặc điểm nghệ thuật của ca dao, dân ca biểu hiện ở những mặt nào? GV giải thích thể thơ lục bát và lục bát biến thể. HS lấy ví dụ những câu ca dao lặp lại hình ảnh. Hỏi: Ca dao, dân ca diễn tả đời sống nội tâm của con người như thế nào? Tiết 4: Giảng 19/9/08 1. Đặc điểm nghệ thuật truyền thống: - Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật tu từ, thường xuyên tác động qua lại lẫn nhau với thơ trữ tình. - Ca dao, dân ca có đặc thù riêng về hình thức thơ về kết cấu, hình ảnh, ngôn ngữ. - Ca dao, dân ca thường rất ngắn gọn, có bài ca dao chỉ gồm 2 dòng hoặc 4 dòng chiếm khối lượng lớn. Hơn 90% số bài ca dao, dân ca sử dụng thể thơ lục bát + Lặp lại là đặc trưng nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dân ca: lặp lại kết cấu, lặp lại dòng mở đầu, lặp lại hình ảnh truyền thống, ngôn ngữ. VD:- Cây đa cũ bến dò xưa Bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ - Trăm năm đành lỗi hẹn hò. Cây đa bến cũ con đò khác xưa. + Lặp lại hình ảnh: Ai về hậu lộc, phú điền Nhớ đây bà Triệu trận tiền xung phong. Ai về Gia Định thì về Nước trong, gạo trắng dễ bề làm ăn. Ca dao, dân ca là mẫu mực về tính chân thực, hồn nhiên, cô đúc về sức gợi cảm và khả năng lưu luyến. Điều đó thể hiện ở cảm xúc, nghệ thuật diễn tả. Ngôn ngữ ca dao giàu màu sắc địa phương - Ngôn ngữ ca dao là ngôn ngữ thơ nhưng gần với lời nói hàng ngày của nhân dân. Nó được nhân dân rất ưa chuộng và cá nhà thơ lớn đánh giá cao. Ii/ Chùm ca dao, dân ca về chủ đề tình cảm gia đình,tìn yêu quê hương, đất nước, con người. Hỏi:Nội dung chính của chùm ca dao, dân ca này là gì? Tìm một số câu ca dao đã học? Hỏi:Trong chùm ca dao này chúng ta đã học những bài nào?Phương thức biểu đạt chính là gì? - Phương thức biểu cảm. Hỏi: Nghệ thuật sử dụng trong những bài ca dao này? Tác dụng? HS đọc 1 số bài ca dao có dung đó. GV minh hoạ thêm một số bài nội ca dao khác. Hỏi: Tịm một số câu ca dao nói về tình cảm vợ chông và tình cảm gia đình - Những câu hát yêu thương, tình nghĩa thể hiện những tình cảm. Chủ đề nổi bật, tiêu biểu trong ca dao, dân ca việt nam. Đó là tiếng hát yêu thương, tình nghĩa của con người lao động trong quan hệ gia đình ( tình mẵu tử, tình cảm con cái đôi với cha mẹ ) của con cháu đối với ông bà, tình cảm vợ chồng, tình cảm anh em ruột thịt ) Trong quan hệ đối với quê hương, đất nước. 1. Thể hiện tình yêu thương gia đình,thuỷ chung. Nhất là tình mẫu tử, ơn nghĩa sinh thành. + NT so sánh diễn tả công ơn to lớn như trời biển của cha mẹ. - Tình cảm gia đình cao quí nhất là tình cảm con cái đối với cha mẹ. VD: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang Núi cao biển rộng mêrnh mông. Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. - Ngoài ra còn có những bài ca dao thể hiện tinh cảm mẹ con sâu nặng. “ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương. - Tình cảm anh,em hoà quyện, gắn bó, keo sơn. “ Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần - Anh em nào phải người xa cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân 2. Trân trọng tình cảm gia đinh, tình cảm vợ chồng. - Đề cao tình cảm cao quí của vợ chồngđình?, gắn bó nồng thắm, thuỷ chung. “ Thuận vợ thuận chông tát biển đông cũng cạn - Dù trong hoàn cảnh đói nghèo khổ cưc họ vẫn yêu thương nhau. “ Râu tôm nấu với ruột bầu Chồng chan vợ húp gật đâu khen ngon” “ Thà rằng ăn bát cơm rau Còn hơn có thịt nói nhau nặng lời “ GV liên hệ thực tế cuộc sống hiện nay. Hỏi: Để đền đáp công ơn to lớn đó chúng ta phải làm gì? - HS trao đổi tự do phát biểu. GV nhận xét kết luận. HSđọc một số bài ca dao đã học thuộc chủ đề này đã học. - Phân tích tinh cảm biểu hiện trong các bài ca dao đó - Dù trong hoàn cảnh khó khănhọ vẫn luôn giữ được tấm lòng chung thuỷ, sắt son, với công việc nặng nhọc một nắng hai sương, luôn nhắc nhở con cháu phải biết ơn những người đã làm ra thành quả để ngày nay chúng ta được hưởng thụ. “ Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần. Trên đồng cạn, dưới đồng sâu. Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.” - Ca dao còn tô đậm bức tranh thiên nhiên tươi đẹp “ Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát. Đứng bên tê đồng, ngó bên tê đồng bát ngát mênh mông.” Đường vô xứ Huế quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ - Họ còn trực tiếp cất lên lời ca,bày tỏ suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của mình về các mối quan hệ trong gia đình cũng như đối với quê hương, đất nước Đó là lòng biết ơn vô hạn đối với công lao trời biển của cha mẹ. là tình cảm dành cho tổ tiên, ông bà, tình cảm anh em gắn bó keo sơn, là nỗi nhớ thương da diết của người con gái lấy chồng xa quê “ Ngó lên nuộc lạt mái nhà Bao nhiêu nuộc lạt thương ông bà bấy nhiêu.” Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều - Anh em nào phải người xa Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân Tiết 5:Giảng 26/9/08 GV: Những bài ca dao than thân có số lượng lớn và là những bài tiêu biểu trong kho tàng ca dao, dân ca việt nam. Những bài hát này ngoài ý nghĩa than thân, đồng cảm với nỗi niềm, cuộc đời đau khổ, đắng cay của người nông dân, người phụ nữ còn có ý nghĩa tố cáo XHPK. Các ý nghĩa đó được thể hiện rất sinh động, sâu sắc qua hệ thống hình ảnh, ngôn ngữ rất đa dạng và đặc thù trong bài ca dao. Hỏi: Đọc một số bài ca dao đã học nói về nỗi cay đắng, cực nhọc của người nông dân trong XH cũ? Hỏi: Vì sao người nông dân thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời , thân phận của mình? IV/ Những câu hát than thân. 1. Ca dao là tiếng than thở về những cuộc đời, cảnh ngộ khổ cực, cay đắng. - Nhân vật chủ thể của lời ca than thân ấy thường là người nông dân, người đi ở, người phụ nữ. Lời than thân cũng khá đa dạng, phong phú: + Than cho nỗi cay cực vì nghèo khổ, đói rách, than cho kiếp đòi ở đợ, làm thuê đớn đau, tủi nhục.Mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình. VD:- Trời mưa Quả dưa vẹo vọ Con ốc nằm co Con tôm đánh đáo Con cò kiếm ăn - con cò lặn lội bờ sông Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non - Con cò gắn liền với công việc ruộng đồng của người nông dân. con cò lặn lội theo luống cày,con cò bay trên đồng lúa bát ngát, cò đứng trên bờ ruộng rỉa lông, rỉa cánh, ngắm nghía người nông dân. - con cò có nhiều đặc điểm giống cuộc đời, phẩm chất người nông dân. Gắn bó với ruộng đồng, chịu khó lặn lội kiếm sống. Hỏi: Cuộc đời vất vả cay đắng của cò được thể hiện qua những bài ca dao nào? Hỏi: Tìm một số câu ca dao thuộc chủ đề này? HĐ nhóm- Đại diện trình bày – Giáo viên - nhận xét kết luận. Người nông dân ví thân phận của mình như con tằm,con kiến thấp cổ, bé họng, con hạc mình gầy cao mảnh khảnh, lêu đêu, lang thang, mỏi cánh trốn tránh tai vạ bất kì rình rập để kiếm ăn qua ngày đoạn tháng VD : - Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao Ông ơi ông vớt tôi vào Ông có lòng nào ông hãy xáo măng Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục đau lòng cò con. 2. Cuộc đời lận đận, vất vả, cay đắng của cò - Cò khó nhọc vất vả vì gặp quá nhiều khó khăn, trắc trở, ngang trái. Một mình phải lận đận giữa nước non, thân gầy guộc mà phải lên thác, xuống ghềnh.Nó gặp nhiều cảnh “ bể đầy “ “Ao cạn”, ngang trái, khó nhọc mà kiếm sống một mình vất vả. VD:Nước nôn lận đận một mình Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay . - con cò trong bài ca dao này là biểu tượng chân thực,xúc động cho hình ảnh, cuộc đời vất vả, gian khổ của người nông dân trong xã hội cũ. 3. Ngoài nội dung than thân ca dao còn là lời phản kháng,tố cáo XHPK áp bức bất công. VD: Thương thay thân phận con tằm Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ Thương thay lũ kiến li ti Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi Thương thay hạc lánh đường mây Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi Thương thay con cuốc giữa trời Dầu kêu ra máu có người nào nghe. Bài ca dao còn gợi lên số phận lênh đênh, cay đắng của người phụ nữ trong XHPK. Họ hoàn toàn bị lệ thuộc vào hoàn cảnh, người phụ nữ không có quyền tự quyết định cuộc đời mình, xã hội phong kiến luôn muốn nhấn chìm họ. Hỏi: Em hãy tìm những bài ca dao nói về thâ phận, nỗi khổ đau của người phụ nữ trong xã hội cũ Hỏi: Nghệ thuật chủ yếu trong các bài ca dao này là gì?Tác dụng? Tiết 6 Giảng 7a+ 7b Ngày: GV: cùng với lời than thân xót xa, buồn tủi, tiếng hát giao duyên, đằm thắm nghĩa tình ca dao cổ truyền việt nam còn vang lên tiếng cười hài hước, châm biếm, trào phúng, đả kích rất vui, khoẻ, sắc nhọn. thể hiện tính cách, tâm hồn, quan niệm sống của người bình dân. Tiếng cười lạc quan ấy có nhiều cung bậc, nhiều vẻ và thật hấp dẫn người đọc, người nghe. Hỏi: Những hạng người trong XH là ai? Em hãy đọc một số bài ca dao có nội dung phê phán đó? - Nỗi khổ lớn nhất là họ bị phụ thuộc, không được quyền quyết địn bất cứ cái gì. VD: - Thân em nư hạt mưa sa, Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày - Thân em như giếng giữa đàng Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân. - Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai. + Nghệ thuật: So sánh, miêu tả cụ thể - Tác dụng: làm nổi bật nỗi khổ cực, cay đắng của người phụ nữ trong xã hội xưa. V/ Những câu hát châm biếm. 1.Chùm ca dao tập trung phơi bày các hiện tượng mâu thuẫn ngược đời, phê phán những thói hư, tật xấu, những biểu hiện đáng cười trong XH. - Những hạng người trong XH là: thầy bói,thầy cúng, thầy phù thuỷ. Những kẻ có quyền, có chức( cai lệ, lí trưởng, quan lại ) và những kẻ lười biếng, nghiện ngập trong quần chúng lao động VD: Chập chập thôi lại cheng cheng Con gà trống thiến để riêng cho thầy Đơm xôi thì đơm cho đầy Đơm vơi thì thánh nhà thầy mất thiêng - Con mèo mà trèo cây cau Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà Chú chuột đi chợ đằng xa Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo. - Đồn rằng quan tướng có danh Cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai Ban khen rằng “ ấy mới tài “ Ban cho cái áo với hai đồng tiền . Tiết 8,9 10, 11 : VĂN BIÊU CAM. I. Mục tiêu:- Học sinh ôn lại khái niệm văn biểu cảm . Nắm đợc đặc điểm chung của văn biểu cảm, quy trình làm văn biểu cảm. cáh lập ý cho bài văn biểu cảm - Vận. em. + đoạn văn trên gồm 10 câu. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 10: Văn biểu cảm. I. Mục tiêu:- Học sinh nắm đợc cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. - Biết cách lập ý cho bài văn biểu. HS viết đoạn văn theo yêu cầu. + Đoạn văn mẫu: c. Dựa vào dàn ý thiết lập. em hãy viết một đoạn văn. HS hoạt động cá nhân- trình bảy tr- ớc lớp- GV nhận xet- Kêt luận. GV đa đoạn văn mẫu cho