1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TC văn 8 (2 cột)

23 505 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 193,5 KB

Nội dung

Ngày soạn:12/10/08 CHỦ ĐỀ 1: TRUYỆN KÍ VIỆT NAM ( 4 TIẾT ) A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Nắm chắc những kiến thức cơ bản về 4 tác phẩm văn học trong chương trình kì I lớp 8 về ND và hình thức NT: Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc. - Rèn luyện khả năng cảm thụ văn học và phân tích các tác phẩm văn học qua tiếp nhận kiến thức bài học và qua các bài văn mẫu. B.NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt ? Ở phần VH vừa qua, các em đã được học những VB nào? Của các tác giả nào? GV: Chúng ta sẽ khắc sâu những nội dung cơ bản và giá trị NT của 4 tác phẩm đó. ? Tuyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh thể hiện điều gì? ? Tâm trạng và cảm giác ấy được biểu hiện qua các chi tiết nào? - 4 VB: + Tôi đi học của Thanh Tịnh + Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng + Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố + Lão Hạc của Nam Cao. 1. Tôi đi học của Thanh Tịnh - Tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của n/v tôi trong buổi tựu trường- một chú bé được mẹ đưa đến trường vào học lớp năm trong ngayg đầu tiên đi học. - Đó là “1 buổi mai đầy sương thu và gió lạnh” chú cảm thấy “ trang trọng và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen dài”; lòng chú tưng bừng rộ rã” được mẹ dẫn đi trên con đường làng thân thuộc mà chú vô cùng xúc động, bỡ ngỡ cảm thấy mọi vật đều thay đổi vì chính lòng chú có sự thay đổi lớn: “ hôm nay tôi đi học”. - Chú bâng khuâng tự hào thấy mình đã lớn khôn, không còn lêu lổng đi chơi rông nữa. - Đứng trước ngôi trường chú càng hồi hộp, bỡ ngỡ ngạc nhiên trước cảnh đông vui của ngày tựu trường. - Đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ “như con chim đứng bên bờ tổ e sợ” - Chú cảm thấy chơ vơ, vụng về lúng túng bởi 1 hồi trống trường tập trung vào lớp. ………………………………………………………………………………………………………… Nguyễn Thị Ái Vân Trường THCS Cảnh Dương 1 ? T/g đã diễn tả những k/n, những diễn biến tâm trạng ấy theo trinngf tự nào? ? Hãy tìm và p/t các h/ả so sánh được Thanh Tịnh sử dụng trong truyện? ? So sánh nào đặc sắc nhất? GV kết luận: Hơn 60 năm đã trôi qua, những so sánh mà Thanh Tịnh đã sử dụng vẫn không bị sáo mòn mà trái lại hình tượng và những cảm xúc so sánh ấy vẫn còn duyên dáng, nhã thú. ? Trong lòng mẹ thuộc chương mấy? Trích tác phẩm nào? Thể hiện ND gì? ? Đọc đ/t ta thấy bé Hồng có 1 t/c y/t mẹ thật thắm thiết. Em hãy c/m nhận xét trên? - Nghe ông đốc gọi tên, xúc động đến độ quả tim như “ngừng đập”, giật mình lúng túng quên cả mẹ đứng sau mình. - Cảm xúc hồi hộp bâng khuâng dâng lên man mác trong lòng khi chú ngồi vào trong lớp học… - Theo trình tự thời gian-không gian: lúc đầu là buổi sớm mai mẹ dẫn đi trên con đường làng, sau đó là lúc đứng giữa sân trường, một hồi trống vang lên, nghe ông đốc gọi tên và dặn dò, cuối cùng là thầy giáo trẻ đưa vào lớp. - “ Tôi quên thế nào được…quang đãng” (so sánh, nhân hóa) “ Tôi có ngay ý nghĩ…ngọn núi” “ Trước mắt tôi, trường Mĩ Lí…Hòa Ấp” “ Như con chim non …e sợ”  “Con chim đứng bên bờ tổ” so sánh với cậu học trò mới “bỡ ngỡ đứng nép bên người thân” để làm nổi bật tâm lí của tuổi thơ trong buổi tựu trường vừa “ngập ngừng e sợ”, vừa khao khát học hành, mơ ước bay tới những chân trời xa, chân trời ước mơ và hi vọng. - Ngoài ra truyện ngắn Tôi đi học còn giàu chất thơ, đậm đà, dạt dào cảm xúc. 2. Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng - Trong lòng mẹ là chương 4 hồi kí “Những ngày thơ ấu của nhà văn Nguyên Hồng. Đoạn trích đã kể lại 1 cách cảm động tình cảnh bơ vơ tội nghiệp và nối buồn tủi của bé Hồng; đồng thời nói lên tình yêu mẹ thắm thiết của chú bé đáng thương này. - Trước hết là sự phản ứng của bé Hồng đối với người cô xấu bụng : + Nhớ mãi câu hỏi đầy ác ý của người cô. + Hồng căm giận những cổ tục, thành kiến tàn ác đối với người PN. ………………………………………………………………………………………………………… Nguyễn Thị Ái Vân Trường THCS Cảnh Dương 2 GV kết luận: Tình thương mẹ là 1 nét nổi bật trong tâm hồn bé Hồng. Nó mở ra trước mắt chúng ta cả 1 t/giới tâm hồn phong phú của bé. T/giới ấy luôn làm chúng ta ngạc nhiên vì ánh sáng nhân đạo lấp lánh của nó. ? Em hãy nêu những nét NT đặc sắc của VB này? ? Nhận xét,so sánh những nét riêng về chất trữ tình trong 2 t/p hồi kí tự truyện Tôi đi học và Trong lòng mẹ? ? Em hãy tóm tắt t/p Tắt đèn ? ? Hãy nêu ngắn gọn giá trị tư tưởng và giá trị NT của t/p Tắt đèn ? - Tình thương ấy được biểu hiện sống động trong lần gặp mẹ. - Đây là 1 chương tự truyện-hồi kí đậm chất trữ tình. Kết hợp khéo léo giữa kể, tả, bộc lộ cảm xúc. Tình huống truyện phù hợp, đặc sắc, điển hình. - Chất trữ tình của 2 t/p( 2 t/g) đều rất sâu đậm nhưng trữ tình của Thanh Tịnh thiên về nhẹ nhàng, ngọt ngào (bút pháp lãng mạn) còn trữ tình của Nguyên Hồng nặng về thống thiết, nồng nàn (bút pháp hiện thực). 3. Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố. a, Tóm tắt tác phẩm Tắt đèn. (GV cho HS tóm tắt sau đó bổ sung cho hoàn chỉnh: sách nâng cao NV t/học) b, Giá trị tư tưởng và NT của t/p Tắt đèn TP Tắt đèn của Ngô Tất Tố là 1 t/p xuất sắc của dòng VHHT 1930-1945 * Về mặt tư tưởng: - Tắt đèn giàu giá trị hiện thực: + T/g đã tố cáo và lên án chế độ sưu thuế dã man của TD Pháp , đã bần cùng hóa n/dân ta Tắt đèn là 1 bức tranh chân thực về XH, 1 bản án đanh thép kết tội chế độ TD nửa PK đã áp bức bóc lột, đã bần cùng hóa n/dân ta. - Tắt đèn giàu giá trị nhân đạo: Tình chồng vợ, tình mẹ con, tình làng nghĩa xóm giữa những con người nghèo khổ đã dược thể hiện chân thực. - Tắt đèn đã xây dựng nhân vật chị Dậu- một hiện tượng chân thực, đẹp đẽ về người nông dân VN. Chị Dậu có bao p/c đẹp đẽ: cần cù, tần tảo, giàu tình thương, nhẫn nhục và dũng cảm chống cường hào, áp bức. *Về nghệ thuật: - Kết cấu: chặt chẽ, tập trung, các tình tiết, chi tiết đan cài chặt chẽ, đầy ấn tượng làm nổi bật ………………………………………………………………………………………………………… Nguyễn Thị Ái Vân Trường THCS Cảnh Dương 3 GV : Tóm lại “Tắt đèn là 1 thiên tiểu thuyết có luận đề xã hội hoàn toàn phụng sự dân quê, 1 áng văn có thể gọi là kiệt tác” ( Vũ Trọng Phụng) GV: “ B/c của chị Dậu rất khỏe cứ thấy lăn xả từ bóng tối mà phá ra” ? Em biết gì về nhà văn Nam Cao? chủ đề. - Tính xung đột, tính bi kịch cuốn hút hấp dẫn. - Khắc họa thành công n/v. Các hạng người từ dân cày nghèo khổ đến địa chủ; từ cường hào đến quan lại đều có những nét riêng sống động. - Ngôn ngữ trong Tắt đèn từ miêu tả, tự sự đén ngôn ngữ n/v đều nhuần nhuyễn đậm đà, câu văn xuôi thanh thoát. c. Phân tích n/v chị Dậu qua “Tức nước vỡ bờ”. * Hoàn cảnh chị Dậu thật đáng thương - Phải bán khoai, bán ổ chó, bán con gái 7 tuổi cho Nghị Quế mới đủ nộp sưu cho chồng. - Chồng bị đánh trói chết đi sống lại vì thiếu sưu của anh Hợi chết từ năm ngoáiđau khổ, tai họa chồng chất lên đầu người đàn bà tội nghiệp. * Chị Dậu là người vợ, người mẹ giàu tình thương. - Trong tai họa chị tìm cách cứu chồng - Thiết tha nằn nì chồng húp bát cháo - Săn sóc y/t chồng rất mực * Chị Dậu là người phụ nữ cứng cỏi đã dũng cảm chống lại bọn cường hào để bảo vệ chồng - Ban đầu chị hạ mình van xin bị bịch vào ngực, đánh bốp vào mặt chị cự lại “chồng tôi đau ốm…hành hạ” chị thách thức “mày trói …xem”  với quyết tâm bảo về chồng, với sức mạnh và lòng dũng cảm chị đã đánh ngã nhào 2 tên côn đồ độc ác. Chị nói với chồng “ Thà ngồi tù…” - Phẩm cách chị Dậu rất trong sạch: cực khổ cùng đường nhưng chị đã “vứt toẹt nắm bạc) vào mặt tên tri phủ Tư Ân khi hắn giở trò chó má. 4.Tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao. a. Tác giả Nam Cao (1915-1951) - Là nhà văn xs trong nền văn học hiện thực 1930-1945. Ông đề lại khoảng 60 truyện ngắn ………………………………………………………………………………………………………… Nguyễn Thị Ái Vân Trường THCS Cảnh Dương 4 ? Nhận xét về tác phẩm “Lão Hạc” ? ? Khi p/t n.vật lão Hạc em chú ý những đặc điểm nào? Nói rõ từng đặc điểm? ? Đặc điểm thứ 2 của lão Hạc là gì? Tìm d/c minh họa? ? Hãy nêu t/c của lão Hạc đối với cậu Vàng? và tiểu thuyết Sống mòn. - Bên cạnh đề tài người trí thức trong XH cũ NC viết rất thành công về đề tài nông dân, những con người nghèo khổ đáng thương Là 1 truyện ngắn đặc sắc của NC viết về c/đ cô đơn và cái chết đầy thương tâm của 1 lão nông dân với tình nhân đạo bao la. b.Phân tích nhân vật lão Hạc * Lão Hạc, 1 người nông dân nghèo khổ bất hạnh. - Tài sản: 3 sào vườn, 1túp lều, 1 con chó vàng - Vợ chết sớm, cảnh gà trống nuôi con - Cô đơn: con trai “phẫn chí” đi đồn điền cao su, đi biệt 5-6 năm chưa về, lão thui thủi 1 mình. - Tai họa dồn dập: trận ốm kéo dài hơn 2 tháng; trận bão phá tan cây cối, hoa lợi trong vườn; làng mất mùa sợi , giá gạo ngày 1 cao, lão thất nghiệp, túng thiếu, cùng quẫn. - Rất yêu quý cậu Vàng nhưng mối ngày cậu ăn hết 2 hào gạo, lão Hạc phải bán cậu Vàng cho người ta giết thịt; lão đau đớn, ân hận, cô đơn. - Lão Hạc ăn củ chuối, sung luộc, củ ráy…và cuối cùng ăn bả chó để tự tử.  Thông qua n/v ông giáo, t/giả bộc lộ tình thương lão Hạc. * Lão Hạc là 1 lão nông chất phác, hiền lành, nhân hậu. - Rất yêu con: thương con vì nghèo mà không lấy được vợ, đau đớn khi con trai đi phu, nhớ con qua những lá thư con gửi về; quyết tâm giữ lại mảnh vườn cho con. - Rất yêu quý con chó mình nuôi: đặt tên là “cậu Vàng”; yếu quý nó như con “cầu tự”, cho nó ăn trong bát như nhà giàu, bắt giận và tắm cho nó, vừa gắp thức nhắm cho cậu Vàng, vừa tâm sự yêu thương Con chó là niềm vui, là 1 phần đời của lão Hạc. Bi kịch: bán cậu Vàng, lão Hạc đau khổ, cô ………………………………………………………………………………………………………… Nguyễn Thị Ái Vân Trường THCS Cảnh Dương 5 ? Đặc điểm thứ 3 của lão Hạc là gì nữa? D/c nào thể hiện điều đó? GV kết luận: C/đ của lão Hạc đầy nước mắt, nhiều đau khổ và bất hạnh. Sống thì âm thầm, nghèo đói cô đơn; chết thì quằn quại đau đớn. Tuy thế lão có bao nhiêu p/c tốt đẹp như hiền lành, chất phác, vị tha, nhân hậu, trong sạch và tự trọng. Láo là 1 ND đie4ẻn hình trong XH cũ được NC m/tả chân thực, trân trọng xót thương thấm đượm tinh thần nhân đạo thống thiết. ? Em hãy cho biết n/v ông giáo trong truyện là 1 người ntn? ? Hãy chứng minh đặc điểm này? đơn  y/t con chó như 1 con người. * Lão Hạc là 1 người nông dân nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng. - Gửi ông giáo 30 đồng bạc để lỡ chết thì gọi là lão có tí chút đây là danh dự của kẻ làm người. -Khi túng quẫn chỉ ăn củ chuối, sung luộc… nhưng lão đã từ chối “một cách gần như hách dịch” những gì ông giáo ngầm cho lão. - Trước khi ăn bả chó tự tử, lão gửi ông giáo mảnh vườn cho con, như ông giáo đã nói: “cụ thà chết chứ không chịu bán đi 1 sào” c. Nhân vật ông giáo. “ Không phải là n/v trung tâm, sự hiển diện của ông giáo làm cho “bức tranh quê” càng thêm đầy đủ” - Là người nhiều chữ nghĩa, hiểu biết nhiều nhưng gia cảnh túng quẫn, ông phải bán cả những cuốn sách quý nhất. - Là người giàu lòng cảm thông, nhân hậu. + Thương lão Hạc: nước nôi, chuyện trò cố làm khuây khỏa nối đau khổ, niềm khắc khoải đợi con của lão Hạc. + Lén vợ giúp đỡ chút ít cho lão, thương lão như thương thân. + Bằng sự cảm thông sâu sắc, ông không nỡ giận vợ vì ông hiểu: khi quá khổ, cái bản tính tốt của người ta bị cái lo lắng, đau buồn che lấp đi. + Sau khi lão Hạc chết, ông thầm hứa: quyết trao lại nguyên vẹn 3 sào vườn cho con trai lão Hạc và 1 lời dặn dò thấm thía. Tuy là người dẫn chuyện nhưng h/ả ông giáo rất ý nghĩa. ………………………………………………………………………………………………………… Nguyễn Thị Ái Vân Trường THCS Cảnh Dương 6 Tóm lại: Trong mối q/h với ông giáo và thấp thoáng bóng dáng vợ ông giáo, của Binh Tư, của con trai lão Hạc- Đó là những cảnh đời tuy khác nhau nhưng đều khốn khổ, cùng quẫn. Dẫu vậy truyện về “ bức tranh quê” vẫn sáng ngời những phẩm cách lương thiện cao đẹp biết bao. Ngày soạn: 8/11/08 CHỦ ĐỀ 2: CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ (4 Tiết) A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Nắm chắc các kiến thức về: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, Trường từ vựng; Từ tượng hình, từ tượng thanh; Từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội; Trợ từ, thán từ; Tình thái từ; Nói giảm, nói tránh, nói quá. - Rèn luyện kĩ năng nhận biết, vận dụng các kiến thức Tiếng Việt trên trong quá trình nói và tạo lập văn bản viết. B.NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt ? Kể tên những biện pháp tu từ và các hiện tượng từ ngữ đã học trong thời gian qua? GV bổ sung: Vì nghĩa của từ mà cuối các VB, nhất là Vb cổ đều có phần chú thích. Các chú thích rất quan trọng vì đã giúp người đọc hiểu đúng câu văn. ? Thế nào là từ ngữ nghĩa rộng? Cho VD. ? Thế nào là từ ngữ nghĩa hẹp? Cho VD - HS trả lời. I/ Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. 1. Nghĩa của từ ngữ còn gọi là ngữ nghĩa. - Mỗi từ (tiếng, chữ) đều có 1 nghĩa rõ ràng, cụ thể.Có hiểu được nghĩa của từ thì lúc nói, lúc viết mới diễn đạt được ý nghĩ tư tưởng của mình và có nắm được nghĩa của từ thì lúc nghe người khác nói, lúc đọc VB mới hiểu được. 2. Nghĩa rộng và nghĩa hẹp. a. Nghĩa rộng của từ ngữ: là phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của 1 số từ ngữ khác. - Hoa : hoa nhài, hoa huệ, hoa lan… - Cá: cá thu, cá trích, cá mè… - Màu sắc: trắng, xanh, vàng, đỏ… b. Nghĩa hẹp của từ ngữ: là phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của 1 từ ngữ khác. ………………………………………………………………………………………………………… Nguyễn Thị Ái Vân Trường THCS Cảnh Dương 7 GV bổ sung: Lúc nói và viết cần có vốn từ ngữ giàu có đồng thời phải nắm chắc nghĩa của từ, các sắc thái biểu cảm của từ thì nói và viết mới đúng, mới hay.Không chỉ hiểu nghĩa rộng, nghĩa hẹp mà còn phải biết nghĩa cụ thể,nghĩa trừu tượng, nghĩa đen, nghĩa bóng. Các nhà thơ còn phân biệt thực từ, hư từ. -Thực từ: là từ có nghĩa thực, nghĩa cụ thể. -Hư từ: từ đệm, đưa đẩy: liên từ, trợ từ. VD: “ Đã bấy lâu nay bác tới nhà Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa” Thời (thì): Hư từ. Lưu ý: - Chỉ có thể nói đến quan hệ rộng – hẹp giữa các từ ngữ khi chúng có sự đồng nhất về ý nghĩa. - Tính chất rộng-hẹp của 1 từ ngữ có tính chất tương đối - Các từ ngữ có nghĩa hep, nghĩa cụ thể thường có tính gợi hình hơn các từ ngữ có nghĩa rộng, khái quát. VD: Nóng rẫy, nóng rực…có sức gợi hình hơn nóng vì chúng chỉ ra rõ hơn cảm giác về mức độ “nóng” - Nhạc cụ: sáo, nhị, đàn bầu… - Nghệ thuật: hội họa, âm nhạc, văn học… c. Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này đông thời có thể có nghĩa hẹp đối với từ ngữ khác. VD: - Lúa (thóc)- nghĩa rộng với lúa nếp, lúa tẻ… - Lúa (thóc)- nghĩa hẹp với từ ngũ cốc. VD: “ Đã bấy lâu nay bác tới nhà Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa” Bài tập: 1, Hãy tìm các từ ngữ theo 2 phạm vi nghĩa chỉ không gian và thời gian trong 2 câu thơ: “ Của ta, trời đất, đêm ngày Núi kia, đồi nọ, sông này của ta!”  Không gian: trời, đất, núi, sông Thời gian: đêm, ngày 2, Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát và cụ thể của nhóm từ sau: phương tiện vận tải, xe, thuyền, xe máy, xe hơi, thuyền thúng, thuyền buồm 3, Tìm từ ngữ có nghĩa khái quát cho những từ in đậm sau: a. “Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng 1 quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất. Tôi xóc lên và nắm lại cẩn thận. Mấy cậu đi trước ôm sách vở nhiều lại kèm cả bút thước nữa.” (giữ) b. “Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý vả không đi ra đồng nô đùa như thằng Sơn nữa” (di chuyển) II/ Trường từ vựng 1. Khái niệm: Là tập hợp tất cả những từ có ít nhất 1 nét chung về nghĩa và có mqh tương quan gần gũi nhau. VD: TTV “gương mặt”: đầu, tóc, mắt, mũi, má, ………………………………………………………………………………………………………… Nguyễn Thị Ái Vân Trường THCS Cảnh Dương 8 Nêu k/n và cho VD? cằm… TTV: “bài thơ” : thi đề (tên bài thơ), câu thơ, dòng thơ, đoạn thơ, khổ thơ… Để xác lập TTV, người ta chọn 1 danh từ trung tâm biểu thị sự vật làm gốc. Trên cơ sở đó, ta tìm các từ ngữ có liên quan đến phạm vi sự vật làm gốc ấy. 2.Tác dụng: Sử dụng TTV để liên kết câu trong đoạn văn - Có nhiều biện pháp liên kết câu , trong đó có bp liên tưởng- sử dụng các từ ngữ cùng TTV VD: “ Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn Hỏi ai gây dựng nên non nước này” 3.Đặc điểm: a. Một TTV có thể bao gồm nhiều TTV nhỏ hơn: VD: TTV “vườn hoa” có nhiều TTV nhỏ - Luống hoa: huệ, lan, nhài, cúc… - Sắc hoa: trắng, vàng, đỏ, tím… - Hương hoa: ngào ngạt, nồng nàn, dìu dịu… b.Một TTV có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại VD: “Năm quan mua lấy miệng cười Mười quan chẳng tiếc, tiếc người răng đen” - Vẻ đẹp duyên dáng: miệng cười, răng đen - Gương mặt: miệng, răng (DT): cùng từ loại - Duyên dáng: cười (DDT0, đen (TT): khác từ loại c. Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều TTV khác nhau (theo văn cảnh, ngữ cảnh cụ thể) VD: Chữ “sắc” trong các trường hợp sau: - Dao có mài mới sắc. - Mắt sắc như dao cau. - Chè nấu nhiều đường quá ăn ngọt sắc lên. d. Trong thơ văn, giao tiếp người ta có thể chuyển TTV để tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ (qua các BP tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa ) VD: Khăn thương nhớ ai, khăn rơi xuống đất Khăn thương nhớ ai, khăn vắt lên vai. ………………………………………………………………………………………………………… Nguyễn Thị Ái Vân Trường THCS Cảnh Dương 9 ?Từ tượng thanh là gì? VD. Tác dụng của Từ tượng hình, từ tượng thanh là gì? Đèn thương nhớ ai mà đèn không tắt… III/ Từ tượng hình, từ tượng thanh 1.Thế nào là từ tượng hình -Là từ gợi tả h/ả, dáng vẻ, hđ, trạng thái của sự vật VD: + “Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà” + Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây, súng ngửi trời” (Tây tiến- Quang Dũng) 2. Thế nào là từ tượng thanh - Là những từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên của sự vật VD: Văng vẳng tai nghe tiếng chích chòe Quyên đã gọi hè quang quác quác Gà rừng gáy sáng tẻ tè te… 3. Tác dụng Gợi được âm thanh h/ả cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao.Được dùng trong miêu tả tự sự. Phần lớn là từ láy, mối lần nó xuất hiện thì vần thơ, hình tượng thơ, cảm xúc thơ đầy ấn tượng, thi vị; Thơ nên họa, nên nhạc… + “Thân gầy guộc, lá mong manh…” + “Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy.” BT: 1.Tìm từ láy tượng thanh, tượng hình trong các ví dụ sau: a, Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao Cành trúc lơ phơ, gió hắt hiu b, Năm gian nhà nhỏ thấp le te Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe 2.Tìm các từ tượng thanh gợi tả: - Tiếng nước chảy: róc rách, ầm ầm, ào ào… - Tiếng gió thổi: vi vu, rì rào… - Tiếng cười nói: râm ran, rộn ràng… 3. Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng từ tượng hình và từ tượng thanh -Tham khảo đ/v sau: “Nửa đêm, bé chợt thức giấc vì tiếng động ầm ầm. Mưa xối xả. Cây cối trong vườn ngả nghiêng, nghiêng ngả trong ánh chớp nhoáng nhoàng sáng lòa và tiếng sấm ì ầm lúc ………………………………………………………………………………………………………… Nguyễn Thị Ái Vân Trường THCS Cảnh Dương 10 [...]... VÀ KHÁC NHAU GIỮA VĂN MIÊU TẢ VÀ VĂN THUYẾT MINH QUA MỘT SỐ BÀI VĂN CỤ THỂ (5 TIẾT) A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS nắm vững: - Thế nào là văn miêu tả, văn thuyết minh? Những điểm giống và khác nhau giữa văn miêu tả và văn thuyết minh qua một số bài văn cụ thể - Tích hợp với văn miêu tả học ở lớp 6 và văn thuyết minh học ở lớp 8 từ một số bài văn cụ thể - Rèn luyện kĩ năng so sánh, phân tích, tổng hợp cho... ………………………………………………………………………………………………………… 18 Nguyễn Thị Ái Vân Trường THCS Cảnh Dương ? Kể một số dạng của văn miêu tả? ? Em hãy nêu một số trình tự trong văn miêu tả? ? Ngôn ngữ trong văn miêu tả có đặc điểm gì? ? Điều đó biểu hiện ở điểm nào? ? Cần lưu ý những lưu ý điểm nào khi làm văn miêu tả? ? Diễn đạt trong văn miêu tả phải ntn? trong của đối tượng , sự vật 2 Các dạng văn miêu tả a, Miêu tả đồ vật, loài... I .Văn miêu tả M/tả là 1 phương thức biểu đạt khá 1 Thế nào là văn miêu tả? thông dụng, được sử dụng trong giao tiếp - Văn miêu tả là 1 loại văn ngằm giúp người bằng ngôn ngữ của con người, kể cả đọc hình dung ra được những đặc điểm, tính ngôn gn]x nói và viết chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con Vậy văn miêu tả là gì? người, phong cảnh…làm cho những cái đó như hiện ra trước mắt người đọc Qua văn. .. nhiều văn bản văn học, dấu câu đã được nhà văn, nhà thơ sử dụng như 1 phép tu từ mà khi cảm nhận, phân tích chúng ta không thể không chú ý đến Đó là các dấu câu được thực hiện trên cơ sở những lí do tu từ học, chứ không phải là dấu câu bắt buộc phải có do y/c diễn đạt và ngữ pháp …………………………………………………………………………………………… Ngày soạn: 31/1/09 CHỦ ĐỀ 4: NHỮNG ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA VĂN MIÊU TẢ VÀ VĂN THUYẾT... ngữ trong văn miêu tả: Ngôn ngữ trong văn miêu tả phong phú, giàu h/ả, có sức biểu cảm lớn Từ ngữ được đưa vào văn miêu tả giàu h/ả, đường nét, âm thanh, màu sắc, nhạc điệu, sử dụng các từ láy, từ tượng hình, tượng thanh… 5 Yếu tố trữ tình trong văn miêu tả: Thái độ người viết phải rõ ràng, phải thể hiện tấm lòng tâm hồn nhạy cảm, biết rung động trước cái đẹp Đó chính là chất trữ tình trong văn miêu... tích lịch sử… 6 Bố cục một bài văn t/m: - Mở bài: giới thiệu đt t/m III Những điểm giống và khác nhau giữa văn miêu tả và văn t/m: 1.Giống nhau: - Là 2 loại văn được sử dụng thông dụng trong lĩnh vực đ/s - Cung cấp cho người đọc những đối tượng cần thiết: một sự việc, đồ vật, cảnh quan, một hoạt động, trạng thái, cảm xúc của con người - Trình tự sắp xếp chi tiết trong 2 loại văn phải chặt chẽ rõ ràng,... ………………………………………………………………………………………………………… 19 Nguyễn Thị Ái Vân Trường THCS Cảnh Dương ?Thế nào là văn bản thuyết minh? Cho vd? ? Tính chất của văn bản thuyết minh là gì? ? Phải ntn? công phu, chọn kiểu câu phù hợp với hoàn cảnh, tình huống và nội dung miêu tả với cảm xúc của người miêu tả nữa (câu dài, nhiều tầng ý; câu ngắn: đặc biệt, tỉnh lược; câu đảo ngữ V-C…) 8. Bố cục của bài văn miêu tả: - Mở bài: giới thiệu đối tượng cần miêu tả -... ………………………………………………………………………………………………………… 20 Nguyễn Thị Ái Vân Trường THCS Cảnh Dương ? Có những dạng bài văn t/m nào? ? Từ việc nhận biết cụ thể 2 đ/v trên, em hãy rút ra những điểm giống nhau giữa văn miêu tả và văn t/m? phân loại, phân tích… 5.Các dạng bài thuyết minh: - T/m một thứ đồ dùng: chiếc nón lá, chiếc xe đạp, tập truyện… - T/m một thể loại văn học: bài thơ Đường luật, thơ lục bát, truyện ngắn… - T/m về một phương pháp... lượt, nối nhịp chạy qua trước mắt nhà văn, và nối nhớ niềm thương cũng trải dài, như nối liền một dải nước non) Lưu ý: Trong văn học, việc sử dụng các dấu câu cũng chính là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc và thể hiện phong cách riêng của nhà văn, nhà thơ Được sử dụng như 1 phương thức tu từ, dấu câu đã được xem như 1 loại từ đặc biệt tạo nên “ý tại ngôn ngoại” cho văn bản, có khả năng “gợi ra những điều... bài và kết luận hai dạng tương tự nhau 2.Khác nhau: - Văn miêu tả có yếu tố tưởng tượng, hư cấu - Văn thuyết minh: yếu tố xác thực, trung thực khách quan là tiêu chí hàng đầu nên không có yếu tố tưởng tượng hoặc hư cấu - Ngoài ra 2 loại văn này khác nhau cơ bản về khái niệm của chúng (giới thiệu trước) - Trong vb t/m có yếu tố miêu tả Phương pháp làm văn t/m rộng rãi hơn và có những yếu tố mà m/t không . giữa văn miêu tả và văn thuyết minh qua một số bài văn cụ thể. - Tích hợp với văn miêu tả học ở lớp 6 và văn thuyết minh học ở lớp 8 từ một số bài văn cụ. NHAU GIỮA VĂN MIÊU TẢ VÀ VĂN THUYẾT MINH QUA MỘT SỐ BÀI VĂN CỤ THỂ (5 TIẾT) A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS nắm vững: - Thế nào là văn miêu tả, văn thuyết

Ngày đăng: 17/09/2013, 14:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w