1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật truyện ngắn của Haruki Murakami

82 912 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 535 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Mục đích, ý nghĩa chọn đề tài Nhật Bản là nơi hội tụ rất nhiều giá trị truyền thống văn hoá đặc sắc với các lễ hội chùa chiền, nghệ thuật cắm hoa, tinh thần võ sĩ đạo, trà đạo…Không chỉ được mệnh danh là “xứ sở mặt trời mọc”, Nhật Bản còn là xứ sở của hoa anh đào dịu dàng và quyến rũ như những cô gái Nhật Bản trong trang phục truyền thống kimônô. Văn học Nhật Bản đương đại là một sự phát triển tiếp nối những truyền thống của văn học Nhật Bản của các thế kỷ trước, với tên tuổi của các nhà văn lớn như Y. Kawabata, Y. Banana…Haruki Murakami được đánh giá là một trong những “hiện tượng” của văn chương Nhật Bản thế kỉ XXI. Bằng những tác phẩm, lối viết tưởng chừng như thách đố, thế nhưng vì một lí do nào đó, ông đã khiến cho bạn đọc trên khắp thế giới yêu thích và hâm mộ. Phải chăng ông đã biết xay nhuyễn tất cả những thứ “khó nhằn” để hoà trộn vào một văn bản, với cách hành văn, những chi tiết, những thắt mở vô cùng điêu luyện và hài hước mà lại mênh mông buồn. Haruki Murakami bước vào văn đàn như một quả bom nổ chậm. Bắt đầu từ những tiểu thuyết như Lắng nghe gió hát, sau đó là những tiểu thuyết đã đưa ông lên địa vị siêu sao như Rừng Nauy, Kafka bên bờ biển, Biên niên ký chim vặn dây cót… Không dừng lại ở tiểu thuyết, truyện ngắn của Haruki Murakami cũng gây xôn xao dư luận. Bởi dư âm những thắc mắc, ám ảnh trong giọng văn của ông còn đọng lại trong lòng độc giả. Trong truyện ngắn của ông, thực ảo lẫn lộn, cuộc sống thường nhật và những ẩn dụ mộng tưởng về một thế giới phi thực đan xen nhau. Con người lạc vào chốn mê cung của những giấc mơ, vô thức và hoang mang trên con đường đi tìm bản ngã. Trong lời tựa của một tập truyện ngắn ông viết: “Đối với tôi, viết tiểu thuyết như một thử thách, viết truyện ngắn như là niềm vui. Nếu ví việc viết tiểu thuyết như trồng một khu rừng thì viết truyện ngắn như tạo ra một mảnh vườn nhà. Hai công trình ấy bổ túc cho nhau, tạo ra cảnh trí mà tôi yêu thích”. Ngoài cái hay của tiểu thuyết, truyện ngắn còn là mối liện hệ gắn kết các sự kiện để tạo dựng nên thể loại truyện dài. Nghiên cứu truyện ngắn của Haruki Murakami để hiểu thêm văn học Nhật Bản và con người Nhật Bản thời hiện đại. Qua đó, khám phá thêm phong cách sáng tạo của ông, cho độc giả thấy rằng ông không chỉ thành công ở loại tiểu thuyết mà còn thành công ở thể loại truyện ngắn. Với đề tài “Nghệ thuật truyện ngắn của Haruki Murakami”, chúng tôi hi vọng góp một phần nhỏ trong kho tư liệu nghiên cứu về truyện ngắn của Haruki Murakami, một nhà văn mà tên tuổi được đánh giá có thể xứng danh với giải thưởng Nobel văn chương.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Mục đích, ý nghĩa chọn đề tài

Nhật Bản là nơi hội tụ rất nhiều giá trị truyền thống văn hoá đặc sắc với các

lễ hội chùa chiền, nghệ thuật cắm hoa, tinh thần võ sĩ đạo, trà đạo…Không chỉ

được mệnh danh là “xứ sở mặt trời mọc”, Nhật Bản còn là xứ sở của hoa anh

đào dịu dàng và quyến rũ như những cô gái Nhật Bản trong trang phục truyềnthống kimônô

Văn học Nhật Bản đương đại là một sự phát triển tiếp nối những truyềnthống của văn học Nhật Bản của các thế kỷ trước, với tên tuổi của các nhà vănlớn như Y Kawabata, Y Banana…Haruki Murakami được đánh giá là mộttrong những “hiện tượng” của văn chương Nhật Bản thế kỉ XXI Bằng những tácphẩm, lối viết tưởng chừng như thách đố, thế nhưng vì một lí do nào đó, ông đãkhiến cho bạn đọc trên khắp thế giới yêu thích và hâm mộ Phải chăng ông đãbiết xay nhuyễn tất cả những thứ “khó nhằn” để hoà trộn vào một văn bản, vớicách hành văn, những chi tiết, những thắt mở vô cùng điêu luyện và hài hước

mà lại mênh mông buồn

Haruki Murakami bước vào văn đàn như một quả bom nổ chậm Bắt đầu từ

những tiểu thuyết như Lắng nghe gió hát, sau đó là những tiểu thuyết đã đưa ông lên địa vị siêu sao như Rừng Nauy, Kafka bên bờ biển, Biên niên ký chim vặn dây cót… Không dừng lại ở tiểu thuyết, truyện ngắn của Haruki Murakami

cũng gây xôn xao dư luận Bởi dư âm những thắc mắc, ám ảnh trong giọng văncủa ông còn đọng lại trong lòng độc giả Trong truyện ngắn của ông, thực ảo lẫnlộn, cuộc sống thường nhật và những ẩn dụ mộng tưởng về một thế giới phi thựcđan xen nhau Con người lạc vào chốn mê cung của những giấc mơ, vô thức vàhoang mang trên con đường đi tìm bản ngã Trong lời tựa của một tập truyệnngắn ông viết: “Đối với tôi, viết tiểu thuyết như một thử thách, viết truyện ngắnnhư là niềm vui Nếu ví việc viết tiểu thuyết như trồng một khu rừng thì viếttruyện ngắn như tạo ra một mảnh vườn nhà Hai công trình ấy bổ túc cho nhau,tạo ra cảnh trí mà tôi yêu thích” Ngoài cái hay của tiểu thuyết, truyện ngắn còn

là mối liện hệ gắn kết các sự kiện để tạo dựng nên thể loại truyện dài

Nghiên cứu truyện ngắn của Haruki Murakami để hiểu thêm văn học NhậtBản và con người Nhật Bản thời hiện đại Qua đó, khám phá thêm phong cách

Trang 2

sáng tạo của ông, cho độc giả thấy rằng ông không chỉ thành công ở loại tiểu

thuyết mà còn thành công ở thể loại truyện ngắn Với đề tài “Nghệ thuật truyện ngắn của Haruki Murakami”, chúng tôi hi vọng góp một phần nhỏ trong kho tư

liệu nghiên cứu về truyện ngắn của Haruki Murakami, một nhà văn mà tên tuổiđược đánh giá có thể xứng danh với giải thưởng Nobel văn chương

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Do những hạn chế khách quan nên đến sau đổi mới, văn học Nhật Bản mớiđược giới thiệu một cách rộng rãi với bạn đọc Việt Nam Ngoài các công trìnhnghiên cứu về lịch sử văn học Nhật Bản, sáng tác của các tác giả thuộc về vẻđẹp truyền thống Nhật Bản, thì mảng nghiên cứu văn chương đương đại NhậtBản với những người đại diện như Y.Banana, H.Murakami, R.Murakami…dường như chỉ mới khai lộ và đang còn mở ngõ cho những nghiên cứu tiếp theo.Toàn bộ sáng tác của Haruki Murakami ở các thể loại truyện ngắn, truyệndài, tiểu thuyết được các nhà nghiên cứu phê bình đánh giá rất cao Thế nhưng,

là một hiện tượng văn học mới, hơn nữa truyện ngắn của ông vừa mới được dịch

và xuất bản gần đây, vì vậy các công trình nghiên cứu về truyện ngắn củaMurakami còn rất ít

Trên các tạp chí cũng có một số lời nhận xét về sáng tác của Haruki

Murakami Tạp chí The New York Times - một tạp chí danh tiếng của Mỹ viết:

“Các nhà phê bình cứ so sánh ông với Raymond Carve, Raymond Chandler,Arthur C.Clarke, Don Delillo, Philip K.Dick, Bret Easton Ellis và ThomasPynchon, một tập hợp không mấy thuần nhất, chỉ để nói rằng Murakami thực tế

là một cái gì thật độc đáo” Tính đến nay đã có một vài cuốn sách có giá trị viết

về Haruki Murakami và tác phẩm của ông Cụ thể như: “Tiểu thuyết Nhật Bản: Văn hoá đại chúng và văn học truyền thống trong sáng tác của Haruki Murakami và Banana Yoshimoto” của Giorgio Amitrano (Nxb Cheng và Tsui, 1996), “Khiêu vũ với cừu: Đi tìm sự đồng nhất trong tiểu thuyết của Haruki Murakami” của Matthew Carl Strecher (Trung tâm Nhật Bản, Đại học Michigan, 2002), “Haruki Murakami – và âm nhạc của ngôn từ” của Jay Rubin

(Nxb Vintage, 2005)…

Bên cạnh đó có một số bài viết, phê bình liên quan đến Haruki Murakami

như: “Việc sử dụng các khái niệm huyền ảo mặc nhiên trong tiểu thuyết hư ảo của Haruki Murakami” (Edwards), “Nhà văn Nhật Bản Murakami - khảo sát tâm hồn của vương quốc bóng tối” (Trên CN, ngày 24.11.2000)…

Trang 3

Tác phẩm của Haruki Murakami được bạn đọc Việt Nam đón nhận nồngnhiệt, và đã có những bài viết về cuộc đời sự nghiệp và phong cách sáng tác của

ông Một số tập trung tranh luận về các tác phẩm của nhà văn như: “Rừng Nauy – sex thuần tuý hay nghệ thuật đích thực”, “Tản mạn Rừng Nauy và Haruki Murakami” (Phạm Xuân Nguyên), “Murakami - hiện tượng cùng thời đại OOI Kouichi Kí giả” (Ban văn nghệ báo Mainichi), “Tôi là ai” (Ngân Xuyên), “Cuộc tìm kiếm bản thể con người hiện đại” (Nguyễn Hoài Nam)…

Một loạt truyện ngắn của Haruki Murakami vừa được xuất bản đã thu hút

sự quan tâm rộng lớn của giới phê bình và độc giả với nhiều bài viết trên cácmặt báo văn nghệ, tạp chí, các trang Web như: Http://www.Evan.com;Http://www.Google.com.vn; Http://Tienve.org… Tuy nhiên, đa phần chỉ là mớikhai lộ vấn đề chứ chưa đi sâu tìm hiểu các đặc trưng truyện ngắn củaMurakami Năm 2007, trong hội thảo về Haruki Murakami, tác giả Nhật Chiêunhận định: “Giấc mơ và tưởng tượng lôi cuốn chúng ta khi đọc MurakamiHaruki” Cao Việt Dũng cũng nhận xét: “Bí ẩn là thủ pháp kể chuyện củaMurakami” Lâm Thiếu Hoa, tác giả người Trung Quốc khẳng định: “Tính ẩn

dụ, tính thần thoại và tính tượng trưng trước sau vẫn là điểm sáng lớn trong tácphẩm của Murakami” Hay như Shamenorth nói: “Murakami bắt đầu nơi màCamus đã từ bỏ Các nhân vật của ông theo chủ nghĩa hư vô, nhưng họ chọn lựacuộc sống theo màu sắc huyền bí khước từ và xa lánh những suy luận logicthông thường”

Bên cạnh những lời nhận định trên, gần đây cũng đã xuất hiện một số công

trình nghiên cứu và bài viết về truyện ngắn của Haruki Murakami “Nghiên cứu

và phê bình truyện ngắn Murakami Haruki” của Hoàng Long (Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2006) “Thực và ảo trong truyện ngắn của Haruki Murakami” (Báo cáo Hội nghị sinh viên Nghiên cứu khoa học lần thứ 6, Đại học

Đà Nẵng, 2008) Đây là những nghiên cứu và bài viết góp phần đưa ra cái nhìnmới về truyện ngắn của Haruki Murakami

Những công trình nghiên cứu và bài viết về truyện ngắn của HarukiMurakami có nhiều vấn đề lý thú, tuy nhiên còn hạn chế Nhưng đó là những gợi

mở để chúng tôi nghiên cứu đề tài Nghệ thuật truyện ngắn của Haruki Murakami, hi vọng chỉ ra những đặc điểm cơ bản về bút pháp, về thế giới nghệ

thuật truyện ngắn của Huraki Murakami

Trang 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là khảo sát những truyện ngắn của Haruki

Murakami được Phạm Vũ Thịnh dịch, in trong năm tuyển tập truyện ngắn: Đom đóm, Ngày đẹp trời để xem kangaroo, Sau cơn động đất, Bóng ma ở Lexington, Người Ti-Vi (Nxb Đà Nẵng), và một số truyện ngắn của Haruki Murakami được Hoàng Long tuyển chọn và in trong Nghiên cứu và phê bình truyện ngắn Murakami Haruki (Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2006).

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là: “Nghệ thuật truyện ngắn của HarukiMurakami”

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp khảo sát - thống kê

- Phương pháp phân tích - tổng hợp

- Phương pháp so sánh - đối chiếu

- Phương pháp thi pháp học

5 Bố cục của khóa luận

Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, ngoài phần mở đầu, kết luận và tàiliệu tham khảo, khóa luận chia làm ba chương với nội dung chủ yếu sau:

Chương 1 : Haruki Murakami và truyện ngắn Nhật Bản hiện đại

Chương 2 : Nghệ thuật xây dựng thời gian, không gian và một số mô típ

nghệ thuật trong truyện ngắn của Haruki Murakami

Chương 3 : Nghệ thuật kể chuyện và xây dựng nhân vật trong truyện ngắn

của Haruki Murakami

Trang 5

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 HARUKI MURAKAMI VÀ TRUYỆN NGẮN NHẬT BẢN HIỆN ĐẠI

1.1 Haruki Murakami - Một hiện tượng văn học đặc sắc

1.1.1 Haruki Murakami - Một con người tài năng

Tính từ thị trường sách Việt Nam thịnh hành văn học Nga Xô Viết nhữngnăm 1980 cho tới sự lên ngôi của các tác giả đoạt giải thưởng Nobel văn chươngtrong thập kỷ 90 của thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, chưa bao giờ ngườiyêu văn chương nước ta lại đón nhận nồng nhiệt một số lượng sách xuất bản lớnđến thế của một tác giả Châu Á là Haruki Murakami như trong các năm gần đây.Haruki Murakami là một trong những tác giả nổi tiếng của văn học đươngđại Nhật Bản, đồng thời là ứng cử viên sáng giá cho giải thưởng Nobel vănchương sắp tới Ông sinh ngày 12 tháng 01 năm 1949, tại Kyoto - cố đô củaNhật Bản, nhưng trưởng thành ở Kobe - một thành phố cảng xinh đẹp, và hiệnnay đang sống ở Boston, Mỹ Cha ông là con của một thầy tu Phật giáo, mẹ ông

là con gái của một thương gia ở Osaka Cả hai đều dạy môn văn học Nhật Bản

Từ nhỏ, Murakami đã chịu ảnh hưởng văn hóa Phương Tây, đặc biệt là âm nhạc

và văn học Sở dĩ như vậy, bởi vì khi đó Nhật Bản đang ở thời kỳ phát triểnnhất, đồng thời cũng là giai đoạn văn hóa Phương Tây du nhập mạnh mẽ vàoNhật Bản Ảnh hưởng lớn từ nền văn hóa Phương Tây, đồng thời lại được tiếpxúc với văn hoá truyền thống Nhật Bản đã làm thành “chất văn Murakami”, và

đó cũng là đặc điểm giúp mọi người phân biệt ông với các nhà văn Nhật Bảnkhác Các nhà nghiên cứu văn học trên thế giới cho rằng: Văn học Nhật Bảnthường chú trọng tới vẻ đẹp ngôn từ, do đó khiến cho khả năng diễn đạt bị giớihạn và cứng nhắc, thiếu độ mềm mại; trong khi đó phong cách của Murakamitương đối thoáng đạt và uyển chuyển

Tốt nghiệp trung học, Murakami vào học khoa kịch cổ điển tại Trường đạihọc Tổng hợp Waseda, Tokyo Tại đây, ông đã gặp được người bạn gái cóchung nhiều sở thích và cũng sống phóng khoáng, hiện đại là Tukahashi Yoko,người sau này trở thành người bạn đời lý tưởng của ông Ông kết hôn với Yoko

và đến năm 1971, hai vợ chồng tạm ngưng học đại học để mở một quán café

Trang 6

chơi nhạc Jazz có tên là “Peter Cat” tại Kobubunji, Tokyo, và ông quản lý nó từ

năm 1974 đến 1982 Nhiều tiểu thuyết sau này của ông lấy bối cảnh âm nhạc và

tựa đề cũng nói đến một bản nhạc nào đó, gồm có Dance, Dance, Dance (của ban nhạc The Steve Miller), Rừng Nauy (theo bài hát của Beatles) và Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời (câu đầu là tựa đề bài hát của Nat King Cole).

Cả việc nghỉ học và kết hôn sớm đã khiến cha mẹ ông thất vọng Họ chỉmuốn Murakami có cuộc sống ổn định như bất kỳ viên chức nhà nước Nhật Bảnnào: tốt nghiệp đại học, công việc ổn định sau mới lập gia đình Nhưng đây cũng

là thời kỳ vợ chồng Murakami sống tự lập như những thanh niên hiện đại Quáncafé nhạc Jazz tồn tại trong vòng bảy năm cũng là thời gian vợ chồng Murakamitốt nghiệp đại học

Những năm 80 của thế kỷ XX, Nhật Bản trở thành một nước tiêu thụ mạnh,nhiều thế hệ thanh niên sống phụ thuộc vào gia đình và các giá trị vật chất.Murakami cảm thấy lạc lõng giữa cuộc sống ấy Năm 1986, vợ chồng ông sangsống ở Ý Sống ở Châu Âu một thời gian, đến năm 1990, hai vợ chồng lại quay

về Nhật Bản để rồi một năm sau đó lại ra đi Murakami đến Hoa Kỳ, làm giảngviên tại Đại học Princeton và Đại học Tufts ở Medford, Massachusetts Xa mảnhđất Nhật Bản, nhưng trong thâm tâm ông luôn nhớ về đất nước Nhật Bản, conngười Nhật Bản Trong một bài trả lời phỏng vấn, nhà văn tâm sự: “Khi tôi sangsống ở Hoa Kỳ được năm năm rồi, tôi bỗng nhiên cảm thấy mình cần phải viết

về Nhật Bản và con người Nhật Đôi khi là về quá khứ nhưng thường là hiện tại

và những gì đang diễn ra ở đó”

Haruki Murakami không những là người hiện đại, ở con người ông còn cómột lối sống lành mạnh Ông làm việc và chơi thể thao như mọi người Trangphục là quần bò và áo phông Phong cách ấy giúp nhà văn Murakami dễ dànghoà nhập và thấu hiểu cuộc sống của giới trẻ, đối tượng phản ánh và cũng là độcgiả chủ yếu trong các tác phẩm của ông Haruki Murakami xây dựng một thếgiới nghệ thuật phong phú và đa dạng Cảm giác cô độc, tình dục và những khátkhao cá nhân được giải phóng trong văn của ông đã cuốn hút được những độcgiả khó tính ở xứ sở sương mù Sự kết hợp bút pháp Phương Đông với PhươngTây là phong cách đặc sắc của ông tạo nên sự hài hoà, uyển chuyển, hành vănkhông khó hiểu, nặng về câu chữ, ngữ nghĩa như các nhà văn Nhật Bản khác.Các nhân vật của ông tự do kể về cuộc hành trình cuộc đời của mình, về sự côđơn và lối thoát trong những giấc mộng, thực ảo lẫn lộn Nói cách khác, ông

Trang 7

dám nói thật lòng mình, không né tránh như nhiều nhà văn khác về hiện thực xãhội Nhật Bản đương đại Haruki Murakami là một trong những nhà văn hiện đạikiệt xuất của Nhật Bản.

1.1.2 Haruki Murakami - Con đường sáng tạo nghệ thuật

Từ điển Bách khoa Columbia năm 2001 ghi rằng: “Haruki Murakami là

một trong những tiểu thuyết gia thế kỷ XX quan trọng nhất của Nhật Bản” Đề

cập đến thời đại lắm bão tố hiện nay, Matsudo Tetsuo của Nhật báo Yomiuri có

số in lớn nhất ở Nhật viết: “Trong bất cứ trận bão lớn nào cũng có những nhàvăn giương cao ngọn đèn soi cho quần chúng Haruki Murakami đang và sẽ lãnh

vai trò đó” Báo The Guardian viết: “Không có nhiều tác giả cùng thời mà tác

phẩm lôi cuốn được giới độc giả trẻ trực tiếp đến như thế, không chỉ trong nướcông mà trên khắp thế giới”

Haruki Murakami bắt đầu sự nghiệp cầm bút từ năm 1978 (tức năm 29tuổi) Ông nói rằng, ông đột ngột nảy ra ý tưởng viết bộ tiêu thuyết đầu tay của

mình (Lắng nghe gió hát – 1987) khi đang xem một trận bóng chày Ngay trong tác phẩm đầu tay, ông đã dành được sự ủng hộ của bạn đọc Lắng nghe gió hát xuất hiện, ngay lập tức đoạt giải thưởng Gunzo dành cho cây bút mới Thành

công này khuyến khích ông bước vào con đường cầm bút chuyên nghiệp Một

năm sau đó, thiên tiểu thuyết thứ hai ra đời Pinball, 1973, phần tiếp theo của Lắng nghe gió hát Cả hai tác phẩm kết hợp hoàn hảo dần dần định hình phong

cách của Haruki Murakami Và phong cách viết của ông chính thức được khẳng

định lúc Săn cừu hoang ra đời Lắng nghe gió hát; Pinball, 1973; Săn cừu hoang tạo thành Bộ ba chuột (trung tâm là người dẫn truyện vô danh và bạn anh

ta tên là Chuột), khẳng định phong cách Phương Tây đan xen phong cách ÁĐông, kiểu hài hước thâm thuý trong văn phong của Murakami

Tiếp nối thành công đó, năm 1985 ông viết cuốn Xứ sở kì diệu lạnh lùng và nơi tận cùng của thế giới, một câu chuyện tưởng tượng mơ mộng đưa những yếu

tố ma thuật của ông lên một tầm cao mới Đến năm 1987, Murakami tạo đượcmột sự đột phá mạnh mẽ và được thừa nhận tại quốc gia ông đang sinh sống với

tác phẩm Rừng Nauy Tiểu thuyết kể về đời sống thanh niên tri thức Nhật Bản

thập niên 60, 70 của thế kỉ XX, với thời quá khứ mất mát và tình dục Tác phẩmđược bán hàng triệu bản trong giới trẻ Nhật và đưa Murakami trở thành mộtdạng siêu sao ở Nhật Bản

Trang 8

Haruki Murakami - một tiểu thuyết gia thành đạt không dừng lại ở đó Vào

năm 1994/1995, ông xuất bản Biên niên ký chim vặn dây cót Tác phẩm là sự đan xen các yếu tố huyền ảo, hiện thực, và chứa đựng cả yếu tố bạo lực Biên niên ký chim vặn dây cót liên quan đến đề tài nhạy cảm và tội ác chiến tranh ở

Mãn Châu (Mãn Châu Quốc) Đồng thời tác phẩm cũng giúp ông đoạt giải

Yomiuri và trao giải cho ông là một trong những người phê bình ông gay gắt

nhất - Oe Kenzaburo, (đoạt giải Nobel văn học, 1994)

Năm 1995, trong khi đang hoàn thành Biên niên ký chim vặn dây cót, thì ở

Nhật Bản rung động trong vụ động đất ở Kobe và vụ tấn công bằng khí ga củatín đồ giáo phái chân lý ở Aum Shinrikyo Điều này thôi thúc ông trở về NhậtBản ngay sau đó Cũng thời gian này, ông đề cập những sự kiện trên trong tác

phẩm hiện thực Đường xe điện ngầm và tập truyện ngắn Sau cơn động đất Qua

những trang văn ấy, người đọc sững sốt trước bức tranh xã hội Nhật Bản mà

Murakami vẽ nên Đến năm 1999, sự xuất hiện của Người tình Sputnik cũng gây

được tiếng vang lớn khi lần đầu tiên Murakami đề cập đến vấn đề tình yêu đồng

giới Năm 2002, Murakami tiếp tục cho ra mắt cuốn tiểu thuyết Kafka bên bờ biển, ngay trong tháng phát hành đầu tiên (tháng 9.2002) đã bán được sáu vạn bản Giải O’ Conner đã giành cho tuyển tập truyện ngắn được dịch sang tiếng Anh (Cây liễu mù và người đàn bà ngủ, 2006), tập truyện ông viết rải rác từ năm

1984 - 2005 Gần đây nhất Murakami đã xuất bản một hợp tuyển có tên Những câu chuyện sinh nhật Năm 2006, ông đã trở thành nhà văn thứ sáu nhận giải thưởng Franz Kafka của Cộng hoà Séc cho tác phẩm Kafka bên bờ biển Từ đó

đến nay ở Việt Nam cũng xuất hiện năm tập truyện ngắn của Murakami do

Phạm Vũ Thịnh dịch: Đom đóm, Ngày đẹp trời để xem kangaroo, Sau cơn động đất, Bóng ma ở Lexington, Người Ti-Vi.

Điều đặc biệt là một số tác phẩm của ông được các nhà viết kịch và đạo

diễn chuyển thể thành phim Truyện ngắn Tony Takitani của Murakami được

nhà đạo diễn Jun Ichikawa chuyển thành kịch bản cho bộ phim dài 75 phút Bộphim được chiếu ở nhiều liên hoan phim và được phát hành tại New York vàLos Angeles vào ngày 29/7/2005 Tác phẩm được chuyển thể sang sân khấu

năm 2003 với vở kịch có tên Con voi biến mất, đồng hợp tác giữa công ty

Complicite của Anh và sân khấu công cộng Setagaya của Nhật Vào năm 2007,

Robert Logevall đã chuyển một phần Tất cả những đứa con của chúa trời biết nhảy thành một bộ phim.

Trang 9

Sức sống và vẻ đẹp trong tác phẩm của Murakami đã tạo thành một món ăn

lạ với độc giả không chỉ ở trong nước mà còn nhiều nước khác trên thế giới.Mặc dù có nhiều ý kiến khen chê khác nhau, nhưng tựu chung lại Murakami làmột nhà văn hiện đại ăn khách và sáng giá nhất hiện nay của Nhật Bản Ông đãtạo cho mình được sự nghiệp và một số lượng lớn độc giả nhất định, yêu thích

và luôn chờ đón những tác phẩm của ông Một sự nghiệp văn chương thànhcông đã khẳng định được tài năng của Haruki Murakami Ông cũng được coi làứng cử viên hàng đầu trong tương lai gần, giải Nobel văn văn học

1.2 Vài nét về truyện ngắn Nhật Bản hiện đại

1.2.1 Bức tranh lịch sử xã hội

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản là một nước bại trận và chịu tổnthất nặng nề Một xã hội như quay về thời đồ đá Kinh tế hầu như bị suy giảmđến mức thậm tệ Năm 1946, kinh tế phát triển chỉ bằng 1/4 trước chiến tranhthế giới thứ hai Từ năm 1945 – 1950, kinh tế Nhật Bản phát triển chậm chạp vàphụ thuộc chặt chẽ vào vòng khuôn kinh tế Mỹ

Từ những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh

tế, tài chính của thế giới Trong các nước tư bản chủ nghĩa, Nhật Bản vượt lênđứng thứ hai, sau Mỹ Hàng hoá của Nhật Bản mở rộng cạnh tranh ra khắp thịtrường thế giới Từ một nước chiến bại, đất nước bị tàn phá nặng nề, đời sốngcủa người dân gặp vô vàn cực khổ nhưng chỉ sau vài thập niên, Nhật Bản đã trởthành một nước siêu cường quốc tế Đó là sự phát triển thần kì của Nhật Bản.Nhật Bản là một quốc gia phát triển giàu mạnh, hiện đại Sản phẩm côngnghiệp của Nhật nổi tiếng về chất lượng và được nhiều người trên thế giới yêuchuộng Nhưng trước thời kì Minh Trị duy tân, Nhật cũng là một quốc gia phongkiến nghèo khổ như Việt Nam chúng ta thời đó Trước sự bành trướng của cácthế lực Châu Âu hùng mạnh, các nước Á Châu chỉ có thể nghĩ ra được cách “bếquan toả cảng” để chống lại liệt cường Châu Âu, nhưng cuối cùng đã bị liệtcường Châu Âu xâu xé như Trung Quốc, hay bị thành thuộc địa như Việt Namthời trước Tại sao ở Á Châu chỉ có Nhật Bản đã lợi dụng sức mạnh của ngườikhác để cận đại hoá quốc gia, tạo ra một nước Nhật hùng cường như ngày nay.Một quốc gia có thể tồn tại và phát triển được hay không, điều này tuỳ thuộc vàocách suy nghĩ, sinh hoạt xã hội, nói vắn tắt là văn hoá của dân tộc đó, quốc gia

đó Điều này chứng tỏ, ẩn tàng sau một đất nước Nhật Bản là một sức mạnhtiềm tàng cả trong con người lẫn nền văn hoá dân tộc

Trang 10

Trong mỗi đất nước luôn ẩn chứa một nét đẹp văn hoá riêng Nhật Bảnđược mọi người biết đến qua thiết bị kinh tế hiện đại, nhưng không dừng tại đó,Nhật Bản còn được biết dưới cái tên “xứ sở hoa anh đào”, Nhật Bản - đất nướcmang một vẻ đẹp cuốn rủ bởi những đường cong của các quốc đảo Núi Phú Sĩtuyệt đẹp, tượng trưng cho sự hiên ngang ở đất nước Nhật Bản.

Nhật Bản luôn đặt sự phát triển của lịch sử và văn hoá trong sự tương tác

và gắn bó mật thiết với môi trường văn hoá khu vực Những ảnh hưởng và giaolưu văn hoá đó luôn diễn ra một cách đa chiều Văn hoá Nhật Bản vừa tiếp nhậnnhiều thành tựu tiêu biểu của văn hoá khu vực, vừa tạo cho mình những đặc tínhriêng Tuy nhiên, du nhập văn hoá mà không có sự chọn lọc thì hậu quả sẽ rấtkhó lường Lối sống hiện đại Phương Tây du nhập vào Nhật Bản đã tác độngmạnh đến tầng lớp thanh niên

Đi đôi với nền kinh tế thị trường ngày càng hiện đại thì đời sống tinh thầncủa con người cũng thay đổi theo Bên cạnh các nét đẹp truyền thống văn hoánhư trà đạo, tinh thần võ sĩ đạo…thì nhu cầu văn chương của người Nhật cũngđược quan tâm Tiếp xúc với văn học Nhật Bản, độc giả như lạc vào một lâu đài

Đó là sự đa dạng của phong cách, sự phong phú về thể loại và cách thức thể hiệntác phẩm

1.2.2 Truyện ngắn Nhật Bản hiện đại

Do tính cấp thiết của thời đại và nhu cầu thưởng thức của độc giả, truyệnngắn xuất hiện với tần số ngày càng nhiều Cùng trào lưu ấy, các nhà văn nhậpcuộc viết những điều trông thấy và tìm thấy trong mỗi con người nỗi cô đơn và

tự ý thức riêng Bằng những cách viết khác nhau họ đã tạo nên những tác phẩm

ăn sâu vào tâm hồn độc giả

Truyện ngắn, cùng với tiểu thuyết là cái đã làm nên diện mạo của văn họcNhật Bản hiện đại Từ thời Meiji đến nay, hầu hết các tác giả lớn đều sở trường

cả hai loại Do ảnh hưởng của Maupasant vào những năm 1890 (cùng với việcgiới thiệu và phiên dịch văn chương Âu Tây), mà truyện ngắn hiện đại bắt đầuphát triển ở Nhật Bản Cây bút tiên phong là nhà văn Mori Ogai, từ Đức trở vềnăm 1888, với những hoạt động văn hoá đã đẩy nhanh tiến trình hiện đại hoátruyện ngắn Những biến động của thiên nhiên và lịch sử đã gây ảnh hưởng lớnđến văn chương Đó là những trận động đất, sự thảm bại của Nhật vào năm1945… Tất cả những lý do ấy đã tạo nên âm hưởng lớn trong đời sống vănchương Nhật Bản

Trang 11

Sau những bước thăng trầm, văn chương Nhật Bản nhanh chóng vượt quagiai đoạn mô phỏng hay sao chép vụng về các kiểu mẫu Phương Tây Trong khitheo đuổi một lý tưởng mới, nhiều nhà văn vẫn biểu lộ một bản lĩnh đáng khâmphục Các truyện ngắn của nữ sĩ Higuchi Ichiyo (1782 – 1896) thể hiện những bikịch của phụ nữ trong những ngày tàn phong kiến Akutagawa Rynosoke (1892– 1927) chuyên về truyện ngắn, ông thường sử dụng những chất liệu lịch sử vàtruyền kỳ rồi diễn dịch chúng trong linh hồn mới rất sống động Tiêu biểu như

các tác phẩm: Rashomon, Trong rừng trúc… Hay như truyện của Shiga Naoya

(1883 – 1971) được xem là một bậc thánh của thế giới văn xuôi Nhật Bản, miêu

tả thật chính xác các sự kiện và thiên nhiên Ba đoản thiên là một minh chứng.

Với một phong cách hiện thực, trong bút pháp của ông ta bắt gặp một sự quansát tinh tế, những chân dung nhỏ về thiên nhiên và đời sống mà màu sắc củachúng thật khó quên

Tanizaki Junichiro (1886 – 1965) lấy cảm hứng đề tài từ các tác phẩm cổđiển Nhật Bản hoặc từ sự tương khắc tâm hồn giữa Đông – Tây Tác phẩm củaông chú trọng đến vẻ đẹp nhục thể của người phụ nữ, những vấn đề thẩm mỹ

theo cảm thức Nhật Bản Cầu mộng là một tác phẩm đầy trĩu không khí hoài

niệm về những vẻ đẹp cổ kính và một thiên đàng vừa ngây thơ vừa tội lỗi Yếu

tố sắc dục trong truyền thống văn chương Nhật được pha trộn thêm màu sắc tâm

lý và tính chất hiện đại thật hài hoà trong nét bút chấm phá của ông Ozaki Shiro(1898 – 1964) truyện ngắn của ông xuất hiện được độc giả đón nhận rất nhiều ví

dụ như Tổ chim tích linh …

Sau thế chiến thứ hai, văn chương Nhật Bản nở rộ Y Kawabata (1899 –1972) là một con phượng hoàng của giai đoạn đó Tác phẩm của ông thấm sâutinh thần thiền Tông, sự cô đọng trống vắng của thơ Haiku Ông nhận giảithưởng Nobel văn chương năm 1968 Trước chiến tranh ông đã nổi tiếng với

những truyện ngắn như: Cô vũ nữ xứ Izu và các truyện ngắn Trong lòng bàn tay Giờ đây hàng loạt kiệt tác của ông ra đời: Xứ tuyết, Trang điểm, Tiếng rền của núi…cũng được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt Nhà văn nữ chiếm được giải Akutagawa là Shibaki Yoshiko (1914 – 1991) Bà nổi tiếng với loạt truyện ngắn

viết về đời sống của các cô quán rượu và gái điếm…Truyện ngắn của MishimaYukio (1925 – 1970) cũng rất độc đáo

Trong khi hiện đại hoá đất nước, người Nhật không để mất bản sắc mà cònthể hiện một bản lĩnh nghìn đời của dân tộc Qua nhiều khó khăn vất vả, chặng

Trang 12

đường thể nghiệm văn chương của Nhật Bản đã tìm ra tiếng nói của mình và bắtđầu hoà nhập vào văn học thế giới Đi từ hoài nghi thất vọng (Akutagawa)những niềm tin với hồn thiêng núi sông (Kawabata), những cuồng vọng quá đà(Mishima) tới một chủ nghĩa nhân bản quốc tế (Abe Kobo, Oe Kezaburo), truyệnngắn Nhật Bản đã thực sự góp tiếng nói chung trên diễn đàn văn học thế giới.Bên cạnh các nhà văn nổi tiếng cả tiểu thuyết và truyện ngắn, còn có những

nhà văn được bạn đọc ưa thích, đó là: Banana Yoshimoto (Thằn lằn, Giấc mộng kim chi, Tân hôn…)… Những năm cuối thế kỉ XX và đầu thế kỷ XXI, một hiện

tượng văn học cũng gây xôn xao trong giới hâm mộ văn chương, đó là nhà vănHaruki Murakami Không chỉ siêu sao trong lĩnh vực tiểu thuyết, mà ngay trongthể loại truyện ngắn, giọng văn độc đáo của ông cũng thu hút sự quan tâm rộng rãicủa giới nghiên cứu phê bình và độc giả

Haruki Murakami là một nhà văn dường như phản kháng lại văn hoá truyềnthống Nhật Bản Ông viết theo lối hậu hiện đại không thuộc một trường văn hoánào Hay chính xác hơn là một trường văn hoá duy nhất - nền văn hoá tiêu dùngđang chiếm lĩnh toàn cầu Bất cứ người nào cũng sẽ thấy mình hiện diện trongtác phẩm của Murakami Truyện ngắn của ông có cách viết mới lạ, đậm chấthuyền ảo Nhưng đằng sau sự kì ảo đó là một sự kỳ diệu, một vẻ đẹp của sựchân thực Khảo sát qua năm tập truyện ngắn của ông, phần nào bạn đọc sẽ thấuhiểu dụng ý nghệ thuật mà Murakami đã phản ánh trong nội dung của tác phẩm:

Đom đóm, Ngày đẹp trời để xem Kangaroo, Sau cơn động đất, Bóng ma ở Lexington, Người Ti-Vi

Trang 13

CHƯƠNG 2 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG THỜI GIAN, KHÔNG GIAN

VÀ MỘT SỐ MÔ TÍP NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA

HARUKI MURAKAMI

2.1 Thời gian và không gian nghệ thuật

2.1.1 Thời gian nghệ thuật

Thời gian nghệ thuật là một phạm trù của nghệ thuật Trong triết học người

ta xem thời gian là hình thức tồn tại của vật chất Đó là hình tức tồn tại có tínhliên tục, độ dài, hướng, nhịp độ, có ba chiều quá khứ, hiện tại, tương lai và cótính chất không thể đảo ngược “Không một vật chất nào có thể tồn tại ngoàithời gian Mọi dạng tồn tại của vật chất đều có thời gian tồn tại của riêng mình.Ngoài thời gian vật lý, thời gian lịch sử, còn có thời gian sự vật, thời gian tâm

lý Nghệ thuật là một dạng tồn tại đặc thù, nó cũng có thời gian riêng” [24,tr.77] Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể chiêm nghiệm trong tácphẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm,với chiều hiện tại, quá khứ, hay tương lai “Thời gian nghệ thuật là một biểutượng, một tượng trưng, thể hiện một quan điểm của nhà văn về cuộc đời và conngười” [24, tr.78] Thời gian nghệ thuật là một phạm trù có nội hàm triết lý

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại

của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó Cũng như không giannghệ thuật, sự miêu tả trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuấtphát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian Và cái được trần thuật bao giờcũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật Sự phối hợp củahai yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước lệchỉ có trong thế giới nghệ thuật Khác với thời gian khách quan được đo bằngđồng hồ và lịch, thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược, quay về quá khứ, có thểbay vượt tới tương lai xa xôi, có thể dồn nén một khoảng thời gian dài trongchốc lát, lại có thể kéo chốc lát thành vô tận Thời gian nghệ thuật được đo bằngnhiều thước đo khác nhau, bằng sự lặp lại đều đặn các hiện tượng đời sống được

ý thức: sự sống, cái chết, gặp gỡ, chia tay, mùa này, mùa khác…, tạo nên nhịpđiệu trong tác phẩm Như vậy, thời gian nghệ thuật gắn liền với tổ chức bêntrong của hình tượng nghệ thuật Khi nào ngòi bút của người nghệ sĩ chạy theo

Trang 14

diễn biến của sự kiện thì thời gian trôi nhanh, khi nào dừng lại miêu tả chi tiếtthì thời gian trôi chậm lại” [10, tr.322].

Trong thế giới nghệ thuật truyện ngắn của Haruki Murakami có sự phối

hợp của nhiều yếu tố thời gian Trong năm tập truyện ngắn: Đom đóm, Ngày đẹp trời để xem Kangaroo, Sau cơn động đất, Bóng ma ở Lexington, Người Ti-Vi…,

xuất hiện nhiều loại thời gian như: thời gian đồng hiện, thời gian kì ảo, thời gianhồi ức, thời gian sinh hoạt đời thường, thời gian tâm lý, thời gian thực tại…Nhưng ở đây, chúng tôi tập trung đi vào tìm hiểu ba kiểu loại thời gian chủ yếu,

đó là thời gian kì ảo, thời gian sinh hoạt đời thường, thời gian tâm lý

2.1.1.1 Thời gian kì ảo

Trong tác phẩm văn học hậu hiện đại, thời gian luôn chiếm một ưu thếquan trọng, nhất là các kiểu thời gian phi logic, kì ảo Bởi nó có khả năngchuyển tải dụng ý nghệ thuật cao hơn Bên cạnh kiểu thời gian hiện thực vớinhững sự kiện xảy ra theo logic thực tại, còn có kiểu thời gian kì ảo hoặc thờigian siêu thực Là một người rất có ý thức trong sự nghiệp cầm bút, HarukiMurakami đã sử dụng yếu tố thời gian kì ảo làm phương tiện nghệ thuật phảnánh nội dung của tác phẩm rất thành công, đồng thời đem lại cho độc giả nhữngcái nhìn mới về bản ngã Dòng thời gian kì ảo luôn đan xen trong cuộc sống đờithường của các nhân vật trong truyện ngắn Có lúc gián tiếp hoặc có lúc trực tiếptác động đến diễn biến sự kiện trong tác phẩm Cái ảo hoà quyện trong dòng thờigian quá khứ, hiện tại, tương lai Cái ảo được xây dựng như bức tranh muônmàu Điều này chứng tỏ tài năng tưởng tượng, hư cấu phong phú của nhà văn.Truyện ngắn của Haruki Murakami thu hút giới độc giả không chỉ vì nộidung hấp dẫn, mà còn bởi hàng trăm điều kì ảo Ranh giới giữa thực và ảo rấtmong manh Sự đan cài giữa thời gian quá khứ và hiện tại tạo nên một thế giới

đa chiều kích, đa màu sắc Sống ở thời điểm hiện thực nhưng không thực, nhânvật bị cái ảo lôi cuốn đi theo như một mê cung ép buộc ta phải đi vào Nhưngdụng ý nghệ thuật không chỉ dừng lại ở việc miêu tả cái ảo, mà nhà văn chonhân vật lạc vào thế giới ấy để xoá đi nỗi cô đơn, tuyệt vọng, chán chường, tẻnhạt ở đời sống thực Và đó cũng là sự nổi loạn của con người cô đơn

Trong Lưỡi dao săn, con dao là kí ức, nhưng kí ức là những mảnh đời qua

thời gian Thời gian sẽ còn lại sau cùng khi hư vô tàn phá tất cả Người thanhniên quay ngược cỗ máy thời gian trở về quá khứ, nơi đó đã tồn tại một khoảngthời gian ảo mà anh ta không xác định rõ được “Có một con dao sắc chém vào

Trang 15

phần mềm của đầu tôi, nơi mà kí ức hiện hữu Nó mắc kẹt sâu trong đó Nhưng

nó không làm tổn thương hay đè nặng lên tôi Nó chỉ mắc kẹt ở đó Và tôi đứngmột bên, nhìn vào cảnh tượng đó như thể nó xảy ra với một ai khác Tôi muốnngười nào đó rút con dao ra, nhưng không ai biết con dao mắc kẹt trong đầu tôi.Tôi nghĩ về việc mình tự kéo nó ra, nhưng tôi không thể đưa tay vào trong đầumình được Đó là điều lạ lùng nhất Tôi có thể chém chính mình nhưng khôngthể kéo con dao ra được Và rồi tất cả mọi thứ bắt đầu biến mất Tôi cũng bắtđầu phai mờ dần Chỉ còn con dao ở lại Chỉ có con dao là luôn luôn ở đó - đếntận lúc cuối cùng Như xương của một động vật tiền sử trên bãi biển” [16,tr.187] Thời gian như ngưng đọng lại trong khoảng không của hồi ức, sự cô đơntận cùng khi mình bị lạc loài giữa lối sống mà vật chất chi phối hoàn toàn

“Giữa ý thức và vô thức, giữa nghiệm sinh và thần khải, giữa mê cuồng và

giác ngộ chỉ là một biên giới mong manh” [16, tr.161] Gương soi - một sự đối

diện tự vấn lương tâm Nhân vật “tôi” dẫn truyện đưa độc giả lạc vào thế giới

ma ảo để cùng thử cảm giác ghê sợ: “Nhưng một lần, và chỉ một lần thôi, tôicảm thấy sợ hãi tận đáy lòng Chuyện xảy ra cách đây hơn mười năm và tôi chưa

kể cho ai nghe cả Ngay khi nói về chuyện đó tôi cũng đã cảm thấy sợ rồi” [16,tr.162] “Cuối cùng thằng kia tôi cũng cử động Hắn đưa những ngón tay củabàn tay trái chạm từ từ vào má và xoa khắp mặt Tôi nhận ra mình cũng làm nhưvậy Như thể chính tôi là hình ảnh trong gương Điều tôi muốn nói là, dườngnhư hắn điều khiển được tôi” [16, tr.166] Cái bóng trong gương hay là chínhmình cũng làm cho con người cô đơn, sợ hãi Thời gian ảo ấy ám ảnh nhân vật

“tôi” đến mức không dám dùng gương soi để cạo râu Có những khoảng thờigian gây cho người đọc cảm giác “rợn tóc gáy” nhưng đó không phải là do maquỷ mà chỉ là điều khó tin trong cuộc sống Chìm trong thế giới cô đơn, buồnchán, con người hay tưởng tượng ra cảnh tượng không thực: “Họ là ma Đámngười ngồi trong phòng khách, nghe nhạc và tán gẫu, vui vẻ, hoà nhã với nhaukia không phải là người thực Cho đến tận bây giờ tôi mới nhận ra điều kì quặcthật hoàn toàn lố bịch khi nghĩ rằng có ai đó đột nhập vào nhà và tổ chức đánhchén” [16, tr.139] Tuy nhiên thế giới không thực ấy lại tác động mạnh đến cuộcsống của con người Bởi ở đấy họ tìm thấy sợi dây liên kết con người lại vớinhau

Thời gian trong mỗi câu chuyện mang những yếu tố riêng không dễ nắmbắt được Thời gian hoang đường, khó hiểu: “Dù sao thì lần ấy tôi cũng bị nhốt

Trang 16

trong xe taxi trên con đường đang kẹt xe Mưa thu rơi thành tiếng lộp độp trênmui xe Mỗi lần máy đếm tiền trên xe taxi tăng số lại nghe xạch một tiếng nhưtiếng đạn bắn qua từ miệng loa súng săn đâm xuyên qua não tôi” [4, tr.45] Ở

Chuyện quái đản trong thư viện, thời gian tồn tại nửa thực nửa hư Khoảng thời

gian dưới căn hầm thư viện ấy xẩy ra như một giấc mơ Nhân vật “tôi” sốnggiữa hai thế giới nhập nhằng vào nhau Ảo có trong thực và thực có trong ảo.Ông già trông coi phòng sách trong một góc sâu, đưa nhân vật “tôi” giam cầmvào một căm hầm có nhiều tầng bậc và cảm giác nhiệt độ khác nhau Thời gian

đặt ra là một tháng, anh ta phải đọc thuộc ba cuốn sách: “Cuốn lịch sử thu thuế Ottoman - Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật ký thu thuế Ottoman - Thổ Nhĩ Kỳ, rồi cuốn Phong trào chống thuế trong đế quốc Ottoman - Thổ Nhĩ Kỳ” [4, tr.182] Nếu không sẽ

bị hút não óc rồn rột ra hết “Lần giở các trang sách, tôi thấy mình biến thànhquan thu thuế Ibn Hamad Hashur (thật ra tên còn dài nữa kia), thắt lưng đeogương bán nguyệt, rảo bước trên phố Baghdad để thu thuế cho nhà nước Mùi

gà, thuốc lá, cà-phê quánh đặc lại như dòng sông ngưng đọng trên đường Hàngtrái cây bầy bán những thứ trái cây tôi chưa hề thấy bao giờ” [4, tr.199] “Ngồi

đọc Nhật ký thu thuế Ottoman - Thổ Nhĩ Kỳ một hồi, tôi lại biến thành quan thu

thuế Ibn Hamad Hashur Ban trưa thì rảo bước trên các nẻo đường Baghdad,chiều tối thì cho chim két ăn Trên bầu trời đêm trăng non nổi lên như lưỡi daocạo, từ xa có tiếng tiêu ai đấy thổi vọng lại Nô lệ da đen đốt hương trong phòng,rồi tay cầm cây đập muỗi, xua đập muỗi chung quanh tôi” [4, tr.207] Không chỉ

có vậy, thời gian này anh còn được gặp một cô gái xinh đẹp, cô gái như một giấcmơ: “Đến 7 giờ, có tiếng gõ cửa Một thiếu nữ tuyệt đẹp, đẩy một xe tay thức ănvào phòng Vẻ đẹp đến nhức cả mắt” [4, tr.196] Đoạn cuối chặng đường trốnthoát khỏi thư viện quái đản này, anh gặp một cảnh tượng hết sức phi lý, hoangđường: “Đúng lúc ấy, tôi nhận thấy giữa hai hàm răng con chó, con chim sáo đáđang phình lên dần dần Rồi phình nở lớn đến cỡ một con gà, rồi như cái cầntrúc xe hơi, chống căng hai hàm răng con chó ra toang toác Con chó dợm rú lên,nhưng không còn kịp nữa Miệng chó rách toang, nghe tiếng xương gẫy bắn ra”[4, tr.223] Chìm vào giấc mộng quái đản trong thư viện giờ nhân vật “tôi”không nhận ra đâu là thực nữa: “Ngay cả chuyện mình đã làm có thật là đúnghay không, tôi cũng không còn xác tính được nữa” [4, tr.225 – 226] HarukiMurakami để cho nhân vật sống giữa hai thế giới để nhận ra chính con ngườimình, tìm một hướng đi đúng trong cuộc sống hiện tại

Trang 17

Ngòi bút của Murakami lướt qua nhanh nhưng người đọc hiểu được dụng ýbên trong Xoá nhoà thời gian trong các truyện thực, ghi chú chính xác ngày giờtrong các truyện ảo nhằm tạo lập một thế giới không thể phân biệt đang ở trạng

thái thực hay ảo Trong truyện ngắn Người Ti-Vi, nhà văn đã ghi chú rõ ràng

thời gian xuất hiện hành động cũng như biến mất của Người Vi: “Người

Ti-Vi đến phòng tôi lần đầu vào chạng vạng tối chủ nhật” [8, tr.15] Người Ti-Ti-Vixuất hiện trong khoảng thời gian không lâu nhưng đã làm xáo trộn đồ đạc cũngnhư cuộc sống của nhân vật “tôi”: “Từ lúc bọn tivi vào phòng cho đến lúc họ rakhỏi tôi chẳng hề cử động chút nào Cũng không nói một lời nào Chỉ nằm suốttrên ghế dài mà nhìn họ làm việc” [8, tr.24] Người Ti-Vi xuất hiện như một ảogiác nhưng lại mang đến cho nhân vật của Murakami bài học lớn trong cuộc đời.Ranh giới thời gian thực và ảo bị phá vỡ, nhân vật trong truyện ngắn củaMurakami sống trong thời gian của mình mà như lạc giữa cuộc đời của kẻ khác,tồn tại giữa một thế giới thực mà như lang thang đâu đó giữa thời gian phi thực:

“Kể lại như thế này thì cảm thấy như đang nói chuyện gì xẩy ra trong cuộc đờingười khác” [8, tr.90]

Trong truyện ngắn của Haruki Murakami có lúc ta bắt gặp ông đếm từngnhịp đập của thời gian thực tại: “Nôn mửa và cú điện thoại ấy vẫn tiếp tục nhưthế Trọng lượng thân thể tôi suy giảm thấy rõ Anh chờ cho tí…À, đây rồi…Trọng lượng ngày 4 tháng 6 đã là 64 kg Đến 21 tháng 6 còn 61 kg, rồi ngày 10tháng 7 chỉ còn 58 kg thôi đấy So với chiều cao của tôi thì con số ấy như giả tạoấy” [8, tr.235] Murakami để cho nhân vật ngồi đếm từng bước đi thời gian mộtcách cụ thể, rõ ràng Thời gian luân hồi theo quỹ đạo, hết hạ lại sang thu… Côđơn, không tìm được lối thoát ở hiện tại, con người quay sang tìm đến một cỗmáy thời gian ảo Đó cũng là sự giải thoát cô đơn, nhàm chán Đồng thời tạodựng cho mình một niềm tin vào cuộc sống Katagiri chìm vào giấc mộng cùngCậu Ếch cứu Tokyo Cuộc sống thực nhàm chán, anh muốn có một cái gì mới lạ.Lạc trong thời gian siêu thực: “Tim anh đang thong thả đập đúng quy tắc nhịpđiệu của cuộc sống Anh không hiểu phần nào là sự thật đã xảy ra, mà phần nào

là ảo tưởng Có phải Cậu Ếch có thật, đã đánh nhau với Cậu Trùn và đã chậnđứng được trận động đất Hay tất cả chỉ là giấc mộng dài giữa ban ngày” [6,tr.168] Chỉ có trong thời gian ảo, một số phận bé nhỏ như Katagiri và Cậu Ếchmới tự do nhận ra chân lý đúng sai mà thế giới thực tại tạo ra Tự quyết định giảicứu trận động đất ở Tokyo Lấy bối cảnh sự kiện trận động đất ở Kobe, bằng

Trang 18

cách đưa giả thuyết ảo, nhà văn Haruki Murakami như muốn được quay ngượcthời gian để làm ngưng lại thảm hoạ địa chấn này.

Thời gian cứ chuyển động như không có sự hiện diện của con người Conngười không còn cảm giác gì với thời gian thực tại Bởi thời gian thực tại cứtrầm lặng đến kỳ lạ: “Đã 7 giờ tối Bóng đêm xanh thẫm và mùi cần sa ngàongạt bao trùm căn phòng Bóng tối chênh vênh kỳ lạ” [7, tr.72 – 73] Thời gianchênh vênh hay lòng người chênh vênh vô định Ngày qua ngày, thời gian chậmchạp trôi, vẫn từng công việc ấy, từng khoảnh khắc ấy Đời người sẽ già theonăm tháng Nhưng phải có một nơi nào đó ở thế giới khác là điểm trú chân lúcmệt mỏi của họ Thời gian kì ảo khuất trong hồi ức và các giấc mơ sẽ là cứucánh để nhân vật của Hauruki Murakami thoát thực tại và tìm thấy bản ngã: “Thìquãng đời còn lại ấy, cứ sống mơ màng như nằm mộng ấy chứ gì Chẳng còn lolắng, chẳng còn khổ đau gì nữa Chẳng còn phải lo thiếu thì giờ, hay lo bài làm

ở nhà gì nữa cả Thế đấy, tuyệt vời chứ nhỉ?” [4, tr.200] Murakami để cho nhânvật lạc vào cõi mộng tưởng, cõi vô thức để tìm kiếm hơi ấm ở một thế giới khác.Thời gian huyền ảo, kì diệu từ giấc mơ đến hồi ức là dụng ý nghệ thuật của nhàvăn Murakami, cuộc sống sẽ hồi sinh và bừng nở trở lại như những bông hoaanh đào trong tiết xuân Nỗi cô đơn lui về dĩ vãng, niềm vui và niềm tin có ởhiện tại và tương lai

2.1.1.2 Thời gian sinh hoạt đời thường

“Thời gian sinh hoạt đời thường là thời gian con người thực hiện các hoạtđộng sống: thời gian ngủ, thời gian ăn, uống, dạo chơi, đàm đạo, làm việc…Đisâu vào lớp thời gian này chúng ta sẽ hiểu được trạng thái sống và tồn tại củacon người” [24, tr.84]

Thời gian sinh hoạt đời thường gắn liền với những gì thuộc về đời sống củacon người trong thực tại Nhân vật được đưa vào một quá trình vận động củathời gian và không thể tách rời sự vận động ấy Chính thời gian sinh hoạt đờithường đã tạo nên những tính cách, tâm trạng, hành vi của nhân vật Thông qua

đó, tác giả muốn thể hiện cái nhìn hiện thực về cuộc sống

Giới phê bình đã tốn nhiều giấy mực để viết về truyện ngắn của HarukiMurakami Tiết điệu nhạc Jazz, tính ngẫu hứng, cấu trúc mãnh vỡ kiểu hậu hiệnđại…những thứ không hề là truyền thống văn chương Nhật Bản, nhưngMurakami đã làm nên một phong cách mới và sáng tạo, điểm khác mọi nhà văn

là ở đó Văn chương truyền thống phản ánh dạng thức như nó có, và những tư

Trang 19

tưởng ẩn phía sau hình ảnh Bức tranh của Murakami là thực nhưng sự thực trầntrụi, ngay cả khi ông miêu tả sex, về những con người và đời sống thường nhật,nhưng không theo chủ nghĩa hiện thực chúng ta vẫn hiểu mà theo lăng kính chủnghĩa siêu thực (thực và ảo lẫn lộn) Chuẩn mực của xã hội Nhật Bản truyềnthống đã và đang chết Lý tưởng thanh niên Nhật, thanh niên Mỹ hiện nay, khi

xã hội bước sang giai đoạn thịnh vượng, khi toàn cầu hoá diễn ra trong mọi lĩnhvực đang bị khủng hoảng Những sinh hoạt ấy thể hiện trong tình yêu gắn vớitình dục, hay là sự hấp dẫn của nhục thể giữa những người đối diện với nhau.Những sự việc hằng ngày đang diễn ra liên tục theo một lịch trình lập sẵn

Thời gian sinh hoạt của các nhân vật trong truyện ngắn của Murakami chủyếu là giới trẻ, những sinh hoạt nhàm chán của các đôi vợ chồng trẻ, nhữngchàng và nàng thanh niên cô đơn, hoặc là những sinh viên sống trong kí túc xá,với những nội quy nghiêm ngặt được thực hiện bởi những người quản lý khó

tính Nhân vật “tôi” trong Đom đóm, mười tám tuổi bước vào đại học, ở trong

một cư xá nằm ở đất cao của phường Bunkyo Sống trong khoảng thời gian màngày ngày cứ lặp đi lặp lại những sự việc ấy: “Chỉ biết là từ mùa xuân 1967 chođến mùa thu năm sau, tôi đã sinh sống trong cư xá ấy Từ góc độ sinh hoạtthường ngày mà nhìn thì có hữu khuynh hay tả khuynh, nguỵ thiện hay nguỵ ác

gì gì đi nữa, cũng chẳng là bao nhiêu” [7, tr.19] Sáng 6 giờ kéo cờ, chiều tối thì

có nghi lễ hạ kỳ Chỉ riêng nhân vật “tôi” thắc mắc, chẳng ai chú ý cả Sốngcùng phòng với anh là một anh chàng thanh niên cứ động đến hai chữ địa đồ làlắp ba lắp bắp, mà lại nuôi chí vào làm trong Viện Địa lý Quốc gia Cuộc sốngcủa anh bị xáo trộn bởi anh chàng ấy: “Mỗi buổi sáng, cứ đúng 6 giờ là nó thứcdậy, quốc ca thay cho đồng hồ báo thức…Thế rồi nó thay quần áo, ra nhà vệsinh đánh răng rửa mặt…Về lại phòng là vuốt cho thẳng cái khăn mặt, treothẳng thớm lên móc áo Bót đánh răng và xà phòng trả ngay ngắn vào ngăn kéo.Xong rồi nó mở máy nghe đài, bắt đầu tập thể dục theo đài” [7, tr.24] “Cứ thế,tuổi mười tám của tôi cũng qua đi Mặt trời lên, mặt trời lặn, quốc kì lên, quốc kìxuống Chủ nhật thì hẹn hò với người yêu bạn mình đã chết” [6, tr.39] “Vẫnnhư trước là tôi lại ngồi trên ghế hành lang hàng giờ” [7, tr.47] Qua bao thángngày thói quen đó vẫn diễn ra, dù ở tình trạng vô thức Một chu trình đều đặnkhiến con người càng cô đơn lạc lõng Ánh sáng đom đóm là niềm hi vọng cuốicùng của anh cũng tuột mất

Trang 20

Một điều dễ nhận thấy là trong tác phẩm của mình, Murakami đã đưa ranhững quan điểm riêng về tính dục, như chính lời ông nói: “Tôi tự tạo quy tắccho mình” Theo ông, “tình dục chỉ là một loại thể thao” Murakami viết về tínhdục nhưng văn phong của ông không nhuốm màu tính dục Thậm chí ta còn thấyvui nữa Để duy trì cuộc sống tình yêu - hôn nhân thì con người cần phải nuôidưỡng tâm hồn mình, đặc biệt là đời sống tình dục Tình dục cũng là khoảngthời gian sinh hoạt đời thường của con người Tình dục nuôi dưỡng cả phươngdiện vật chất và tinh thần “Chiều xuống ở nhà mãi cũng khổ, nên đêm nào côcũng mặc quần áo mới mua vào rồi đi ra khỏi nhà, tìm đến các quán rượu, quanhRoppongi hay Aoyama mà nhấm nháp mấy li rượu, cho đến giờ tàu điện cuốitrong ngày…Khởi đầu cô đã ngủ với một y sĩ trung niên” [8, tr.251] “Khi côthức giấc khoảng mười giờ sáng thì người đàn ông đã đi làm Trên bàn có mộtphong bì đựng 7 tờ 10 ngàn Yên” [8, tr.253] Hoặc: “Đến ba giờ rưỡi, hắn hẹn

hò người yêu của bạn thân hắn ở phòng trà trong khách sạn…Rồi ngủ với ngườiyêu của bạn thân Chuyện làm tình cũng xuôi lọt, hoàn toàn không có trắc trở gìcả” [8, tr.230] Ăn ngủ đi lại là nhu cấu sống của mỗi người Có sinh hoạt nhận

và cho mới hài hoà được cuộc sống

Cuộc sống tẻ nhạt như một cỗ máy nếu như thời gian để thực hiện công

việc hàng ngày không thay đổi Chim vặn dây thiều và phụ nữ ngày thứ ba là

câu chuyện của một người đàn ông bỏ việc trong một hãng luật sư Công việccủa anh nói gọn là một nhà chuyên môn việc vặt Một chuỗi thời gian cứ lặp lạihàng ngày qua các việc làm của anh: “12 rưỡi, như ngày thường, tôi khoác lênvai túi xách lớn bằng vải bố đi mua sắm… [7, tr.315] Thông qua việc miêu tảsinh hoạt đời thường, nhà văn đã xây dựng thành công các nhân vật của mình,

họ là những người có cuộc sống trầm lặng, giản dị, một tâm hồn đa cảm Hếtngày này qua tháng khác, hết năm này qua năm khác…, cuộc sống diễn ra nhưmột chu trình Đây cũng là thành công của Murakami trong việc tạo dựng nênmột bức tranh hiện thực về đời sống, sinh hoạt của một thế hệ trẻ thanh niênNhật Bản lúc bấy giờ Người Nhật đang từng bước tiếp nhận lối sống mới, chịuảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Phương Tây, đặc biệt là lối sống Mỹ Lối sống

ấy làm cho họ thay đổi cách nhìn nhận về một xã hội truyền thống Họ thích ứngnhanh với lối sống Mỹ, một lối sống mang tính chất tư bản chủ nghĩa Tiếp thunhịp sống mới đã tạo nên những cá nhân độc lập, thỏa mãn khát vọng vì mụcđích lý tưởng của mình Một ngày nghỉ cuối tuần, cũng là nơi tập trung bao điều

Trang 21

kỳ lạ, khiến cho con người mất cảm giác vào thực tại: “Tôi vốn ưa thời khắcchạng vạng tối chủ nhật” [8, tr.15] “Thế là suốt buổi chiều tôi nằm chường trênghế dài, một mình lơ tơ mơ Chẳng có việc gì làm cả” [8, tr.19] Ăn sáng đi làm

và lại về nhà vào lúc chiều tối, tắm giặt lại ăn và ngủ Chuỗi thời gian sinh hoạt

vô vị, cô đơn nhưng đó là sự sống của con người Như có một nhà triết học nào

đó đã từng nói: “Tôi suy nghĩ nghĩa là tôi tồn tại” Con người vận động chứng tỏcon người là một hình thể của vũ trụ

Hành trình cuộc đời của con người là một vòng tròn khép kín: Sinh – Bệnh - Tử Dù người thường hay người khác thường đều có thời gian sinh hoạtgiống nhau Kano Creta là một cô gái khác người thường Hễ đàn ông thấy cô làmuốn cưỡng hiếp: “Bất cứ người đàn ông nào cũng thế, hễ thấy em là đè ngayxuống sàn, và cởi thắt lưng ra” [8, tr.93] Nhưng công việc hàng ngày của cô vẫndiễn ra đều đặn: “Công việc của em là gìn giữ nước ấy cẩn thận Có chút bụi rơivào thì vớt ra; mùa đông phải giữ cho nước đừng đóng băng; mùa hè giữ cho

Lão-nước không bị côn trùng rơi vào” [8, tr.92] Chuyện trong nhà là câu chuyện về

thời gian anh trai và em gái chung sống dưới một mái nhà trọ Hai anh em bắtđầu sống từ mùa xuân người anh 22 tuổi, em gái 18 tuổi Thời gian sinh hoạt củahai anh em chênh lệch nhau: “Tôi làm việc trong bộ môn quảng cáo cho mộthãng chế máy móc điện nên buổi sáng đi làm tương đối trễ, và buổi tối về nhàtrễ Em tôi thì sáng đi học sớm, khoảng chiều là về đến nhà rồi” [7, tr.228] Khingười em vào đại học thì mô thức sinh hoạt của hai anh em có thay đổi: “Em đilàm nghiêm túc, từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, còn sinh hoạt của tôi thì lè phèhơn Ngày ngày, khoảng gần trưa tôi mới đến sở, đọc báo ở bàn mình, ăn trưa,đến khoảng 2 giờ chiều mới thật sự bắt đầu làm việc, chiều tối mới bàn thảocông việc với đại lý quảng cáo, tối thì đi uống rượu đến quá nửa đêm mới về”[7, tr.230] Đồng hồ sinh hoạt của hai con người thay đổi theo từng khoảng thờigian, từng công việc Tuy nhiên nó chẳng có bước tiến khác mới mẻ hơn Không

đi làm, người anh lại chìm trong những cuộc hoan lạc với những cô bồ hoặc điuống rượu Câu hỏi “không hiểu chúng tôi sẽ ra sao nhỉ?” cứ ám ảnh người anh

Đi qua thời gian của tuổi trẻ, chúng ta cũng phải nên thiết lập cho mình mộtcông trình có ích cho tương lai

Xây dựng thời gian sinh hoạt đời thường nhưng ẩn chứa bên trong vừa làgiọng văn nghiêm túc, vừa bỡn cợt, đơn giản nhưng thâm thuý Như anh chàng

bạn cùng phòng với nhân vật “tôi” trong Đom đóm chẳng hạn Ở anh có cái gì

Trang 22

đó vô nghĩa với kiểu thời gian tập thể dục Thể dục rồi nhảy nhảy, ngày nàocũng răm rắp với bài hát quốc ca: “Đâu có đoạn nào mà bỏ được Mười lăm nămliên tiếp tập thế rồi, cứ bắt đầu là không cần suy nghi…nghĩ…nghĩ gì cũng làm

đủ một chuỗi động tác ấy Bỏ một đoạn là tịt ngay, không sao làm hế… hết…hếtđược” [7, tr.26] Thế nhưng Murakami lại mỉm cười nhân hậu nói với bạn đọcrằng, bất kỳ một sự kì dị nào cũng có quyền tồn tại và vì thế mà nó có cái lí của

nó chứ, miễn là không hại ai Và rồi cũng chính Murakami chỉ ra cho chúng tathấy cái kiểu sống có mục đích và nguyên tắc của cái anh chàng mê địa đồ kialại nực cười và vô nghĩa Hay như người yêu của bạn nhân vật “tôi” sống thiếuđịnh hướng, chẳng quan tâm đến cái gì nhưng thực tế lại có một sức sống rấtmạnh mẽ và đầy tinh thần trách nhiệm: “Em nghĩ một ngày nào đó, ở một nơinào đó trên thế giới bấp bênh này, nếu mà em gặp lại được anh thì lúc ấy, có lẽ

em sẽ tỏ bày rõ ràng được với anh rất nhiều điều” [7, tr.47] Hoặc nhân vật “tôi”

trong Con voi biến mất có sở thích sưu tầm những trang báo có viết về con voi

mà thành phố nhận nuôi Trên thực tế nhiều người trong chúng ta có sở thíchsưu tầm tem, tranh ảnh về một ca sĩ hay nhạc sĩ nổi tiếng nào đó…Ai cũng tìmthấy một chút mình trong cuộc sống thường ngày của các nhân vật trong truyệnngắn Haruki Murakami là như thế

Xã hội Nhật Bản hiện đại là một xã hội lắm bão tố phong ba, và trong cái

xã hội đó con người đang từng ngày, từng giờ phải sống trong nỗi cô đơn, cảmgiác bất an Chính cái xã hội phức tạp, cạnh tranh gay gắt đó đang biến thể xác

và tinh thần con người trở thành những cái máy chỉ biết làm việc và làm việc màthôi Cuộc chạy đua của sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội đã nhào nặn nênnhững nhu cầu về tinh thần của con người được lập trình sẵn, và con người chỉ

có thực hiện theo mà thôi Sống trong thời gian sinh hoạt đời thường luẩn quẩn, conngười bị bó hẹp, đầy đủ tiện nghi nhưng cô đơn, lạc lõng giữa thế giới sôi động

2.1.1.3 Thời gian tâm lý

Văn xuôi hậu hiện đại thường mang dấu ấn phủ định lại những gì thuộchiện đại Để tiếp cận hiện thực và đối tượng được phản ánh, các nhà văn thường

sử dụng những thuật ngữ như mã kép, đảo lộn trật tự thời gian, thời gian tâm lý,lắp ghép…, đó cũng là cách làm nên phong cách riêng của người nghệ sĩ

Thông qua dòng thời gian siêu thực, trôi theo dòng hồi ức của các nhân vật,các truyện ngắn của Murakami mang nhiều tầng nghĩa nhân bản và tầng nghĩacủa sự quy ước xã hội Nhật Bản Yếu tố thời gian phụ thuộc, chi phối bởi dòng ý

Trang 23

thức và tâm trạng của nhân vật trong tác phẩm Đan xen giữa quá khứ, hiện tại

và tương lai làm cho thị giác và hồi ức của nhân vật được dung hợp Người thứ bảy là câu chuyện của nhân vật “tôi” ám ảnh về cơn sóng thần gần bốn mươi

năm trời Đó là khoảng thời gian cơn sóng thần cuốn trôi đi người bạn thân thiếtnhất: “Vào một chiều tháng chín, năm tôi lên mười tuổi, ngọn sóng đó suýt nữakết liễu cuộc đời tôi” [16, tr.69] “ Nhưng thay vì vậy, nó đã tháo sạch phần tinhtuý nhất của tôi để trút vào một thế giới khác Phải mất nhiều năm sau tôi mớihoàn toàn bình phục Phải mất bao nhiêu thời gian quý báu của đời tôi” [16,tr.69] Thời gian cuộc sống đời thường của mọi người cứ diễn ra liên tục, riêngcủa anh, thời gian như lắng đọng sống trong ám ảnh về thời gian tuổi ấu thơ, nơi

đó đau thương và cú sốc tâm lý đã đánh gục ngã anh Sau khi cơn sóng thầncướp đi người bạn, người anh em tốt, nhân vật “tôi” luôn sống trong tâm trạngbất an, mỗi đêm là một ác mộng: “Dù cố gắng bao nhiêu đi nữa tôi cũng chẳngthể khi nào quên được cảnh tượng K tựa những bọt biển trên đầu đỉnh sóngngoác miệng cười vui vẻ” [16, tr.80] “Mãi cho đến bốn mươi tuổi, tôi vẫn chưa

về thăm lại quê nhà và cũng không dám bén mảng ra bờ biển lần nào nữa” [16,tr.82] Câu chuyện mà nhân vật “tôi” kể khiến cho người nghe đi từ ngạc nhiênnày đến bất ngờ khác theo dòng hồi tưởng về kí ức tuổi thơ

Haruki Murakami luôn để cho cái “tôi” của các nhân vật tự do kể và kể.Chính vì thế, thời gian ở đây tuỳ thuộc vào trạng thái tâm lý của nhân vật Thờigian diễn ra có lúc chậm, có lúc nhanh, có lúc được dồn nén trong một khoảnh

khắc Gương soi là dòng hồi ức của nhân vật “tôi” với kí ức của hơn mười năm

về trước với nỗi sợ hãi tận đáy lòng: “Chuyện xảy ra cách đây hơn mười năm và

tôi chưa kể cho ai nghe” [16, tr.162] Truyện Cái nghèo của tôi hình miếng bánh pho mát bắt đầu bằng thời gian đôi vợ chồng trẻ sống trên khu đất Vùng Tam Giác: “Vợ chồng tôi đã có thời sống trên “Vùng Tam Giác” ấy Chuyện đâu

khoảng năm 1973 hoặc 1974” [4, tr.137] Từ thời gian quá khứ quay ngược vềthời hiện tại, đó là một kỉ niệm, một thời điểm để rèn luyện lòng quyết tâm vươnlên cuộc sống giàu có của con người: “Ngày nay, mỗi lần nghe ai nói chữ

“nghèo”, tôi lại nhớ đến khu đất hình tam giác dài mà hẹp ấy” [4, tr.144] Trảiqua khó khăn và sự nỗ lực phấn đấu đã giúp họ tự tin hơn, mạnh mẽ hơn, vữngvàng hơn trong cuộc sống

Haruki Murakami không đi theo con đường của các bậc tiền bối lừng danh.Ông không theo đuổi cái đẹp bi cảm như Y.Kawabata, cái đẹp quý phái như

Trang 24

J.Tanizaki hay cái đẹp bạo liệt như Y.Mishima, mà ông tạo dựng một cái đẹpmới: cái đẹp của đời sống thường ngày và tự nhiên Theo dòng thời gian tâm lýcủa nhân vật, người đọc khám phá được nhiều nét đẹp dành riêng cho mình Mỗicon người dù muốn hay không, đều có những mối gắn kết với những người xungquanh bằng những sợi dây vô hình “Ngày xa xưa, hồi tôi còn trẻ thì tất nhiênkhông hề suy nghĩ như thế Thời ấy tôi chỉ hồn nhiên nghĩ rằng tính dục là miễnphí” [8, tr.240 – 241] Nhưng khi đã đến tuổi trưởng thành thì suy nghĩ dần dần

có khác đi: “Chúng ta lao động, kiếm tiền, đọc sách mình thích, bỏ phiếu bầu cử,

đi xem đá bóng, ngủ với đàn bà…, mỗi một thao tác như thế đâu có vận hànhđộc lập với nhau, mà kết cuộc, chỉ là những tên gọi khác nhau của cùng mộtthực thể mà thôi” [8, tr.241] Con người là tổng hoà các mối quan hệ, nên không

vì một cái này mà ta dễ dàng vứt bỏ cái bên cạnh được Trong thực tại này,những gì liên quan đến cuộc sống của con người đều gắn kết chặt chẽ với nhau,không tách rời

Đa số lượng thời gian tâm lý của nhân vật trong truyện ngắn của HarukiMurakami thường gắn liền với một sự ám ảnh, một nỗi buồn, hoặc một hànhđộng diễn ra trong quá khứ Là những con người bất bình thường, là những sinhlinh cô độc khép mình trước thế giới, tự dựng nên những hàng rào tâm lý, tựbuộc mình cách li với cộng đồng Nhìn bên ngoài thì cuộc sống của họ chẳng có

gì không ổn, nhưng bên trong vẫn thiếu cái gì đó: “Đến khi đồng hồ chỉ 11 giờđêm, ngay cả tôi cũng đâm ra sợ Em đã nói liên tục như thế hơn bốn giờ đồnghồ” [7, tr.43] “Tảng sáng, mưa ngừng…Trầm mặc lại chiếm trọn em như dạotrước” [7, tr.45] Ám ảnh với cái chết của người bạn trai mãi mãi tuổi mười bảy

đã tạo nên tâm trạng trầm mặc của cô gái Mỗi người ra đi đều để lại sự mất mát

và nỗi đau không thể diễn tả bằng lời cho những người đang sống Sau cái chết

của K, nhân vật “tôi” trong Người thứ bảy không ý thức được mình đang sống

trong thời đại nào, anh không dám ngủ với cô gái nào vì sợ đánh thức họ giữađêm khuya bởi những cơn ác mộng Cũng giống như người anh họ trong tác

phẩm Cây liễu mù và cô gái ngủ, một thời khắc đi qua là gắn liền với tâm trạng

buồn vui, nuối tiếc, bất an, cô đơn…Trong khoảng năm năm hai anh em khônggặp nhau đã tạo nên một khoảng cách, cách nói chuyện như có một bức mànngăn cách: “Trong khoảng năm năm ấy, nó từ 9 tuổi đã lên 14 tuổi, và tôi cũng

đã từ 20 lên 25 tuổi rồi Khoảng trống thời gian ấy đã tạo ra giữa chúng tôi bứcmàn ngăn trong suốt khó mà xuyên thấu” [7, tr.120] Sau những lời đối thoại với

Trang 25

người em, kí ức lại hiện về với người anh: “Mùa xuân năm ấy đã có nhiềuchuyện xảy ra Chia tay với bạn gái, tổ mẫu mất vì ung thư đường ruột” [7,tr.125] Lúc cùng em họ đến bệnh viện thì người anh lại hồi tưởng về tám nămtrước: “Tám năm trước, tôi đã đến bệnh viện kia, một bệnh viện nhỏ bên bờbiển” [7, tr.130] 11 giờ 45 phút, đứa em họ chưa quay trở lại: “Tôi trở lại với trínhớ một lần nữa, nghĩ đến cây bút bi nhỏ màu hoàng kim trong túi áo trên ngực

cô ấy” [7, tr.132] 12 giờ 20 phút, người anh quay về trạng thái thực tại Thực tạinhư đang chìm trong thời gian của quá khứ Chuẩn bị lên xe buýt trở về, ngườianh lại nhớ về kỉ niệm cùng người bạn đi thăm người yêu của bạn nằm trongbệnh viện Và rồi người anh cũng mang ý thức quay về với thực tại Murakami rấttài tình trong việc xây dựng dòng thời gian tâm lý của nhân vật, đưa nhân vật từhiện tại về quá khứ, từ giấc mơ đến hiện tại để nhận ra cái tốt đẹp của cuộc sống.Quá khứ nuôi dưỡng hiện tại, nhân vật không hoà hợp được với thời gian hiện tại,

do đó họ quay trở về thời gian quá khứ - thời gian mà họ có nhiều kỉ niệm đẹp.Thời gian tâm lý được bắt gặp trong những giấc mơ và mộng tưởng: “Khi tôiđâm vào không khí, tôi chợt nhớ người phụ nữ mập mạp - cựu tiếp viên của hãnghàng không Hoa Kỳ…Tôi thử chém họ làm hai, nhưng viễn cảnh biến mất, và tất

cả lại hiện diện ở xa tầm lưỡi dao tôi Tất cả đều là ảo ảnh hay chính tôi là ảo ảnh”[16, tr.187] Mỗi sự kiện trôi qua đều gắn với một câu hỏi tự vấn lương tâm Condao là hình ảnh của thời gian và thời gian ăn sâu vào lớp da thịt nhưng không thấyđau “Thời gian trước ta và sau ta vĩnh viễn không thuộc về ta” [16, tr.170]

Thời gian đồng hiện đan xen cuộc đời nhân vật tạo thành một chuỗi thôngđiệp về con người, giá trị của con người trong cuộc sống Qua phép đồng hiệnthời gian, tác giả để cho nhân vật K hiện lên qua lời kể của người thứ bảy, đó làmột con người tài năng nhưng cơn sóng thần đã cướp đi sinh mạng của anh Cứnhư vậy, tiếp nối thời gian quá khứ và hiện tại càng làm cho câu chuyện trở nên

li kì và hấp dẫn Đồng thời quay về quá khứ để nói lên nỗi bất hạnh của nhân vật

K, sau đó quay lại hiện tại để miêu tả sự dằn vặt và ám ảnh về cơn sóng thần củangười thứ bảy Tác giả như xuất hiện trong chính thời gian đó để cùng chia sẻ vàcảm thông đối với nhân vật của mình “Bây giờ tôi không thể nhớ bao nhiêu thờigian đã trôi qua lúc đó” [16, tr.77] Thời gian sẽ qua đi rất nhanh vì vậy chúng taphải biết nắm bắt tạo dựng dấu ấn trong cuộc đời cho mình ngay lúc này

Như vậy, thông qua thời gian tâm lý, nhà văn đã xây dựng thành côngnhững nhân vật của mình Thời gian phản ánh tâm trạng của nhân vật Dù ở thời

Trang 26

điểm quá khứ và hiện tại, hay thực và ảo, ống kính của Murakami cũng soi chiếutận cùng tâm lý, tâm trạng và tâm hồn của con người trong vô thức lẫn ý thức.Kết hợp ba loại thời gian kì ảo, thời gian sinh hoạt đời thường, thời gian tâm lý,một lần nữa Murakami đã vẻ nên một bức tranh đời sống thanh niên Nhật Bản

đa màu Mỗi con người là một phác thảo để làm nên làm nên diện mạo của mộttầng lớp Những dụng ý nghệ thuật này đã góp phần làm tăng sức hấp dẫn củatruyện ngắn Haruki Murakami

2.1.2 Không gian nghệ thuật

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Không gian nghệ thuật là hình thức bên

trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó Sự miêu tả, trầnthuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trongtrường nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộquảng tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối, caothấp, xa gần, rộng, dài tạo thành viễn cảnh nghệ thuật Không gian nghệ thuậtgắn với cảm thụ về không gian, mang tính chủ quan Ngoài không gian vật thể,

có không gian tâm tưởng Do vậy, không gian nghệ thuật có tính độc lập tươngđối, không được quy định vào không gian địa lý Không gian nghệ thuật trongtác phẩm văn học có tác dụng mô hình hoá các mối liên hệ của bức tranh thếgiới như thời gian, xã hội, đạo đức, tôn ti trật tự Không gian nghệ thuật có thểmang tính địa điểm, tính phân giới dùng để mô hình hoá các phạm trù thế giớinhư bước đường đời, con đường cách mạng Không gian nghệ thuật có thể mangtính cản trở, để mô hình hoá các kiểu tính cách con người” [10, tr.160]

“Cũng như thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật là hình thức tồn tạicủa thế giới nghệ thuật Nếu như mọi vật trong thế giới đều tồn tại trong khônggian ba chiều: cao, rộng, xa và chiều thời gian, thì không có hình tượng nghệthuật nào không có không gian, không có nhân vật nào không có một nền cảnhnào đó” [24, tr.107] Trong truyện ngắn của Haruki Murakami, nổi bật ba kiểukhông gian: không gian ám ảnh, không gian thiên nhiên, không gian thực và ảo

2.1.2.1 Không gian ám ảnh

Một nét đặc sắc trong truyện ngắn Haruki Murakami là ông đã vẽ nênnhững cảnh siêu thực, những không gian ám ảnh nơi mà hành động của nhân vậtdiễn ra Suốt cả cuộc đời nhân vật, không gian ấy được nhắc đi nhắc lại như một

ám ảnh, ám ảnh trong đời sống thường ngày và ngay cả trong giấc mơ, thời gianảo

Trang 27

Trong thế kỷ XX, sự phát triển của các lý thuyết văn chương, các quanniệm mỹ học, một trong những điều bị đẩy đến mức độ tận cùng của sự khủnghoảng chính là mối quan hệ giữa văn học và hiện thực Những truyện ngắn củaMurakami mang đến một hình ảnh về nước Nhật đương đại, dẫu là dưới dạngmột ẩn dụ Đó là một xã hội mà quá khứ vẫn không ngừng hiện diện và ám ảnh.Hơn thế nữa, đó là một ẩn dụ về con người và bản sắc dân tộc Nhật Trong sựvận động của một thế giới đang dần trở thành một thế giới phẳng, nhiều ngườihay ám ảnh bởi những việc bảo tồn, gìn giữ cho một bản sắc văn hoá Liệu

chàng trai trong Người thứ bảy có trưởng thành thật sự được không nếu như

không trải qua một khoảng không gian ám ảnh về cơn sóng thần năm anh mườibốn tuổi: “Tôi chợt nhận ra bóng tối dày đặc vây quanh tôi bỗng nhiên biến mất.Cũng đột ngột như khi xuất hiện, bóng tối đột ngột biến đi không để lại dấu vết”[16, tr.85] “Quá khứ và hiện tại trộn lẫn vào nhau, như căn nhà cũ kỹ của tôi bịphá huỷ rồi tất cả mảnh vỡ cuộn tròn trong dòng xoáy của thời gian Tất cảnhững âm thanh xung quanh ngừng lại, và ánh sáng chập chờn hư ảo… Nhưngtôi không sợ gì hết Không có gì phải sợ Tất cả đều đã là quá khứ” [16, tr.86].Vấn đề lớn đối với con người nơi đây không phải là gìn giữ một giá trị mà là tìmkiếm một giá trị cho cuộc sống Trong ý thức, vấn đề lớn nhất đối với đời sốngđương đại là con người phải đối diện và vượt qua sự vô nghĩa của đời sống Bởiđời sống suy cho cùng, không thể là một đời sống vô nghĩa

Ám ảnh là điều không hay, lởn vởn trong trí, làm cho ta phải băn khoăn lolắng, mà không sao xua đi được Murakami tạo ra những không gian ám ảnh về

những kí ức đau thương của các nhân vật Người thanh niên trong Lưỡi dao săn

ám ảnh về con dao xuất hiện trong giấc mơ của mình Không gian của vườn trínhớ đầy sương mù cứ luẩn quẩn xung quanh anh ta Đó là những nỗi niềmkhông thể chia sẻ cho người khác biết nhưng nó lại làm nên cuộc đời ta Ai cũng

bị thương cả Cùng một con dao sắc chém vào phần mềm của đầu nhưng vếtthương của mỗi người lại khác nhau Kí ức lôi ta vào những biển hoài nhớ, vàchỉ có thời gian mới chấm dứt được thời gian: “Đêm sâu thẳm và thời gian dễ bịuốn cong Ánh sáng tròn đầy của mặt trăng càng làm tăng thêm chiều sâu thẳm

đó và dễ uốn đó” [16, tr.187]

Trong Chuyện quái đản trong thư viện, nhà văn Haruki Murakami để

nhân vật của mình lạc vào một không gian căn hầm dưới thư viện tối tăm, đầy

sự ghê sợ Và rồi “giờ đây, trong bóng đêm 2 giờ khuya, tôi lại nghĩ đến căn

Trang 28

phòng dưới hầm thư viện ấy” [4, tr.226] Một không gian chứa nhiều bí ẩn, ở đó

có người cừu, có ông già hung tợn, có thiếu nữ tuyệt đẹp với nhan sắc mà aicũng mơ mộng Nhưng chính không gian dưới căn hầm ấy đã dạy cho anh ta

nhiều bài học về cuộc đời Gương soi lại có không gian ám ảnh kiểu khác Đó là

không gian của đêm gác ở một trường trung học vào tháng 11 lộng gió Gió húsuốt đêm, các cánh cửa hồ bơi bị gió va đập mạnh Không gian đêm ấy sởn gai

ốc khiến người canh gác không tập trung suy nghĩ được gì Lối vào trường nằmkhoảng giữa chiều dài hành lang Và đó cũng chính là khoảng không mà tấmgương xuất hiện, soi rọi cái tôi bên ngoài của chính người bảo vệ: “Nhưng nó làmột cái tôi bên ngoài tôi Hình dạng tôi mà không phải là tôi” [16, tr.166] “Vàtôi chẳng bao giờ quên được nỗi sợ hãi tối hôm đó” [16, tr.167] Nỗi ám ảnh củađêm tối gió lớn ấy đi suốt trong kí ức của người bảo vệ

Bước vào thời kỳ hiện đại, quan hệ xã hội tăng cấp thì sợi dây liên hệ giữacon người với con người mỏng manh biết chừng nào Khi ấy, con người thấymình cô đơn giữa cuộc sống đời thường Nỗi lo sợ cứ ám ảnh họ và nỗi cô đơnkhông của riêng ai mà nó tràn ngập khắp mọi nẻo của không gian Ám ảnh vềkhông gian thành phố Kushiro có đĩa bay đáp xuống mà người vợ của Komura

đã bỏ đi vĩnh viễn Không hiểu vì lý do gì, mà ngay thời điểm ấy chị đã nhận racuộc sống của mình với chồng như sống với “một khối không khí” [6, tr.19].Hay như, không gian chạng vạng tối chủ nhật vào một mùa xuân, Người Ti - Vixuất hiện đã làm đảo lộn cuộc sống của nhân vật “tôi”: “Nói đúng hơn là khốitịch mịch dày cộm đang nghiến vào khoảng không tăm tối mà phát ra một chuỗi

u u trong tai tôi” [8, tr.16] Ngay ở cơ quan, anh ta cũng cứ bị ám ảnh về khônggian bị chiếm trọn của tối chủ nhật mà bọn Người Ti - Vi xuất hiện và đảo lộnmọi thứ trong gia đình: “Tôi tóm tắt các ý kiến đã nghe được thành đề nghịchỉnh tề, mà còn thêm vài câu nói đùa ý nhị để làm nhẹ bớt không khí thảo luậnnữa Có lẽ cũng vì tôi muốn làm nhẹ bớt cảm giác u uẩn vì bị ám ảnh bởi bọnNgười Ti-Vi” [8, tr.31] Kano Creta ám ảnh về căn hầm nơi hai chị em cô đãgiết lão cảnh sát khi đang cưỡng dâm cô Bóng ma tên cảnh sát lởn vởn quanh

cô khiến cô vừa ngủ vừa run Cô gái trong Xác ướp ám ảnh bởi không gian nửa

đêm khuya sương mù bên nghĩa địa Không gian “nghe rờn rợn quá đỗi” [8,tr.100] Tại đây, anh chàng người yêu nói về cô với những điều rất thô tục Đồngthời chàng trai tự tay lột hết da mặt mình: “Chàng tự tay lột hết da mặt mình.Tròng mắt rớt thõng xuống Mũi chỉ còn là hai lỗ tối đen” [8, tr.103] Ám ảnh về

Trang 29

xác ướp cùng đêm đi trên con đường qua nghĩa địa làm cho cô gái như bừng tỉnhmột cái gì đó, như mình cũng có những điều xấu chứ không phải hoàn hảo.

Cùng với thời gian hồi tưởng, bằng văn phong độc đáo, Haruki Murakami

đã tạo dựng nên những không gian về nỗi cô đơn, cái chết…ám ảnh suốt hànhtrình cuộc đời của các nhân vật Hai thế giới thực và ảo luôn đan cài trong hầu hếtcác tác phẩm, những tình tiết bất ngờ, những cuộc săn đuổi đầy hồi hộp trong bóngtối nhưng lại rất đỗi thuần tuý nhân văn, đi tìm ánh sáng chính nghĩa cuộc đời

2.1.2.2 Không gian thiên nhiên

Không gian trong văn học chính là không gian tâm hồn con người, nhữngsân trường, mái ngói, con đường nhỏ…tượng trưng không gian thân thuộc.Ngọn suối, núi vắng…tượng trưng không gian ẩn dật vắng vẻ Chân trời góc bểtượng trưng sự xa cách, chốn tha hương lạnh lẽo Đó là không gian đậm màuquan niệm và lý tưởng, khác xa với không gian thực tại đời thường

Truyện ngắn của Haruki Murakami xuất hiện nhiều tầng không gian vềthiên nhiên Không gian thiên nhiên bao bọc lấy con người, làm cho họ phơi trải

lòng mình Mở đầu tác phẩm Đom đóm ta bắt gặp một không gian thiên nhiên

nhè nhẹ trôi dạt trong miền kí ức của chàng sinh viên Xung quanh cư xá có mộttầm nhìn thoáng đẹp: “Khuôn viên rộng rãi, có tường xi măng cao bao quanh.Bước qua cổng thì ngay chính diện là một cây cử to tướng, xoè cành lá bao sân.Tuổi cây đâu chừng 750 năm, có khi còn xưa hơn thế nữa Đứng ở gốc cây nhìnlên không thấy nổi khoảng trời bị che khuất bởi đám lá cành chi chít” [7, tr.17].Thiên nhiên thi vị khiến tâm hồn con người bay bổng thăng hoa Gió mát trăngthanh tạo dựng khung cảnh lãng mạn cho những đôi trai gái trẻ đang hẹn hònhau: “Tôi cùng nàng rời vũ trường, bước dọc theo bờ sông Đến một con dốcthoai thoải, khắp trong không khí có mùi hương vị ngọt ngào của loài hoa trắng

nở về đêm” [7, tr.112] “Lên hết con dốc là một cánh đồng cỏ bao la Chungquanh bao bọc bằng những rừng tùng, cánh đồng trông như một hồ nước tĩnhlặng Cỏ mềm cắt đều đến ngang hông, theo gió đêm thổi qua mà xao động nhưmúa lượn Đó đây, những cánh hoa lấp lánh ánh trăng, ló lên mời gọi côn trùng.Tôi ôm vai nàng bước vào giữa đồng cỏ rồi không nói một lời nào, dìu nàngnằm lên cỏ” [7, tr.113] Không gian như tĩnh lặng đang chứng kiến những điềutuyệt đẹp của tình yêu

“Nhắm mắt lại thì ngửi thấy mùi của gió Luồng gió tháng Năm phồng lênnhư một thứ trái cây” [7, tr.118] Không khí chạm vào da thịt con người để lại

Trang 30

như một kỷ niệm Khung cảnh thiên nhiên quá đẹp làm cho con người có cảmgiác nó chỉ là ảo giác: “Vẻ như thực ấy thật là sống động mãnh liệt, nhưng tôibiết đấy là ảo giác” [7, tr.129] “Bên ngoài khung cửa sổ, vườn cỏ rộng thênhthang Đây đó có những vòi xoay vòng phun nước thành tiếng, tung toé nhữngánh trắng lên thảm cỏ xanh… Khỏi đám sân quần vợt là một dãy những cây cử,qua những cành cây nhìn thấy biển Những đợt sóng nhỏ loang loáng phản chiềurực rỡ ánh mặt trời đầu mùa hạ” [7, tr.129] Thiên nhiên thơ mộng kết hợp hàihoà khung cảnh nhân tạo vẽ nên bức tranh muôn màu cho cuộc sống.

Không gian thiên nhiên trong truyện ngắn của Murakami mang đậm màusắc tự nhiên của nó Đó là sự chuyển mùa và giao mùa theo dòng thời gian trôi

đi vô định Mùa xuân cây cỏ xanh tươi, mùa hạ ta bắt gặp những cơn mưa ngắnngủi, mùa thu không khí lạnh như thức tỉnh cảm giác của con người “Bên ngoàicửa sổ, khoảng không mây mờ của tháng Tư năm 1974 đang dàn trải mênhmông Tầng mây phẳng rộng không một vết nối trông như một cái vung khổng

lồ màu tro đậy lên cả bầu trời Những tia nắng vàng nhạt của hoàng hôn sắp tắtchầm chậm phiêu du trên không như những hạt bụi trong dòng nước, rồi đọnglại âm thầm ở những thung lũng nơi đáy biển” [7, tr.270] “Mưa tạt vào khungcửa sổ, luồng nước biển tối đen rửa lên dãy núi bị lãng quên” [7, tr.291] Mộtđêm mưa tháng 11 đánh thức con người thoát khỏi mộng mị Không gian mùatrôi qua và tình cảm con người cứ thế thay đổi theo thời gian, theo hướng tíchcực chứ không phải tiêu cực

Đôi lúc, sống giữa những khung cảnh ấy, con người cảm thấy thời gian nhưngưng đọng, không có xung đột, biến cố mà như một không gian thiền Conngười càng trở nên cô đơn, buồn chán hơn Đó là nỗi buồn chung của một xã hội,

mà ở đó giới trẻ no đủ về vật chất nhưng thiếu thốn về tinh thần: “Phong cảnhnhìn qua cửa sổ tàu điện Shinkansen thì lúc nào cũng giống nhau Thứ phongcảnh bị cưỡng ép phải mở toang ra, trải dài khô khan, không mạch lạc gì trên suốtmột đường thẳng Cứ như là những bức tranh đóng khung treo trên tường đámnhà - xây - để - bán - lại - hàng - loạt ấy, thứ phong cảnh này chỉ tạo cho tôi cảmgiác nhàm chán” [4, tr.100] “Trong nắng chiều yên lặng, vọng đến tiếng chuôngcủa trường trung học cấp hai gần đấy Đám chung cư cao tầng tiếp nối nhaukhông dứt Trông cứ như là một bãi thiêu xác Chẳng có bóng người nào Chẳng

có mùi đời sống” [4, tr.109] Thiên nhiên yên lặng, tiếp tục nhịp thở nhỏ nhoi

Trang 31

trong một không khí sôi động của nền kinh tế thị trường Vì lẽ đó con người càngthấy cô đơn, tuyệt vọng: “Không biết khi mở mắt ra mình sẽ ở nơi nào”.

Haruki Murakami đúc kết các bức tường không gian thiên nhiên với mộtmục đích là tìm hướng giải quyết những vấn đề sinh tồn mà thời đại họ đangsống tạo ra Ước mơ hiểu hết cuộc đời, hiểu mình của tầng lớp thanh niên là mộtcon đường đi mờ mịt Trong không gian thiên nhiên, mỗi người lại có một tâmtrạng khác nhau Hoà vào thiên nhiên cũng là cách mà nhà văn để cho nhân vậtcủa mình cảm nhận được sự ấm áp: “Ngay cả mặt trời đã lặn, hay đêm đã vềkhuya, người băng vẫn ngồi trên ghế, im lặng như quang cảnh mùa đông ngoàicửa sổ” [16, tr.34] Hay như tâm trạng lo lắng, sợ hãi của người thứ bảy trướckhông gian của trời biển sau cơn bão: “Màu của trời, sắc của biển, tiếng thét gàocủa sóng, hương vị mặn mà của muối và sự hùng vĩ của phong cảnh thiênnhiên…Tất cả những cảnh quan ven bờ biển đã thay đổi hết…Ngay cả khi thuỷtriều xuống, mực nước cũng không rút quá xa như vậy Bờ biển trông giống nhưmột căn phòng lớn sau khi người ta đã di chuyển hết đồ đạc, trống vắng khôngthể chịu nổi” [16, tr.74] Thiên nhiên có lúc hiền dịu nhưng có lúc hung dữ vôcùng: “Đôi khi chúng ta không thể dự đoán trước được hậu quả khủng khiếp mà

mà những con sóng gây ra” [16, tr.75] Thiên nhiên náo nhiệt với những tiếngchim hót: “Khu vườn giống như cả một cánh rừng mênh mông, những con chimgiẻ cùi xanh biếc chuyển từ cành này sang cành khác, không ngừng cất tiếng hótcao vút, vui tươi” [16, tr.130] Âm thanh mà thiên nhiên ban tặng cho con ngườinhư một bản nhạc không lời tuyệt hay Thiên nhiên là cái phông nền bên ngoài,nhưng bên trong là bao điều bí ẩn

Bằng cách khám phá một không gian mênh mông, lạnh lùng, nhà văn đãkhắc hoạ nên những tâm hồn cô đơn, u uẩn Trong bầu không gian như vậy conngười muốn sống với bản ngã đích thực của mình Hoà vào thiên nhiên cùng vớiHaruki Murakami người đọc cảm thấy âm thanh thiên nhiên xung quanh nhưlắng đọng, không khí trở nên trong trẻo thanh lọc tâm hồn con người Mỗikhông gian gắn liền với một đời sống riêng của con người Họ tồn tại và tìmthấy mình giữa thế giới độc lập của thiên nhiên ban tặng

2.1.1.3 Không gian thực và ảo

Truyện ngắn Haruki Murakami đậm đặc tính siêu thực, huyền ảo Tuynhiên, câu chuyện không phải xảy ra ở một thế giới cung trăng hay một thiênđường địa ngục nào khác, mà nó xảy ra ngay trong chính đời sống thường ngày

Trang 32

Bằng lối viết và lối tạo dựng khung cảnh tân kỳ, sử dụng nhiều yếu tố mới lạ,truyện ngắn của Murakami đã thực sự lôi cuốn độc giả Ranh giới giữa thực và

ảo nằm lẩn khuất ở trong từng trang sách

Không gian ảo, siêu thực là đặc trưng cơ bản trong truyện ngắnMurakami Và là nơi tính biểu tượng của tác phẩm được thể hiện rất rõ Cónhững không gian ảo hoàn toàn, có những không gian nửa thực nửa ảo Tiếp xúctruyện ngắn của ông, bạn đọc sẽ như lạc vào một thế giới với nhiều điều kỳ ảo,

mà trước tiên phải nói đến những không gian vừa như thực, vừa như hư xen lẫnnhau Qua không gian siêu thực ấy cuộc sống của các nhân vật sinh động muônmàu, đa tâm hồn

Cuộc sống luôn tồn tại không gian hư ảo và không ai trong chúng ta cóthể dễ dàng nắm bắt được nó, như một cái gì đó nằm sâu thẳm trong tiềm thứccủa mỗi con người Thế giới ấy có thực trong tưởng tượng để rồi tan biến trongkhoảnh khắc, chỉ còn đọng lại trong cái nhìn của độc giả Không gian thực và ảolẫn lộn trong truyện ngắn Murakami thường được thể hiện qua những giấc mơ,cái giếng, căn hầm… Ở đó nhân vật đối diện với ảo để hiểu thực Tồn tại trongmột thế giới của mình mà như lạc vào thế giới của người khác Cảm giác thực -

ảo đã xoá nhoà ranh giới mơ tưởng và hiện thực Cư xá là nơi mà nhân vật “tôi”

trong Đom đóm theo học và ở trọ, được mô tả rất thực, thực đến nỗi cứ theo chỉ

dẫn trong sách ta có thể thấy được quang cảnh cư xá ấy như thế nào Nhưng khinhắc đến việc cư xá được vận hành bởi một pháp nhân tài chính thì ngay lập tứccái thực biến mất: “Bề mặt là như thế, nhưng sau lưng thì như thông lệ, cứ mờ

mờ ảo ảo, không ai nắm chắc là được như thế nào” [7, tr.18 - 19] Thực và ảo hỗtương nhau, làm cho con người cảm nhận cuộc sống ở hai chiều

Sống trong khung cảnh tĩnh lặng, con người như mất dần cảm giác vớicuộc sống, sự cách ly về khoảng cách, không gian và thời gian Con người bướcvào không gian siêu thực để tìm cảm xúc về với thế giới thực tại Trong truyệnngắn Haruki Murakami, nhân vật được tác giả đưa vào không gian huyền ảo đểquên đi cái thực tại, nhưng có lúc ông lại đưa nhân vật bước vào không gian ấy

để đối diện với thực tại, với mục đích làm rõ nỗi cô đơn đang ẩn sâu trong tâm

hồn mỗi nhân vật Trong truyện ngắn Chuyện quái đản trong thư viện,

Murakami đã vẽ nên những đường nét không gian kỳ ảo, huyền bí Tồn tại ngaygiữa trung tâm thành phố, trong một thư viện có một căn hầm với những conđường đi lại như một mê cung: “Một hành lang quái dị, bước một hồi thì rẽ ra

Trang 33

hai ngã trái phải Ông già rẽ phải Ngay sau đó, cứ như là trong ổ kiến, hai bênhành lang hiện ra vô số những hẻm nhỏ…Tôi bước đi mà chẳng biết mình đã đivào hẻm thứ mấy nữa Đi một hồi lại đến một chỗ nhiều hẻm khác Rồi lại đếnngã rẽ Đầu óc tôi rối loạn hoàn toàn rồi Dưới hầm thư viện mà lại có thứ mêcung rộng lớn đến mức như thế này chắc chắn là chuyện xuẩn ngốc quá rồi” [4,tr.184] Không gian ảo nhưng lại tạo cho độc giả cảm giác như đang bước đi quacác ngã rẽ thực của hành lang.

Trong truyện ngắn của Haruki Murakami, sự di động không gian giữa thực

và ảo rất linh hoạt Người Cừu đi lại giữa hai lớp không gian thực và ảo Khônggian hiện thực của người cừu đang sống có công viên, có nhà thờ, có ngôi nhàcủa vị giáo sư cừu: “Đó là một căn nhà gạch cũ kĩ và những đám cây bụi xungquanh được cắt trở thành hình những chú cừu” [16, tr.197] “Và họ ngồi bênnhau trên những chiếc ghế đá công viên, cùng nhai bánh rán” [16, tr.197].Thông qua một cái hố đường kính hai mét và chiều sâu hai trăm lẻ ba căn - ti-mét, nhà văn Murakami đã dẫn dắt ta đi đến không gian huyền ảo Sâu bên dướicái hố là một thế giới rộng lớn Nơi đó là “một vùng quang đãng, trống trải vàrộng rãi Những cây cao đến mức như thể Người Cừu mới thấy lần đầu vây bọcxung quanh nơi quang đãng này Từng đám mây trắng dày lơ lửng trôi trên nềntrời, và Người Cừu có thể nghe tiếng chim” [16, tr.204] Lạc vào thế giới kỳ ảo

ấy, Người Cừu gặp những con người kỳ lạ về tính cách và ngoại hình: “NgườiCừu thấy hai cô gái sinh đôi đứng đó: một cô mặc chiếc áo sơ mi có dán số 208

và cô kia là số 209” [16, tr.205], gặp phu nhân của ngài mòng biển… Tất cả làmột giấc mơ để nhân vật bớt cô đơn Không gian thực tại quay trở về ngay saukhi tỉnh giấc mơ: “Ngoài cửa, tuyết đã rơi Trên các cành cây, trên những hộpthư, trên những cây cột trào, tuyết trắng chất cao” [16, tr.215] Khi gặp đượcnhững con người kỳ dị ấy, Người Cừu đã có khoảng thời gian rất hạnh phúc.Nhưng giờ họ đã hoàn toàn biến mất, nước mắt tuôn trào từ đôi mắt của NgườiCừu: “Mình sẽ chẳng bao giờ có thể gặp ai trong số bọn họ nữa rồi” [16, tr.216].Không gian li kì mang tính cổ tích Từ một lời đề nghị sáng tác bản nhạc đêmGiáng Sinh, Người Cừu tập trung sáng tác bản nhạc nhưng không sao viết được,

lý do vì một lời nguyền Hành động đào một cái hố sâu để hoá giải lời nguyền

đã đưa Người Cừu đến một không gian huyền ảo Ở đó Người Cừu gặp đượcnhững nhân vật chỉ có trong cổ tích Nhưng nơi đó cũng là không gian hoá giảinỗi cô đơn của Người Cừu

Trang 34

Mang màu sắc kỳ ảo, liêu trai, truyện ngắn của Murakami đã thu hút độcgiả trên thế giới với số lượng lớn Không gian ảo mà thực, thực mà ảo Cái trừutượng đầy mơ hồ ấy chính là một thủ pháp nghệ thuật của Murakami Khônggian có thể xuất hiện trong mộng tưởng, cũng có khi không gian tồn tại trongđời thực nhưng bản chất của nó vốn mơ hồ Không gian ảo giúp con người thoátkhỏi thực tại, đồng thời rời xa cuộc sống thực là để chiêm nghiệm bản thân Từthực đến ảo là một ranh giới vốn rất xa nhưng qua ngòi bút và tài nghệ biến hoácủa Murakami mà ranh giới ấy thu ngắn, đan xen vào nhau, xây dựng một niềmtin vào tương lai tươi đẹp

Qua những câu chuyện nửa thực nửa ảo trong năm tập truyện ngắn củaMurakami, người đọc như lạc vào một thiên đường Nơi đó thực và ảo của thờigian và không gian đan xen hoà vào với nhau Kết hợp cả thời gian và khônggian nghệ thuật, Murakami đã vẽ nên một bức tranh cuộc sống muôn màu tượngtrưng cho sức sống của người Nhật

2.2 Sự đan xen yếu tố thực và ảo

2.2.1 Yếu tố thực

Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, mỗi nhà văn đều tạo cho mình một bútpháp nghệ thuật riêng Bút pháp ấy có khi tồn tại ở dạng tiềm ẩn, có khi ở dạngmột tuyên ngôn Truyện ngắn của Haruki Murakami đã vẽ lên một bức tranh hiệnthực về xã hội Nhật Bản ở những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI

“Văn học là nhân học” (M.Gorki) Văn học là tấm gương phản ánh hiệnthực, là người ghi chép trung thực của thời đại Văn học phản ánh hiện thựccũng là một phương thức tạo độ bền lâu cho tác phẩm Bên cạnh yếu tố ảo, phihiện thực, người nghệ sĩ phải nên kết hợp yếu tố thực để làm cho bức tranh trongtác phẩm sinh động và muôn màu Yếu tố thực được Haruki Murakami sử dụngthật tài tình Thực nhưng có cảm giác giống như ảo Nếu như nhà văn đoạt giảiNobel văn chương năm 1968 Yasunari Kawabata nghiêng về chiều sâu nhậnthức văn hoá mang tính đạo đức thẩm mĩ cao không biết mệt mỏi trên conđường hành trình đi tìm cái đẹp trong thiên nhiên và trong con người, thì HarukiMurakami cũng tiếp thu nét đẹp ấy trong tác phẩm của bậc tiền bối Đồng thờiông cũng miêu tả những yếu tố thực như có thực ngoài đời Chỉ cần theo chỉ dẫnqua những lời văn là ta có thể hình dung ngay khung cảnh ấy: “Hai bè củi đượcthả neo ngoài khơi xa nhìn như hai hòn đảo sinh đôi Một khoảng cách lý tưởngnếu từ bờ bơi ra – chính xác là năm mươi feet tính từ bờ và khoảng ba mươi feet

Trang 35

giữa hai bè gỗ Bề ngang 35 cm, mỗi bè đều có thanh sắt và thảm cỏ nhân tạophủ trên bề mặt Mực nước sâu 25 đến 30 cm, trong suốt đến mức ta có thể nhìnthấy sợi dây xích nối giữa hai chiếc bè kéo tận xuống đáy chiếc neo bê tông.Khu vực bơi được một tảng đá ngầm san hô vây quanh Và ít khi có sóng lớnnên những chiếc bè cứ dập dềnh nhẹ nhàng trên mặt nước” [16, tr.171] Quangcảnh xung quanh làm phông nền tôn lên nét đẹp của những chiếc bè ngoài khơi

xa Truyện ngắn của Haruki Murakami còn phản ánh hiện thực bức tranh xã hộiNhật Bản hiện đại, tác động của thiên nhiên đến con người Thảm kịch trận động

đất ở phía Tây Nhật Bản gần Kobe (nơi sinh ra của tác giả), hay các tuyến xe

điện ngầm bị tấn công… Tất cả đều thể hiện quá trình tìm kiếm lại bản ngã củangười dân Nhật Bản Đặc biệt, trào lưu tự vẫn để thoát khỏi đau đớn, cô đơntrong cuộc đời cũng được ngòi bút hiện thực Murakami khắc hoạ rõ nét Đó lànhững cô, cậu sống mãi ở tuổi mười bảy Lang thang, đặt câu hỏi mình là ai, cácnhân vật trong truyện ngắn Haruki Murakami thấy mình lạc lõng trong thế giớithực ảm đạm và buồn tẻ

Thế giới hiện thực mà Haruki Murakami tạo ra trong các tác phẩm thuộc

về một trường phái văn hoá duy nhất: nền văn hoá tiêu dùng chiếm lĩnh toàncầu Nhân loại múa may yêu đương, giận hờn, sinh sống trên nhạc jazz vớinhững tiện nghi hiện đại như tivi, tàu shinkansen…Con người bị ngủ mê trongđời sống tối trầm lặng Đi làm, về nhà, ăn ngủ…, thỉnh thoảng đi nhậu, đi chơigái hay lâu lâu đi xem kangaroo cho đỡ buồn Như Bùi Giáng đã nói: “Ta còn gìtrên dòng năm tháng trầm luân? Còn nguyên phố thị hội đàm, với trăng châu thổmuôn vàn dưới kia”[16, tr.27]

Yếu tố cuộc sống và hưởng thụ cuộc sống cũng được Haruki Murakamimiêu tả rất thực Tận hưởng những gì của thời đại ban cho: ăn mặc thời trang,uống rượu ở những quán bar nổi tiếng Họ lao động và biết tận hưởng thànhquả lao động của mình Thượng lưu nhưng hết sức đại chúng Qua sự miêu tảthực trong tác phẩm của Haruki Murakami, bạn đọc trẻ tuổi sẽ tìm thấy chínhmình cùng với nhiều sở thích đam mê về thế giới hiện đại

2.2.2 Yếu tố ảo

Yếu tố ảo sử dụng trong truyện ngắn Haruki Murakami là một trongnhững nguyên nhân tạo nên sức hấp dẫn lôi cuốn độc giả Truyện ngắn của ôngbao trùm một bầu không khí đậm chất kỳ ảo, phi lý, siêu thực, tưởng tượng

không biên giới Caste trong Truyện kể kỳ ảo ở Pháp viết: “Cái kỳ ảo được đặc

Trang 36

trưng bởi một sự xâm nhập đường đột của cái bí ẩn vào khuôn khổ của cuộcsống thực” Tuy nhiên, sử dụng yếu tố ảo trong văn chương cũng là cách thểhiện hiện thực cuộc sống Trong phương thức kỳ ảo, các nhà văn thường sử dụngcác dạng thức khác nhau tạo sắc màu phong phú đa dạng và hấp dẫn cho tác phẩm.Cái ảo cũng là yếu tố làm nên phong cách nghệ thuật cho tác phẩm văn học

Sử dụng yếu tố ảo, Haruki Murakami xây dựng những không gian vôhướng, thời gian vô định và những kí hiệu Cũng giống như Y.Kawabata, HarukiMurakami sử dụng yếu tố ảo như một hình thức đặc biệt để chuyển tải các thôngđiệp trong tác phẩm Bởi cái ảo của Haruki Murakami ngoài phản ánh hiện thực,còn phản ánh cái đẹp hư ảo trong con người và thiên nhiên Con người luôn bănkhoăn trước hành trình đi tìm cái tôi, tìm cuộc sống đích thực Xã hội Nhật Bảnthời kỳ hậu công nghiệp đã ám ảnh lên những trang viết của Haruki Murakami Lốisống, vấn đề nhân sinh quan không chỉ là vấn đề của mỗi cá nhân mà bao trùm cả ýthức hệ xã hội hiện đại Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội Vì thế, sửdụng yếu tố ảo để rút ngắn cái cô đơn, buồn chán đến với niềm vui và hạnh phúc

Trong truyện ngắn của nhà văn xứ Phù Tang này còn có vết tích của F

Kafka, A Camus Báo Independent on Sunday đã từng nhận xét: “Murakami

viết về Nhật Bản hôm nay, về sự cô độc nơi đô thị và những chuyến du hànhkhám phá Ông đã kết hợp những hồi ức chiến tranh và suy tư siêu hình, nhữnggiấc mơ và ảo giác vào một tác phẩm ấn tượng và tràn đầy sức mạnh” Truyện

ngắn Người Ti-Vi, Giấc ngủ, Bóng ma ở Lexingtơn, Chuyện quái đản trong thư viện…chính là bức hoạ phản quang đầy suy nghiệm của Harruki Murakami về

xã hội Nhật Bản hiện đại

Những yếu tố ảo được Murakami sử dụng trong những giấc mơ, những kí

ức, hay trong thế giới hiện tại của nhân vật đang sống mà thời gian không xácđịnh chính xác Cái ảo giúp con người thoát khỏi thực tại Các bóng ma xuấthiện, sự vật được nhân hoá, những lời nguyền, những nỗi ám ảnh, xác ướp…, tất

cả được ông tưởng tượng giống như thật Các sự vật ấy tồn tại trong dân gian,tồn tại độc lập giờ được lắp ghép thành một mô hình hoàn hảo trong tác phẩmcủa Murakami Bên cạnh đó, ông sử dụng cái ảo để khai thác tâm lý nhân vật.Đối diện với cái ảo chính là phương thức nghệ thuật giúp các nhân vật đối diệnvới bản thân Các huyền thoại thượng đế, thánh thần, huyền thoại ma quỷ đượcdùng để mã hoá những bí ẩn trong cuộc sống con người và cả trong những điềuthiêng liêng

Trang 37

Yếu tố ảo mà nhà văn Haruki Murakami sử dụng không hoàn toàn vô căn

cứ Nó xuất hiện do sự kích thích của một hiện thực cụ thể thường có tính chất

kỳ lạ, siêu phàm và trung thành với cái bóng hiện thực Cái ảo trong truyện ngắnMurakami được xem là một phạm trù tư duy nghệ thuật, một phương diện đểnhận thức và phản ánh cuộc sống Đồng thời nó mang lại cho tác phẩm nhữnggiá trị thẩm mĩ nhất định

2.2.3 Sự đan xen thực và ảo

Truyện ngắn Haruki Murakami là sự đan xen hài hoà giữa thực và ảo Cáithực làm phông nền cho cái ảo, ngược lại cái ảo giải mã cái ẩn chứa sau phôngnền đó Sự đan xen thực và ảo trong phong cách viết của nhà văn đầy tài năng nàymang dấu ấn từ truyền thống Phương Đông - Nhật Bản và dấu ấn Phương Tây

Không – thời gian kỳ ảo và không – thời gian hiện thực hoà trộn nhau xâydựng nên tính cách con người và xã hội Nhật Bản trong truyện ngắn Murakami.Bên cạnh những yếu tố thực có sẵn trong tâm thức của con người thì ông lại biếnhoá nó thành thế giới kỳ quái với không gian xã hội Nhật Bản đầy rẫy nhữngtoan tính, nhạc Jazz, sex, những món ăn yêu thích…Không dừng lại ở đó, trongthế giới kỳ lạ ấy còn có những người lùn, xác ướp, những người còng queo,những cô gái mang mã số 208, 209, những bóng ma…Những cái kỳ ảo đó xuấthiện làm đảo lộn cuộc sống bình thường của con người Không gian ảo, thờigian không xác định cụ thể Nhưng giữa cái ảo đó cái thực hiện lên sinh động

Cả hai có mối quan hệ biện chứng với nhau: “Cả ba đều coi như tôi không cómặt trong phòng Họ mở cửa khuôn tivi vào phòng Hai người đặt tivi lên tủchưng Người thứ ba cắm dây nối vào ổ điện…Người Ti-Vi lôi đồng hồ ấyxuống, đặt trên sàn…Lại nữa, đồng hồ ấy mà để trên sàn, đêm tối chân tôi thếnào cũng động phải Đêm nào, khoảng 2 giờ tôi cũng thức dậy đi tiểu, đầu óccòn mơ màng, không vấp phải vật này cũng đụng phải vật kia thôi” [8, tr.20].Không thời gian kỳ ảo xuất hiện trong giấc mơ và không thời gian hiện thực có

sự trùng khít đến kỳ lạ Cái ảo làm nên cái hư - thực trong truyện ngắnMurakami

Truyền thống văn hoá Phương Đông với những câu chuyện dân gianhuyền bí, những câu chuyện tâm linh được xem như những triết lý để nhận thức

và phản ánh đời sống Sự đan xen thực - ảo trong truyện ngắn của Murakamiđược Nhật Chiêu nhận định: “Yếu tố ma ảo của ông có nguồn gốc PhươngĐông, ngay chính trong văn học cổ điển” Thiên nhiên và cuộc sống trong

Trang 38

truyện của Y.Kawabata đẹp khi nhìn từ góc quay “ảo” Trong Xứ tuyết, nhân vật

của ông từng nói: “Một nửa thuộc về chính thiên nhiên, một nửa kia thuộc vềmột thế giới xa xôi nào đó Một vũ trụ tồn tại ở nơi khác” Trong văn học NhậtBản, đa số cái đẹp đều gắn liền với cái ảo Trong truyện ngắn Haruki Murakamiông không tạo nên những nỗi sợ hãi bản năng mà để lại những nỗi kinh hoàng

cứ ám ảnh ta, nó như không tưởng đến khó tin Với Người lùn nhảy múa, nhà

văn miêu tả bằng những ngôn từ thật ghê rợn: “Từ hai hốc mũi có những gìtrăng trắng nhão nhoẹt ùn ra Trời ơi, giòi đấy, những con giòi lớn chưa từngthấy lổm nhổm nối tiếp nhau trườn ra khỏi hốc mũi ấy…Đám giòi vẫn liên tục

bò ra từ hai lỗ sâu ấy, dính đẵm những vụn thịt thối rửa” [7, tr.113] Hình ảnhhoang đường mang lại cảm giác sợ hãi kinh hoàng nhưng nói lên sự chịu đựngcủa con người Nếu không ai dám đối diện với cảnh tượng ấy thì không thoátkhỏi địa ngục trần gian

Ở Phương Đông có những tác phẩm nổi bật yếu tố ma ảo trộn lẫn hiện

thực như: Liêu Trai chí dị, Tây Du Ký của Trung Quốc, Truyền kỳ mạn lục của

Việt Nam… Tất cả đều mang dấu ấn dân gian của văn hoá Phương Đông Cáithực và ảo đan cài vào nhau xuất hiện trong truyện ngắn của Haruki Murakami

lý giải các hiện tượng đời sống và tự nhiên, trở thành truyền thống tâm linhtrong cộng đồng Khác với hình ảnh những người anh hùng trong lịch sử, anhhùng trong truyện ngắn Murakami không bình thường Cậu Ếch có một sứcmạnh phi thường cùng với chàng Katagiri chiến đấu với Cậu Trùn khổng lồ đểcứu Tokyo thoát khỏi thảm hoạ trận động đất Còn hình ảnh chú sư tử biển gánhvác một nhân tố tinh thần tạo nên thế giới: “Chúng tôi hy vọng rằng lễ hội củachúng tôi sẽ là một bàn đạp nhằm đạt đến một cuộc hồi sinh như thế Đó là lờinhắn gửi của chúng tôi đến thế giới” [16, tr.58] Phục hưng loài sư tử biển đi đôivới phục hưng thế giới Thực và ảo đan xen kiến tạo một thế giới nhận thức mới.Cái kì ảo phản ánh: “Một sự đụng chạm, một chỗ nứt rạn, một sự tràn ngậpđột ngột gần như không chịu đựng nỗi trong thế giới thực tại” (Roger Caillois)

Ở thế kỉ XIX độc giả bắt đầu được tiếp xúc với một số tác phẩm mang dấu ấn

huyền ảo như: Bọ hung bằng vàng của Edgar Poe, Trăm năm cô đơn của

Macket… Cuộc hôn phối Đông - Tây đã góp phần cho ra đời diện mạo mới củavăn học Tuy nhiên, trong sáng tác của Haruki Murakami, yếu tố kì ảo hoàn toànkhông mang tính chất “huyền” như bút pháp hiện thực huyền ảo của Mĩ-Latinh.Những tác phẩm mang dấu ấn hậu hiện đại của Murakami mang tính phi lý,

Trang 39

nguỵ tạo, được giễu nhại trong kỹ thuật sử dụng yếu tố ảo Lấy xúc cảm từ mộtthời kỳ hậu công nghiệp, cái ảo trong văn phong của ông không xa rời thực tế.Ngược lại ảo - thực hoà quyện vào nhau Từ bối cảnh là căn hầm dành nơi đọcsách trong thư viện, nhà văn lắp ghép và đẩy những tình tiết ấy lên mức kỳ ảo.

Ảo để con người nhận thức được chân lý cuộc đời Hay như người đàn ông băng

và thế giới băng trong Người đàn ông băng nói lên sự xa cách giữa con người và tha nhân Trong vấn đề tình dục, ở Đĩa bay đáp xuống Kushiro nhà văn cho hai

người vừa làm tình vừa lắc chuông keng keng vì sợ gấu đến Sự cô đơn của cácnhân vật trong truyện ngắn Murakami không mới nhưng khác ở cách thể hiện.Thực và hư, hư và thực trộn đều với nhau

Murakami dùng cái ảo để giải mã cái thực Hiện thực là mạch nguồn đểnuôi dưỡng yếu tố kỳ ảo, bởi “không xuất phát từ cuộc sống, không tham giavào cuộc sống của nhân loại, yếu tố kỳ ảo sẽ trở nên leo lét như ngọn đèn trướcgió” (Alejo Carpentier) Khám phá những điều kỳ lạ, bí ẩn trong cuộc sống cùngnhững trí tưởng tượng phong phú là mảnh đất phù sa phát triển sự nghiệp vănchương của Haruki Murakami

2.3 Một số mô típ nghệ thuật

2.3.1 Mô típ phân thân giấc mơ

Mỗi tác phẩm của Murakami là một dạ yến linh đình của sự phân thân vànhững giấc mơ đầy ma ảo Cuộc sống đi sau những giấc mơ Mơ để thoát rakhỏi bế tắc hiện thực Nhờ vào tưởng tượng và giấc mơ mà thế giới trong truyệnngắn của Murakami lại rất thật, thật hơn nhiều nhà văn khác Trong nghệ thuậtcũng vậy, thiếu giấc mơ, phân thân, tưởng tượng, tác phẩm trở nên rỗng tuếch.Thế nên Donald Barthelme cho rằng: “Phúc cho chúng ta là có thể tưởng tượngnhững thực tại khác, những khả tính khác” Nghệ thuật là thế giới của “nghìn lẻmột đêm” Để sống sót ta phải tưởng tượng, phải mơ Phải mơ ra mọi thứ, mơ ra

cả những con người thực của mình Nghệ thuật là thế giới của chơi đùa và tự do,không thể nhốt vào một cái nào

Phân thân có nghĩa là: “Tự biến ra thành nhiều thân hình, đồng thời để cóthể xuất hiện ở nhiều nơi theo phép thuật trong truyện cổ” Hoặc: “Tách khỏibản thân, đặt mình vào vị trí của một người nào đó hay của nhân vật nghệ thuật

để hoà đồng, thông cảm với người ấy hoặc với nhân vật (người diễn phân thânvào nhân vật mình)” [22, tr.957] Mô típ phân thân được Murakami ảo hoá quahình tượng tôi hay là cái bóng của cái bóng tôi Nó là sự phân tách và gặp gỡ

Trang 40

giữa hai cái tôi trong hiện thực Hai cái tôi gặp nhau để cái tôi đích thực đượchoàn thiện

Tác phẩm Gương soi là câu chuyện ma quái gợi mở một nghi vấn siêu

hình Bởi: “Người tưởng tượng và chất liệu tưởng tượng không thể đến từ tưởngtượng, nên khả năng tưởng tượng có thể làm mờ xoá đi một ranh giới của mộtbiên thuỳ Giữa ý thức và vô thức, giữa nghiệm sinh và thần khải, giữa mêcuồng và giác ngộ chỉ là một biên giới mong manh” [16, tr.161] Nhưng đằngsau đó là một sự đối diện lương tâm Phân thân từ một người thành hai ngườithông qua tấm gương: “Bóng hình trong gương không phải là tôi Diện mạo bênngoài thì đúng là tôi Không cần phải nghi hoặc về điều ấy Nhưng nó là một cáitôi bên ngoài tôi Hình dạng là tôi mà không phải là tôi” [16, tr.166] Một đêmtrời chuyển giông bão, người gác trường trung học đã nhận ra cái bóng khác củamình: “Đó chính là tôi Điều tôi muốn nói là có một tấm gương Không ai khácngoài tôi phản chiếu bóng mình trên tường” [16, tr.166] Hai hình ảnh cái tôithực và ảo đối diện nhau, nhìn thấy nhau: “Chúng tôi cùng nhìn nhau…Cuốicùng thằng kia tôi cũng chuyển động Hắn đưa những ngón tay của bàn tay trái

từ từ chạm vào má và xoa khắp mặt Tôi nhận ra mình cũng làm y chang nhưvậy Như thể tôi chính là hình ảnh trong gương Điều muốn nói là, dường nhưhắn điều khiển được tôi” [16, tr.166] Câu hỏi: “Tôi là tôi hay là cái bóng củachính cái bóng mình” luôn ám ảnh trong tâm trí của nhân vật “tôi” Đối diện vớinhau để biết được cái tốt mà phát huy, còn cái xấu để khắc phục

Quá khứ có sức ám ảnh to lớn đối với nhân vật của Murakami Do ám ảnhquá khứ mà họ không thể đón nhận cuộc sống ở hiện tại, nhân vật của Murakami

chìm trong cô đơn, day dứt Cái tôi của Người thứ bảy ở tuổi ấu thơ đầy đau

thương dằn vặt lương tâm Bởi anh đã không cứu được người bạn thân tên Kthoát khỏi tử thần của ngọn sóng mang tới: “Cả một thế giới dài, tôi vẫn khôngsao phục hồi được sau cú sốc tâm lý đó Tôi không đến trường, không ăn uốngđược gì nhiều và suốt ngày chỉ nằm trên giường nhìn trân trối lên trần nhà” [16,tr.80] Nhưng khi đối diện với hiện thực, quay trở về quê hương, nơi đã xảy ra

cú sốc ấy, người thứ bảy không còn sợ gì nữa, bởi đó đã là quá khứ Cái tôi bâygiờ không còn gặp ác mộng và bắt đầu lại cuộc sống mới

Mô típ phân thân được hư cấu thông qua cuộc dạo chơi bên bờ tưởng

tượng trong Nàng Ipanema 1963/1982 Nhân vật “tôi” tưởng tượng được gặp và

trò chuyện với nàng Ipanema: “Thân hình thon gọn, da rám nắng tươi trẻ, xinh

Ngày đăng: 05/06/2015, 22:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thục Anh (2008), “Chân dung tuổi trẻ Nhật Bản qua tiểu thuyết Rừng Nauy của Haruki Murakami”, Khoa Ngữ văn, Đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chân dung tuổi trẻ Nhật Bản qua tiểu thuyết"Rừng Nauy" của Haruki Murakami
Tác giả: Nguyễn Thục Anh
Năm: 2008
2. Nhật Chiêu (2007), Văn học Nhật Bản từ khởi thuỷ đến 1868, NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Nhật Bản từ khởi thuỷ đến 1868
Tác giả: Nhật Chiêu
Nhà XB: NXB GiáoDục
Năm: 2007
3. Nhật Chiêu (Chủ biên, 1996), Tuyển tập truyện ngắn hiện đại Nhật Bản, NXB Trẻ, TP.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Tuyển tập truyện ngắn hiện đại Nhật Bản
Nhà XB: NXB Trẻ
4. Haruki Murakami (2006), Ngày đẹp trời để xem Kangaroo, Phạm Vũ Thịnh dịch, NXB Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngày đẹp trời để xem Kangaroo
Tác giả: Haruki Murakami
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
Năm: 2006
5. Haruki Murakami (2006), Bóng ma ở Lexington, Phạm Vũ Thịnh dịch, NXB Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bóng ma ở Lexington
Tác giả: Haruki Murakami
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
Năm: 2006
6. Haruki Murakami (2006), Sau cơn động đất, Phạm Vũ Thịnh dịch, NXB Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sau cơn động đất
Tác giả: Haruki Murakami
Nhà XB: NXBĐà Nẵng
Năm: 2006
7. Haruki Murakami (2006), Đom đóm, Phạm Vũ Thịnh dịch, NXB Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đom đóm
Tác giả: Haruki Murakami
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
Năm: 2006
8. Haruki Murakami (2007), Người Ti-Vi, Phạm Vũ Thịnh dịch, NXB Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người Ti-Vi
Tác giả: Haruki Murakami
Nhà XB: NXB ĐàNẵng
Năm: 2007
9. Haruki Murakami (2006), Biên niên ký chim vặn dây cót, Trần Tiễn Cao Đăng dịch, NXB Hội nhà văn, Nhã Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biên niên ký chim vặn dây cót
Tác giả: Haruki Murakami
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
Năm: 2006
10. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, 2009), Từ điển thuật ngữ Văn học, NXB Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từđiển thuật ngữ Văn học
Nhà XB: NXB Giáo Dục
11. Võ Thị Thu Hà (2008), “Phản ứng của giới trẻ về yếu tố sex trong tiểu thuyết Rừng Na Uy của tác giả Haruki Murakami”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 12/2008, tr.86 – 103 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phản ứng của giới trẻ về yếu tố sex trong tiểuthuyết "Rừng Na Uy" của tác giả Haruki Murakami”, Tạp chí" Nghiên cứuvăn học
Tác giả: Võ Thị Thu Hà
Năm: 2008
12. Đào Thị Thu Hằng (2009), “Murakami Haruki - Một hiện tượng văn học tại Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 5/2009, tr.69 – 76 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Murakami Haruki - Một hiện tượng văn họctại Việt Nam”, Tạp chí" Nghiên cứu Đông Bắc Á
Tác giả: Đào Thị Thu Hằng
Năm: 2009
13. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, NXB Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp hiện đại
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
Năm: 2000
14. Phong Lê (1997), Văn học trên hành trình của thế kỷ XX, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học trên hành trình của thế kỷ XX
Tác giả: Phong Lê
Nhà XB: NXB Đại họcQuốc gia
Năm: 1997
15. Phan Ngọc Liên (Chủ biên, 1997), Lịch sử Nhật Bản, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Nhật Bản
Nhà XB: NXB Văn hóa thôngtin
16. Hoàng Long (2006), Truyện ngắn Murakami Haruki, nghiên cứu và phê bình, NXB Tổng hợp, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn Murakami Haruki, nghiên cứu và phêbình
Tác giả: Hoàng Long
Nhà XB: NXB Tổng hợp
Năm: 2006
17. Hà Văn Lưỡng (2007), “Đặc điểm truyện ngắn của Yasunari Kawabata – Nhìn từ góc độ thi pháp”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 5/2007, tr.60 - 67 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm truyện ngắn của Yasunari Kawabata –Nhìn từ góc độ thi pháp”, Tạp chí" Nghiên cứu Đông Bắc Á
Tác giả: Hà Văn Lưỡng
Năm: 2007
18. Hà Văn Lưỡng (2009), “Những yếu tố kỳ ảo và giấc mơ trong sáng tác của Y.Kawabata”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 7/2009, tr.64 – 67 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những yếu tố kỳ ảo và giấc mơ trong sáng táccủa Y.Kawabata”, Tạp chí" Nghiên cứu Đông Bắc Á
Tác giả: Hà Văn Lưỡng
Năm: 2009
19. Phương Lựu (Chủ biên, 2006), Lý luận văn học, NXB Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Nhà XB: NXB Giáo Dục
29. Tư liệu tham khảo từ các trang web:http://www.google.com.vn http://www.evan.com http://www.vtc.vn Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w