1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC VÀ ẢOTRONG TRUYỆN NGẮN CỦA HARUKI MURAKAMI pptx

5 524 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 300,11 KB

Nội dung

Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 144 THỰC VÀ ẢOTRONG TRUYỆN NGẮN CỦA HARUKI MURAKAMI REALITY AND FANTASY IN HARUKI MURAKAMI'S SHORT STORY SVTH: TRẦN THỊ YẾN MINH Lớp: 04CHVH1 - Khoa Ngữ văn - Đại học Sư phạm Đà Nẵng GVHD: TH.S LÊ THỊ NỞ Khoa Ngữ văn - Đại học Sư phạm Đà Nẵng TÓM TẮT: Haruki Murakami là một trong những tác gia tiêu biểu của văn chương đương đại Nhật Bản. Bên cạnh nhiều tiểu thuyết nổi tiếng như: Rừng Nauy, Kafka bên bờ biển ông còn là tác giả của những truyện ngắn hậu hiện đại với bút pháp điêu luyện. Trong truyện ngắn Murakami, thực và ảo đan cài trong nhau một cách tự nhiên tạo nên một thế giới hỗn độn, vô định, nơi con người bất lực trong hành trình kiếm tìm và lý giải bản thể. Thực và ảo là cách nhà văn mô tả thế giới, thực và ảo đồng thời thế giới trong mắt nhìn Murakami. Trong công trình của mình, chúng tôi đề cập đến ba phương diện làm nên thế giới thực và ảo trong truyện ngắn Murakami: tính phi và hư cấu không - thời gian, nghệ thuật xây dựng mô-tip phân thân-giấc mơ, hóa thân- đội lốt, kí hiệu-đồ vật, vô thức-ẩn ức, nghệ thuật dựng và giải huyền thoại thượng đế-thánh thần, ma quỷ và anh hùng-truyền thống. ABSTRACT: Haruki Murakami is one of the most typical writers of Japanese contemporary literature. Besides many famous fictions such as Norway Wood, Kafka on the shore he is also the author of many accomplished post modernism short stories. In Murakami's short story, the harmonous combination of reality and fantasy creates a chaotic, irresolute world, where man loses his power on the way searching and identifying himself. "Real and fanstatic" is the way Murakami desbrices the world, "real and fanstatic" is also the word in Murakami's view. In our research, we mention three basic factors building Murakami's real and fanstaic world, they are: non space-time and fictional space-time; deviding-dream, incarnation, sign-thing, unconsciousness motives; Saints and Gods, ghosts and devils, heroes and tradition legends' creatment and subversion. MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Murakami Haruki được đánh giá là một trong những “hiện tượng” của văn chương Nhật Bản thế kỉ XX. Trong truyện ngắn Murakami, thực và ảo, thực tại và những kí hiệu, cuộc sống thường nhật và những ẩn dụ mộng tưởng về một thế giới phi thực đan cài trong nhau tự nhiên tạo nên những huyền thoại hậu hiện đại vô định không gian, vô hướng thời gian, trong đó những hóa thân, phân thân, kí hiệu - NGƯỜI lạc giữa muôn trùng giấc mơ, chìm trong mê cung vô thức và thất bại trong nỗ lực tìm kiếm bản lai diện mục của chính mình. Thực và ảo là cách nhà văn mô tả thế giới, thực và ảo đồng thời cũng là thế giới trong mắt nhìn Murakami. Tìm hiểu "Thực và ảo trong truyện ngắn Haruki Murakami" là cách chúng tôi bày tỏ sự đồng cảm và yêu thích của bản thân đối với tác giả dành nhiều bút lực cho giới trẻ này đồng thời cũng là bước đi đầu tiên trong việc khám phá thế giới nghệ thuật của một nhà văn mà tên tuổi được đánh giá có thể xướng danh trên vũ đài Nobel văn chương thế giới. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 2.1 Do những hạn chế khách quan nên đến sau đổi mới, văn học Nhật mới được giới thiệu một cách rộng rãi đến bạn đọc Việt Nam qua bản dịch các tác phẩm từ cổ đến hiện đại và một số công trình nghiên cứu về lịch sử văn học Nhật, về sáng tác của các tác giả thuộc về vẻ đẹp truyền thống Nhật Bản. Mảng nghiên cứu văn chương đương đại Nhật với những đại diện Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 145 như H. Murakami, Y. Banana hầu như chỉ mới được khai lộ qua một vài bài viết trên Internet và vẫn còn đang mở ngõ cho những nghiên cứu tiếp theo. 2.2 Hai năm qua, "hiện tượng" Murakami đã thu hút sự quan tâm rộng lớn của cả giới phê bình lẫn độc giả với nhiều bài viết trên các báo Văn nghệ, Tuổi trẻ cuối tuần, các trang web như http://www.evan.com, http://tienve.org Tuy nhiên, những bài viết này đa phần đều chỉ mới khái lược vài nét về sự nghiệp và phong cách của Murakami hoặc tập trung tranh luận về hiện tượng "Rừng Na-uy" mà chưa đi sâu khảo sát các tác phẩm có giá trị khác. Năm 2007, trong hội thảo về Murakami, các nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh "thực và ảo" là một đặc trưng của nghệ thuật tự sự Murakami. Tác giả Nhật Chiêu nhận định "Giấc mơ và tưởng tượng lôi cuốn chúng ta đi khi đọc Murakami Haruki", Cao Việt Dũng chỉ ra "Bí ẩn như là thủ pháp kể chuyện" của Murakami, tác giả Trung Quốc Lâm Thiếu Hoa cũng khẳng định "tính ẩn dụ, tính thần thoại và tính tượng trưng trước sau vẫn là một điểm sáng lớn trong tác phẩm của Murakami" Thông qua những ý kiến gợi mở đó, công trình này hy vọng sẽ khảo sát và hệ thống hóa những đặc điểm cơ bản của bút pháp thực - ảo trong truyện ngắn Murakami, và đi đến khẳng định thực và ảo là cách nhà văn nhìn thế giới đồng thời cũng là thế giới trong mắt nhà văn. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích những yếu tố thực và ảo trong truyện ngắn của Murakami để đi đến kết luận thực và ảo là thế giới quan đồng thời là thủ pháp kể chuyện độc đáo của Murakami trong những truyện ngắn hậu hiện đại của mình. 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những truyện ngắn của Murakami được Phạm Vũ Thịnh chuyển dịch trong năm tập truyện Đom đóm, Ngày đẹp trời để xem Kangkuru, Sau cơn động đất (Nxb Đà Nẵng, 2006), Bóng ma ở Lexington, Người tivi (Nxb Đà Nẵng, 2007) và truyện ngắn Murakami được Hoàng Long tuyển chọn trong Nghiên cứu phê bình truyện ngắn Murakami (Nxb Tổng hợp TPHồ Chí Minh, 2006). Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những biểu hiện của yếu tố thực và ảo trong truyện ngắn Haruki Murakami. 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã thực hiện các thao tác đọc và tổng hợp tài liệu sau đó tiến hành các phương pháp phân tích tác phẩm, so sánh đối chiếu, tổng hợp. 6. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và mục lục, đề tài gồm có hai chương: Chương một: Haruki Murakami và văn chương thực - ảo Chương hai: Truyện ngắn Haruki Murakami - thế giới của thực và ảo Chƣơng một HARUKI MURAKAMI VÀ VĂN CHƢƠNG THỰC - ẢO 1.1 Văn học nhân loại - con đƣờng đi từ kì ảo đến thực - ảo Văn học viết về cái ảo, cái kì ảo ra đời và phát triển cùng lịch sử nhân loại tuy nhiên việc minh định khái niệm kì ảo và văn chương kì ảo vẫn chưa được thống nhất. Tzevan Todorop cho rằng thái độ nước đôi: phân vân và lưỡng lự, do dự và hoài nghi của độc giả khi tiếp xúc với những hiện tượng khác lạ sẽ tạo nên cái kì ảo. Lê Nguyên Long nhấn mạnh cái kì ảo chỉ tồn tại khi đối diện với nó, người ta luôn có ý thức về một sự đối lập giữa cái hư huyễn siêu nhiên với thế giới thực tại. Lê Huy Bắc đưa ra thuật ngữ văn học huyễn ảo thay cho văn học kì ảo vẫn được sử dụng nhập nhằng lâu nay. Theo chúng tôi, dùng Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 146 thuật ngữ văn học huyễn ảo để bao quát lịch sử văn chương mang "tính chất kì ảo" là một đề xuất hợp lý, tránh được sự nhập nhằng giữa khái niệm văn học kì ảo-một khuynh hƣớng văn học đã kết thúc vào thế kỉ XIX và văn học kì ảo - một hình thái, phƣơng pháp văn học (thể loại văn chương - Todorop). Theo đó, giai đoạn hiện này thuộc về văn chương huyền ảo. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy cùng xuất phát từ nền tảng sử dụng cái ảo để giải thiêng cái ảo nhưng trong sáng tác của một số tác gia hậu hiện đại như Barthelme, Pelevin, Murakami , yếu tố ảo hoàn toàn không mang tính chất "huyền" như bút pháp hiện thực huyền ảo Mĩ latinh. Về mặt nội dung cái ảo trong sáng tác của các tác gia hậu hiện đại này mang tính phi lý, ngụy tạo, về mặt nghệ thuật yếu tố ảo được sử dụng trong kĩ thuật nhại, liên văn bản. Chất thơ và màu sắc huyền thoại thường thấy trong chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mĩ-latinh đã bị phá bỏ hoàn toàn, thay vào đó là tính thậm phồn của hiện thực hậu kĩ nghệ với cái ảo đã được kí hiệu, được mã hóa. "Thực và ảo" với tư cách là thế giới quan đồng thời là thủ pháp nghệ thuật đã tạo nên một khuynh hướng văn chương mới, cùng với hiện thực huyền ảo là một trong những khuynh hướng nổi bật của văn chương kì ảo hậu hiện đại. 2. Thực và ảo trong sáng tác của Haruki Murakami 2.1 Thực và ảo - dấu ấn từ truyền thống phương Đông và Nhật Bản Nhà nghiên cứu Nhật Chiêu nhận định “Yếu tố ma ảo (magic) của ông có nguồn gốc phương Đông, ngay chính trong văn học cổ điển Nhật Bản”. Truyền thống phương Đông mà cụ thể là chiếc nôi văn hóa, văn học Nhật Bản với những thần thoại dân gian, với ảo mộng trong Genji, Kawabata hay ảo kì Akutagawa âm thầm soi sáng tâm hồn nhà văn và lặng lẽ ánh chiếu trên những trang viết thực và ảo của Murakami. 2.2 Thực và ảo - dấu ấn từ phương Tây Murakami sử dụng cấu trúc của phim kinh dị, truyện trinh thám, tiểu thuyết đen Âu Mĩ như là thủ pháp để chuyển tải nội dung tác phẩm, lấy cái kì của phương Tây để hóa giải những mộng ảo của phương Đông, lấy cái ảo để giải mã cái thực của đời sống hằng thường. Murakami cũng đồng thời chịu ảnh hưởng từ chủ nghĩa hiện thực huyền ảo vì vậy, trong nhiều tiểu thuyết và truyện ngắn của Murakami dẫu hiện thực thậm phồn có xâm lấn thì chất thơ của huyễn mộng vẫn đủ sức tạo nên những ẩn ngữ đa trị và đầy ám ảnh. 2.3 Đặc trƣng bút pháp thực - ảo trong sáng tác Haruki Murakami Dùng ảo để nói thực; dùng huyền ảo để giải huyền ảo; thái độ bình tĩnh, thản nhiên của nhà văn cũng như nhân vật đối với cái ảo kì; nghệ thuật xây dựng không gian vô hướng, thời gian vô định; tính kí hiệu của cái ảo. Chƣơng hai TRUYỆN NGẮN HARUKI MURAKAMI - THẾ GIỚI CỦA THỰC VÀ ẢO 2.1 Thực và ảo trong nghệ thuật xây dựng không - thời gian 2.1.1 Tính phi không - thời gian -Thời gian mang tính phiếm chỉ, không gian mang tính phổ quát toàn cầu. -Xóa nhòa thời gian trong các truyện thực, ghi chú một cách chính xác ngày giờ trong các truyện ảo nhằm tạo lập một thế giới không thể phân biệt đang ở trạng thái thực hay ảo. -Cảm thức thời gian bị phá vỡ, nhân vật trong truyện ngắn Murakami sống trong thời gian của mình mà tựa như lạc giữa cuộc đời kẻ khác, tồn hiện giữa một thế giới thực mà như lang thang đâu đó giữa không gian phi thực. 2.1.2 Tính hư cấu không - thời gian -Đứng trên quỹ đạo hậu hiện đại, nhiều truyện ngắn siêu hư cấu sử kí của Murakami phá bĩnh thời gian được công nhận là đã có thực, ngụy tạo nên những lịch sử mới hoàn toàn khác biệt với lịch sử chính thống, bởi điều Murakami muốn viết về lịch sử không phải là những chiến công mà là con người đã thực sự nghĩ gì khi thực hiện những hành vi lịch sử. Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 147 -Murakami hư cấu thời gian lịch sử bằng cách sắp xếp những thời gian sự kiện quan trọng trên trục đối xứng với những thời gian sự kiện cá thể. 2.2 Thực và ảo trong nghệ thuật xây dựng mô-tip 2.2.1 Mô-tip phân thân, giấc mơ -Mô-tip phân thân được Murakami ảo hóa qua hình tượng tôi hay là cái bóng của cái bóng tôi trong Gương soi, được hư cấu thông qua cuộc dạo chơi của ý thức trên bờ biển tưởng tượng trong Nàng Ipanema 1963/1982 hay được triển khai theo hướng kì ảo – giả tưởng trong Quái thú màu lục. -Nếu phân thân là sự phân tách và gặp gỡ của hai nửa cái tôi trong hiện thực, thì giấc mơ là sự phân tách và gặp gỡ của hai nửa cái tôi trong mộng ảo. Người đọc có thể gặp mô-tip này trong truyện ngắn Giấc ngủ, Xác ướp v v 2.2 Mô-tip hóa thân, đội lốt -Mô-tip hóa thân của Murakami “biến dạng” trong hành trình con người tự biến mình thành Người lùn nhảy múa. -Một mô-tip khác gần với mô-tip hóa thân là mô-tip đội lốt. Nhà văn sáng tạo và cấp giấy thông hành cho những nhân vật mang lốt thú hoặc những con thú mang hình bóng con người. Họ tồn tại như những cá thể tất yếu, bình thường trong xã hội hiện đại. 2.2.3 Mô-tip kí hiệu, đồ vật -Những hiện tượng trừu tượng được kí hiệu hóa thành cái cụ thể, còn những cái cụ thể thì lại được kí hiệu hóa thành những sản phẩm của trí tưởng tượng, thậm chí Sex cũng như một thứ kí hiệu để con người xác nhận sự tồn tại của nhau! -Con người cũng là một dạng siêu kí hiệu trong truyện ngắn Murakami. Nhân vật của ông thường được kí hiệu hóa thành những chàng, nàng, tôi, cô gái trăm phần trăm, chàng clean, nàng clean, người đàn ông thứ bảy… -Jazz hóa nỗi cô đơn, spaghhetti hóa sự lẻ loi của kiếp người, thế giới đồ vật tồn tại như một phần của hiện thực thậm phồn và góp phần tạo không khí thực cho những truyện ngắn đậm chất ảo kì của Murakami. 2.2.4 Mô-tip vô thức, ẩn ức Truyện ngắn Murakami còn có nhiều biểu tượng giàu sức ám gợi như giếng sâu, nước, gương soi…Biểu tượng gợi mở vô thức, biểu tượng hàm chứa ẩn ức là những mô-tip độc đáo của truyện ngắn Murakami. Mô-tip này sẽ hé lộ những bí ẩn của tâm hồn, mở ra cánh cửa vô tận của những ảo ảnh, giấc mơ, những hiện thực thứ hai mà không phải lúc nào con người cũng có thể nắm bắt được. 2.3 Thực và ảo trong nghệ thuật dựng và giải huyền thoại Nhà văn dựng huyền thoại giữa không gian thậm phồn hậu kĩ nghệ với mục đích dùng huyền thoại để giải huyền thoại, dùng ẩn dụ để phá bỏ ẩn dụ, dùng lớp vỏ đại tự sự để lật đổ những đại tự sự mà loài người đã rêu rao hơn hai thiên niên kỉ. 2.3.1 Huyền thoại Thượng đế, thánh thần -Murakami dựng nên huyền thoại mới về Thượng đế với thái độ huyễn hoặc và niềm bất tín sâu sắc nhằm gỡ bỏ mặt nạ huyền thoại của thế lực tối cao thống trị đời sống tâm linh con người từ bao đời nay. -Không chỉ hạ bệ bậc thánh linh tương truyền đã sinh ra thế giới, Murakami còn giải thiêng cả những huyền thoại thánh nhân, truyền thuyết mang đức tin của loài người. 2.3.2 Huyền thoại ma quỷ -“Ma” nhưng không “mị”, ảo nhưng không huyền, ma quỷ trong truyện Murakami không tạo ra những nỗi sợ bản năng, cũng không tạo ra nỗi sợ văn học mà tạo nên nỗi sợ khi con người không thể nắm bắt thế giới, cũng chẳng thể nắm bắt được bản thân mình. Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 148 -Quỷ trong không đủ sức hù dọa hay mê hoặc con người hiện đại. Chân dung quỷ hiện lên bình thường như muôn vàn con người bình thường và được người bình thường tiếp nhận với thái độ hết sức thản nhiên, bình tĩnh. 2.3.3 Huyền thoại anh hùng, truyền thống -Nhại huyền thoại anh hùng, huyền thoại truyền thuyết - lịch sử. -Nhạo những huyền thoại thương hiệu vốn là sản phẩm đặc trưng của nền kinh tế - văn hóa thị trường Nhật Bản. Thế giới thực với những cuộc cạnh tranh khẳng định thương hiệu bị ảo hóa bởi những ngụy tạo, quảng cáo và khuếch trương, những đại ngôn vẫn xuất hiện tràn lan trên các phương tiện thông tin hàng ngày. KẾT LUẬN Trong truyện ngắn của Murakami, những mảnh vỡ của CON NGƯỜI được nhà văn tìm thấy giữa một thế giới nhập nhằng thực và ảo, nơi còn người bỏ quên bản thể giữa một không gian vô định, thời gian vô hướng, nơi các huyền thoại giá trị bị lật đổ và niềm tin không còn khả năng cứu rỗi linh hồn. Thực và ảo là một thế giới chứa nhiều thế giới, như trong núi lại có núi, ngoài trời lại có trời là thế giới hư cấu nào đó mà cũng là thế giới của những chính chúng ta. "Tin là có núi thì có núi", ảo hay thực, thực hay ảo, là do cách mỗi độc giả cảm nhận khi bước vào thế giới truyện ngắn Murakami. Nhà văn chỉ là người mở đường, mỗi độc giả sẽ phải tự dấn thân trên "con đường hẹp thiên lý" để khám phá cái thực và ảo trong chính bản thân mình. Hành trình ấy dẫu gian nan nhưng cũng nhiều thú vị, bởi đi đến mình là ước mong của nhân loại từ mấy ngàn năm qua TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Huy Bắc (2006), "Cái kì ảo và văn học huyễn ảo", Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 8 - 2006, Viện Văn học - Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội. [2] Lê Nguyên Cẩn (2003), Cái kỳ ảo trong tác phẩm của Balzac, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [3] Nhật Chiêu (2003), Câu chuyện văn chương phương Đông, Nxb Giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh. [4] Jean Chevalier, Alain Gheerbrant (1997), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Nxb Đà Nẵng - Trường viết văn Nguyễn Du, Đà Nẵng. [5] Ngô Tự Lập (2003), Những đường bay của mê lộ, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. [6] Hoàng Long (2006), Nghiên cứu và phê bình truyện ngắn Haruki Murakami, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. [7] Lê Nguyên Long (2006), "Về khái niệm kì ảo và văn học kì ảo trong nghiên cứu văn học", Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 9-2006, Viện Văn học - Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội. [8] Milan Kundera (2001), Tiểu luận "Nghệ thuật tiểu thuyết", "Những di chúc bị phản bội", Nxb Văn hóa thông tin - Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hải Phòng. [9] Lã Nguyên (2006), "Văn học kì ảo: Nhìn từ hệ hình thế giới quan", Tạp chí văn học nước ngoài số 6 - 2007, Hội Nhà văn Việt Nam, Hà Nội. [10] Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia - Viện thông tin khoa học xã hội (1998), Văn học Nhật Bản, Viện thông tin khoa học xã hội, Hà Nội. [11] Tzevan Todorov (2007), Dẫn luận về văn chương kỳ ảo, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [12] Trung tâm hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản, Công ty văn hóa và truyền thông Nhã Nam và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, (2007), Kỉ yếu hội thảo Thế giới của Haruki Murakami và Banana Yoshimoto, Nguồn: http://www.blog.360.yahoo.com/nhanam. . khảo và mục lục, đề tài gồm có hai chương: Chương một: Haruki Murakami và văn chương thực - ảo Chương hai: Truyện ngắn Haruki Murakami - thế giới của thực và ảo Chƣơng một HARUKI MURAKAMI VÀ. truyện ngắn của Murakami để đi đến kết luận thực và ảo là thế giới quan đồng thời là thủ pháp kể chuyện độc đáo của Murakami trong những truyện ngắn hậu hiện đại của mình. 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM. Murakami Haruki được đánh giá là một trong những “hiện tượng” của văn chương Nhật Bản thế kỉ XX. Trong truyện ngắn Murakami, thực và ảo, thực tại và những kí hiệu, cuộc sống thường nhật và

Ngày đăng: 11/07/2014, 04:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w