1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Ôn thi lý thuyết môn học tài chính công

69 805 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 231,49 KB

Nội dung

 Chương I: GIỚI THIỆU MÔN HỌC TÀI CHÍNH CÔNG Khái niệm về tài chính công theo các quan điểm khác nhau, xem xét đối tượng nghiên cứu của TCC, cấu trúc môn học Tài chính công, cũng được hiểu như Kinh tế học của Khu vực công hay Kinh tế công, chủ yếu đề cập đến các hoạt động thu thuế và chi tiêu của Chính phủ và những ảnh hưởng của nó trong việc phân bổ các nguốn lực và phân phối thu nhập. Theo Quan niểm cổ điển: TCC là khoa học nghiên cứu sự tài trợ cho chi tiêu công và sự phân bổ các gánh nặng quốc gia (ấn định mức thuế mà mọi người phải đóng góp, thiết lập ngân sách) Theo Quan điểm hiện đại: Chính phủ dùng Kĩ thuật tài chính để can thiệp có hiệu quả vào quá trính phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia (chính sách chi tiêu công, chính sách tiền tệ, chi tiêu công, ngân sách) => TCC có chức năng rộng hơn : (để giải thích rõ hơn) + việc sử dụng thuế quan là để phát triển kinh tế, đám bảo tính công bằng xã hội chứ không chỉ là phục vụ chi tiêu công của chính phủ. (vd: tăng thuế là đánh vào các công ty có sản phẩm mà quốc gia không muốn có nhiều, giảm thuế để khuyến khích những ngành, sản phẩm mà quốc gia muốn có nhiều vì lợi ích nền kinh tế) + Thiết lập ngân sách nhà nước phải đảm bảo Thu và Chi phù hợp với nền kinh tế ( có biện pháp duy trì già trị tiền tệ, khi nền kinh tế suy thoái CP có thể dùng biện pháp kích cầu…) Tóm lại đối tượng nghiên cứu của Tài chính công là các hoạt động thu thuế và chi tiêu của chính phủ Phân biệt Tài chính công và Tài chính Nhà nước: Tài chinh công: nghiên cứu các hoạt động của chính phủ để hiểu rõ vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế và tác động của nó đối với các nguồn lực và đối với tình trạng xung tác của người dân. Tài chính Nhà nước: nghiên cứu các hoạt động thu chi bằng tiền của Nhà nước trong quá trình tạo lập và sử dụng các nguồn quỹ tiền tệ của Nhà nước nhằm phục vụ thực tiễn các chức năng kinh tế xã hội của Nhà nước. Nắm các quan điểm chính phủ về tổ chức và cơ chế, quy mô chính phủ, chi tiêu của chính phủ, xem xét và so sánh chi tiêu của Chính Phủ Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam. • Các quan điểm về chính phủ: o Quan điểm tổ chức về Chính phủ (organic view of government) Xã hội được nhận thức như là một tổ chức tự nhiên. Mỗi cá nhân là một thành phần của tổ chức này và chính phủ có thể được xem như là trái tim của nó.  Các mục tiêu của xã hội do chính phủ đặt ra và chính phủ đã hướng xã hội thực hiện các mục tiêu đó của họ. Sự lựa chọn mục tiêu này rất khác nhau giữa các quan điểm. (Plato, Hitler, Lenin) o Quan điểm cơ chế về Chính phủ: (mechanistic view of government) Chính phủ không là một bộ phận tổ chức của xã hội. Hơn thế, chính phủ là một sự sắp xếp được tạo ra bởi những cá nhân để thuận lợi hơn trong việc đạt đến những mục tiêu cá nhân của họ. Cá nhân là trung tâm thay vì tập thể. Theo quan điểm này, đa số cho rằng mỗi cá nhân có cuộc sống tốt hơn khi họ được chính phủ bảo vệ khỏi các cuộc bạo động. Để làm điều này, chính phủ phải được độc quyền về quyền lực cưỡng bức. Tuy nhiên, chức năng của chính phủ cũng cần có những giới hạn nhất định để tránh tình trạng có nhiều thành viên chính phủ trở thành áp bức mà thiếu tính khách quan. Do đó, trong quan điểm này còn chia ra 2 quan điểm gần như đối lập nhau: + Những người theo Chủ nghĩa tự do thì tin vào quyền lực có giới hạn của Chính phủ, họ lập luận để chống lại bất kì vai trò nào của Chính phủ trong nền kinh tế. Họ hoài nghi rất nhiều vào khả năng cải tạo phúc lợi xã hội của Chính phủ. + Những người theo Quan điểm xã hội dân chủ thì tin rằng sự can thiệp của Chính phủ có giá trị thực sự đối với lợi ích của mỗi cá nhân. Nhưng sự can thiệp này có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như sự đảm bảo an toàn nơi làm việc, luật cấm phân biệt chủng tộc, sự phân biệt giới tính trong việc cấp nhà ở và những trợ cấp phúc lợi khác. Giữa quan điểm của những người theo chủ nghĩa tự do và những người theo chủ nghĩa dân chủ xã hội là phạm vi thích hợp đối với sự can thiệp của Chính phủ. • Quy mô chính phủ: Những thước đo chung về quy mô của Chính phủ như sử dụng nhân viên, chi phí, thu nhập….đều có những thiếu sót. Một cách tiếp cận phổ biến là xác định quy mô cả chính phủ bằng mức độ chi tiêu hàng năm của chính phủ, được chia ra làm 3 loại cơ bản: - Chi tiêu về mua hàng hóa và dịch vụ của chính phủ: chính phủ mua nhiều loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau, mọi thứ từ tên lửa tới những dịch vụ như canh gác, bảo vệ rừng. - Các khoản chuyển nhượng thu nhập cho người dân, cho các hoạt đông kình doanh hoặc cho các chính phủ khác: chính phủ lấy thu nhập từ các cá nhân, tổ chức kinh tế cấp cho những người khác. - Trả lãi vay: trong hoạt động của mình, chính phủ thường phải đi vay. Do đó, như những người đi vay khác, chính phủ phải trả 1 khoản lãi vay. Khi chi tiêu của Chính phủ tăng, chi phí này tăng và ngược lại.  Chúng ta không thể nào tổng kết lại thành một con số đơn giản về quy mô tác động của chính phủ đối với nền kinh tế. Do đó, hầu hết các nhà kinh tế thường chấp nhân xác định chi tiêu của Chính phủ như 1 phép gần đúng nhưng là 1 số đo hữu ích. • Bình luận và so sánh chi tiêu cp Hoa Kỳ và cp Việt Nam o Chi tiêu của Chính phủ Hoa Kỳ (1965-1999) : - Chi phí quốc phòng là 1 thành phần quan trọng trong tổng chi tiêu của Liên bang nhưng nó lại giảm đi nhiều qua các giai đoạn. - Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người cao tuổi và các hoạt động phúc lợi xã hội tăng đáng kể. - Các khoản lãi vay phải trả cũng tăng gấp đôi (so số liệu năm 1999 với năm 1965) để tương xứng với những chi tiêu của liên bang từ năm 1965. o Chi tiêu của Chính phủ Việt Nam (giai đoạn 2000-2002) - Chi tiêu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng chiếm tỉ lệ cao (40% tổng chi tiêu công trong những năm qua) vì VN là 1 quốc gia đang phát triển, có quy mô thu nhập quốc dân dân thấp. - Trong tổng chi cho phát triển sự nghiệp kinh tế xã hội, thì khoản chi tiêu cho giáo dục – đào tạo, chi lương hưu và đảm bảo xã hội chiếm tỷ trọng cao nhất. o Sự khác biệt giữa chi tiêu của cp KH và cp VN Chương II CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH THỰC CHỨNG Nắm các hiệu ứng tác động của thuế lên cung lao động Thuế suất biên tế của thuế thu nhập: số phần trăm của 1 đồng thu nhập sau cùng của người đóng thuế đóng cho người thu thuế. Khi có đánh thuế sẽ xảy ra cùng lúc 2 hiệu ứng, đó là hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập: Hiệu ứng thay thế: thuế suất làm tiền công ròng giảm xuống nên việc nghỉ ngơi sẽ rẻ hơn nên người ta có khuynh hướng tiêu dùng việc nghỉ ngơi nhiều hơn, làm việc ít đi. Hiệu ứng thu nhập: với giả sử là con người luôn làm việc một số giờ nhất định dù ở mức thuế suất nào và nghỉ ngơi là hàng hóa bình thường (tức tiêu dùng tăng lên khi thu nhập tăng và ngược lại). Thuế suất làm thu nhập con người giảm đi nên sẽ tiêu dùng cho nghỉ ngơi ít hơn, đồng nghĩa  với làm việc nhiều hơn. Thuế suất làm con người nghèo đi nên thuế suất sẽ thúc đẩy người ta làm việc nhiều hơn. Nắm các phương pháp phân tích thực chứng được áp dụng trong tài chính công (nắm bản chất và ưu nhược điểm của mỗi phương pháp) Các phương pháp phân tích thực chứng cố gắng đo lường hướng và mức độ ảnh hưởng của sự thay đổi chính sách của chính phủ đối với hành vi. Gồm các pp chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu tài chính công sau: - Phỏng vấn: là hỏi trực tiếp các đối tượng về việc các chính sách ảnh hưởng lên hành vi của họ như thế nào. Ưu điểm: dễ và ít tốn kém nhất. Nhược: đối tượng phỏng vấn có thể không phản ưng với chính sách như họ nói do trạng thái tâm lý, trình độ hiểu biết cũng như hoàn cảnh phỏng vấn của người được phỏng vấn. - Thực nghiệm + thực nghiệm xã hội: đưa một nhóm người thành đối tượng của một chính sách nào đó và so sánh hành vi của họ với nhóm đối tượng kiểm chứng. Ưu: phương pháp hứa hẹn để hiểu về các hành vi kinh tế. Nhược: không có khả năng thực hiện những thí nghiệm có kiểm chứng đối với nền kinh tế.Tốn nhiều chi phí. Trong thực nghiệm xã hội, thực sự không thể duy trì được mẫu ngẫu nhiên cho dù mẫu ban đầu có thể là ngẫu nhiên, trong khi các mẫu đòi hỏi trong nghiên cứu phải thực sự ngẫu nhiên. + thực nghiệm trong phòng thí nghiệm: Một số dạng hành vi kinh tế cũng có thể thực hiện trong môi trường của phòng thí nghiệm, đây là 1 cách tiếp cận thường được các nhà tâm lý sử dụng. Ví dụ: Một nhà nghiên cứu có thể bắt đầu bằng cách lưu ý theo lý thuyết cung lao động, yếu tố chủ chốt là tiền lương ròng. Một chiến lược thực nghiệm có thể là đề nghị các đối tượng các mức thưởng khác nhau liên quan đến việc hoàn thành các công việc khác nhau và ghi nhận xem sự cố gắng biến động với tiền thưởng là như thế nào. PP này phổ biến trong các năm gần đây. Ưu: rẻ và linh hoạt hơn thực nghiệm xã hội. Nhược: thực nghiệm trong phòng thí nghiệm cũng mang 1 số nhược điểm của thực nghiệm xã hội. Môi trường mà hành vi kinh tế được quan sát là nhân tạo. - Nghiên cứu kinh tế lượng: Kinh tế lượng là phân tích thống kê các số liệu kinh tế. Ưu: đánh giá được mức độ quan trọng của sự kiện đã xảy ra. Nhược: các kết quả sai hoặc trái ngược có thể xảy ra nếu dữ liệu từ những đối tượng rất khác nhau được kết hợp lại, nếu các biến số quan trọng bị bỏ qua, nếu áp dụng một công thức toán học sai, nếu giữa các biến số đo đạc sai hoặc nếu có mối quan hệ nhân quả đồng thời giữa các biến số. Chương III CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH QUY CHUẨN Nắm vững định lý nền tảng thứ nhất của kinh tế học phúc lợi và điều kiện cho hiệu quả Pareto – Nêu các giả định, chứng minh bằng công thức và phát biểu định lý - Hiệu quả Pareto Định nghĩa  Hiệu quả Paretto là sự phân phối mà tại đó cách duy nhất để làm cho 1 người sung túc hơn là làm cho người khác thiệt hại đi. Điều kiện để đạt hiệu quả pareto - Điều kiện hiệu quả phân phối (tiêu dùng) Hiệu quả phân phối đạt được khi và chỉ khi tỷ lệ thay thế biên giữa 2 loại hàng hoá (X,Y) của các cá nhân (A,B) bằng nhau . MRS A XY = MRS B XY Với:  Tỉ lệ thay thế biên tế MRS: là giá trị tuyệt đối độ đốc của đường bàng quang. Do đó: để 1 phân phối là hiệu quả Paretto thì nó phải là điểm mà tại đó các đường bang quang tiếp xúc nhau (nghĩa là độ dốc của các đường bang quang là như nhau) - Điều kiện hiệu quả sản xuất Hiệu quả trong sản xuất đạt được khi và chỉ khi tỷ lệ chuyển đổi biên tế giữa 2 nguồn lực (X,Y) của các ngành (A,B) bằng nhau. MRT A XY = MRT B XY Với:  Tỉ lệ chuyển đổi biện tế MRT là giá trị tuyệt đối của độ dốc đường khả năng sản xuất.  Đường khả năng sản xuất là đường cho thấy số lượng một hàng hóa X có thể được sản xuất với bất kì số lượng hàng hóa Y cho trước nào.  MRT có thể biểu diễn dưới dạng chi phí biên tế - là chí phí gia tăng để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm đẩu ra. )tan( )tan( gthemsxhhYchiphiMC gthemsxhhXchiphiMC MRT Y X XY = - Điều kiện hiệu quả hỗn hợp Hiệu quả hỗn hợp đạt được khi và chỉ khi tỷ lệ chuyển đổi biên giữa 2 hàng hoá bằng tỷ lệ thay thế biên của các cá nhân. MRT XY = MRS A XY = MRS B XY Định lý nền tảng thứ nhất của Kinh tế học phúc lợi: Các giả định:  + Tất cả các nhà sản xuất và người tiêu dùng đều hành động như những người cạnh tranh hoàn hảo, nghĩa là không ai có được sức mạnh thị trường. + Một thị trường tồn tại cho mỗi loại và tất cả các hàng hóa. Phát biểu định lý: Định lý nền tảng thứ nhất của Kinh tế học phúc lợi phát biểu rằng: với các giả định trên sẽ xuất hiện 1 phân bổ hiệu quả Paretto. Cụ thể là, thị trường cạnh tranh hoạt động hoàn hảo dẫn đến một số phân bổ trên đường cong khả năng hữu dụng. Ngay cả khi nền kinh tế tạo ra một phân phối các nguồn lực Hiệu quả Pareto, vẫn cần đến sự can thiệp của Chính phủ để thực hiện phân phối hữu dụng “công bằng”. Chứng minh bằng công thức: - Xét về phía tiêu dùng: Xét 1 nền kinh tế giản đơn gồm 2 người tiêu dùng A và B, tiêu dùng 2 loại hàng hóa X và Y được cung cấp với lương cung cố định. Do giả định thứ nhất nên A và B cùng mua X và Y với mức giá như nhau lần lượt là P X , P Y . Từ lý thuyết lựa chọn tiêu dùng, A sẽ tối đa hóa hữu dụng khi: MRS A XY = y x P P , với MRS A XY : Tỷ lệ thay thế biên tế của X cho Y đối với A (1) Tương tự, B sẽ tối đa hóa hữu dụng khi: MRS B XY = y x P P , với MRS B XY : Tỷ lệ thay thế biên tế của X cho Y đối với B. (2) Do đó, MRS A XY = MRS B XY Đây là một trong các điều kiện cần cho hiệu quả Pareto. (3) - Xét về phía sản xuất: Kết quả cơ bản về lý thuyết kinh tế cho rằng: 1 công ty tối đa hóa lợi nhuận sản xuất sản phẩm cho tới khi chi phí biên tế và giá bằng nhau. Điều này có nghĩa là: P X =MC X và P Y =MC Y Hay y x y x MC MC P P =  Đồng thời, ta có:  xy = y x MC MC MRT xy = y x P P   Từ (1), (2) và (4) ta có: MRT XY = MRS A XY = MRS B XY Đây là điều kiện cần cho hiệu quả Pareto. Cạnh tranh, cùng với hành vi tối đa hóa của các cá nhân dẫn đến sự hiệu quả. Cuối cùng, ta có thể sử dụng (3) và (1) hoặc (2) để viết lại điều kiện cho hiệu quả Pareto dưới dạng chi phí biên tế như sau: y x y x MC MC P P = Hiệu quả Pareto đòi hỏi các mức giá có cùng tỷ lệ với chi phí biên tế và cạnh tranh đảm bảo thỏa mãn điều kiện này. Đẳng thức này cho thấy tính hiệu quả đòi hỏi rằng chi phí gia tăng của mỗi loại hàng hóa được thể hiện trong giá của nó. Định lý nền tảng thứ hai của kinh tế học phúc lợi và lý giải tại sao lại có sự can thiệp của Chính phủ • Định lý nền tảng thứ hai của Kinh tế học phúc lợi: Cộng đồng có thể đạt được bất kì phân bổ nguồn lực hiệu quả Paretto bằng cách phân bổ một cách phù hợp sự trợ giúp ban đầu và sau đó để mọi người tự trao đổi với nhau theo mô hình hôp Edgeworth. Nói chung, bằng cách phân phối lại thu nhập một cách phù hợp, sau đó không can thiệp và để cho các thị trường hoạt động, chính phủ có thể đạt được bất kì điểm nào trên đường khả năng hữu dụng. Ý nghĩa của định lí này: - Ít nhất trên lí thuyết, các vấn đề hiệu quả và tính công bằng trong phân phối có thể tách rời nhau ra. - Nếu cộng đồng xác định rằng sự phân phối nguồn lực hiện hành là không công bằng, thì cũng không cần can thiệp vào giá thị trường và phá vỡ tính hiệu quả. Thay vào đó, cộng đồng chỉ cần chuyển giao các nguồn lực giữa các thành viên bằng cách nào đó được cho là công bằng. - Nếu các giả định của Định lí thứ nhất bị phá vỡ thì phân phối nguồn lực của thị trường tự do sẽ không hiệu quả cũng như là không công bằng. Điều này được giải quyết bởi định lí thứ 2. • Lý giải có sự can thiệp của Chính phủ  - Vẫn cần sự can thiệp của Chính phủ để thực hiện phân phối hữu dụng công bằng dù đã đạt được phân phối hiệu quả Pareto. Tuy nhiên, CP không nên can thiệp trực tiếp vào giá cả thị trường và tính hiệu quả của thị trường mà chỉ nên can thiệp gián tiếp nhằm phân phối lại thu nhập ban đầu một cách phù hợp, và sau đó để cho thị trường hoạt động. - Trong thực tế không phải lúc nào cũng có cạnh tranh hoàn hảo (vấn đề sức mạnh thị trường) và không phải tất cả mọi thị trường đều có thể tồn tại hay còn gọi là thất bại thị trường. Thất bại thị trường là cơ sở để CP can thiệp vào nền kinh tế. Tuy nhiên, CP chỉ nên can thiệp trong các trường hợp mà sự can thiệp này dẫn đến hiệu quả cao hơn. - Chương IV HÀNG HÓA CÔNG VÀ CHI TIÊU CỦA CHÍNH PHỦ Nắm vững định nghĩa về hàng hóa công thuần túy, các tính chất của hàng hóa công • Định nghĩa hàng hóa công thuần túy: - Khi hàng hóa công thuần túy được cung cấp, chi phí nguồn lực bổ sung của người khác để được hưởng hàng hóa này là bằng không – sự tiêu thụ là không cạnh tranh. - Ngăn cản người khác sử dụng hàng hóa này là rất tốn kém hay hoàn toàn không thực hiện được – sự tiêu thụ là không loại trừ. • Các tính chất của hàng hóa công: - Mặc dù mọi người tiêu thụ cùng một lượng hàng hóa, sự tiêu thụ này không nhất thiết được đánh giá ngang bằng nhau cho tất cả. Người ta có thể có quan điểm rất khác nhau về việc cho giá trị của một loại hàng hóa dịch vụ công là tích cực hay tiêu cực (giá trị dương hay âm). Ví dụ: dịch vụ lau rửa vệ sinh ở kí túc xá. - Sự phân loại hàng hóa công là không mang tính chất tuyệt đối, nó phụ thuộc vào các điều kiện thị trường và tình trạng công nghệ. Ví dụ: ngọn đèn hải đăng phát sáng, chỉ những con tàu được trang bị thiết bị riêng thì mới nhận được tín hiệu từ hải đăng. - Có thể xét tính công cộng của hàng hóa theo từng mức độ. Sự tiêu thụ của hàng hóa công không thuần túy là có sự mở rộng của tính cạnh tranh và tính loại trừ. Trong thực tế không có nhiều ví dụ của hàng hóa công thuần túy. Tuy nhiên, phân tích hàng hóa công thuần túy vẫn mang lại ý nghĩa quan trọng đối với từng hoạt động của thị trường hiện tại. Việc phân tích hàng hóa công thuần túy giúp ta hiểu được những vấn đề phải giải quyết đối với những người hoạch định chính sách công cộng. - Một hàng hóa thỏa mãn một phần định nghĩa hàng hóa công vẫn được xem là hàng hóa công. Nghĩa là tính loại trừ và tính cạnh tranh không nhất thiết phải đi cùng với nhau. Ví dụ: Sự thưởng thức quang cảnh ở bờ biển là không có sự cạnh tranh trong tiêu thụ và bình thường thì không có tính loại trừ, nhưng nếu chỉ có 1 vài con đường dẫn vào bờ biển thì có tính loại trừ. - Có nhiều thứ không được quy ước như hàng hóa nhưng lại có tính chất của hàng hóa công. Ví dụ: Tính trung thực. - Hàng hóa tư nhân không nhất thiết chỉ dành riêng cho khu vực tư nhân cung cấp. Có nhiều loại hàng hóa tư nhân được cung cấp công cộng – các hàng hóa có tình tiêu thụ cạnh tranh và có tính loại trừ được Chính phủ cung cấp. Hàng hóa công có thể do khu vực tư nhân cung cấp. Tóm lại,  nhãn hiệu tư nhân hay công cộng tự chúng không cho chúng ta biết được khu vực nào cung cấp. Ví dụ: dịch vụ y tế và nhà cửa. - Cung cấp công một loại hàng hóa không nhất thiết có nghĩa là nó được tạo ra từ khu vực công. Ví dụ: dịch vụ thu gom rác. Nêu điều kiện cung cấp hàng hóa công hiệu quả, so sánh điều kiện hiểu quả giữa hàng hóa công và hàng hóa tư qua đồ thị và và công thức • Điều kiện cung cấp hàng hóa công hiệu quả: Giả sử Adam và Eva cùng thích xem biểu diễn pháo hoa. Sự thưởng thức pháo hoa của Eva không làm giảm thưởng thức của Adam và ngược lại. Và cũng không loại trừ bất kỳ người nào ra khỏi buổi trình diễn pháo hoa. Do vậy, buổi trình diễn pháo hoa là hàng hóa công. Sự tiêu thụ pháo hoa của Adam (r) được tính trên trục hoành và giá của pháo hoa () theo trục tung. Đường cầu của Adam đối với pháo hoa là . Tương tự, đường cầu của Eva đối với pháo hoa là . 6 r mỗi năm Loại dịch vụ được tạo ra từ buổi trình diễn pháo hoa là hàng hóa công nên phải tiêu dùng với số lượng ngang bằng. Để tìm tổng thiện chí sẵn sàng chi trả, ta cộng mỗi mức giá mà mỗi người 20 45 20 2020 20 20 r mỗi năm r mỗi năm 4 4 2 6 10 45   sàng chi trả cho số lượng hàng cho trước. Quá trình này được gọi là phép tính tổng theo chiều dọc của các đường cầu của các cá nhân. Số lượng pháo hoa hiệu quả được xác định tại điểm E – giao điểm của đường cung và đường cầu- mức giá Adam và Eva sẵn sàng chi trả cho thêm mỗi quả pháo = chi phí biên tế để sản xuất một quả pháo. Tính hiệu quả đòi hỏi rằng sự cung cấp hàng hóa công được mở rộng cho đến khi đạt đến mức mà tại đó tổng giá trị thay thế biên tế trên đơn vị hàng hóa cuối cùng của mỗi người là bằng chi phí biên tế. Thiện chí chi trả cho mỗi quả pháo của Adam là tỷ lệ thay thế biên tế (), thiện chí chi trả cho mỗi quả pháo của Eva là tỷ lệ thay thế biên tế (). Tổng mức giá mà hai người sẵn sàng chi trả là + . Trên quan điểm người sản xuất, giá vẫn thể hiện tỷ lệ chuyển đổi biên tế . Cân bằng được xác định theo điều kiện: + = . • So sánh điều kiện hiệu quả giữa hàng hóa công và hàng hóa tư: Về mặt đồ thị: Đối với hàng hóa tư, tất cả mọi người đều có MRS như nhau, nhưng mọi người có thể tiêu dùng lượng hàng hóa khác nhau. Do vậy, các đường cầu được cộng theo chiều ngang; 1 f lá nho mỗi năm 2 f lá nho mỗi năm 3 f lá nho mỗi năm Đối với hàng hóa công, mọi người tiêu dùng cùng một lượng hàng hóa nhưng người ta có thể có MRS khác nhau. Do đó, để tìm tổng thiện chí cả nhóm sẵn sàng chi trả, ta cộng theo chiều dọc các đường cầu. (hình vẽ) Về mặt công thức: Đối với hàng hóa tư nhân, tính hiệu quả đòi hỏi rằng mọi người có cùng tỷ lệ thay thế biên tế và bằng tỷ lệ chuyển đổi biên tế. [...]... vùng sâu  Các trường học có thể là nguồn sức mạnh đối với sự xã hội hóa Giáo dục cung cấp con đường để truyền bá các chính sách làm cho các công dân chấp nhận chính phủ của họ và từ đó đóng góp cho sự ổn định chính trị của xã hội o tính công bằng:  Giáo dục công cộng tạo ra vốn con người đồng thời khắc sâu ghi nhớ niềm tin vào hệ thống chính trị hiện hành Do đó, chính phủ không những cung cấp giáo... Đối với hàng hóa công thuần túy, tổng tỷ lệ thay thế biên tế bằng tỷ lệ chuyển đổi biên tế + = Đọc kỹ và phân tích giáo dục có phải là hàng hóa công hay không Giải thích tại sao Chính phủ lại tham gia tích cực vào sự nghiệp giáo dục chứ không để cho thị trường cung cấp Kinh nghiệm nào về chi tiêu giáo dục ở Mỹ có thể học tập qua bài học này • Giáo dục có phải là hàng hóa công hay không? Giáo dục theo... trường học thông qua hệ thống hóa đơn trợ cấp Với phương pháp này, các hỗ trợ tài chính được 12 cung cấp trực tiếp cho sinh viên chứ không cho các trường học Mỗi sinh viên được cấp cho một hóa đơn trả học phí có thể trang trải cho các trường học chất lượng mà gia đình của sinh viên thích nhất Các trường học tồi sẽ có ít học viên tham gia và buộc phải đóng cửa, đồng thời các thầy cô giáo chưa đủ chuyên môn. .. tích cực Giả sử một công ty thực hiện nghiên cứu và phát triển (R&D), đồ thị lợi ích biên tế tư nhân ( MPB) MC và chi phí biên tế (MC) $ a b MSB = MEB + MPB MPB MEB 0 Nghiên cứu mỗi năm 17 Công ty chọn mức hoạt động tại , là nơi MC = MPB Giả sử rằng R&D làm cho các công ty khác sản xuất được sản phẩm rẻ hơn, và các công ty này không trả tiền cho việc sử dụng thành tựu nghiên cứu khoa học Khi đó, lợi ích... nó không được mong muốn + Tobin đã khuyến nghị rằng chỉ có các hàng hóa đặc biệt là phải được phân phối công bằng Quan điểm này đôi khi được gọi là chủ nghĩa bình quân hàng hóa - Một số quan điểm khác: + Phân phối thu nhập công bằng được xác định bằng quá trình sinh ra thu nhập Vì thế, nếu quá trình tạo ra thu nhập là công bằng thì không có cơ hội cho sự phân phối lại thu nhập được tài trợ bởi chính. .. công cộng, … thông qua các luật cụ thể Tuy nhiên, người giàu và trung lưu cũng sẽ được hưởng lợi từ các chuyển nhượng hiện vật Các hàng hóa khác trong 1 tháng Không giống các hàng hóa công thuần túy, các chuyển nhượng hiện vật không được tất cả mọi người tiêu thụ Vì vậy, khó ước lượng được giá trị của nó với những người được hưởng Ở đây, ta đánh giá thông qua việc phân tích chính sách trợ cấp của chính. .. Nếu sản lượng dự tính là không đổi thì chi phí đc tính theo giá cuả ng tiêu dùng hoặc cũng có thể tính bằng trung bình trọng số giữa hai loại giá trên  TH3: thất nghiệp: nếu công nhân cho dự án công đc tuyển từ kv tư thì chi phí cơ hội của công nhân này là mức tiền lương mà ng này kiếm đc ở khu vực tư Trong trường hợp không có sự đình trệ cơ bản của nền kinh tế thì mức tiền công hiện hành đc dùng để... biên tế đối với các công ty khác cho mỗi lượng nghiên cứu là MEB (lợi ích biên tế ngoại vi) Lợi ích biên tế xã hội của nghiên cứu là tổng của MPB và MEB, thể hiện là MSB Tính hiệu quả đòi hỏi chi phí biên tế và lợi ích biên tế xã hội phải bằng nhau, điều này xảy ra tại Do vậy R&D được cung cấp ít hơn cần thi t Nếu công ty muốn sản xuất từ đến thì công ty phải chịu phí tổn ab và công ty bị lỗ Do đó,... định lý Với các điều kiện giả thi t trên, một khi quyền sở hữu được thi t lập, chính phủ không cần can thi p để đối phó với ngoại tác Định lý Coase là thích hợp cho các trường hợp trong đó chỉ có một vài bên liên quan và các nguồn của ngoại tác được xác định đầy đủ • Các ứng xử tư nhân đối với ngoại tác: Với sự hiện diện của ngoại tác, vấn đề phân bố nguồn lực không hiệu quả sẽ nổi lên nếu không có... tích chi phí - hiệu quả Xem xét cách thức xác định tỷ lệ chiết khấu trong dự án công, sự khác biệt đối với dự án tư • Cách thức xác định tỷ lệ chiết khấu trong dự án công: o Các hệ số dựa vào khu vực tư nhân: Các dự án công được đầu tư dựa vào các quỹ có nguồn gốc từ tiền thuế của Chính phủ nên tỷ lệ chiết khấu của dự án công sẽ là chi phí cơ hội của các khoản thuế này Mỗi loại thuế tác động đến tiêu . GIỚI THI U MÔN HỌC TÀI CHÍNH CÔNG Khái niệm về tài chính công theo các quan điểm khác nhau, xem xét đối tượng nghiên cứu của TCC, cấu trúc môn học Tài chính công, cũng được hiểu như Kinh tế học. nghiên cứu của Tài chính công là các hoạt động thu thuế và chi tiêu của chính phủ Phân biệt Tài chính công và Tài chính Nhà nước: Tài chinh công: nghiên cứu các hoạt động của chính phủ để hiểu. triển kinh tế, đám bảo tính công bằng xã hội chứ không chỉ là phục vụ chi tiêu công của chính phủ. (vd: tăng thuế là đánh vào các công ty có sản phẩm mà quốc gia không muốn có nhiều, giảm thuế

Ngày đăng: 03/06/2015, 07:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w