THUẾ VÀ PHÂN PHỐI THU NHẬP Trình bày các phạm vi tác động của thuế (các bình luận tổng thể)

Một phần của tài liệu Ôn thi lý thuyết môn học tài chính công (Trang 42)

Trình bày các phạm vi tác động của thuế (các bình luận tổng thể)

o Phạm vi tác động pháp luật của thuế cho ta biết ai là người chính thức theo quy định của pháp luật có nghĩa vụ trả thuế.

o Phạm vi tác động kinh tế của thuế là sự thay đổi phân phối thu nhập thực thế của mỗi cá nhân từ các tác động của thuế.

 Có sự khác biệt giữa phạm vi tác động pháp luật và phạm vi tác động kinh tế. Sự khác biệt này gọi là lượng lưu chuyển thuế (Chuyển giao thuế) – tax shifting.

Do đó, khi xem xét phạm vi tác động của thuế cần tập trung vào tác động của thuế lên phân phối thu nhập. Các tác động này phụ thuộc vào quan điểm bình luận, cụ thể các bình luận phổ biến sau:

Con người (các cổ đông cty, người lao động, chủ đất, người tiêu dùng) mới gánh chịu thuế, công ty không chịu thuế.

o Xem xét hệ thống thuế thay đổi phân phối thu nhập như thế nào giữa nhà tư bản, người

lao động và chủ đấtPhân phối chức năng của thu nhập

o Tuy nhiên, hiện nay một người có thể cùng lúc đóng vai trò là nhà tư bản, người lao

động và chủ đất nên sẽ phù hợp hơn nếu phân tích thuế tác động lên cung cách phân

phối tổng thu nhập như thế nàophân phối quy mô của thu nhập.

Phạm vi tác động kinh tế của thuế được xác định bằng những thay đổi của giá do thuế gây ra và được dựa vào cả nguồn gốc thu nhập và sử dụng thu nhập.

Thuế ko chỉ tác động làm thay đổi cung cách chi tiêu của con người mà còn làm thay đổi phân phối thu nhập bằng cách tác động lên nguồn tạo ra thu nhập.

VD: người nghèo chi 1 tỉ lệ tương đối lớn thu nhập của họ vào rượu (nếu họ uống rượu), nhưng người giàu lại sở hữu các vườn nho dùng để nấu rượu. Như vậy đối với người sử dụng thu nhập, thuế phân phối lại và lấy bớt đi thu nhập của người nghèo. Về phía nguồn thu nhập, thuế phân phối lại và lấy bớt đi thu nhập của người giàu.

Phạm vi tác động phụ thuộc vào việc giá được xác định thế nào

Các mô hình định giá khác nhau cho ta những đáp án khác nhau cho câu hỏi ai là người thực sự chịu gánh nặng thuế. Các phản ứng của người chịu gánh nặng thuế cũng liên quan đến phương diện thời gian của phân tích. Phạm vi tác động của thuế trong xu hướng ngắn hạn và dài hạn là khác nhau.

Phạm vi tác động phụ thuộc vào sự phân phối số thu thuế:

o Phạm vi tác động ngân sách cân bằng: tính đến tác động tổng hợp các loại thuế và các khoản chi tiêu chính phủ do các khoản thuế này tài trợ. Về tổng thể, tác động phân phối thu nhập phụ thuộc vào việc chi tiêu của chính phủ như thế nào.

o Phạm vi tác động phân biệt của thuế: phạm vi tác động được phân biệt như thế nào khi một loại thuế được thay thế bằng loại thuế khác trong điều kiện ngân sách chính phủ là không đổi. o Phạm vi tác động tuyệt đối của thuế: xem xét các tác động của thuế khi không có sự thay đổi

đối với các loại thuế khác hay chi tiêu chính phủ.

Tính lũy tiến của thuế và cách đo lường tính lũy tiến

Định nghĩa:

Thuế lũy tiến được định nghĩa gián tiếp thông qua thuế suất trung bình – là tỷ lệ giữa tiền thuế phải đóng và thu nhập.

Nếu tỷ lệ thuế trung bình tăng cùng với thu nhập thì hệ thống thuế này là lũy tiến, còn nếu giảm thì là lũy thoái.

Cách đo lường tính lũy tiến:

o Phương pháp 1: Thuế suất trung bình tăng càng cao khi thu nhập tăng thì hệ thống thuế càng có tính lũy tiến.

Gọi To, T1 là nghĩa vụ thuế phải nộp. Io, I1 là mức thu nhập tương ứng.

 Đơn vị đo lường độ lũy tiến:

= ( - ) / ( - ) Hệ thống thuế nào có giá trị v lớn hơn thì lũy tiến hơn.

o Phương pháp 2: 1 hệ thống thuế là lũy tiến hơn hệ thống thuế khác nếu độ co dãn của số thu thuế theo thu nhập cao hơn (% thay đổi số thu thuế: % thay đổi thu nhập).

=

Tuy nhiên ngay cả với những cách tính lũy tiến thuyết phục nhất cũng cho những đáp án khác nhau.

Trình bày thuế đơn vị hàng hóa, phạm vi tác động của thuế đơn vị lên phía cung và phía cầu. So sánh sự khác biệt giữa đồ thị thuế đơn vị và đồ thị thuế tỷ lệ hoặc thuế thu nhập

Thuế đơn vị hàng hóa:

Thuế đơn vị hàng hóa là khoản tiền cố định trên mỗi đơn vị hàng hóa bán được.

Phạm vi tác động của thuế đơn vị lên phía cung và phía cầu:

o TH1: Phạm vi tác động lên phía cầu:

Dc và Sc là đường cầu và đường cung của một sản phẩm là rượu vang.

Tại thời điểm ban đầu, điểm cân bằng là g với giá và sản lượng cân bằng là Po và Qo.

- Khi đánh thuế u lên mỗi đơn vị hàng hóa.

Giả sử tại điểm a bất kỳ trên đường cầu ta có mức giá người tiêu dùng sẵn sàng chi trả là Pa, dù có thuế đánh trên mỗi đơn vị hàng hóa thì người tiêu dùng vẫn trả một mức là Pa. Như vậy giá mà nhà sản xuất nhận được sau thuế là Pa-u. Làm tương tự đối với những điểm khác trên đường cầu ta có giá mà nhà sản xuất nhận được sau thuế là Pt – u (t = 1,2,…)

k f g u m h n Q O

h f

g

u

 Ta vẽ được đường cầu mới Dc’ // Dc và cách Dc một khoảng bằng u.

Lúc này điểm cân bằng mới sẽ là điểm h với sản lượng cân bằng sau thuế là Q1. Có 2 mức giá tại điểm cân bằng mới:

Mức giá người tiêu dùng phải trả là Pa Mức giá người sản xuất được nhận là Ph.

Xét về thiệt hại của mỗi người: thuế làm người tiêu dùng thiệt hại vì phải trả mức giá Pa>Po và nhà sản xuất cũng bị thiệt khi nhận được mức giá Ph <Po.

Tổng nguồn thu thuế: u * Q1 = diện tích kfhn. o TH2: Phạm vi tác động lên phía cung:

Xét giá Pi bất kỳ trên đường cung, đối với nhà sản xuất nếu cung cấp Q1 đơn vị hàng hóa thì họ phải nhận được ít nhất là Pi trên mỗi đơn vị. Sau thuế họ vẫn nhận được Pi tức là người tiêu dùng phải trả Pi + u trên mỗi đơn vị hàng hóa. => Đường cung dịch chuyển lên trên thành Sc’ //Sc và cách Sc một đoạn bằng u.

Điểm cân bằng mới sau thuế là Q1’ = Q1. Giá cân bằng mới trong cả 2 trường hợp:

OP P O P X hàng năm ’ t t = ’

Giá nhà cung cấp nhận được giảm bằng số thu thuế

Giá người tiêu dùng chi trả tăng bằng số thu thuế

Một phần của tài liệu Ôn thi lý thuyết môn học tài chính công (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w