Giá trên một đơn vị X
Giá người tiêu dùng phải trả P’i = Pa. o Nhận xét:
Phạm vi tác động của thuế đơn vị ko phụ thuộc vào việc đánh thuế đối với người tiêu dùng
hay người sản xuất. Quan trọng là quy mô của sự chênh lệch giá do người mua chi trả và người bán nhận được chứ ko phải là thuế thu từ phía nào. Sự chênh lệch giá được gọi là khoảng đệm thuế.
Phạm vi tác động của thuế đơn vị phụ thuộc vào độ co dãn cung và cầu.
• So sánh sự khác biệt giữa đồ thị thuế đơn vị và thuế tỷ lệ.
Thuế tỷ lệ là loại thuế trong đó thuế suất là tỷ lệ của giá.
Điểm khác biệt giữa 2 đồ thị:
- Đồ thị đường cung (hoặc cầu) dịch chuyển xuống 1 khoảng tuyệt đối cho mỗi số lượng đối với
thuế đơn vị và dịch chuyển xuống theo cùng 1 tỷ lệ trong trường hợp thuế tỷ lệ.
- Đồ thị đường cầu (cung) mới trong trường hợp đánh thuế đơn vị là đường song song với đường
cầu (cung) cũ. Đồ thị đường cầu (cung) mới trong trường hợp đánh thuế tỷ lệ không song song với đường cầu (cung) cũ.
(a) (b) o Hình (a): Tác động của thuế khi lượng cung là không co dãn hoàn toàn.
Đường cung Sx không co dãn hoàn toàn nằm thẳng đứng, đường cầu Dx. Tại điểm cân bằng ban đầu, giá nhà sản xuất nhận được và giá người tiêu dung phải trả là Po=Px.
Khi đánh thuế một lượng là t lên mỗi đơn vị hàng hóa, đường cầu dịch chuyển xuống Dx’. Và giá tại điểm cân bằng mới là Pn< Po. Lúc này người tiêu dùng vẫn chi trả ở mức giá là Po=Px nhưng lúc này giá nhà sản xuất nhận được chỉ là Pn.
Khi đường cung là không co dãn hoàn toàn, nhà sản xuất là người chịu toàn bộ gánh nặng thuế.
o Hình (b): Tác động của thuế khi lượng cung là co dãn hoàn toàn.
Lúc này đường cung Sx nằm ngang, song song với trục hoành. Tại điểm cân bằng ban đầu, giá nhà sản xuất nhận được và giá người tiêu dùng phải trả là Pn=Po.
Khi đánh một lượng thuế t lên mỗi đơn vị hàng hóa, đường cầu dịch chuyển trở thành đường cầu mới là Dx’ và lúc này giá mới mà người tiêu dùng phải trả Pg > Pn trong khi nhà sản xuất vẫn nhận được mức giá Pn=Po.
Mức tăng thêm Pg – Pn đúng bằng thuế.
Như vậy khi đường cung là co dãn hoàn toàn thì người tiêu dùng chịu toàn bộ gánh nặng thuế.
Câu 5: Sự khác biệt đồ thị đánh thuế hàng hóa trong thị trường cạnh tranh và độc quyền:
MCx chính là đường cung thị trường (Sx) MRx chính là đường cầu của thị trường (Dx)
Trước khi có thuế:
Thị trường cân bằng khi MCx=MRx hay Sx
= Dx. Khi đó giá và lượng cân bằng là P0
và Q0 (P0 là mức giá mà ng tiêu dùng sẵn sàng chi trả và người sản xuất nhận đ”c).
Gọi đường cầu đối với nhà độc quyền là Dx,
đường thu nhập biên tế là MRx, đường chi
phí biên tế là MCx, đường tổng chi phí trung bình là ATCx.
Trước khi có thuế:
Để tối đa hóa lợi nhuận: MRx=MCx. Tại điểm tối đa hóa lợi nhuận, ta có sản lượng là X0 và giá là P0
Tổng lợi nhuận là Sabcd
Sau khi có thuế đơn vị u trên mỗi đơn vị hàng hóa:
Tác động của thuế đối với phía cung và phía cầu là như nhau, ở đây ta chỉ xét phía cầu.
Đường cầu dịch chuyển một khoảng đúng bằng thuế, thành đường cầu mới D’x.
• •
Đk cân bằng thị trường: Sx=Dx
Khi đó, lựơng cân bằng giảm từ Q0 đến Q1
Giá mà người tiêu dùng chi trả là Pg
Giá mà người sản xuất nhận đc là Pn
Thuế làm cho ng tiêu dùng thiệt hại bởi họ
phải chi trả với giá mới Pg lớn hơn giá ban đầu là P0. Người sản xuất cũng bị thiệt hại vì nhận được giá mới Pn thấp hơn giá ban
đầu là P0. Do vậy, trong thị trường cạnh
tranh hoàn hảo, thuế làm cho cả ng tiêu dùng và người sản xuất bị thiệt hại. Mức độ thiệt hại phụ thuộc vào độ co dãn của đường cung và đường cầu. Người tiêu dùng và nhà sản xuất chia sẻ gánh nặng thuế bằng sự tăng giá của ng tiêu dùng (Pg-P0) và sự giảm giá của nhà sản xuất (P0-Pn) là vừa đủ bù cho thuế u đôla
Sau khi có thuế đơn vị u trên mỗi đơn vị hàng hóa:
• •
Đường cầu hiệu quả của nhà sản xuất dịch chuyển xuống một khoảng u, là đg D’x. Đường thu nhập cũng dịch chuyển xuống một khoảng u, trở thành đg MR’x
Đk tối đa hóa lợi nhuận: MR’x=MCx.
Khi đó, sản lượng tối đa hóa lợi nhuận X1
là giao điểm của MR’xvà MCx
Giá ng mua phải trả là Pg=Pn + u
Giá mà nhà độc quyền nhận đc theo đg D’x
là Pn
Lợi nhuận kinh tế độc quyền sau thuế là Scdef
Ta thấy Scdef < Sabcd nhà độc quyền dù có sức mạnh thị trường vẫn phải chịu một phần gánh nặng thuế, chứ ko chuyển giao hoàn toàn sang ng tiêu dùng, gánh nặng thuế mà ng tiêu dùng phải chịu trong thị trường độc quyền vẫn phụ thuộc vào độ co dãn của đường cầu
e d a D’x Pg P0 Pn X0 X1 Dx ATCx b MCx số thuế thu đc Ng mua bị thiệt hại
Ng bán bị thiệt u Pn Pg P0 Q0 Q1 Sx D’x Dx
Giờ làm việc mỗi năm Lương trên mỗi giờ làm việc
Câu 6: Trình bày thuế đối với các yếu tố sản xuất (lao động- quỹ lương, vốn); quá trình vốn hóa qua xác định giá bất động sản:
o Thuế đối với lao động – thuế quỹ lương:
Các nhà làm chính sách tin rằng thuế lương cần phải chia đều giữa người lao động và người thuê lao động. Như vậy, sự phân biệt theo pháp luật giữa người là lao động và người chủ là không liên quan với nhau. Phạm vi tác động của thuế chỉ được xác định bởi khoảng chênh lệch thuế giữa những gì người lao động nhận được và người thuê lao động chi trả.
Nhận định trên được thể hiện thông qua đồ thị sau:
SL là đường cung lao động, giả sử đường cung là không co dãn hoàn toàn. DL là đường cầu lao động.
Mức lương là Wo, được xác định tại giao điểm của SL và DL. - Sau khi có thuế lương:
Đường cầu dịch chuyển xuống DL’. => Khoảng cách giữa DL và DL’ là khoảng đệm chênh lệch giữa những gì được chi trả cho một khoản mục và những gì nhận được bởi người cung ứng nó. Lương của người lao động nhận được là Wn trong khi người chủ vẫn chi trả một mức là Wg = Wo. Như vậy khi đường cung là hoàn toàn không co dãn thì người lao động chịu hoàn toàn gánh nặng thuế.
Nếu đường cung là co dãn hoàn toàn, ta sẽ nhận được kết quả trái ngược. Tức người thuê lao động là người chịu toàn bộ gánh nặng thuế.
Nếu không có thông tin liên quan đến độ co giản của đường cung (đường cầu) thì không thể
nhận biết được phạm vi tác động của thuế. - Minh họa thực tế:
Theo nghiên cứu tại Hoa Kỳ năm 1993 thì độ co dãn của tổng lượng cung giờ làm việc tại Hoa
Kỳ là gần bằng 0, tức đường cung SL là hoàn toàn không co giãn. Do đó, it nhất là trong ngắn
hạn, người lao động chịu phần lớn thuế quỹ lương, mặc dù những người làm chính sách vẫn tìm cách chia sẻ gánh nặng thuế ngang bằng cho người thuê lao động.
o Thuế vốn trong nền kinh tế toàn cầu hóa:
- Trong nền kinh tế đóng:
Người chủ nguồn vốn chịu một phần gánh nặng thuế, tổng số thuế chính xác phụ thuộc vào độ co dãn của đường cung và đường cầu của nguồn vốn.
- Trong nền kinh tế mở:
Nguồn vốn hoàn toàn tự do dịch chuyển từ nước này sang nước khác, do đó ta có thị trường toàn cầu đối với các nguồn vốn. Khi đó lượng cung vốn cho một quốc gia là co dãn hoàn hảo. Gánh nặng về thuế do người dùng vốn chịu hoàn toàn, người cung cấp vốn không chịu khoản gánh nặng thuế nào cả. Điều này có nghĩa là nguồn vốn sẽ chuyển ra nước ngoài nếu ở đó ko phải chịu một loại thuế nào và có suất sinh lời trên vốn tăng lên.
Đặc điểm của đất đai là lượng cung cố định và thời gian sử dụng lâu dài. Giả sử tiền thuê đất là Ri trong năm thứ i.
- Trước khi có thuế:
Nếu thị trường đất đai là cạnh tranh thì giá của đất bằng giá trị hiện tịa của các dòng tiền thu được từ tiền cho thuê. Do đó, nếu lãi suất là r, giá của đất (PR) là:
PR=R0+R1/(1+r)+R2/(1+r)2+….+RT/(1+r)T (1)
T là năm cuối cùng thu lợi từ các dịch vụ của đất (có thể là vô hạn). - Sau khi đất đai bị áp thuế:
Giả sử thuế đất là $ui trong năm thứ i.
Tiền cho thuê đất mà người chủ sở hữu nhận được sẽ giảm đúng bằng số tiền đóng thuế.
Những người mua tài sản luôn tính đến việc nếu họ mua đất, họ sẽ mua cả dòng tiền nghĩa vụ đóng thuế cũng như cả dòng tiền thu nhập tương lai. Do đó, người mua đất sẵn sàng chi trả cho đất đai với giá (P’R):
P’R=(R0-u0)+(R1-u1)/(1+r)+(R2-u2)/(1+r)2+….+(RT-uT)/(1+r)T (2)
So sánh (1) và (2), khi có thuế giá nhà đất giảm xuống: u0+u1/(1+r)+u2/(1+r)2+….+uT/(1+r)T
Khi đất đai bị áp thuế, giá của đất giảm xuống với khoản chênh lệch bằng giá trị hiện tại của tất cả các khoản chi trả thuế tương lai.
Quá trình dòng tiền chi trả thuế hòa nhập vào giá của một loại tài sản được xem là vốn hóa.
Bởi vì có sự vốn hóa, người nhận trọn vẹn gánh nặng thuế mãi mãi là người chủ sở hữu tài sản
vào thời điểm áp thuế. Những người chủ tương lai cũng phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho chính quyền trong tương lai nhưng khoản đóng thuế này đã được trừ vào giá trị hiện tại khi mua đất.
A- Bài tập:
Bài 2: Phạm vi tác động của thuế lên mua bán qua mạng là:
o Phạm vi tác động kinh tế: Thuế ở đây là do người truy cập internet chịu , vì đánh thuế giá hàng hóa tăng cao (trong khi cầu về hàng hóa – internet là co dãn nhiều) nên giá hàng hóa sẽ tăng. Khi đó cầu về hàng hóa giảm nên lượng thiêu thụ giảm và lượng người truy cập internet giảm.
o Ko có phạm vi tác động pháp luật: do ko xác định được ai là người có nghĩa vụ trả thuế.
Bài 5: Ta có: QcD = 2000-2000 Pc QcS = 2000 Pc
a. Giá và lượng cân bằng, trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo: QS = QD
200 Pc = 2000 – 200 Pc
Pc = 5
Sản lượng cân bằng: Q* = QS = QD = 200 * 5 = 1000.
b. Chính phủ áp thuế 2 đô la trên mỗi bao thuốc.
c. Khi có thuế, đường cầu dịch chuyển xuống thành đường QD’. Phương trình đường cầu mới QD
= 2000 – 200( Pc+2).
Điểm cân bằng mới: QD’ = QS
2000-200(Pc+2) = 200Pc. Pc = 4. P 0 10 8 d a E b P* Q* Q c
Q1 = 80
Pc’ thuộc đường cung => Pc’=4 là giá nhà sản xuất nhận được.
Giá người tiêu dùng phải trả là Pc’+2 = 4+2 = 6.
Số thu thuế: Sabcd = 2 * 800 = 1600.
CHƯƠNG 12: THUẾ VÀ HIỆU QUẢ
Gánh nặng tăng thêm của thuế - định nghĩa và xác định gánh nặng tăng thêm của thuế bằng đồ thị phương sai tương đương
• Định nghĩa
Gánh nặng tăng thêm là số phúc lợi mất đi vượt quá và xa hơn số thuế thu nhập
• Xác định gánh nặng tăng thêm bằng đồ thị phương sai tương đương:
- Giả sử chị Ruth có thu nhập cố định là I đô la, tiêu dùng 2 loại hàng hóa là ngô và thịt Giá 1kg thịt là Pb
Giá 1kg ngô là Pc
Đường giới hạn ngân sách là AD có đọ dốc Pb/Pc và điểm chặn I/Pb.
- Trước khi đánh thuế:
Để tối đa hóa hữu dụng, Ruth tiêu dùng tại điểm E1 là tiếp điểm của AD và đường bang quan i. Khi đó chị ta sẽ tiêu thụ B1 kg thịt và C1 kg ngô.
- Khi chính phủ áp thuế tb lên thịt:
Giá 1 kg thịt sẽ là (1+ tb)Pb và 1 kg ngô vẫn là Pc. A Ngô G H Phương sai tương đương M N ii i D Thịt I/Pb F I 0
i f d O h (1+tb)Pb Giá Số lượng a g
Khi đó đường giới hạn ngân sách AD sẽ chuyển xuống thành AF có độ dốc (1+tb)Pb/Pc và điểm
chặn là I/((1+tb)Pb).
Để tối đa hóa hữu dụng, lúc này chị Ruth tiêu thụ tại điểm E2 là tiếp điểm của AF và ii. Khi đó chị Ruth tiêu thụ B2 thịt và C2 ngô.
Số thu thuế trên mỗi đơn vị thịt bán được là GE2 . Tổng số lượng thuế thu được lúc này sẽ là
diện tích hình chữ nhật C2E2GH (1)
- Xác định thiệt hại của chị Ruth: ta sử dụng phương pháp phương sai tương đương là số thu nhập mà
ta có thể lấy đi từ chị Ruth trước khi có thuế làm cho đường bàng quan dịch chuyển từ i tới ii.
Để tìm phương sai tương đương trên đồ thị, ta dịch chuyển song song đường AD vào bên trong cho tới khi tiếp xúc với đường bàng quan ii. Số lượng mà ta phải dịch chuyển AD chính là phương sai tương đương.
Trên đồ thị:
HI // AD và tiếp xúc với ii.
ME3 là phương sai tương đương và cũng là số lượng thiệt hại phúc lợi. (2)
Đối với chị Ruth thì không có gì khác biệt giữa việc mất đi ME3 và đối diện với thuế. (3)
Từ (1), (2), (3), ta có: gánh nặng tăng thêm của thuế: ME3 – GE2 = NE2. Với:
ME3 luôn lớn hơn GE2 vì ME3=GN và GN luôn lớn hơn GE2 nên ME3-GE2 luôn lớn hơn 0.
Câu 2: Đo lường gánh nặng tăng thêm với đường cầu: (đường cầu đền bù)
Ta có thể sử dụng một khái niệm khác để giải thích gánh nặng tăng thêm đó là đường cầu đền bù: dựa trên khái niệm thặng dư người tiêu dùng – là khoảng chênh lệch giữa những gì mọi người sẵn sàng chi trả và số tiền thực trả.
q Sh’ Sh h2 h1 (1-s)Ph P r u v O m Giá trên mỗi đơn vị dịch vụ nhà ở
Dịch vụ nhà ở mỗi năm
- Trước khi đánh thuế:
Db là đường cầu đền bù cho thịt. Sb là đường cung hoàn toàn co dãn.
Tại điểm cân bằng, xã hội tiêu thụ q1 kg thịt với mức giá Pb
Thặng dư người tiêu dùng là diện tích tam giác aih.
- Chính phủ đánh thuế tb lên thịt:
Giá mới của thịt là (1+tb)Pb liên quan với đường cung mới S’ b
Tại điểm cân bằng mới, xã hội sẽ tiêu thụ q2 thịt.
Thặng dư người tiêu dùng là diện tích tam giác afg. Số thuế thu được là diện tích hình chữ nhật ghdf.
Gánh nặng tăng thêm là diện tích tam giác fdi. Diện tích tam giác fdi được tính xấp xỉ bằng công
thức:
½ eta *(Pb q1 )*t2 b
Eta: giá trị tuyệt đối của độ co dãn giá đền bù của lượng cầu đối với thịt. eta càng cao cho thấy lượng cầu đền bù là rất nhạy cảm đối với thay đổi của giá.
Pb * q1: Tổng thu nhập tiêu dùng trên lượng thịt ban đầu. T2
b : Khi thuế tăng thì gánh nặng tăng thêm cũng tăng với tỷ lệ bình phương của chính nó.
Câu 3: Mô tả và phân tích đồ thị gánh nặng tăng thêm của trợ cấp.
Xét về tác động, trợ cấp là thuế âm.
Giả sử lượng cầu đối với nhà ở ban đầu là Dh và lượng cung là đường Sh nằm ngang tại điểm giá Ph- nó đo lường chi phí xã hội biên tế của việc cung cấp dịch vụ nhà.
- Trước khi có trợ cấp:
Điểm cân bằng O: với sản lượng cân bằng là h1 và mức giá cân bằng là Ph-chi phí sản xuất xã hội