Phân tích các áp lực dài hạn lên an sinh X Hở các quốc gia có dân số già, nêu nguyên nhân các áp lực nhất là trong tình hình khủng hoảng hiện nay Giải thích bằng công thức các áp lực dà

Một phần của tài liệu Ôn thi lý thuyết môn học tài chính công (Trang 36)

áp lực nhất là trong tình hình khủng hoảng hiện nay. Giải thích bằng công thức các áp lực dài hạn lên an sinh xã hội ;

o Phân tích áp lực dài hạn lên ASXH ở các QG có dân số già, nêu nguyên nhân các áp lực nhất trong tình hình khủng hoảng hiên nay

Các nguyên nhân chủ yu chủ yếu là do:

- Thất nghiệp tăng do khủng hoảng, nền kinh tế đi xuống.

- Thuế lương ASXH nếu vượt quá lợi ích được chi trả sẽ tạo nên thặng dư. Thặng dư

này sẽ được đầu tư vào trái phiếu của chính phủ Mỹ và ký gửi trong Quỹ đầu tư ASXH. Tuy nhiên, trong tình hình khủng hoảng hiện nay, thặng dư ngày càng giảm đi do nền kinh tế đi xuống và Chính phủ phải tài trợ cho những lĩnh vực khác nhằm vực dậy nền kinh tế, Quỹ ASXH cũng bắt đầu có hiện tượng thâm hụt. Điều này đòi hỏi phải bán đi trái phiếu để có thể tài trợ cho ASXH.

- Quỹ ASXH ngày càng giảm, nhưng lợi ích chi trả cho người nhận BH lại ngày càng

tăng.

- Sự tăng lên qua thời gian của tỷ lệ người phụ thuộc.

o Giải thích bằng công thức các áp lực dài hạn lên ASXH:

Gọi: Nb là số lượng người nghỉ hưu.

B là lợi ích của mỗi người nghỉ hưu. Nw là số lượng người làm việc.

W là lương trung bình có bảo hiểm của mỗi công nhân. t là thuế suất.

Khi đó, mức cân bằng giữa lợi ích nhận được và tổng số thuế mà người đang làm việc trả là: Nb x B = t x Nw x W

 t = (Nb / Nw) x (B/W) Trong đó: - t là thuế lương của người đang đi làm.

- Nb/Nw là hệ số phụ thuộc, tỷ lệ của số lượng người nghỉ hưu trên số lượng người đang làm việc.

Công thức chỉ ra rằng, khi tỷ lệ người phụ thuộc gia tăng, tức là hệ số (Nb/Nw) tăng thì nếu muốn duy trì mức lợi ích thì phải gia tăng thuế, hoặc nếu muốn không tăng thuế thì lợi ích nhận được phải giảm xuống.

Như vậy khi tỷ lệ phụ thuộc gia tăng và để ổn định lợi ích được chi trả bắt buộc phải gia tăng thuế lên người làm việc.  Đây là áp lực dài hạn lên ASXH.

4/.Chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại Mỹ -Liên hệ bài học nào cho Việt nam ;

o Chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại Mỹ

Chương trình Bảo hiểm thất nghiệp được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua và cho phép các Bang thiết lập vào năm 1935, cùng năm với ASXH, mục tiêu là bù đắp cho việc mất thu nhập vì thất nghiệp.

BHTN được cung cấp cho toàn xã hội nhằm ngăn chặn sự lựa chọn nghịch và tổn hại đạo đức.

BHTN được tài trợ bằng thuế lương, chỉ có người làm việc phải trả.

Trách nhiệm thuế BHTN của giới chủ đối với một người công nhân bằng tích của mức thuế

BHTN của giới chủ, tu, và trợ cấp hàng năm của người công nhân đến mức thuế trần BHTN.

Mức thuế tu là khác nhau giữa những giới chủ vì BHTN là thuế thực nghiệm, nó phụ thuộc

vào tình trạng đuổi việc của công ty.

o Liên hệ bài học cho Việt Nam

1. Bài tập cuối chương:

Bài 2/313:

Ngụ ý của Milton Friedman là mỗi người đều có những nhu cầu riêng và chi tiêu phụ thuộc vào nhu cầu đó. Việc đóng bảo hiểm cũng là 1 khoản chi tiêu. Nếu việc đóng bảo hiểm là bắt buộc, 1 sô người sẽ không thể dùng 1 phần thu nhập của mình để chi tiêu cho nhà ở và đi lại như họ mong muốn. Do đó, nên để cho mọi người tự nguyện mua BH, lựa chọn thời gian đóng BH và đóng BH phụ thuộc vào nhu cầu của họ ở hiện tại và tương lai.

Gọi: Nb là số lượng người nghỉ hưu. B là lợi ích của mỗi người nghỉ hưu. Nw là số lượng người làm việc.

W là lương trung bình có bảo hiểm của mỗi công nhân. t là thuế.

Thì: Nb x B = t x Nw x W

 t = (Nb / Nw) x (B/W) Theo đề: (Nb / Nw)1990 = 26.7%, (Nb / Nw)2050 = 45.8%

• Tỷ lệ thuế lương năm 1990:

t1990 = 26.7% x (B/W)1990

Tỷ lệ thuế lương năm 2050: T2050 = 45.8% x (B/W)2050

Để duy trì tỷ số lợi ích-lương B/W ở năm 1990, tức là (B/W)1990= (B/W)2050

 t2050/ t1990 = 45.8/26.7 = 1.72 lần.

 tỷ lệ thuế lương năm 2050 phải gấp 1.72 lần tỷ lệ thuế lương năm 1990.

• Nếu tỷ lệ thuế là cố định, ta có: t1990 = t2050  26.7% x (B/W)1990 = 45.8% x (B/W)2050  (B/W)2050 / (B/W)1990 = 26.7/45.8 = 0.58 lần

 Tỷ số lợi ích-lương năm 2050 giảm 0.58 lần so với tỷ số lợi ích-lương năm 1990.

Bài 5/314:

Gọi thu nhập trước thuế là TN0, thu nhập sau thuế là TN1

Khi anh ta đi làm, thu nhập sau thuế đối với $1 kiếm được được tính là: TN1 = (1-0.15-0.0745) x TN0 = 0.7755TN0

Khi anh ta thất nghiệp, BHTN nhận được sau khi trừ thuế phải nộp là:

BHTN = 50% x TN0 x (1-0.15) = 0.425TN0

(Do BHTN chịu thuế thu nhập, không chịu thuế lương.) Có BHTN/TN1 = 0.425TN0/ 0.7755TN0 = 54.8%

 54.8% thu nhập sau thuế được thay thế bởi BHTN.

Vì BHTN này là tương đối cao => nhiều người không muốn đi làm để được nhận BHTN

 Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.

Chương X:

Một phần của tài liệu Ôn thi lý thuyết môn học tài chính công (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w