CÁC CHƯƠNG TRÌNH CHI TIÊU CHO NGƯỜI NGHÈO KINH NGHIỆM CỦA HOA KỲ VÀ VIỆT NAM Trình bày tóm lược các chương trình chi tiêu cho người nghèo tại Hoa Kỳ, nêu tên từng

Một phần của tài liệu Ôn thi lý thuyết môn học tài chính công (Trang 30)

PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ TRONG ĐẦU TƯ CHI TIÊU CÔNG.

CÁC CHƯƠNG TRÌNH CHI TIÊU CHO NGƯỜI NGHÈO KINH NGHIỆM CỦA HOA KỲ VÀ VIỆT NAM Trình bày tóm lược các chương trình chi tiêu cho người nghèo tại Hoa Kỳ, nêu tên từng

Trình bày tóm lược các chương trình chi tiêu cho người nghèo tại Hoa Kỳ, nêu tên từng chương trình, bản chất và đối tượng thụ hưởng, mức chi tiêu của mỗi chương trình, có chương trình nào là tốt nhất cho Việt Nam học tập?

I. Các chương trình chi tiêu cho người nghèo tại Hoa Kỳ:

 AFDC: Chương trình hỗ trợ cho các gia đình có trẻ phụ thuộc.

o Bản chất: Chương trình quan trọng nhất trong việc hỗ trợ bằng tiền. Chương

trình này đc đồng quản lý bởi chính phủ liên bang và các bang. Từng bang sẽ xác định mức phúc lợi của riêng mình và tiêu chuẩn chỉ dựa trên các tiêu chuẩn chung nhất của chính phủ liên bang. Người có thu nhập dưới một ngưỡng nhất định và thỏa các điều kiện nhất định sẽ được nhận tiền trợ cấp trong thời gian vô hạn định. Trợ cấp AFDC cho một cá nhân đc giảm bằng một đôla cho mỗi đôla mà ng chủ gia đình nhận đc từ thu nhập. Các nghiên cứu lý thuyết và thực tế đã cho thấy chương trình này không khuyến khích làm việc.

o Đối tượng thụ hưởng: Các gia đình có trẻ em sống phụ thuộc, không có cha mẹ

hoặc có cha mẹ thất nghiệp hoặc mất khả năng lao động.

o Mức chi tiêu: năm 1996, tiền trợ cấp cho 1 gia đình có tối đa 3 thành viên ở

Missisipi là 120$, ở New York là 703$.

 Chương trình trợ cấp tạm thời cho các gia đình có nhu cầu (TANF)

o Bản chất: đc ban hành vào năm 1996 nhằm chấm dứt các tiêu chuẩn và các

quyền lợi về tiền trợ cấp của AFDC. Phúc lợi bằng tiền giờ chỉ là tạm thời và có điều kiện. Bởi lẽ, những ng nhận trợ cấp k thể nhận các khỏan trợ cấp bằng tiền trên 5 năm, và sau 2 năm họ phải tham gia vào các hoạt động lao động nào đó có liên quan. Các bang gần như có toàn quyền kiểm soát cơ cấu hệ thống phúc lợi xã hội.

o Đối tượng thụ hưởng: các gia đình có nhu cầu

 Chương trình trợ cấp bù thuế thu nhập - EITC là chương trình lớn nhất để tạo trợ cấp qua những khỏan chuyển nhượng bằng tiền cho những ng có thu nhập thấp đc điều hành bởi cơ quan thuế. Đây là chương trình trợ cấp bù thuế thu nhập, tức là việc trợ cấp đc thể hiện dưới hình thức trợ cấp thuế cho những ng thu nhập thấp đủ tiêu chuẩn nghĩa là giảm nghĩa vụ thuế. Điểm qtrọng của EITC là việc hủy bỏ từng bước sau khi thu nhập vượt quá một ngưỡng nào đó đã áp một thuế suất tiềm ẩn cao lên thu nhập

 Chương trình thu nhập an sinh bổ sung (SSI) đc ban hành năm 1972, cung cấp phúc lợi hàng tháng

cho ng cao tuổi, ng mù và ng không có khả năng lao động. Tài sản của ng nhận trợ cấp k thể vượt quá giới hạn nào đó: 20004 cho một cá nhân

 Chương trình trợ giúp y tế (Medicaid) đc ban hành vào năm 1965 là chương trình chi tiêu lớn nhất

cho ng nghèo, chi trả các dịch vụ y tế cho những ng chắc chắn có thu nhập thấp, cung cấp miễn phí cho những ng đc nhận trợ cấp các dịch vụ như: chăm sóc bệnh viện, phí xét nghiệm và phí chụp X quang, các dịch vụ vật chất…)

 Chương trình tem phiếu thực phẩm cung cấp một giấy chứng thực mà có thể sử dụng chỉ để mua

hàng thực phẩm. chương tình tem phiếu thực phẩm hiện đã dẫn đến tiêu dùng thực phẩm hơn sử dụng một số tiền tương đương để mua thực phẩm.

 Trc đây việc hỗ trợ nhà ở Hoa kỳ chủ yếu tập trung vào trợ giá nhà ở công cộng cho ng nghèo, đc bắt đầu vào năm 1937, đc điều hành ở địa phương là thành phố, quận.. chính phủ liên bang trợ cấp chi phí xây dựng và một phần chi phí do các chủ nhà chi trả. Chương trình khu vực đã cung cấp một số lượng nhỏ những ng trợ cấp với nhiều phiếu trả tiền nhà ở đã trả tiền theo sự lựa chọn của họ.

 Các chương trình nâng cao thu nhập: mục tiêu của các chương trình giáo dục và đào tạo nghề tại chỗ

là nâng cao khả năng của ng nghèo để tự hỗ trợ mình trong tương lai.

- Giáo dục: đc thông qua năm 1965, chính phủ liên bang cung cấp các quỹ tài trợ cho các trường để đền bù cho giáo dục đối với các bậc giáo dục cấp 1 và 2 và các học sinh thiếu may mắn

- Đào tạo việc làm tại chỗ: nhằm vào những nguyên nhân có khả năg khác của sự nghèo đói - thiếu kỹ năng cho thị trường việc làm. mục đích là chính phủ cung cấp các cơ hội để phát triển các kỹ năg có thể tiêu thụ đc trên thị trường nhưng thiếu hiệu quả, dường như ko thể.

Một phần của tài liệu Ôn thi lý thuyết môn học tài chính công (Trang 30)