1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Ôn thi môn học tài chính công có đáp án

39 2,9K 43

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 159,38 KB

Nội dung

MỤC LỤC : GIỚI THIỆU MÔN HỌC TÀI CHÍNH CÔNG, CHÍNH PHỦ VÀ HOẠT ĐỘNG THU-CHI CỦA CHÍNH PHỦ I. Khái niệm về tài chính công 1. Theo quan niệm cổ điển: - TCC là khoa học nghiên cứu những ptiện mà một QG sử dụng để tìm kiếm và sử dụng các nguồn lực cần thiết nhằm tài trợ cho các chi tiêu công bằng cách phân bổ cho mọi công dân những gánh nặng do chi tiêu công gây ra - Sự hiện hữu của thuế là để tài trợ cho chi tiêu công - Tài nguyên của một QG là những gánh nặng công cộng mà toàn dân phải gánh vặng :ấn định mức thuế mà mn phải đóng và thiết lập NS là phân bổ gánh nặng công 2. Theo quan niệm hiện đại - TCC là khoa học nghiên cứu các hoạt động của CP và việc CP sử dụng các kĩ thuật đặc biệt nhằm để tác động vào nền kinh tế xã hội như các chính sách chi tiêu công, chính sách thuế, chính sách tiền tệ, ngân sách… - Sử dụng thuế là để phát triển ktế, đảm bảo công bằng XH - Thiết lập ngân sách phải đảm bảo thu và chi của nhà nước phù hợp với nền kinh tế. II. Tài chính công và các hệ tư tưởng 1. Quan điểm của CP về tổ chức - XH được nhận thức như là một tổ chức tự nhiên. Mỗi cá nhân là một phần của tổ chức này và CP có thể được xem như là trái tim của nó. - Các mục tiêu của XH do nhà nước đặt ra và nhà nước đã hướng xã hội thực hiện các mục tiêu đó của họ. 2. Quan điểm của CP về cơ chế - CP không phải là một bộ phận của tổ chức XH. Nó là một sự sắp xếp được tạo ra bởi những cá nhân để thuận lợi hơn trong việc đạt đến những mục tiêu cá nhân của họ => CP tồn tại chỉ vì mục đích của mọi người a. Chủ nghĩa tự do - Những người tán thành chủ nghĩa tự do thì tin vào quyền lực có giới hạn của CP, họ lập luận để chống lại bất kì vai trò nào của CP trong nền kinh tế, họ hoài nghi rất nhiều vào khả năng cải tạo phúc lợi xã hội của CP b. Theo quan điểm xã hội dân chủ - Họ tin rằng sự can thiệp của CP có giá trị thực sự đối với lợi ích của mỗi cá nhân. III. Quy mô của CP - Các nhà chính trị và các nhà báo thường sử dụng số lượng nhân viên làm việc trong khu vực công để đo quy mô của CP - Một cách phổ biến khác là dựa vào mức độ chi tiêu hàng năm của CP gồm + Chi tiêu về mua hàng hóa và dịch vụ của CP: + Các khoản chuyển nhượng thu nhập cho người dân, cho các hoạt động kinh doanh hay cho các CP khác + Trả lãi vay 1 IV. Chi tiêu của CP 1. Chi tiêu của CP Hoa Kỳ - Mức độ chi tiêu của CP đã tăng lên cả 2: về giá trị danh nghĩa và về giá trị thực tế tuyệt đối được tính trên đầu người, và theo tỷ lệ tăng với tổng sản phẩm quốc nội - Tỷ lệ chi phí quốc phòng được giảm dần qua các giai đoạn, trong khi BHXH và những khoản nợ còn tồn đọng lại tăng lên đáng kể. 2. Chi tiêu của CP Việt Nam - Việt Nam là nước đang phát triển có quy mô thu nhập quốc dân thấp, do đó tỷ trọng chi cho đầu tư phát triển chiếm trên 40% tổng chi tiêu công - Trong tổng chi phát triển sự nghiệp kinh tế xã hội khoản mục chiếm tỷ trọng chi tiêu cao nhất là chi cho giáo dục- đào tạo và chi tiêu lương hưu, đảm bảo xã hội. V. Thu ngân sách - Ở Hoa Kỳ, đa phần các khoản thu đều là thuế trực thu ( thuế TNCN, thuế TNDN, thuế lương - Tại Việt Nam, nguồn thu chủ yếu là thuế gián tiếp( thuế VAT, thuế XNK, thu từ dầu khí). Chương 2: CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH THỰC CHỨNG 1. Nắm các hiệu ứng tác động của thuế lên cung lao động Lý thuyết cung lao động cho rằng quyết định làm việc hay không dựa trên sự phân bổ hợp lý thời gian. Giả sử ông A chắc chắn làm việc 1 số giờ nào đó trong ngày, ông sẽ phải quyết định bao nhiêu giờ dành cho làm việc và bao nhiêu giờ cho nghỉ ngơi. Vấn đề của ông là tìm đc 1 sự kết hợp giữa kiếm tiền và nghỉ ngơi nhằm tối đa hóa hữu dụng của ông. Vd: ông A làm việc 1h đc 10$. Tiền lương này chính là chi phí cho tg của ông. CP áp dụng mức thuế 20% lên thu nhập. lúc nay thu nhập thuần sau thuế là 8$. Như vậy thực tế thuế tác động lên số giờ lao động: a) Hiệu ứng thay thế: trước khi có thuế, 1h nghỉ ngơi của ông A mất 10$, sau thuế chỉ mất 8$ (do thu nhập rong của ông giảm). Do chi phí của việc nghỉ ngơi trở nên rẻ hơn sẽ khiến ông có khuynh hướng tiêu dùng nó nhiều hơn, nghĩa là làm việc ít đi b) Hiệu ứng thu nhập: Khi có thuế, ông A chỉ nhận đc 8$ thay vì 10$ như trước, điều này có nghĩa là ông A đã chịu thiệt thòi về thu nhập. Khi nghỉ ngơi là loại hàng hóa bình thường- lượng tiêu dùng nó tăng lên khi thu nhập tăng lên và ngược lại. Do thuế thu nhập khiến ông A nghèo đi, nó cũng thúc đây ông ta làm việc nhiều hơn Như vậy thuế cùng lúc tạo ra 2 hiệu ứng: nó thúc đẩy sự thay thế hướng tới hoạt động có cp rẻ hơn, và nó làm giảm tiền lương thực tế. vì hiệu ứng thay thế và thu nhập tác động đến tới giờ làm việc theo các chiều hướng ngược nhau nên tác động của thuế tn ko thể chỉ xác định bằng lý thuyết. 2 2. Nắm các phương pháp phân tích thực chứng được áp dụng trong tài chính công (nắm bản chất và ưu nhược điểm của mỗi phương pháp) Các nghiên cứu thực chứng cố gắng đo lường cả hướng và quy mô của tác động của thay đổi trong các chính sách của CP lên hành vi. Các dạng nghiên cứu thực chứng phổ biền là phỏng vấn, thực nghiệm xã hội và trong phòng thí nghiệm, và phân tích kinh tế lượng. Phỏng vấn: là hỏi trực tiếp đối tượng về việc các chính sách ảnh hưởng lên hành vi của họ ntn. ƯU: dễ thực hiện NHƯỢC: đối tượng phỏng vấn có thể ko thực sự phản ứng với chính sách như họ đã nói Thực nghiệm xã hội: đưa 1 nhóm người thành đối tượng của chính sách nào đó và so sánh hành vi của họ với nhóm đối tượng kiểm chứng. ƯU: NHƯỢC: các pp thực nghiệm cổ điển đòi hỏi các mẫu phải thực sự ngẫu nhiên – thành viên của mẫu phải đại diện cho đám đông mà hảnh vi của họ cần đc nghiên cứu. Trong thực tế ko thể duy trì đc mẫu ngẫu nhiên, dù cho mẫu ban đầu là ngẫu nhiên. Mặt khác, con người ý thức đc họ đang tham gia TN và ý thức này tác động tới hành vi của họ. Hơn nữa, các TNXH thường tốn kém. Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm: được sd để nghiên cứu 1 số dạng quyết định kinh tế ƯU: rẻ hơn TNXH và tỏ ra linh hoạt hơn so với TNXH. NHƯỢC: dạng thực nghiêm này cũng mang 1 số nhược điểm của TNXH: môi trường mà hành vi kt đc quan sát là nhân tạo, đối tượng môi trường nhân tạo có thể ko thay thế đc hành vi thực sự ngoài đời. Kinh tế lượng: là sự phân tích thống kê các số liệu kt. Trong KTL, tác động của các chính sách khác nhau đc diễn giải từ các hành vi quan sát đc. KTL cho phép chúng ta đánh giá đc mức độ quan trọng của sự kiện đã xảy ra. Phân tích hồi quy bội được sd để chọn ra những thông số “tốt nhất” cho 1 mô hình KTL. Biết đc thông số cho phép dự đoán đc tác động của sự thay đổi chính sách ƯU: rẻ hơn TNXH và tỏ ra linh hoạt hơn so với TNXH. NHƯỢC:các kết quả sai có thể xảy ra nếu dữ liệu từ những đối tượng rất khác nhau được kết hợp lại; nếu các biến số quan trọng bị bỏ qua; nếu áp dụng 1 công thức toán học sai;nếu các biến số đo đạc sai hoặc nếu có mối quan hệ nhân quả đồng thời giữa các biến số. 1 Các bài tập của chương Chương 3: CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH QUY CHUẨN 1. Nắm vững định lý nền tảng thứ nhất của kinh tế học phúc lợi và điều kiện cho hiệu quả Pareto – Nêu các giả định, chứng minh bằng công thức và phát biểu định lý • Các giả định: - Tất cả các nhà sản xuất và người tiêu dùng đều hành động như những người cạnh tranh hoàn hảo, nghĩa là không có ai có được sức mạnh thị trường. - Một thị trường tồn tại cho mỗi loại và tất cả các hàng hóa. • Chứng minh công thức: - Bản chất của cạnh tranh là tất cả mọi người cùng có chung các mức giá hàng hóa. Từ lý thuyết lựa chọn người tiêu dùng, điều kiện cần thiết để Adam tối đa hóa hữu dụng: 3 MRS Adam af = (1) Tương tự, tập hợp hàng hóa tối đa hóa hữu dụng của Eva: MRS Eva af = Pf Pa (2) Tập hợp 2 phương trình, ta có: MRS Adam af = MRS Eva af - Kết quả cơ bản từ lý thuyết kinh tế cho biết một cty cạnh tranh tối đa hóa lợi nhuận sản xuất sp đầu ra cho tới khi chi phí biên tế và giá bằng nhau. Điều này là P a = MC a , P f = MC f hay: MCf MCa = Pf Pa - Mặt khác, MCf MCa là tỷ lệ chuyển đổi biên tế nên: MRT af = Pf Pa (3) Từ (1), (2), (3) => MRT af = MRS Adam af = MRS Eva af Đây là điều kiện cần cho hiệu quả Pareto: cạnh tranh, cùng với hành vi tối đa hóa của cá nhân, dẫn đến sư hiệu quả. Điều kiện cần hiệu quả Pareto đòi hỏi: MCf MCa = MRS Adam af = MRS Eva af , ta thay (1) hoặc (2) vào biểu thức trên để viết lại điều kiện cho hiệu quả Pareto dưới dạn chi phí biên tế. • Định lý nền tảng thứ nhất của kinh tế học phúc lợi phát biểu rằng trong các điều kiện nhất định, các cơ chế thị trường cạnh tranh dẫn đến các kết quả hiệu quả Pareto. Trong 1 phương diện nào đó, định lý nền tảng thứ nhất của kinh tế học phúc lợi hình thức hóa một nhận thức từ lâu đã được công nhận: khi nói đến việc cung cấp hàng hóa và dv thì các hệ thống doanh nghiệp tự do tỏ ra rất năng suất và hiệu quả. 2. Định lý nền tảng thứ hai của kinh tế học phúc lợi và lý giải tại sao lại có sự can thiệp của Chính phủ: • Định lý nền tảng thứ hai của kinh tế học phát biểu rằng xã hội có thể đạt được bất kỳ phân bổ nguồn lực hiệu quả Pareto nào bằng cách thực hiện phân phối một cách phù hợp các cung cấp ban đầu và sau đó để người ta tự do trao đổi buôn bán với nhau. Nói chung, bằng cách phân phối lại thu nhập một cách phù hợp, sau đó không can thiệp và để cho các thị trường hoạt động, thì chính phủ có thể đạt được bất kỳ điểm nào trên đường biên giới hữu dụng khả năng. Ý nghĩa: ít nhất là trên lý thuyết, các vấn đề về hiệu quả và tính công bằng trong phân phối có thể tách rời nhau. • Có sự can thiệp của chính phủ vì: 4 Pf Pa Bất chấp tính hấp dẫn của nó thì hiệu quả Pareto không khặng định được mình như là một tiêu chuẩn đạo đức. Xã hội có thể ưa thích một vài phân bổ không hiệu quả trên cơ sở công bằng hay một vài tiêu chuẩn khác hơn. Nguyên nhân thứ 2 là do thất bại thị trường : sức mạnh thị trường và sự không tồn tại thị trường. - Sức mạnh thị trường: Định lý phúc lợi thứ nhất chỉ đúng khi nào tất cả mọi người tiêu dùng và các cty là người chấp nhận các mức giá. Nếu một vài cá nhân hay cty là những người làm giá thì phân phối nguồn lực về tổng thể là không hiệu quả. Một cty với sức mạnh thị trường sẽ tăng giá cao hơn mức chi phí biên tế bằng cách cung cấp ít hàng hóa đầu ra hơn một cty cạnh tranh có thể cung cấp => một số lượng không đầy đủ các nguồn lực được dành cho hàng hóa. Hành vi làm giá phát sinh trong nhiều trường hợp khác nhau, đặc biệt là độc quyền . - Sự không tồn tại thị trường: Định lý phúc lợi thứ nhất giả sử rằng một thị trường tồn tại cho tất cả các loại hàng hóa. Nếu không tồn tại thị trường cho một loại hàng hóa thì ta rất khó dự tính thị trường sẽ phân phối chúng hiệu quả. + sự chênh lệch thông tin: 1 bên tham gia giao dịch có được thông tin mà phí bên kia không có. + một hình thức khác của tính bất hiệu quả có thể nảy sinh do sự không tồn tại thị trường là một ngoại tác, là trường hợp trong đó hành vi của một người tác động lên phúc lợi của người khác theo các phương pháp ngoài thị trường hiện hành. +liên quan với ngoại vi là trường hợp của hàng hóa công- loại hàng hóa có tính không loại trừ trong tiêu dung. Cơ chế thị trường có thể thất bại trong việc buộc người ta thú nhận sở thích thật sự của họ đối với hàng hóa công, và kết quả có thể là không đủ nguồn lực dành cho chúng. Các bài tập của chương Chương 4: HÀNG HÓA CÔNG VÀ CHI TIÊU CỦA CHÍNH PHỦ I. Định nghĩa hàng hóa công 1. Định nghĩa về hàng hóa công thuần túy: Khi hàng hóa công thuần túy được cung cấp, chi phí nguồn lực bổ sung của người khác để được hưởng hàng hóa này là bằng không-tức là sự tiêu thụ là không cạnh tranh. Ngăn cản người khác sử dụng hàng hóa này là rất tốn kém hay hoàn toàn không thể thực hiện được- nghĩa là sự tiêu thụ là không loại trừ 2. Tính chất - Mặc dù mọi người tiêu thụ cùng một lượng hàng hóa, sự tiêu dùng này không nhất thiết được đánh giá ngang bằng nhau cho tất cả - Sự phân loại hàng hóa công là ko mang t/c tuyệt đối, nó phụ thuộc vào thị trường và tình trạng công nghệ => ta phân tích hàng hóa công ko thuần túy – là có sự mở rộng của tính cạnh tranh và tính loại trừ. Ngược lại, một hàng hóa có thể thỏa mãn một phần định nghĩa của hàng hóa công chứ ko phải là loại hàng hóa khác. Tức là tính ko loại trừ và tính ko cạnh tranh ko nhất thiết phải đi cùng với nhau. - Có nhiều thứ ko được quy ước như hàng hóa nhưng lại mang t/c của hàng hóa công. Vd như tính trung thực. Nếu mọi người trung thực trong buôn bán giao dịch thì cả xã hội sẽ hưởng lợi do giảm chi phí giao dịch. 5 - Hh tư nhân ko nhất thiết chỉ dành riêng cho khu vực tư nhân cung cấp. Có nhiều loại hh tư nhân được cung cấp công cộng. Vd như dịch vụ y tế - Cung cấp một loại hàng hóa công ko nhất thiết có nghĩa là nó tạo ra từ khu vực công. Vd như dịch vụ thu gom rác (là hàng hóa công) có thể để cho tư nhân đấu thầu làm việc này. II. Cung cấp hiệu quả hàng hóa công 1. Điều kiện cung cấp hàng hóa công hiệu quả - Giả sử rằng cộng đồng xã hội chỉ bao gồm có 2 người là Adam và Eva, cả 2 cùng thích xem biểu diễn pháo hoa. Buổi trình diễn pháo hoa là hàng hóa công vì sự thưởng thức pháo hoa của eva ko ảnh hưởng tới sự thưởng thức của adam và ngược lại. Quy mô kích thước của buổi trình diễn pháo hoa cũng khác nhau, và cả 2 đều thích các buổi biểu diễn lớn hơn là buổi biểu diễn nhỏ, với các đk khác ko đổi. Giả sử rằng buổi trình diễn bao gồm 19 quả pháo, có thể kéo dài ra với chi phí 5 đôla mỗi quả. Adam sẵn sàng chi trả 6$ để kéo dài buổi biểu diễn = một quả pháo khác, còn eva chỉ sẵn sàng trả 4$. - Xét tính hiệu quả của việc kéo dài buổi biểu diễn Sự tiêu dùng buổi biểu diễn là ko cạnh tranh nên quả pháo thứ 20 có thể được sử dụng bởi cả 2 người. Nên lợi ích biên tế của quả pháo thứ 20 là tổng những gì họ sẵn sàng chi trả là 4+6 = 10$. Trong khi đó chỉ tốn chi phí 5$ để mua quả pháo thứ 20, nên tổng thiện ý chi trả của mọi người cho mỗi đơn vị hàng hóa công tăng thêm vượt quá chi phí biên tế, tính hiệu quả đòi hỏi nên mua thêm đơn vị hàng hóa này, trường hợp ngược lại thì ko. - Do vậy tính hiệu quả đòi hỏi rằng sự cc hàng hóa công được mở rộng cho đến khi đạt đến mức mà tại đó tổng giá trị biên tế trên đơn vị hh cuối cùng của mỗi người bằng chi phí biên tế. 2. So sánh điều kiện hiệu quả giữa hàng hóa công và hh tư bằng công thức và đồ thị: - Hàng hóa công: Các mức giá có thể giải thích dưới dạng tỷ lệ thay thế biên tế. Thiện chí chi trả biên tế cho mỗi quả pháo của Adam là tỷ lệ thay thế biên tế (MRS Adam ra ). Và thiện chí chi trả biên tế cho mỗi quả pháo của Eva là tỷ lệ thay thế biên tế (MRS ra Eva ). Trên quan điểm của người sản xuất, giá vẫn thể hiện tỷ lệ chuyển đổi biên tế MRT ra . Do đó cung cấp hiệu quả hàng hóa công được xác định theo dk sau: MRS Adam ra + MRS ra Eva = MRT ra Minh họa bằng đồ thị: Tiêu thụ pháo hoa của adam là r tính trên trục hoành, và giá của pháo hoa P r được tính trên trục tung, đường cầu pháo hoa của Adam là D A r tương tự với Eva, đường cầu pháo hoa của Eva là D E r . 6 Đường cầu trên đồ thị cho thấy Adam sẵn sàng chi trả 6$ cho 20 quả pháo, Eva sẵn sàng chi trả 4$ khi chị ta tiêu dùng 20 quả pháo. Tổng thiện chí chi trả của nhóm cho 20 quả pháo là 10$. Do vậy, nếu ta xác định D A+E r là tổng thiện chí sẵn sàng chi trả của nhóm, khoảng cách thẳng đứng theo trục tung giữa D A+E r và r = 20 phải = 10. Các điểm khác trên D A+E r được xác định bằng quy trình này đối với mỗi mức sản xuất đầu ra. Đối với hàng hóa công, tổng thiện chí sẵn sàng chi trả được xác địnhbằng cách cộng tổng theo chiều dọc các đường cầu của các cá nhân. - Hht: Giả sử cộng đồng xã hội cũng có 2 người là A và E, tiêu thụ 2 loại hàng hóa là táo và lá nho (đây là 2 hóa tư nhân). Số lượng lá nho (f) được tính trên trục hoành, giá của lá nho (P f ) được tính trên trục tung. Đường cầu của A đ/v lá nho là D A f cho thấy lượng lá nho mà A sẵn lòng tiêu thụ ứng với mỗi mức giá, giả sử các đk khác ko đổi. Tương tự với D E f là đường cầu của E với lá nho. Cùng một lúc, đường cầu cho thấy 2 người sẵn sàng chi trả bao nhiêu tương ứng với một lượng hàng cụ thể. Khi vẽ đường cầu thị trường đ/v lá nho, ta đơn giản cộng lượng cầu của từng người ứng với từng mức giá. Vd tại mức giá 5$, lượng cầu của A là 1 lá nho còn lượng cầu của E là 2 lá nho, tổng lượng cầu của nhóm là 3 lá nho ứng với mức giá 5$. Tương tự, xác định lượng cầu tại bất kì mức giá nào cho trước là cộng lại các khoảng cách theo trục hoành. Quá trình này được gọi là cộng tổng theo chiều ngang. Theo lý thuyết người tiêu dùng, một cá nhân tối đa hóa giá trị hữu dụng đặt tại tỷ lệ thay thế biên tế của lá nho bởi táo MRS fa là bằng giá của lá nho (P f ) chia cho giá táo (P a ): MRS fa = P f /P a , đặt P a =1 => MRS fa = P f . Bây giờ đường cầu A d/v lá nho (D A f ) cho thấy mức giá cao nhất cho mỗi lá nho mà A có thể chi trả tại mỗi mức tiêu thụ lá nho. Tương tự với E. Đường cung Sf cho thấy tỷ lệ chuyển đổi biên tế của lá nho cho táo (MRTfa) là khác với sự sản xuất lá nho. Tại điểm cân bằng, cả A và E đều đặt MRS fa = 4 và người sx cùng đặt MRT fa = 4, do đó: MRS Adam fa = MRS Eva fa = MRT fa. Đây là đk cần cho hiệu quả Pareto. Khi thị trường cạnh tranh và hoạt động tốt, định lý phúc lợi thứ nhất đảm bảo rằng đk này được thực hiện. III.Giáo dục Đọc kỹ và phân tích giáo dục có phải là hàng hóa công hay không. Giải thích tại sao Chính phủ lại tham gia tích cực vào sự nghiệp giáo dục chứ không để cho thị trường cung cấp. Kinh nghiệm nào về chi tiêu giáo dục ở Mỹ có thể học tập qua bài học này. 7 1. Giáo dục có phải là hàng hóa công hay ko? - Thị trường ko cung cấp hiệu quả hh nếu hh là hàng hóa công, chúng làm tăng ngoại tác hay chúng được cc một cách độc quyền. Giáo dục trước tiên là hht, vì thứ nhất: làm tăng phúc lợi cho SV = cách tăng khả năng tao ra thu nhập của họ (tăng kĩ năng làm việc) hay tổng thể hơn là tăng khả năng quan hệ cuộc sống. Thứ hai, khi chi phí đi lại cao thì các trường học địa phương có một ít yếu tố độc quyền nhưng lý lẽ này ko thuyết phục cho lắm ngoại trừ ở những vùng nông thôn. 2. Tại sao CP lại tham gia tích cực vào sự nghiệp GD - Giáo dục mang tính chất của hàng hóa công. Các trường học là nguồn sức mạnh d/v xã hội hóa. Người ta lập luận rằng giáo dục cc con đường để truyền bá các chính sách làm cho các công dân chấp nhận chính phủ của họ và từ đó đóng góp cho sự ổn định chính trị của xh. Trong các CP dân chủ, GD tạo nền tảng và đặt cơ sở cho các lựa chọn chính trị của công dân. - Các lập luận hỗ trợ cho việc can thiệp của CP vào thị trường GD là hiệu quả kinh tế. Các nhà kinh tế công cộng cho rằng cũng cần phải tính đến sự công bằng. Điều này xuất phát từ quan điểm chủ nghĩa bình quân hàng hóa. Bởi vì người ta cho rằng tiếp cận gd là một nguồn quan trọng của sự thay đổi trong xã hội, gd là một hh quan trọng dành cho tất cả mọi công dân - Lý thuyết xây dựng NN cho rằng GD công cộng tạo ra vốn con người đồng thời khắc sâu ghi nhớ niềm tin vào hệ thống chính trị hiện hành 3. Kinh nghiệm về chi tiêu giáo dục ở Mỹ có thể học tập qua bài học này Hệ thống gd HK đã và đang bị lên án rằng sx ra một làn sóng ngày càng tăng cao những con người tầm thường và đặt QG vào rủi ro kinh tế xã hội. Khi hệ thống đánh giá SAT bị thất bại trong những năm 60, các nhà kinh tế nhanh chóng nhận ra bất kì lúc nào thị trường đang gặp khó khăn có thể ko có được lợi từ cạnh tranh. Vì thế họ cho rằng các trường học sẽ khá hơn nếu buộc phải cạnh tranh với nhau để thu hút sv. Đây là động lực thúc đẩy các chính sách như sau: - Các trường hiến chương (trường học được ủy quyền chứng nhận), là các trường công hoạt động với các hiến chương của CP để giữ chúng theo tiêu chuẩn qg, nh được tự do trong các thử nghiệm và độc lập trong các quyết định chi tiêu và thuê mướn nhân lực. Các trường học hiến chương làm tăng sự đa dạng hóa lựa chọn và tăng sự hài lòng của phụ huynh. Một số trường học hiến chương hđ theo pp tiếp cận “quay về nền tảng”, một số dặt trọng tâm vào gd nghệ thuật sáng tạo, một số phục vụ cho sv có thai, - Hệ thống hóa đơn trợ cấp: hỗ trợ tài chính trực tiếp cho các sv chứ ko phải các trường học. Mỗi sv được cc một hóa đơn trả học phí có thể trang trải cho các trường học chất lượng nào mà gđ của sv thích nhất. Các trường học tồi quá sẽ có ít sv đến học và buộc phải đóng cửa. Vấn đề đặt ra: điều này có thể vi phạm tiêu chuẩn gd công bằng: phụ huynh có thể đóng góp nhiều hơn tiền bạc cho nhà trường hay các trường có thể thuê gv ko được ủy nhiệm, quyền hạn của các trường trong thiết kế hệ thống chương trình học 8 Chương 5: NGOẠI TÁC VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ 1. Khái niệm và định nghĩa về ngoại tác. Mô tả đồ thị ngoại tác, tính chất của ngoại tác Trả lời:  Khi hoạt động của một chủ thể (một cá nhân hay công ty) tác động trực tiếp lên lên phúc lợi của các chủ thể khác bằng những cơ chế hoạt động nằm ngoài thị trường, tác động này được gọi là ngoại tác. 9  Đồ thị của ngoại tác: 10 [...]... án được thừa nhận Phân tích các hạn chế của từng chỉ tiêu/tiêu chuẩn lựa chọn chính sách chi tiêu công và tiêu chuẩn nào được cho là đáng tin cậy nhất 16 Các chỉ tiêu đánh giá chi phí-lợi ích trong lựa chọn chính sách chi tiêu công – Hạn chế Cp thực hiện 1 quyết định hợp lý cũng yêu cầu phải cò các tính toán gía trị hiện tại Tuy nhiên việc tính toán các chi phí, lợi ích, Tỷ lệ CK của khu vực công có. .. trong dự án công, sự khác biệt đối với dự án tư 1 Cách thức xđ tỷ lệ CK của CP : xem câu 1 2 Sự khác biệt đối với DA tư: tỷ lệ chiết khấu của dự án công thường thấp hơn so với dự án tư ♦ Cách xác định tỷ lệ chiết khấu của dự án tư: Tiêu chuẩn giá trị hiện tại: 1 dự án chỉ đc thừa nhận khi giá trị hiện tại của nó là dương; khi 1 trong 2 dự án được lựa chọn, dự án được ưa thích hơn là dự án có giá trị... bằng phân bổ thời gian giữa công việc tại gia và công việc thị trường để tối đa hóa thu nhập theo xảy ra khi OH* giờ lao động dành cho công việc tại nhà và O’H giờ lao động dành cho công việc thị trường, giá trị của sản - phẩm biên tế của lao động trong cà hai khu vực là w1 đôla Áp thuế t lên thu nhập từ các công việc thị trường nhưng lợi tức đối với các công việc tại nhà thì không bị áp thuế => mức lương... thực hiện bởi vì nó “tạo ra” rất nhiều việc làm Về cơ bản, tiền công của các công nhân đc xem như lợi ích của DA Điều này là vô lý bởi tiền công là thuộc về chi phí, ko phải là lợi ích trong hạch toán Hơn nữa, nếu công nhân thật sự là những ng thất nghiệp ko cố ý, thì chi phí XH của họ là nhỏ hơn tiền công của họ Ngay cả ở những vùng có thất nghiệp cao, ko chắc chắn toàn bộ lao động đc sd trong DA... của thuế 1 Chỉ có con người có thể gánh chịu thuế - Từ quan điểm của nhà kinh tế: chỉ có con người- các cổ đông của công ty, người lao động, chủ đất, người tiêu dùng- là gánh chịu thuế còn công ty thì không 2 Cần cân nhắc cả 2: nguồn gốc và sử dụng thu nhập - Thuế làm giảm lượng cầu của hàng hóa nên thu nhập từ các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất hàng hóa cũng sẽ bị thi t hại hay nói cách khác... ra giá trị hiện tại của dự án đúng bằng 0 Tỷ lệ lợi ích-chi phí: 1 dự án chỉ được thừa nhận khi tỷ lệ B/C > 1, tức là B-C > 0 ♦ Cách xác định tỷ lệ chiết khấu của dự án công: - Liên quan đến thế hệ tương lai - Chủ nghĩa gia trưởng - Sự ko hiệu quả của thị trường Ta thấy các chỉ tiêu chấp nhận dự án tư đều yêu cầu tỷ lệ chiết khấu > 0, trong khi đó đối với dự án công, nếu dự án đem lại lợi ích về mặt... nhân có độ rủi ro can nhất thuộc về tầng lớp đó sẽ có khuynh hướng mua hợp đồng BH có thể bóp méo hành vi của con người Nếu người ta tin rằng họ có BH, họ có thể ít quan tâm đến việc tránh rủi ro Hơn nữa, do công ty BH chi trả một phần hay tất cả chi phí nên người ta có khuynh hướng tiêu dùng quá mức chăm sóc y tế Những khuynh hướng này được đề cập như là vđ tổn hại đạo đức 25 Tổn hại đạo đức có thể... phá sản 2.2 Đặt Chăm sóc YT trên nền tảng lành mạnh hơn về tài chính: Theo thông tin đại chúng, người ta ngày càng hiểu biết về tình trạng tài chính của CSYT và suy nghĩ • • • • nhiều về phương pháp hướng đến giải quyết tình trạng ko có khả năng thanh toán Gia tăng gánh nặng lên người hưởng lợi hiện tại Có thể gia tăng tiền đóng BH hàng tháng,tỉ lệ đồng BH, tuổi thích hợp cho việc nhận lợi ích những... 3: Đánh giá – đo lường chi phí và lợi ích công, những phương cách đo lượng các chi phí và lợi ích của một dự án công, như thế nào là đo theo giá cả thị trường, giá cả thị trường có điều chỉnh, và giá trị vô hình Đối với Chính phủ, vấn đề đánh giá chi phí-lợi ích phức tạp hơn do các lợi ích và CPXH có thể ko đc phản ứng theo giá cả thị trường 1 số chỉ tiêu đánh giá bao gồm: Giá cả TT, Giá cả TT được... (MC) Công ty chọn mức hoạt động R&D tại R1 , là nơi MC=MPB Giả sử tiếp rằng R&D của công ty này làm cho các công ty khác sản xuất ra được sản phẩm rẻ hơn, nhưng ác công ty này không hề chi trả đồng nào cho việc sử dụng các nghiên cứu khoa học cả ví đây là phần tri thức chung Trong hình, lợi ích biên tế doi861 với các công ty khác cho mỗi lượng nghiên cứu R&D là MEB ( lợi ích biên tế ngoại vi) Lợi ích . MỤC LỤC : GIỚI THI U MÔN HỌC TÀI CHÍNH CÔNG, CHÍNH PHỦ VÀ HOẠT ĐỘNG THU-CHI CỦA CHÍNH PHỦ I. Khái niệm về tài chính công 1. Theo quan niệm cổ điển: - TCC là khoa học nghiên cứu những ptiện. lực cần thi t nhằm tài trợ cho các chi tiêu công bằng cách phân bổ cho mọi công dân những gánh nặng do chi tiêu công gây ra - Sự hiện hữu của thuế là để tài trợ cho chi tiêu công - Tài nguyên. QG là những gánh nặng công cộng mà toàn dân phải gánh vặng :ấn định mức thuế mà mn phải đóng và thi t lập NS là phân bổ gánh nặng công 2. Theo quan niệm hiện đại - TCC là khoa học nghiên cứu

Ngày đăng: 03/06/2015, 07:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w