1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Bài tập: Tài Chính Công có đáp án

37 28,8K 219

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 267,36 KB

Nội dung

BÀI TẬP MÔN TÀI CHÍNH CÔNG: TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG, ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH THUẾ, MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM, NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI. BAO GỒM CÁC BÀI TẬP HAY, PHÂN TÍCH SÂU. v..v...

Bài tập cá nhân 1 GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Cành Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG Câu 1: Mỗi học sinh chọn một bài tập tình huống theo phương pháp thực chứng (Trắc nghiệm xã hội, Phỏng vấn & Kinh tế lượng hoặc kết hợp các phương pháp) để đánh giá chính sách tài chính công (chi tiêu, thu thuế/phí và vay nợ …) Bài làm: • Các công cụ phân tích thực chứng : - Phỏng vấn: hỏi trực tiếp người dân để biết các chính sách của chính phủ tác động đến hành vi của họ như thế nào. - Thực nghiệm xã hội: lấy mẫu ngẫu nhiên từ thực tế trong nền kinh tế, tuy nhiên trong thực tế khó tìm được mẫu ngẫu nhiên như vậy. - Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm: một số dạng hành vi kinh tế có thể nghiên cứu trong môi trường của phòng thí nghiệ m, đây là các tiếp cận thường được các nhà tâm lý sử dụng. - Nghiên cứu kinh tế lượng: là phân tích thống kê các số liệu kinh tế. Có những khó khăn liên quan đến việc tiến hành phân tích kinh tế lượng, các khó khăn này giải thích vì sao các nhà nghiên cứu có những kết luận trái ngược. Sử dụng phương pháp kinh tế lượng để đánh giá chính sách cho vay vốn tín dụng đối với xoá đói giảm nghèo ở huyện Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế. Để đánh giá tác động của chính sách này, ta xem xét thu nhập của người dân thay đổi như thế nào khi có vốn vay tín dụng. Xét hai biến thu nhập bình quân/lao động (biến phụ thuộc) và vốn vay bình quân/ lao động (biến độc lập). Thu thập số liệu bằng cách: chọn 2 xã và 1 thị trấn đại diện cho các vùng sinh thái khác nhau ở huyện Hương Thủy và trên cơ sở đó chọn ngẫu nhiên ở mỗi vùng là 30 hộ nghèo có vay vốn tín dụng để điều tra thu thập thông tin. Câu 2: Hãy sử dụng công thức “Điều kiện cần cho phân bổ nguồn lực hiệu quả Pareto “ để đánh giá sự can thiệp của Chính phủ Việt nam qua một số chính sách như trợ cấp hàng nội, đánh thuế hàng nhập là không hiệu quả (VD: đánh thuế nhập khẩu thịt bò/sữa nhập & trợ cấp cho nông dân chăn nuôi bò sữa …) Bài làm: - Tỷ lệ thay thế biên tế: Bài tập cá nhân 2 GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Cành - Tỷ lệ chuyển đổi biên tế: - Điều kiện cần cho hiệu quả Pareto là: =>  Hiệu quả Pareto đòi hỏi rằng các mức giá phải có cùng tỷ lệ như chi phí biên tế, và cạnh tranh bảo đảm thỏa mãn điều kiện này. Tính hiệu quả đòi hỏi rằng chi phí gia tăng của mỗi hàng hóa được thể hiện trong giá của nó. * Đánh giá sự can thiệp của Chính phủ Việt Nam qua chính sách trợ cấp cho hàng điện tử trong nước và đánh thuế hàng điện tử nhập khẩu: Xét mô hình trong đó người tiêu dùng lựa chọn hai hàng hóa: hàng điện tử trong nước và hàng điện tử nhập khẩu. Gọi P d : là giá hàng điện tử trong nước MC d : là chi phí biên sản xuất hàng điện tử trong nước P i : là giá hàng điện tử nhập khẩu trước khi đánh thuế MC i : là chi phí biên sản xuất hàng điện tử nhập khẩu P ’ d : là giá hàng điện tử trong nước khi trợ cấp P ’ i : là giá hàng điện tử nhập sau khi đánh thuế • Trước khi Chính phủ can thiệp: MRT = ; MRS = ; • Khi trợ cấp thì giá hàng nội rẻ hơn hàng ngoại: P ’ d < P i => MRS’ = < MRS = => => Không đạt điều kiện cần của hiệu quả Pareto • Khi đánh thuế lên hàng ngoại thì giá hàng ngoại cao hơn giá nội địa: P d < P ’ i => MRS’ = < MRS = => => Không đạt điều kiện cần của hiệu quả Pareto Vậy, sự can thiệp của Chính phủ Việt Nam như trợ cấp hàng nội, đánh thuế hàng ngoại là không hiệu quả. Bài tập cá nhân 3 GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Cành Chương 2: CÁC ỨNG DỤNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG VỚI HÀNG HÓA CÔNG VÀ NGOẠI TÁC Câu 1: Hãy liệt kê những loại hàng hóa công thuần túy, hàng hóa công không thuần túy, và những hàng hóa công nào do có thể chuyển giao cho tư nhân cung cấp là hiệu quả, mô hình quan hệ Nhà nước-tư nhân tại VN-Tìm hiểu các Hợp đồng BT-BOT, quan hệ giữa NN và Tư có sự tham gia vốn nhà nước theo Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức PPP theo Quyết định 71/2010/QĐ-TTg Bài làm: • Liệt kê hàng hóa công: - Hàng hóa công thuần túy: là tiêu thụ không cạnh tranh, không loại trừ. Ví dụ: Hải đăng, dịch vụ quốc phòng, pháo hoa, phát thanh, công viên công cộng, hệ thống chiếu sáng công cộng - Hàng hóa công không thuần túy: có thể giao tư nhân tuy nhiên việc phân loại phụ thuộc vào đặc điểm thị trường, tình trạng công nghệ. Ví dụ: dịch vụ xe bus công cộng: có cạnh tranh, không loại trừ; Đường giao thông: có cạnh tranh, không loại trừ; Truyền hình cáp: không cạnh tranh, có loại trừ; Phòng cháy chữa cháy: không cạnh tranh, có loại trừ; Bãi biển công cộng: có cạnh tranh, không loại trừ. - Các loại hàng hóa công có thể chuyển giao cho tư nhân cung cấp là hiệu quả: Thu gom rác, hệ thống chiếu sáng công cộng. • Mô hình quan hệ Nhà nước – tư nhân tại Việt Nam:  Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (hợp đồng BOT) Khái niệm: là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam. Đặc điểm: Hoạt động đầu tư được tiến hành trên cơ sở hợp đồng giữa nhà đầu tư với Nhà nước. Hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT thường là các công trình kết cấu hạ tầng như đường bộ, cầu, đường sắt, sân bay, bến cảng, Sau khi ký kết hợp đồng nhà đầu tư bỏ vốn để xây dựng công trình. Trong quá trình thực hiện dự án nhà đầu tư phải thành lập Doanh nghiệp BOT theo quy định của pháp luật để tổ chức quản lý, kinh doanh dự án. Khi xây dựng xong công trình, nhà đầu tư tiến hành quản lý và kinh doanh công trình này trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và có lợi Bài tập cá nhân 4 GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Cành nhuận hợp lý. Hết thời hạn kinh doanh, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình cho Nhà nước. Ví dụ: Dự án nhiệt điện Mông Dương 2 được xây dựng tại tỉnh Quảng Ninh theo hình thức BOT, trong đó Tập đoàn AES (Mỹ) góp 90% vốn và Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam góp 10%. Dự án hoàn thành và đưa vào khai thác thương mại trong năm 2010 đến 2012. Đây là dự án điện độc lập lớn nhất ở Việt Nam với tổng số vốn đầu tư hơn 1,2 tỉ USD, công suất từ 1.000 -1.200 MW và là nhà sản xuất nhiệt điện than độc lập đầu tiên ở Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu về điện ngày càng tăng của đất nước. Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (hợp đồng BT) Khái niệm: là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng BT. Đặc điểm: Trong hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT thì nhà đầu tư phải thực hiện đầy đủ các cam kết của mình liên quan đến cả ba hành vi xây dựng, kinh doanh, chuyển giao công trình thì ở hình thức đầu tư BT nghĩa vụ nhà đầu tư phải thực hiện chỉ là xây dựng và chuyên giao công trình đó cho Nhà nước mà không được kinh doanh chính công trình này. Vì vậy, những thoải thuận về quyền và nghĩa vụ của hai bên trong hợp đòng cũng như những cam kết thực hiện sẽ ít hơn trong hợp đồng BOT. Lợi ích nhà đầu tư được hưởng từ dự án đầu tư của mình là lợi ích từ một dự án khác mà Nhà nước đã cam kết dành cho họ và tạo mọi điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án đó để thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lý. Ví dụ: Dự án đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - vành đai ngoài (theo hình thức xây dựng - chuyển giao - BT) giữa UBND TP.HCM và Tập đoàn GS Engineering & Construction Corp (viết tắt GS, Hàn Quốc). Dự án đường có tổng vốn đầu tư trên 494 triệu USD, với hơn 3.700 hộ dân bị ảnh hưởng. Dự án đi qua bốn quận là Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh và Thủ Đức. Bài tập cá nhân 5 GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Cành Hợp đồng đầu tư theo hình thức PPP: Khái niệm: là hợp tác công - tư mà theo đó nhà nước cho phép tư nhân cùng tham gia đầu tư vào các dịch vụ hoặc công trình công cộng của nhà nước. Với mô hình PPP, Nhà nước sẽ thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ và tư nhân được khuyến khích cung cấp bằng cơ chế thanh toán theo chất lượng dịch vụ. Đây là hình thức hợp tác tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công cộng chất lượng cao, nó sẽ mang lại lợi ích cho cả nhà nước và người dân vì tận dụng được nguồn lực tài chính và quản lý từ tư nhân, trong khi vẫn đảm bảo lợi ích cho người dân. Đặc điểm: Đảm bảo nghĩa vụ và quyền lợi hài hoài giữa các bên. Có sự tham gia của nhà nước, không phải là tư nhân hóa, nhà nước vẫn nằm quyền sở hữu, quản lý. Tổng giá trị phần tham gia của nhà nước không quá 30% tổng mức đầu tư của dự án. Đối với phần vốn của nhà đầu tư tham gia dự án, vốn chủ sở hữu phải đảm bảo tối thiếu bằng 30% phần vốn của khu vực tư nhân tham gia dự án, 70% còn lại có thể vay các tổ chức tín dụng khác. Quyết định 71/2010/QĐ-TTg ngày 09/11/2010 về việc ban hành Quy chế Thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công – tư đã thu hút nhà đầu tư chú ý đến mô hình hợp tác nhà nước và tư nhân nhiều hơn. Đây được xem là hình thức hợp tác tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công cộng chất lượng cao mang lại lợi ích cho cả nhà nước và người dân vì tận dụng được nguồn lực tài chính và quản lý từ tư nhân mà vẫn đảm bảo lợi ích cho người dân. Ví dụ: Dự án đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết bao gồm việc xây dựng và vận hành 98km đường cao tốc với 4 làn xe, điểm đầu tại lý trình Km43 thuộc đường cao tốc HCM - Long Thành - Dầu Giây thuộc tỉnh Đồng Nai và điểm cuối tại lý trình Km 1717 trên QL1A thuộc tỉnh Bình Thuận. Khi đi vào hoạt động, đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết sẽ cải thiện dòng giao thông phía Bắc TP.HCM, giải quyết ùn tắc giao thông trên QL1A và tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy kinh tế, xã hội trong khu vực. Đây là dự án đường cao tốc đầu tiên tại Việt Nam được thực hiện theo hình thức PPP với sự tham gia của các DN tư nhân thành lập dự án để xây dựng đường cao tốc. Tổng chi phí xây dựng dự kiến là 757 triệu USD. Nguồn vốn cho dự án nhận được từ Bài tập cá nhân 6 GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Cành vốn chủ sở hữu của các nhà đầu tư và từ Chính phủ của Việt Nam. Dự án dự định hoàn thành vào năm 2019. Tập đoàn Bitexco là nhà đầu tư thứ nhất của dự án với tỷ lệ góp vốn 60%. Nhà đầu tư thứ 2 chiếm 40% vốn chủ sở hữu sẽ được lựa chọn thông qua hình thức đấu thấu cạnh tranh quốc tế. Câu 2: Hãy cho thí dụ về ngoại tác tiêu cực và ngoại tác tích cực trong dự án công hoặc chính sách công, mô tả các ngoại tác của một dự án/chính sách cụ thể-đo lường ngoại tác và đánh giá tính hiệu quả của một chính sách/dự án công cụ thể qua các lý thuyết đã học, mô tả qua đồ thị. Bài làm: • Ví dụ về ngoại tác tích cực và tiêu cực trong dự án công: Dự án xây dựng cầu vượt nhẹ tại Ngã tư Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh: Dự án cầu vượt tại khu vực Ngã tư Thủ Đức là dự án cầu vượt bằng thép được xây dựng nhằm giảm ùn tắc giao thong với số vốn là 230 tỷ đồng. Theo thiết kế cầu có chiều dài 570m, rộng 16m với 4 làn xe. - Ngoại tác tích cực là: giảm ô nhiễm môi trường cho người dân trong khu vực vì giảm ách tắc giao thông thời gian chờ đợi giảm đi thì làm giảm khói bụi do cái loại xe thải ra, việc kinh doanh của các cửa hàng trong khu vực cũng thuận lợi hơn vì khách hàng tới cửa hàng dễ dàng hơn, tạo cảnh quan đô thị, - Ngoại tác tiêu cực là: gây ách tắc giao thông trong thời gian thi công công trình, gây xáo trộn đời sống một số bộ phận dân cư xung quanh khu vực Ngã tư. * Đo lường ngoại tác: + Giảm lượng ô nhiễm: điều tra số lượng dân cư trong khu vực và thời gian chờ đợi do kẹt xe mỗi ngày tại nơi xây cầu trước và sau khi xây cầu vượt. Lượng khí thải bằng lượng khí thải trung bình một giờ nhân với số giờ kẹt xe. Mức ô nhiễm bằng lượng khí thải nhân số người trong khu vực chịu tác hại. So sánh lúc có cầu và không có cầu để biết được tác hại giảm đi. + Doanh số bán hàng các cửa hàng tại khu vực xây cầu vượt trong tháng thay đổi như thế nào khi xây cầu vượt,…. • Đánh giá tính hiệu quả của chính sách công: Phí xử lý nước thải tại các khu công nghiệp: Q MSC=MPC+MD (MPC+cd) MPC MD MB Q mỗi năm j i O Q* Đồng c d Bài tập cá nhân 7 GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Cành Hệ thống xử lý nước thải của các khu công nghiệp chưa được giám sát thường xuyên và chặt chẽ, cộng với tình trạng cơ sở sản xuất nhỏ tồn tại trong các khu dân cư còn nhiều. Cho nên hiện nay, một lượng lớn nước thải công nghiệp chưa được kiểm soát chặt trước khi thải ra môi trường. Đây là nguyên nhân khiến cho chất lượng nguồn nước mặt trên địa bàn Tp HCM ngày càng giảm sút. Để có thể ngăn chặn nguồn nước thải ô nhiễm trên, tiến hành thu phí xử lý nước thải các khu công nghiệp. Gọi MB: lợi tích biên tế của doanh nghiệp MPC: chi phí tư nhân biên tế MD: thiệt hại biên tế của những người khác do ô nhiễm với mỗi mức sản xuất đầu ra MSC=MPC+MD: chi phí xã hội biên tế. Doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận sản xuất tại mức Q 1 là nơi MPC cắt MB. Từ quan điểm xã hội, nên tiến hành sản xuất khi lợi ích biên tế đối với xã hội vượt quá chi phí biên tế đối với xã hội. Từ quan điểm xã hội chỉ sản xuất các đơn vị sản phẩm đầu ra mà MB > MSC. Điểm đầu ra hiệu quả là Q* nơi MB cắt MSC Khi Chính phủ áp thuế cd làm tăng chi phí biên tế của doanh nghiệp thành MPC + cd. Tối đa hóa lợi nhuận đòi hỏi doanh nghiệp sản xuất tại điểm mà chi phí biên tế bằng lợi ích biên tế là điểm giao nhau giữa MB và MPC+cd, đây là mức sản lượng đầu ra hiệu quả Q*. Như vậy, thuế buộc doanh nghiệp phải quan tâm đến các chi phí của ngoại tác tạo ra và buộc họ phải sản xuất có hiệu quả. Bài tập cá nhân 8 GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Cành Câu 3: Đề xuất chính sách thuế/trợ cấp đối với 1 loại ngoại tác tại VN/TPHCM. Bài làm: Những năm gần đây, ngành giống cây trồng Việt Nam đã cung ứng khoảng 50% nhu cầu giống ngô lai, 25% nhu cầu giống lúa lai, 30% nhu cầu giống lúa thuần cho nông dân bằng hạt giống xác định. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chọn tạo giống cho thấy, chất lượng một số cây trồng khác như, lúa lai, ngô lai và nhất là rau, hoa quả của Việt Nam vẫn thua kém nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Không một loại giống lúa hè thu nào cho lợi nhuận vượt biên quá 25%, thậm chí với các giống chất lượng càng cao thì lợi nhuận biên còn thấp dưới 20%. Theo Hiệp hội giống cây trồng, mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 15 nghìn tấn hạt giống lúa lai (trị giá khoảng 46 triệu USD), gần mười nghìn tấn hạt giống ngô lai (trị giá 30 đến 40 triệu USD) và phần lớn hạt giống rau lai F1 (trị giá cả trăm triệu USD). Để chọn tạo ra một giống cây trồng mới cần phải đầu tư rất lớn công sức, tiền của (trang thiết bị đặc biệt…) với thời gian dài (thường 10 – 15 năm, thậm chí 20 – 30 năm) mà lại có nhiều rủi ro. Do đó, mặc dù hiện cả nước có 415 đơn vị sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, trong đó doanh nghiệp (DN) chiếm 59%, các Trung tâm giống cây trồng chiếm 31% và các thành phần khác chiếm 10%, nhưng không phải đơn vị sản xuất giống cây trồng nào cũng làm tốt chức năng của mình. Rất ít doanh nghiệp chịu kết hợp với các viện để đầu tư vào nghiên cứu các giống mới do chi phí cao, cho nên thay vì đầu tư lâu dài, phần lớn chỉ tập trung nhập khẩu hạt giống về bán để hưởng chênh lệch giá. Vì vậy, cần có những giải pháp thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu chọn tạo giống, sản xuất, chế biến, bảo quản và cung ứng hạt giống phát triển mạnh mẽ nhằm xây dựng ngành công nghiệp hạt giống Việt Nam tiên tiến, không những có thể giảm bớt nhập khẩu mà còn xuất khẩu giống ra thị trường khu vực. Một trong số đó là cần có chính sách trợ cấp phù hợp cho các viện, trung tâm nghiên cứu giống cây trồng. Giá Pg Pn P Lượng sữa chua D S B A Q* Q D’ Bài tập cá nhân 9 GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Cành Chương 3: ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH THUẾ Câu 1: Ví dụ về thuế VAT một loại hàng hóa tác động lên phân phối thu nhập tại VN (đưa thuế suất tỷ lệ về thuế đơn vị) Áp dụng mô hình cân bằng tổng thể phân tích phạm vi tác động của thuế lên một loại hàng hóa có liên quan đến hàng hóa khác-Mô tả mối quan hệ và có thể ước lượng tác động (ví dụ thuế làm tăng giá xăng-tác động đến ngành vận tải và tác động đến các ngành có liên quan như thế nào?) Bài làm: • Ví dụ về thuế VAT trên sữa chua Vinamilk 10% Giá bán hiện nay trên thị trường: 250 ngàn/ thùng Thuế VAT: 25 ngàn Gọi S: lượng cung sữa D: lượng cầu sữa khi chưa đánh thuế VAT S’: lượng cung sữa khi đánh thuế P: giá cân bằng trước khi đánh thuế P g : giá người tiêu dùng phải trả sau khi đánh thuế P n : giá người sản xuất nhận được sau khi đánh thuế Trước khi đánh thuế thị trường cân bằng tại điểm A với sản lượng Q, mức giá P S ’ Bài tập cá nhân 10 GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Cành Sau khi đánh thuế t=25 đường cung mới dịch chuyển lên trên 25 đơn vị. Điểm cân bằng mới là điểm B với mức sản lượng mới Q * < Q. Thị trường hình thành hai mức giá: giá người sản xuất nhận được P n < P; giá người tiêu dùng phải chịu P g > P. Thuế làm giá người tiêu dùng phải trả cao hơn giá ban đầu, người sản xuất nhận được giá thấp hơn ban đầu => thuế làm cả người tiêu dùng và người sản xuất thiệt hại, phân phối lại thu nhập người tiêu dùng và nhà sản xuất. • Áp dụng mô hình cân bằng tổng thể phân tích phạm vi tác động của thuế lên một loại hàng hóa có liên quan đến hàng hóa khác: Nếu tăng thuế lên đối với xăng dầu, giá xăng dầu tăng sẽ làm cho nhu cầu sử dụng xăng của người dân giảm, thay vì đi xe máy người dân có thể sẽ chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt. Ngoài ra, khi giá xăng tăng sẽ ảnh hưởng đến việc tăng giá các dịch vụ giao thông vận tải, xe chở khách, và dẫn tới giá cả các loại hàng hóa tăng. Người tiêu dùng bị tác động giảm thu nhập hai lần: một lần vì giá xăng tăng tác động trực tiếp tới việc sử dụng xe của họ, một lần vì giá các dịch vụ giao thông vận tải, các loại hàng hóa gia tăng. Câu 2: Giả sử rằng lượng cầu đối với rượu tại TP.HCM vào dịp tết là Q r D = 84.000 – 600P r , trong đó Q r D là số chai rượu yêu cầu và P r là giá mỗi chai rượu. Lượng cung rượu là Q r S = 600P r (ĐVT trong phương trình:Ngàn Đồng VN ). a.Tìm giá và số lượng rượu, giả sử thị trường là cạnh tranh b.Để giảm uống rượu, chính phủ áp loại thuế là 20 ngàn đồng trên mỗi chai rượu. Tính số lượng rượu sau thuế, giá mà người tiêu dùng chi trả và giá người sản xuất nhận được. Chính phủ huy động được số thu thuế là bao nhiêu? Mô tả kết quả tính toán trên đồ thị. Bài làm: a. Giá và lượng rượu cân bằng:Q r D = Q r S  84.000 – 600P = 600P => P =70 [...]... xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu Việc mở thầu được tiến hành hai lần; trong đó, đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở trước để đánh giá, đề xuất về tài chính của tất cả các nhà thầu có đề xuất kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu được mở sau để đánh giá tổng hợp Trường hợp gói thầu có yêu cầu Bài tập cá nhân 34 GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Cành kỹ thuật cao thì đề xuất về tài chính. .. cao đang có xu hướng tăng lên Tính đến hết ngày 31/12/2010, đã có gần 6,8% tổng nợ nước ngoài của Chính phủ có lãi suất lên tới 6-10% và hơn 7% tổng nợ nước ngoài của Chính phủ có lãi suất thả nổi Bên cạnh đó, cơ cấu kỳ hạn của các khoản nợ công trong nước cũng gây rủi ro khá lớn Khi các khoản nợ nước ngoài có kỳ hạn dài tới vài chục năm, có hơn 88,7% nợ trái phiếu chính phủ và trái phiếu chính phủ... chuẩn khác để đánh giá chính sách thuế tại Việt nam Bài làm:  Quy tắc Ramsey: Để tối thiểu hoá toàn bộ gánh nặng tăng thêm thì gánh nặng tăng thêm biên tế của mỗi đô la cuối cùng của thu nhập thuế được tăng thêm từ mỗi loại hàng hoá phải như nhau Nói cách khác, có thể giảm toàn bộ gánh nặng tăng thêm bằng cách tăng thuế suất lên hàng hoá có gánh nặng tăng thêm biên tế bé hơn và ngược lại  Chính sách... đến tài chính công (từ cả hai phía: chính sách liên quan đến nguồn thu thu và chính sách liên quan đến chi ngân sách quốc gia/địa phương) Bài làm:  Đánh giá hiệu quả dự án thủy điện Đăk Srông 3A Sông Ba là một sông lớn ở miền Trung Việt Nam, diện tích toàn bộ lưu vực xấp xỉ 14.000 km2 , trải dài suốt ba tỉnh Gia Lai, Đaklak và Phú Yên Quy hoạch bậc thang thủy điện sông Ba gồm 10 dự án với tổng công. .. tiêu tài chính: • • • FIRR : 12.82% B/C : 1.21 NPV : 46.828 tỷ VNĐ Bảng các chi phí tài chính: Nội dung Thành tiền (tỷ đồng) 114.721 54.303 6.600 8.004 1.669 7.834 5.372 19.850 13.991 232.344 Chi phí xây dựng Chi phí thiết bị Chi phí lưới điện truyền tải Chi phí đền bù, tái định cư Chi phí quản lý dự án Chi phí tư vấn Chi phí khác Dự phòng chi phí Lãi vốn vay Tổng mức đầu tư Đánh giá dự án về mặt tài chính. .. theo công văn số 1518/UBND-CN ngày 27 tháng 5 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai đã đồng ý cho phép Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai tiếp tục làm chủ đầu tư dự án ĐakSrông 3A Các thông số chính theo quyết định đầu tư - Điện lượng trung bình năm : 37.3 triệu KWh Tổng mức đầu tư : 232.344 tỷ VNĐ Chỉ tiêu kinh tế tài chính: + Các chỉ tiêu kinh tế • EIRR : 13.8% • B/C : 1.33 • NPV : 64.141 tỷ VNĐ Bài. .. trưởng dự kiến, chính phủ có thể thay đổi thâm hụt ngân sách để duy trì mức d Các quốc gia trên thế giời cũng xảy ra tình trạng booijc hi ngân sách tuy nhiên mức bội chi thường thấp và có những cải thiện Riêng mức bội chi của Việt Nam luôn ở mức cao, hiện trên 5% Và đáng lo ngại là luôn vượt mức kế hoạch dự toán của năm, phản ánh sự yếu kém trong xây dựng kế hoạch và không nhất quán trong chính sách đầu... trả các khoản vay nợ công Với tình trạng thâm hụt ở mức cao, việc chính phủ tiếp tục vay nợ là không thể tránh khỏi, một phần nhằm đầu tư các dự án công, một phần có nguồn vốn để đáo nợ các khoản vay nước ngoài Yếu tố thâm hụt ngân sách kéo dài là khá rủi ro cho việc chi trả nợ vay của chính phủ Việt Nam Câu 2:Tìm hiểu và nhận xét các phương thức đấu thầu và Mô hình “Ban quản lý dự án theo vốn ODA” tại... 40% GDP Với những con số về nợ công trên, chỉ tiêu an toàn nợ công theo Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài giai đoạn 2011-2020 (bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương) xác định rõ: Đến năm 2020 không quá 65% GDP, trong đó dư nợ Chính phủ không quá 55% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không kể cho vay lại)... đề xuất về tài chính, trong đó có giá dự thầu; biện pháp bảo đảm dự thầu  Mô hình “Ban quản lý dự án theo vốn ODA” tại Việt Nam Theo Nghị định 131/2006/NĐ-CP Việt Nam có 4 cấp tham gia vào quá trình quản lý và thực hiện nguồn vốn ODA (Ban Quản Lý Dự Asn, Chủ dự án, Cơ quan chủ quản, Cơ quan quản lý nhà nước về ODA) Các cấp này có chức năng và nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể: - Ban Quản Lý Dự Án: Đơn vị giúp . loại thu ở VN trước đây& hiện nay có đánh thu phân biệt: Thu đối với người có thu nhập cao, thu chuyển nhượng, thu cổ tức, thu tài sản, thu tiêu thụ đặc biệt. * Xét trường hợp Thu thu. GS.TS Nguyễn Thị Cành Câu 3: Nêu thí dụ thu và vốn hóa tại Việt Nam Bài làm: • Thí dụ thu tại VN: + Thu TNCN (đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú): Thu nhập tính thu . nhân 9 GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Cành Chương 3: ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH THU Câu 1: Ví dụ về thu VAT một loại hàng hóa tác động lên phân phối thu nhập tại VN (đưa thu suất tỷ lệ về thu đơn vị) Áp dụng

Ngày đăng: 11/09/2014, 08:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w