1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn học tài chính công Ngoại tác tiêu cực

28 429 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 2,19 MB

Nội dung

Bài thuyết trình: Ngoại tác tiêu cực GVHD: PGS,TSKH. Phạm Đức Chính MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Quá trình phát triển kinh tế đã thu hút các nguồn đầu tư mạnh mẽ. Theo đó, các khu công nghiệp (KCN) tạo ra các giá trị công nghiệp và giá trị xuất khẩu ngày càng lớn, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, quá trình phát triển KCN đã bộc lộ một số khiếm khuyết trong việc xử lý chất thải và đảm bảo chất lượng môi trường. Việc phát triển các KCN đã làm gia tăng lượng thải và các chất gây ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường tại các KCN là một trong những ngoại tác tiêu cực phát sinh trong quá trình sản xuất và tiêu dùng. Chúng gây tổn hại lâu dài cho sinh hoạt cũng như sản xuất của những người dân ở các khu vực xung quanh nhưng không được xử lý và đền bù thỏa đáng. Ngoại tác tiêu cực này gây tổn hại phúc lợi chung của xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững vì vậy đòi hỏi phải có sự can thiệp của chính phủ. Trang 1 Bài thuyết trình: Ngoại tác tiêu cực GVHD: PGS,TSKH. Phạm Đức Chính PHẦN I CƠ SỞ LÝ THUYẾT I. Ngoại tác 1. Khái niệm -Đó là phần lợi ích hoặc là chi phí, gắn với dạng hoạt động cụ thể hoặc là yếu tố sản xuất, mà những người ngoài nhận được. -Tức là, hành động của một người hoặc một hãng có gây ảnh hưởng đến người khác hoặc hãng khác, khi một hãng gây ra thiệt hại cho hãng khác nhưng lại không bồi thường thiệt hại cho hãng đó, hoặc ngược lại, một hãng đem lại lợi ích cho hãng khác nhưng lại không nhận được sự trọng thưởng vì đã đem lại lợi ích đó. 2. Phân loại Ngoại tác có thể là tiêu cực hoặc tích cực: 2.1. Ngoại tác tiêu cực: Đó là hành động của một cá nhân hoặc công ty gây tác hại cho cá nhân hoặc các công ty khác. 2.2. Ngoại tác tích cực: Đó là khi hành động của một người đem lại lợi ích cho những người khác, tức là những tiện ích mà người ngoài nhận được không phải mất tiền mua. 3. Đặc điểm: -Chúng có thể do cả hoạt động sản xuất và tiêu dùng gây ra -Trong ngoại tác, việc ai là người gây tác hại (hay lợi ích) cho ai nhiều khi chỉ mang tính tương đối. -Sự phân biệt tính tích cực hay tiêu cực của ngoại tác chỉ mang tính tương đối. -Tất cả ngoại tác đều phi hiệu quả, nếu xét dưới góc độ xã hội: Vì ngoại tác dẫn đến việc sử dụng nguồn lực kém hiệu quả (phúc lợi xã hội không lớn nhất). Cụ thể là: Trang 2 Bài thuyết trình: Ngoại tác tiêu cực GVHD: PGS,TSKH. Phạm Đức Chính + Sản xuất quá nhiều những hàng hóa gây ra ngoại tác tiêu cực, và + Cung ứng quá ít những hàng hóa, dịch vụ tạo ra ngoại tác tích cực. II. Ngoại tác tiêu cực 1. Sự tác động của ngoại tác tiêu cực Hoạt động sản xuất tại các khu công nghiệp đã gây ra một ngoại tác tiêu cực như gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng tới môi trường sống và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân. 2. Các giải pháp khắc phục ngoại tác tiêu cực 2.1. Các giải pháp tư nhân đối với ngoại tác Tư nhân có thể tự hành động để khắc phục ngoại tác tiêu cực. Những giải pháp chính mang tính tư nhân là: -Sáp nhập: Một cách để giải quyết vấn đề là “nội hóa” ngoại tác bằng cách sáp nhập các bên có liên quan lại với nhau.Ví dụ, giả định nhà máy và một hợp tác xã (HTX) đánh cá đang sử dụng chung một cái hồ, nhà máy dùng chiếc hồ làm nơi xả thải, nhưng việc có nhiều chất thải được xả xuống hồ lại làm chết cá, gây ảnh hưởng đến hoạt động đánh bắt thủy sản của HTX, nếu nhà máy và HTX liên kết lại với nhau trong một công ty chung thì lợi nhuận của liên doanh này sẽ cao hơn tổng mức lợi nhuận đơn lẻ của từng bên khi họ chưa liên kết. Khi đó, liên doanh sẽ phải cân nhắc lợi ích của cả hai hoạt động và dừng lại ở mức sản lượng tối ưu xã hội, vì đó cũng là điểm mà lợi nhuận của liên doanh là lớn nhất. -Dùng dư luận xã hội: Tuy vậy, không phải lúc nào vụ sáp nhập cũng có thể diễn ra suôn sẻ, nhất là khi ngoại tác có ảnh hưởng đến rất đông đối tượng (như cộng đồng dân cư), chứ không chỉ là một HTX như trên. Khi đó, người ta có thể sử dụng dư luận hoặc tập tục, lề thói xã hội làm một công cụ để buộc cá nhân phải lưu tâm đến ngoại tác mà mình gây ra. 2.2. Quy định quyền sở hữu tài sản Sự xuất hiện ngoại tác được nhà kinh tế học người Mỹ Ronald Coase cho là có nguyên nhân từ việc thiếu một quy định rõ ràng về quyền sở hữu đối với các nguồn lực được các bên sử dụng chung. Từ đó, ông đã đưa ra một định lý nổi tiếng được gọi là định lý Coase. Theo định lý này, nếu chi phí đàm phán là không đáng kể thì có thể đưa ra một giải pháp hiệu quả đối với ngoại tác bằng cách trao quyền sở hữu đối với các nguồn lực Trang 3 Bài thuyết trình: Ngoại tác tiêu cực GVHD: PGS,TSKH. Phạm Đức Chính được sử dụng chung. Ông cho rằng thị trường tư nhân có thể giải quyết được các ngoại tác nếu các chủ thể đạt được các thoả thuận và cùng có lợi. Nhưng việc vận dụng mô hình mặc cả ô nhiễm chỉ đúng trong trường hợp thị trường cạnh tranh, đối với hoàn cảnh thị trường không cạnh tranh thì không thể thực hiện được. Thông thường quyền tài sản được ấn định không rõ ràng, đặc biệt là đối với những loại tài sản sở hữu chung.Việc mặc cả thành công hay tan vỡ phụ thuộc rất lớn vào việc thông tin có chính xác không, việc giám sát có tốn kém không, vì vậy có thể dẫn đến thất bại khi mặc cả. Và cuối cùng là chi phí giao dịch thường rất lớn và thường đổ lên vai người không có quyền tài sản. 2.3. Sự can thiệp của chính phủ Trong những trường hợp mà giải pháp tư nhân không đủ hiệu lực để tạo ra một kết quả tốt, Chính phủ sẽ phải can thiệp vào bằng nhiều cách khác nhau. -Đánh thuế: Nguyên nhân khiến nhà máy sản xuất không hiệu quả là do giá cả các đầu vào mà nhà máy phải trả để sản xuất đã không phản ánh đúng chi phí xã hội biên. Vì thế, một giải pháp rất tự nhiên được nhà kinh tế học người Anh C.Pigou đề nghị là đánh thuế ô nhiễm đối với nhà máy này. Thuế Pigou là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị sản phẩm đầu ra của hãng gây ô nhiễm sao cho nó đúng bằng chi phí ngoại tác biên tại mức sản lượng tối ưu xã hội. -Trợ cấp: Trong điều kiện số lượng người gây ô nhiễm là cố định thì có thể đạt được mức sản lượng hiệu quả bằng cách trả cho người gây ô nhiễm để họ giảm bớt mức độ gây ô nhiễm môi trường. Tuy mới đầu cách làm này có vẻ kỳ quặc, nhưng nó hoạt động tương tự như việc đánh thuế. -Hình thành thị trường về ô nhiễm: Sự phi hiệu quả gắn với ngoại tác tiêu cực là do thiếu một thị trường về những nguồn lực được sử dụng chung như hồ nước, không khí sạch… điều này gợi ý một cách khắc phục ngoại tác nữa của Chính phủ - bán giấy phép gây ô nhiễm, hay còn gọi là giấy phép xả thải. So sánh biện pháp đánh thuế và hình thành thị trường ô nhiễm: • Thứ nhất, biện pháp đánh thuế đòi hỏi phải xác định chính xác thuế suất. Điều này đòi hỏi nhà họach định chính sách phải biết khá rõ về các đường chi phí biên và lợi ích biên, điều này vấp phải nhiều khó khăn. Trang 4 Bài thuyết trình: Ngoại tác tiêu cực GVHD: PGS,TSKH. Phạm Đức Chính • Thứ hai, nếu các doanh nghiệp đều theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận thì trong cơ chế giấy phép, thì họ sẽ phải tìm ra những công nghệ rẻ nhất để đạt những tiêu chuẩn do Nhà nước đề ra. • Thứ ba, nếu có lạm phát thì hệ thống thuế đòi hỏi phải điều chỉnh liên tục để đảm bảo mức thuế phản ánh đúng giá trị thực của chi phí ngoại tác biên. Còn trong cơ chế giấy phép xả thải, mức phí xả thải sẽ tự động điều chỉnh theo lạm phát vì nó hình thành do sự cân bằng cung cầu về giấy phép trên thị trường tạo ra. • Tuy nhiên, nguy cơ đối với hệ thống giấy phép xả thải lại nằm ở chỗ, đối với các doanh nghiệp lớn có thể đó sẽ là công cụ để chiếm hữu độc quyền thị trường. Trang 5 Bài thuyết trình: Ngoại tác tiêu cực GVHD: PGS,TSKH. Phạm Đức Chính PHẦN II THỰC TRẠNG GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Khu công nghiệp (KCN) ở Việt Nam là khu vực dành cho phát triển công nghiệp theo một quy hoạch cụ thể nào đó nhằm đảm bảo được sự hài hòa và cân bằng tương đối giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường. Khu công nghiệp được Chính phủ cấp phép đầu tư với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và pháp lý riêng. Những khu công nghiệp có quy mô nhỏ thường được gọi là cụm công nghiệp. Theo Viện Kiến trúc Quy hoạch (Bộ Xây dựng), tính đến thời điểm tháng 2/2011, Việt Nam hiện có 256 khu công nghiệp và 20 khu kinh tế đã được thành lập. Theo quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, Mục tiêu phát triển các khu công nghiệp tại Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 là hình thành hệ thống các khu công nghiệp chủ đạo có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp quốc gia, đồng thời hình thành các khu công nghiệp có quy mô hợp lý để tạo điều kiện phát triển công nghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại những địa phương có tỷ trọng công nghiệp trong GDP thấp. Quá trình phát triển thời gian qua cho thấy Khu công nghiệp tăng nhanh về số lượng, diện tích, thu hút được một lượng không nhỏ vốn đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh các mục tiêu đạt được thì sự phát triển của các KCN đã gây sức ép không nhỏ đến môi trường. Hiện trạng ô nhiễm môi trường, những tồn tại trong quản lý môi trường KCN nếu không được xử lý và có biện pháp giải quyết triệt để sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững của đất nước. I. Tình hình hoạt động của hệ thống xử lý nước thải Trang 6 Bài thuyết trình: Ngoại tác tiêu cực GVHD: PGS,TSKH. Phạm Đức Chính Hiện nay việc quy hoạch khu công nghiệp còn thiếu cơ sở khoa học: Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là những dẫn chứng của việc quy hoạch khu công nghiệp theo kiểu phân tán, tạo thành vành đai công nghiệp bao vây tứ phía thành phố. Hậu quả là khó giải quyết các vấn đề môi trường trong tương lai, hiệu quả kinh tế của các khu công nghiệp lại không cao. Việc xây dựng khu công nghiệp trên lưu vực sông Thị Vải đã không được thực hiện một cách khoa học, thiếu quan tâm đến vấn đề môi trường cho toàn lưu vực một cách tổng thể, là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc gây ô nhiễm nghiêm trọng cho sông Thị Vải. Đã triển khai xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các khu công nghiệp, tuy nhiên tỷ lệ còn thấp và hiệu quả chưa cao. Theo quy định, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp có trách nhiệm xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung. Thực tế hiện nay, công tác này chưa được thực hiện nghiêm túc tại nhiều khu công nghiệp. Có tới 57% khu công nghiệp đang hoạt động chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung (năm 2009) Trang 7 Khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải đã hoạt động Khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải đang xây dựng Khu công nghiệp chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung Bài thuyết trình: Ngoại tác tiêu cực GVHD: PGS,TSKH. Phạm Đức Chính Trong 3 năm gần đây, mặc dù số khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung có tăng lên, nhưng xét trên tổng số khu công nghiệp, tỷ lệ khu công nghiệp này có hệ thống này tăng không đáng kể. Một số khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng lại hoạt động không hiệu quả, hoặc hoạt động mang tính đối phó. Cụ thể ở: + Hải Dương: hiện có 9 khu công nghiệp. trong số đó, khu công nghiệp Nam Sách và khu công nghiệp Đại An mặc dù đã đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, song không đồng bộ hoặc quy mô hệ thống không tương xứng với lượng nước thải của các doanh nghiệp thải ra nên chưa vận hành được. 5 khu công nghiệp khác được cấp giấy phép nhưng chưa có khu công nghiệp nào hoàn thành hệ thống xử lý nước thải tập trung. + Thành phố Cần Thơ: tất cả các khu công nghiệp đều chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn. + Đồng Nai: là tỉnh có số lượng khu công nghiệp lớn nhất hiện nay (29 khu công nghiệp, trong đó 21 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động) và cũng là nơi có tỷ lệ đầu tư khá cao cho các hệ thống xử lý nước thải tập trung của các khu công nghiệp. Đến tháng 6 năm 2009 cũng chỉ mới có 10 khu công nghiệp đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Theo đánh giá sơ bộ thì chỉ 50% các hệ thống xử lý nước thải tập trung hiện tạo lập đạt tiêu chuẩn. Nhiều khu công nghiệp hiện còn tìm cách kéo dài hoặc trì hoãn việc đầu tư cơ sở hạ tầng để bảo vệ môi trường nói chung và hệ thống xử lý nước thải tập trung nói riêng. Trang 8 Bài thuyết trình: Ngoại tác tiêu cực GVHD: PGS,TSKH. Phạm Đức Chính Một số khu công nghiệp không có đủ nước thải để hệ thống hoạt động do nhiều doanh nghiệp trong khu công nghiệp vẫn chưa chịu đấu nối nước thải vào hệ thống. Điển hình là khu công nghiệp phố nối B, Hải Dương chỉ có lượng nước thải khoảng 500m 3 /ngày, trong khi công suất xử lý của hệ thống là 10.800 m 3 /ngày; khu công nghiệp Nomura, Hải Phòng với tỷ lệ tương ứng là 300/2500. II. Tình hình vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường Tình hình vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường tại một số khu công nghiệp: Khu công nghiệp Phố Nối A, Hưng Yên: Hệ thống xử lý nước thải tập trung ở khu công nghiệp này được xây dựng từ năm 2008, có công suất 3.000 m 3 /ngày đêm, trong khi đó theo phê duyệt hệ thống xử lý nước thải phải có công suất 10.200 m 3 /ngày đêm mới đáp ứng nhu cầu thực tế. Do công suất chưa đạt tiêu chuẩn nên công ty quản lý khai thác hạ tầng khu công nghiệp Phố Nối A chưa hoàn thành các thủ tục cấp phép xả nước thải ra môi trường. Đến năm 2009, còn 29 doanh nghiệp chưa đấu nối hệ thống nước thải với nhà máy xử lý nước thải tập trung, mà được xử lý riêng rồi trực tiếp xả ra môi trường và không có sự kiểm soát. Trang 9 Bài thuyết trình: Ngoại tác tiêu cực GVHD: PGS,TSKH. Phạm Đức Chính Khu công nghiệp Lê Minh Xuân, Thành phố Hồ Chí Minh: Kết quả kiểm tra của ban quản lý các KCN-KCX tp Hồ Chí Minh tại 108 doanh nghiệp đang hoạt động trong khu công nghiệp cho thấy, tình hình vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường rất phổ biến, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp này đã không tuân thủ báo cáo định kỳ về môi trường, vi phạm việc xả nước thải, đấu nối hệ thống thoát nước không đúng quy định, không đăng ký chủ nguồn thải đối với chất thải nguy hại. Trang 10 [...]... tác hại này bằng số liệu cụ thể trên sơ đồ sau: (ta so sánh Thọ Sơn là phường chịu tác động ô nhiễm với Gia Cẩm là phường không chịu tác động trực tiếp của ô nhiễm) Trang 11 Bài thuyết trình: Ngoại tác tiêu cực Trang 12 GVHD: PGS,TSKH Phạm Đức Chính Bài thuyết trình: Ngoại tác tiêu cực GVHD: PGS,TSKH Phạm Đức Chính PHẦN III BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC NGOẠI TÁC TIÊU CỰC GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC KHU CÔNG... tại các khu công nghiệp./ Trang 27 Bài thuyết trình: Ngoại tác tiêu cực GVHD: PGS,TSKH Phạm Đức Chính DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT KCN BQL HTX UBND ĐTM BVMT TN&MT Khu công nghiệp Ban quản lý Hợp tác xã Ủy ban nhân dân Đầu tư mới Bảo vệ môi trường Tài nguyên và Môi trường TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Phạm Đức Chính - Bài giảng Môn Tài chính công 2 Báo cáo môi trường quốc gia (2009) - Môi trường khu công nghiệp... BVMT Công tác thanh tra, kiểm tra chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế Trang 26 Bài thuyết trình: Ngoại tác tiêu cực GVHD: PGS,TSKH Phạm Đức Chính Để từng bước khắc phục tình trạng nói trên, cần có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích toàn dân tham gia BVMT Phát huy hơn nữa vai trò của nhân dân, các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể và cộng đồng dân cư trong việc giám sát thực thi chính. .. khuyến khích những doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường Trang 21 Bài thuyết trình: Ngoại tác tiêu cực GVHD: PGS,TSKH Phạm Đức Chính -Xác lập cơ chế thông tin, tăng cường tuyên truyền phổ biến luật và quy chuẩn về môi trường, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý thông tin môi trường các KCN 3 Đẩy mạnh việc triển khai công tác bảo vệ môi trường của chính các KCN 3.1 Xây dựng, hoàn thiện các hệ... Bài thuyết trình: Ngoại tác tiêu cực GVHD: PGS,TSKH Phạm Đức Chính Tăng cường hiệu quả áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường KCN -Cần phát huy tối đa vai trò của công cụ kinh tế trong quản lý môi trường KCN nhằm nâng cao hiệu quả cải thiện chất lượng môi trường với chi phí thấp nhất Điều này rất quan trọng đối với Việt Nam trong điều kiện còn thiếu hụt ngân sách cho công tác bảo vệ môi... phẩm Việc ưu đãi thuế trực thu này xuất phát từ cách tiếp cận về tác động khích lệ trong lý thuyết kinh tế học Trang 13 Bài thuyết trình: Ngoại tác tiêu cực GVHD: PGS,TSKH Phạm Đức Chính Thuế trực thu có liên quan trực tiếp tới lợi nhuận, lợi ích trực tiếp của doanh nghiệp và ưu đãi này ngầm định khuyến khích doanh nghiệp sử dụng nguồn tài chính để giải quyết những vấn đề chống ô nhiễm môi trường Cụ thể,... thuyết trình: Ngoại tác tiêu cực GVHD: PGS,TSKH Phạm Đức Chính trường Thông qua việc mua bán, trao đổi giấy phép xả thải, chất lượng môi trường vẫn được đảm bảo đồng thời cả người mua và người bán đều có lợi Trong những năm gần đây, việc sử dụng giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng như là công cụ chính sách môi trường dựa trên thị trường đã được các nhà hoạch định chính sách ngày càng quan tâm Chính sách... chế và chế tài cụ thể 1.2 Tăng cường năng lực cán bộ quản lý bảo vệ môi trường KCN Tăng cường năng lực cho đội ngũ thực hiện tại các bộ phận chuyên môn về môi trường của ban quản lý các KCN Việc tăng cường này cần chú trọng đào tạo nâng cao trình độ và tăng cường số lượng của đội ngũ cán bộ Trang 18 Bài thuyết trình: Ngoại tác tiêu cực GVHD: PGS,TSKH Phạm Đức Chính Nâng cao chất lượng công tác thẩm định... thì ưu đãi này không phát huy được tác dụng Vì vậy, Trang 14 Bài thuyết trình: Ngoại tác tiêu cực GVHD: PGS,TSKH Phạm Đức Chính có thể áp dụng các biện pháp khác nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, ví dụ như cho phép khấu trừ gấp đôi hoặc gấp 1,5 lần các chi phí mà doanh nghiệp chi ra cho hoạt động nghiên cứu và phát triển khoa học và công nghệ khi xác định chi phí được... thể đứng ngoài cuộc trong cuộc chiến chống ô nhiễm môi trường có tính toàn cầu hiện nay Thuế các bon là công cụ để điều chỉnh các chi phí ngoại tác nhằm nội hóa các chi phí ngoại tác tiêu cực trên phạm vi toàn cầu liên quan đến các khí thải CO2 vào chi phí sản xuất Thuế các bon là một trong những công cụ để giảm lượng khí thải CO2 một cách hiệu quả Việc đánh thuế các bon vào các chất đốt sẽ khuyến khích . loại Ngoại tác có thể là tiêu cực hoặc tích cực: 2.1. Ngoại tác tiêu cực: Đó là hành động của một cá nhân hoặc công ty gây tác hại cho cá nhân hoặc các công ty khác. 2.2. Ngoại tác tích cực: Đó. thuyết trình: Ngoại tác tiêu cực GVHD: PGS,TSKH. Phạm Đức Chính Trang 12 Bài thuyết trình: Ngoại tác tiêu cực GVHD: PGS,TSKH. Phạm Đức Chính PHẦN III BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC NGOẠI TÁC TIÊU CỰC GÂY Ô. tác tiêu cực GVHD: PGS,TSKH. Phạm Đức Chính + Sản xuất quá nhiều những hàng hóa gây ra ngoại tác tiêu cực, và + Cung ứng quá ít những hàng hóa, dịch vụ tạo ra ngoại tác tích cực. II. Ngoại tác

Ngày đăng: 15/06/2015, 11:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w