Với chính sách mở cửa và hội nhập, nền kinh tế của nước ta có nhiều chuyển đổi rõ rệt, cơ cấu nền kinh tế đang chuyển dịch theo hướng dịch vụ công nghiệp – nông lâm nghiệp. Bộ mặt nền kinh tế cũng đang ngày càng thay đổi vì thế việc xác định kinh tế ngày nay của doanh nghiệp là rất cần thiết và đòi hỏi rất nhiều nỗ lực từ phía công tác quản lý hoạt động kinh doanh. Là một doanh nghiệp chỉ mới hoạt động ở Việt Nam,Công ty TNHH MTV dịch vụ Vico Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực dịch vụ và được đánh giá là thương hiệu có uy tín. Các dịch vụ của công ty có chất lượng tốt và đã làm hài lòng khách hàng. Đó chính là điểm giúp công ty có được uy tín và sự tín nhiệm để công ty dần dần mở rộng thị phần của mình tại miền nam, miền trung và cả nước. Tuy nhiên thì chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp vẫn còn khá cao và hoạt động dịch vụ chịu ảnh hưởng bởi yếu tố thời vụ cùng nhiều yếu tố khác, điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp trong công tác sắp xếp cơ cấu quản lý phân công lao động, làm tăng chi phí và giá thành của dịch vụ, đồng thời làm giảm khả năng phát huy của đòn bẩy tài chính và lợi nhuận của doanh nghiệp. Để giải quyết vấn đề trên, việc tiến hành phân tích hiệu quả kinh doanh là một trong những hoạt động quan trọng không thể thiếu đối với doanh nghiệp. Phân tích hiệu quả kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác và đầy đủ mọi hoạt động hiện tại của mình, giúp doanh nghiệp xác định được điểm mạnh, điểm yếu nội tại từ đó tìm ra những giải pháp phù hợp nhất để khắc phục, tăng cường hiệu quả kinh doanh, nâng cao hiệu quả công tác quản lý của doanh nghiệp, và kết hợp với các nguồn lực có hạn sao cho tối ưu nhất. Từ sự cần thiết đó, tôi đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV dịch vụ Vico Việt Nam” để tiến hành nghiên cứu.
Trang 1MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
4.1 Phương pháp so sánh 2
4.2 Phương pháp tỷ số 3
5 Kết cấu của đề tài 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Khái quát về hiệu quả kinh doanh 5
1.1.1 Khái niệm hiệu quả 5
1.1.2 Bản chất của hiệu quả 6
1.1.3 Vai trò của hiệu quả 7
1.1.4 Phân loại hiệu quả kinh doanh 8
Trang 21.2 Các phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh 10
1.2.1 Phương pháp so sánh 10
1.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn 12
1.2.3 Phương pháp liên hệ cân đối 14
1.2.4 Phương pháp phân tích chi tiết 14
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh 15
1.3.1 Các nhân tố từ phía doanh nghiệp 15
1.3.2 Các nhân tố khách quan 17
1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh 18
1.4.1 Hiệu quả sử dụng lao động 18
1.4.1.1 Năng suất lao động 18
1.4.1.2 Sức sinh lợi của lao động 18
1.4.2 Hiệu quả sử dụng chi phí 19
1.4.2.1 Sức sản xuất 19
1.4.2.2 Sức sinh lợi 19
1.4.3 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 20
1.4.3.1 Sức sản xuất 20
1.4.3.2 Sức sinh lợi 20
Trang 3CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV DỊCH VỤ VICO VIỆT NAM.
2.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH MTV dịch vụ Vico Việt Nam 22
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 22
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 23
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 25
2.1.3.1 Số cấp quản lý của công ty 25
2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận phòng ban 25
2.1.4 Các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của công ty 27
2.1.5 Kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 29
2.2 Hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH MTV dịch vụ Vico Việt Nam35 2.2.1 Phân tích chung kết quả hoạt động 35
2.2.1.1 Phân tích tình hình thực hiện chi phí
2.2.1.2 Phân tích tình hình thực hiện doanh thu 35
2.2.1.3 Phân tích tình hình lợi nhuận 38
2.2.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV dịch vị Vivo Việt Nam 43
2.2.2.1 Hiệu quả sử dụng lao động 43
2.2.2.2 Hiệu quả sử dụng chi phí 46
2.2.2.3 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 50
Trang 42.3 Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh của Công ty 53
2.3.1 Những thành tựu, kết quả đạt được của công ty 53
2.3.2 Những thuận lợi và khó khăn của công ty 55
2.3.3 Những tồn tại, hạn chế của công ty và nguyên nhân 57
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV DỊCH VỤ VICO VIỆT NAM 56
3.1 Định hướng phát triển của Công ty TNHH MTV dịch vụ Vico Việt Nam trong thời gian tới 56
3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV dịch vụ Vico Việt Nam 56
3.2.1 Sử dụng có hiệu quả các khoản chi phí 57
3.2.2 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường và mở rộng thị trường tăng doanh số
3.2.3 Phát triển trình độ đội ngũ lao động và tạo động lực cho cá nhân và tập thể lao động 62
KẾT LUẬN 69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Kính thưa quý thầy cô trường Đại học Quy Nhơn và toàn thể anh chị trongCông ty TNHH MTV dịch vụ Vico Việt Nam
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến gia đình tôi – nơi đó
là cái nôi hạnh phúc, tràn ngập yêu thương, lòng vị tha và đức hy sinh của cha mẹ
để con có đủ nghị lực và kinh phí học tập đến ngày hôm nay
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Quy Nhơn đã tạođiều kiện cho tôi học chuyên ngành mà tôi yêu thích Tôi xin bày tỏ lòng biết ơnđến các thầy cô khoa Tài chính Ngân hàng – Quản trị kinh doanh đã nhiệt tìnhgiảng dạy và cung cấp cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu và hữu ích chocông việc của tôi sau này
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn cô VƯƠNG BẢO NGỌC đã tận tâmhướng dẫn, giúp đỡ và hỗ trợ rất nhiều kiến thức cũng như tài liệu liên quan để tôihoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp này Em kính chúc cô sức khỏe, tiếp tục
sự nghiệp giáo dục cao quý
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Công ty TNHH MTV dịch vụVico Việt Nam và các anh chị trong công ty đã hướng dẫn tận tình giúp tôi làmquen với thực tế, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp củamình Với vốn kiến thức còn hạn chế, lần đầu tiên va chạm thực tế do đó đề tàicủa tôi không tránh khỏi thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo và hướngdẫn thêm của Thầy, Cô để đề tài của tôi hoàn thiện hơn và bản thân tôi có đượcnhững nhận thức đúng đắn hơn công tác thực tế cũng như lý luận
Trang 6Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý Thầy Cô, Ban GiámĐốc và các anh chị trong Công ty TNHH MTV dịch vụ Vico Việt Nam nhiều sứckhỏe, hạnh phúc và thành đạt!
Quy Nhơn, ngày 24 tháng 05 năm 2014 Sinh viên thực hiện
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1 BH và CCDV Bán hàng và cung cấp dịch vụ
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy công ty 25
Đồ thị 2.1 Đồ thị cơ cấu giao nhận hàng hóa xuất khẩu – nhập khẩu 31 Biểu đồ 2.1.Doanh thu của công ty qua 3 năm 37
Trang 8Biểu đồ 2.2.Lợi nhuận của công ty qua 3 năm 43
Bảng 2.1 Doanh thu hoạt động giao nhận các năm 2011- 2013 30
Bảng 2.2 Cơ cấu giao nhận hàng hóa xuất khẩu năm 2011- 2013 31
Bảng 2.3 Cơ cấu dịch vụ giao nhận theo phương thức vận tải 33
Bảng 2.4 Kết quả kinh doanh của công ty 34
Bảng 2.5 Tổng hợp về tình hình thực hiện chi phí 48
Bảng 2.6 Tình hình doanh thu của công ty qua 3 năm 35
Bảng 2.7 Lợi nhuận kinh doanh qua 3 năm (2011- 2013) 39
Bảng 2.8 Cơ cấu lao động của công ty TNHH MTV dịch vụ Vico Việt Nam 44 Bảng 2.9 Hiệu quả sử dụng lao động 45
Bảng 2.10 Hiệu quả sử dụng chi phí 49
Bảng 2.11 Hiệu quả sử dụng vốn 51
Bảng 3.1 Hiệu quả sử dụng chi phí tiết kiệm 68
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
Với chính sách mở cửa và hội nhập, nền kinh tế của nước ta có nhiều chuyểnđổi rõ rệt, cơ cấu nền kinh tế đang chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp– nông lâm nghiệp Bộ mặt nền kinh tế cũng đang ngày càng thay đổi vì thế việcxác định kinh tế ngày nay của doanh nghiệp là rất cần thiết và đòi hỏi rất nhiều nỗlực từ phía công tác quản lý hoạt động kinh doanh
Là một doanh nghiệp chỉ mới hoạt động ở Việt Nam,Công ty TNHH MTVdịch vụ Vico Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực dịch vụ vàđược đánh giá là thương hiệu có uy tín Các dịch vụ của công ty có chất lượng tốt
và đã làm hài lòng khách hàng Đó chính là điểm giúp công ty có được uy tín và
sự tín nhiệm để công ty dần dần mở rộng thị phần của mình tại miền nam, miềntrung và cả nước Tuy nhiên thì chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp vẫn cònkhá cao và hoạt động dịch vụ chịu ảnh hưởng bởi yếu tố thời vụ cùng nhiều yếu
tố khác, điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp trong công tác sắp xếp cơ cấuquản lý phân công lao động, làm tăng chi phí và giá thành của dịch vụ, đồng thờilàm giảm khả năng phát huy của đòn bẩy tài chính và lợi nhuận của doanhnghiệp
Để giải quyết vấn đề trên, việc tiến hành phân tích hiệu quả kinh doanh làmột trong những hoạt động quan trọng không thể thiếu đối với doanh nghiệp.Phân tích hiệu quả kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác và đầy đủmọi hoạt động hiện tại của mình, giúp doanh nghiệp xác định được điểm mạnh,điểm yếu nội tại từ đó tìm ra những giải pháp phù hợp nhất để khắc phục, tăngcường hiệu quả kinh doanh, nâng cao hiệu quả công tác quản lý của doanhnghiệp, và kết hợp với các nguồn lực có hạn sao cho tối ưu nhất
Trang 10Từ sự cần thiết đó, tôi đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV dịch vụ Vico Việt Nam” để tiến hành nghiên
cứu
2 Mục đích ngiên cứu.
Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV dịch vụVico Việt Nam từ năm 2011 - 2013 Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm nângcao hiệu quả kinh doanh của Công ty
3 Phạm vi nghiên cứu.
Không gian nghiên cứu: khóa luận được thực hiện tại Công ty TNHH MTV
dịch vụ Vico Việt Nam
Thời gian nghiên cứu: số liệu được thu thập tại công ty TNHH MTV dịch
vụ Vico Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2013
Phạm vi nghiên cứu: khóa luận tìm hiểu cơ sở lý luận về hiệu quả kinh
doanh của doanh ngiệp, đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại công tyTNHH MTV dịch vụ Vico Việt Nam qua chi phí, doanh thu, lợi nhuận và các chỉtiêu hiệu quả để từ đó tìm ra những hạn chế còn tồn tại trong công ty, tìm ranguyên nhân của những hạn chế đó Và đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệuquả kinh doanh của Công ty trong những năm tiếp theo
4 Phương pháp nghiên cứu.
Tiến hành quan sát việc tổ chức hoạt động tại Công ty, thu thập số liệu thực
tế từ báo cáo tài chính, cụ thể là bảng cân đối kế toán, bảng kết quả kinh doanhtại Công ty Áp dụng đồng thời các phương pháp phân tích như: phương pháp sosánh, phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp liên hệ cân đối kết hợp
Trang 11phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê,… Trong đó, phương pháp được sửdụng chủ yếu trong bài là phương pháp so sánh và nghiên cứu mối quan hệ giữacác số liệu của công ty.
5 Kết cấu của đề tài.
Ngoài lời mở đầu và kết luận cùng phụ lục liên quan, thì nội dung của khóaluận gồm ba chương:
Chương 1: Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty Chương 2: Thực Trạng Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty TNHH MTV dịch vụ Vico Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công Ty TNHH MTV dịch vụ Vico Việt Nam.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA
CÔNG TY 1.1 Khái quát về hiệu quả kinh doanh.
1.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh.
Trang 12Hiệu quả theo nghĩa chung nhất được hiểu là các lợi ích kinh tế - xã hội đạtđược từ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại.
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng cácyếu tố của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhấttrong hoạt động kinh doanh với chi phí nhỏ nhất Từ khái niệm khái quát này, cóthể hình thành công thức biễu diễn khái quát phạm trù hiệu quả kinh doanh nhưsau:
Trong đó: H là hiệu quả kinh doanh
K là kết quả thu được từ hoạt động kinh doanh
C là chi phí để đạt được kết quả đó
Và như thế ta cũng có thể khái niệm ngắn gọn: hiệu quả kinh doanh phảnánh chất lượng hoạt động kinh doanh và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạtđược với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó (4, trang 246)
Tuy nhiên lại có khá nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh doanh,một trong số những quan điểm đó là:
- Theo quan điểm của nhà kinh tế học người Anh Adamsmith cũng như nhà
kinh tế học người Pháp Ogiephri thì cho rằng hiệu quả kinh doanh là kết quảtrong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hóa Ở quan điểm này thì hiệuquả được đồng nhất với chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh, nếu cùng một mứckết quả với hai mức chi phí khác nhau thì theo quan điểm này chúng đều có hiệuquả
Trang 13- Còn theo quan điểm của các nhà kinh tế học của chủ nghĩa Mac – Lênin thì
hiệu quả kinh doanh là mức độ thỏa mãn yêu cầu của quy luật kinh tế cơ bản xãhội chủ nghĩa
Từ các quan điểm trên cho thấy hiệu quả kinh doanh theo nghĩa rộng là mộtphạm trù kinh tế phản ảnh những lợi ích đạt được từ hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp Bất kì một hoạt động nào đó của con người nói chung và trongkinh doanh nói riêng điều mong muốn đạt được những kết quả nhất định Chính
vì vậy người ta luôn quan tâm làm sao với khả năng hiện tại có thể tạo ra đượcnhiều sản phẩm nhất Ta có thể hiểu: “Hiệu quả kinh doanh được hiểu là mộtphạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc,thiết bị, nguyên vật liệu và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đãxác định.”
1.1.2 Bản chất của hiệu quả kinh doanh.
Thực chất khái niệm hiệu quả kinh doanh của hoạt động sản xuất kinh doanh
đã khẳng định bản chất của hiệu quả kinh doanh trong hoạt động sản xuất kinhdoanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình
độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp – mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh doanh của hoạtđộng sản xuất kinh doanh cũng cần phải phân biệt ranh giới giữa hai khái niệmhiệu quả và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh:
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những gì màdoanh nghiệp đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, kết quảcần đạt cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp Kết quả hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp có thể là những đại lượng cân đo đong đếm đượcnhư số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu, lợi nhuận, thị phần,… và cũng có
Trang 14thể là các đại lượng chỉ phản ánh mặt chất lượng hoàn toàn có tính chất định tínhnhư uy tín của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm,… Còn hiệu quả là phạm trùphản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất Trình độ lợi dụng các nguồnlựcc không thể đo bằng các đơn vị hiện vật hay giá trị mà là một phạm trù tươngđối Cần chú ý rằng trình độ lợi dụng các nguồn lực chỉ có thể được phản ánhbằng số tương đối: tỷ số giữa kết quả và hao phí nguồn lực (4, trang 247)
Như vậy, bản chất của hiệu quả kinh doanh chính là hiệu quả của lao động
xã hội, được xác định bằng cách so sánh giữa chất lượng kết quả hữu ích cuốicùng thu được với lượng hao phí lao động xã hội Do vậy thước đo hiệu quả là sựtiết kiệm hao phí lao động xã hội và tiêu chuẩn của hiệu quả là tối đa hóa kết quả
và tối thiểu hóa chi phí dựa trên những điều kiện hiện có
1.1.3 Vai trò của hiệu quả kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh không chỉ là công cụ phát hiện những khả năng tiềmtàng trong hoạt động kinh doanh mà còn là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trongkinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là công cụ quản trị kinh doanh: để tiến hành bất cứ mộthoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng đều phải tập hợp các phương tiện vậtchất cũng như con người và thực hiện sự kết hợp giữa lao động với các yếu tố vậtchất để tạo ra kết quả phù hợp với ý đồ của doanh nghiệp và từ đó có thể tạo ralợi nhuận Do đó, hiệu quả kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc đánhgiá, so sánh, phân tích kinh tế nhằm tìm ra giải pháp tối ưu, đưa ra phương phápđúng đắn để đạt mục tiêu lợi nhuận tối đa
Hiệu quả kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn vềkhả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của mình.Chính trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng các
Trang 15Hiệu quả kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro Kinhdoanh dù trong bất cứ lĩnh vực nào, môi trường kinh tế nào đều có rủi ro Để kinhdoanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra thì doanh nghiệp phảithường xuyên tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của mình Thông quaphân tích dựa trên những tài liệu đã thu thập được thì doanh nghiệp có thể dựđoán các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới để vạch ra các chiến lược kinhdoanh phù hợp.
Tài liệu về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ cần thiết chocác nhà quản trị ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bênngoài doanh nghiệp khác, khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp,
vì thông qua phân tích họ mới có thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tácđầu tư, cho vay,… với doanh nghiệp nữa hay không
1.1.4 Phân loại hiệu quả kinh doanh.
Hiệu quả có thể được đánh giá ở các góc độ khác nhau, phạm vi khác nhau
và ở các thời kì khác nhau Để hiểu rõ hơn bản chất của phạm trù hiệu quả kinhdoanh, chúng ta cần đứng trên nhiều góc độ cụ thể mà phân biệt các loại hiệu quả:hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế, hiệu quả kinh tế xã hội, và hiệu quả kinh doanh
- Hiệu quả xã hội:
Hiệu quả xã hội là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực có sảnxuất xã hội nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhất định các mục tiêu đó là: Giảiquyết công ăn việc làm, nâng cao phúc lợi xã hội, nâng cao mức sống cho ngườilao động, cải thiện điều kiện cho người lao động …Hiệu quả xã hội thường gắnvới các mô hình kinh tế hỗn hợp và trước hết cần được đánh giá và giải quyết ởgóc độ vĩ mô
Trang 16- Hiệu quả kinh tế:
Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng nguồn lưc để đạt được các mụctiêu kinh tế của một thời kì nào đó Hiệu quả kinh tế thường được nghiên cứu ởgóc độ quản lí vĩ mô và phải chú ý rằng không phải bao giờ hiệu quả kinh tế vàhiệu quả kinh doanh là vận động cùng chiều Khi doanh nghiệp đạt được hiệu quảkinh doanh cao không có nghĩa là nền kinh tế đã đạt đượu hiệu quả kinh tế caobởi vì kết quả của mỗi nền kinh tế đạt được trong mỗi thời kì không phải lúc nàocũng là tổng đơn thuần của các kết quả của từng doanh nghiệp
- Hiệu quả kinh tế xã hội
Hiệu quả kinh tế xã hội phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất xãhội để đạt được các mục tiêu kinh tế nhất định Hiệu quả kinh tế xã hội gắn liềnvới nền kinh tế hỗn hợp và được xem xét ở góc độ vĩ mô
- Hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh tế xã hội là hai phạm trù khác nhau,giải quyết ở hai góc độ khác nhau Song lại có quan hệ biện chứng với nhau Hiệuquả kinh tế xã hội đạt được ở mức độ tối đa là mức hiệu quả thỏa mãn tiêu chuẩnpareto Trong thực tế do các doanh nghiệp giảm chi phí kinh doanh biện thấp hơnchi phí kinh doanh biên xã hội nên có sự tách biệt giữa hiệu quả kinh doanh vàhiệu xã hội Do đó cần có sự đúng đắn trong can thiệp của nhà nước Tuy nhiênmỗi doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế xã hội nên đều phải có nghĩa vụ gópphần thực hiện các mục tiêu xã hội tùy theo quy định của nhà nước cho từng loạihình doanh nghiệp (kinh doanh hay công ích) cũng như từng hình thức pháp lícủa doanh nghiệp
Trang 17Đối với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, chúng ta có thể phân loạichi tiết hơn thành: hiệu quả kinh doanh tổng hợp và sử dụng các yếu tố sản xuất,hiệu quả kinh doanh ngắn hạn và hiệu quả kinh doanh dài hạn.
- Hiệu quả kinh doanh tổng hợp và sử dụng các yếu tố sản xuất:
+ Hiệu quả kinh doanh tổng hợp: hiệu quả kinh doanh tổng hợp phản ánh và
cho phép kết luận hiệu quả trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp (haymột đơn vị bộ phận của doanh nghiệp) trong một thời kì xác định;
+Hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất: Hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất
là hiệu quả chỉ xét ở từng lĩnh vực hoạt động (Lao động, vốn, máy móc thiết bị,nguyên vật liệu …) cụ thể của doanh nghiệp Hiệu quả sử dụng các yếu tố sảnxuất chỉ phản ánh hiệu quả ở từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp chứkhông phản ánh hiệu quả của doanh nghiệp
- Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn: là hiệu quả kinh doanh được xem xét,
đánh giá ở từng khoảng thời gian ngắn hạn như tuần, tháng, quý,
- Hiệu quả kinh doanh dài hạn: là hiệu quả kinh doanh được xem xét, đánh
giá trong khoảng thời gian dài, gắn với các chiến lược, các kế hoạch dài hạn hoặcthậm chí, nói đến hiệu quả kinh doanh dài hạn người ta thường nói đến hiệu quảlâu dài, gắn với quãng đời tồn tại và phát triển của doanh nghiệp (4, trang 250)
1.2 Các phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh.
Trang 18tăng trưởng hay thụt lùi của doanh nghiệp năm nay so với năm trước…Khi sửdụng phương pháp này cần thõa mãn ba nguyên tắc sau:
• Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh.
Tiêu chuẩn để so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để sosánh (gốc so sánh) Tùy theo mục đích của nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánhthích hợp:
- Nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu thì lấy gốc so sánh
là tài liệu năm trước (kỳ trước)
- Nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, địnhmức…thì chọn gốc so sánh là các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự toán, địnhmức )
- Nhằm khẳng định vị trí của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng nhucầu… thì lựa chọn gốc so sánh các chỉ tiêu trung bình của ngành, khu vực kinhdoanh, nhu cầu, đơn đặt hàng…
• Điều kiện so sánh.
- Thống nhất về nội dung phản ánh, phải cùng một phương án tính toán
và phải cùng một đơn vị đo lường
- Các chỉ tiêu cần phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinhdoanh tương tự nhau
- Số lượng thu thập được phải trong cùng một khoảng thời gian tương
ứng
• Kỹ thuật so sánh.
Tùy theo yêu cầu của phân tích mà có những kỹ thuật so sánh sau:
Trang 19- So sánh số tuyệt đối
Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của cácchỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô của các hiện tượngkinh tế
- So sánh bằng số tương đối
Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của cácchỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển,mức độ phổ biến của các hiện tượng kinh tế Đơn vị tính là (%)
Có nhiều loại số tương đối, tùy theo nhiệm vụ và yêu cầu của phân tích màyêu cầu sử dụng thích hợp
+ Số tương đối hoàn thành kế hoạch
Số tương đối kế hoạch là số tương đối biểu hiện mối quan hệ tỉ lệ giữa mức
độ đã đạt được trong kỳ với mức độ cần đạt theo kế hoạch đề ra trong kỳ về mộtchỉ tiêu nào đó Số này phản ánh tình hình hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinhtế
+ Số tương đối kết cấu
Số tương đối kết cấu là biểu hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa mức độ đạt đượccủa bộ phận chiếm trong mức độ đạt được của tổng thể về một chỉ tiêu kinh tếnào đó Số này cho thấy mối quan hệ, vị trí, vai trò của từng tổng thể trong bộphận
Trang 201.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn.
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích kinh doanhnhằm mục đích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố để chỉ tiêu phân tích bằng cácđặt các nhân tố trong điều kiện giả định và khi xác định ảnh hưởng của nhân tốnào thì người ta loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác
Thực chất của phương pháp này là so sánh số liệu thực tế với số liệu kếhoạch, số liệu định mức hoặc số gốc
Số liệu thay thế của nhân tố nào đó phản ánh mức độ của nhân tố tới chỉ tiêuphân tích trong khi các nhân tố khác thay đổi Theo phương pháp này các chỉ tiêu
là các hàm nhân tố ảnh hưởng
Trình tự thay thế: các nhân tố về khối lượng thay thế trước, các nhân tố vềchất lượng thay thế sau Trường hợp đặc biệt theo yêu cầu của mục đích phântích
Đặc trưng của phương pháp này là khi xác định ảnh hưởng của nhân tố nàothì người ta thay trị số của nhân tố đó từ kỳ gốc sang kỳ phân tích rồi tính lại trị
số của chỉ tiêu Chênh lệch giữa trị số này với lúc trước khi thay thế là ảnh hưởngcủa nhân tố vừa thay thế
• Ưu điểm của phương pháp: Đơn giản, dễ hiểu, dễ tính toán hơn so vớiphương pháp khác dung để xác định nhân tố ảnh hưởng
• Nhược điểm: Các mối quan hệ của các yếu tố phải được giả định có quan
hệ theo mô hình tích số trong khi thực tế các nhân tố có thể có mối quan hệ theonhiều dạnh khác nhau Hơn nữa, khi xác định nhân tố nào đó ta phải giả địnhnhân tố khác không thay đổi nhưng trong thực tế điều này hoàn toàn không xảy
ra Việc sắp xếp trình tự các nhân tố từ số lượng đến chất lượng trong nhiềutrường hợp rất dễ dẫn đến sai lầm, gây thiếu chính xác
Trang 21Dùng phương pháp này để phân tích nguyên nhân, xác định được nhân tốtăng hay giảm.
1.2.3 Phương pháp liên hệ cân đối.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hình thành rất nhiềumối quan hệ cân đối về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinhdoanh Dựa vào mối quan hệ cân đối này người phân tích Trong mối quan hệtổng số, mức ảnh hưởng tuyệt đối của từng thành phần bộ phận có tính độc lậpvới nhau và được xác định là chênh lệch tuyệt đối của các thành phần bộ phận ấy
Ví dụ như: Cân đối giữa tài sản (vốn) với nguồn vốn, cân đối giữa nguồn thu
và các khoản chi, cân đối giữa nhu cầu sử dụng vốn và khả năng thanh toán
Phương pháp này nhằm để nghiên cứu các mối quan hệ cân đối về lượng củayếu tố với lượng các mặt yếu tố và quá trình kinh doanh Trên cơ sở đó xác địnhảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả kinh doanh
1.2.4 Phương pháp phân tích chi tiết.
1.2.4.1 Chi tiết theo các bộ phận cấu thành của chỉ tiêu.
Nghiên cứu chi tiết giúp ta đánh giá chính xác các yếu tố cấu thành của cácchỉ tiêu phân tích Ví dụ như: Kết quả doanh thu được chi tiết bao gồm doanh thucủa nhiều mặt hàng tiêu thụ
1.2.4.2 Chi tiết theo thời gian.
Các kết quả kinh doanh bao giờ cũng là một quá trình trong từng khoảngthời gian nhất định Mỗi khoảng thời gian khác nhau có những nguyên nhân tácđộng không giống nhau Việc phân tích chi tiết giúp ta đánh giá chính xác vàđúng đắn kết quả kinh doanh, đồng thời có những giải pháp hiệu lực trong từng
Trang 22khoảng thời gian.Ví dụ như trong doanh nghiệp thương mại: Kết quả doanh thutiêu thụ được chi tiết theo từng tháng, quý để nghiên cứu nhịp độ mua bán.
1.2.4.3 Chi tiết theo địa điểm và phạm vi kinh doanh.
Kết quả hoạt động kinh doanh do nhiều bộ phận, theo phạm vi và địa điểmphát sinh khác nhau tao nên Việc chi tiết nhằm đánh giá kết quả hoạt động kinhdoanh của từng bộ phận, phạm vi và địa điểm khác nhau, nhằm khai thác các mặtmạnh và khắc phục các mặt yếu kém của các bộ phận và phạm vi hoạt động khácnhau
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 1.3.1 Các nhân tố từ phía doanh nghiệp.
Lực lượng lao động là nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cũng như hiệu quả
kinh doanh, là lực lượng có thể sáng tạo ra công nghệ, kỹ thuật mới và đưa chúngvào sử dụng tạo ra tiềm năng lớn cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh Cũngchính lực lượng lao động sáng tạo ra sản phẩm (dịch vụ) mới phù hợp với nhu cầucủa người tiêu dùng, làm cho sản phẩm (dịch vụ) của doanh nghiệp có thể bánđược tạo cơ sở nâng cao hiệu quả kinh doanh Lực lượng lao động tác động trựctiếp đến năng suất lao động, đến trình độ sử dụng các nguồn lực khác (máy móc,thiết bị, nguyên vật liệu,…) nên tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh
Nhân tố trình độ kỹ thuật công nghệ: Trình độ kỹ thuật, công nghệ tiên
tiến cho phép doanh nghiệp chủ động nâng cao chất lượng hàng hoá, năng suấtlao động và hạ giá thành sản phẩm (dịch vụ) Các yếu tố này tác động hầu hết đếncác mặt của sản phẩm (dịch vụ) như: đặc điểm dịch vụ, giá cả dịch vụ, sức cạnhtranh của dịch vụ Nhờ vậy doanh nghiệp có thể tăng khả năng cạnh tranh củamình, tăng vòng quay của vốn lưu động, tăng lợi nhuận đảm bảo cho quá trình táisản xuất mở rộng của doanh nghiệp Ngược lại với trình độ công nghệ thấp thì
Trang 23không những giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mà còn giảm lợi nhuận,kìm hãm sự phát triển Nói tóm lại, nhân tố trình độ kỹ thuật công nghệ cho phépdoanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng và hạ giá thành sản phẩm (dịch vụ)nhờ đó mà tăng khả năng cạnh tranh, tăng vòng quay của vốn, tăng lợi nhuận từ
đó tăng hiệu quả kinh doanh
Nhân tố quản trị doanh nghiệp: Nhân tố này đóng vai trò quan trọng đối
với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Quản trị doanh nghiệp chútrọng đến việc xác định cho doanh nghiệp một hướng đi đúng đắn trong một môitrường kinh doanh ngày càng biến động Chất lượng của chiến lược kinh doanh lànhân tố đầu tiên và quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của mộtdoanh nghiệp Đội ngũ các nhà quản trị mà đặc biệt là các nhà quản trị cao cấplãnh đạo doanh nghiệp bằng phẩm chất và tài năng của mình có vai trò quan trọngbậc nhất, ảnh hưởng có tính chất quyết định đến sự thành đạt của một doanhnghiệp Kết quả và hiệu quả hoạt động của quản trị doanh nghiệp đều phụ thuộcrất lớn vào trình độ chuyên môn của đội ngũ các nhà quản trị cũng như cơ cấu tổchức bộ máy quản trị doanh nghiệp, việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn của từng bộ phận, cá nhân và thiết lập các mối quan hệ giữa các bộ phậntrong cơ cấu tổ chức đó
Nguồn tài chính: tình hình tài chính và sử dụng tài chính của doanh nghiệp
là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp Khả năng huy động vốn, tính linh hoạt cơ cấu vốn, vòng quay vốn,
… là những vấn đề cơ bản doanh nghiệp cần quan tâm để mang lại hiệu quả hoạtđộng cao nhất Hơn thế nữa, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, điều kiện tiền
đề để các doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển là phải có một số vốn nhấtđịnh Chẳng hạn, doanh nghiệp quyết định đưa ra một số giải pháp mới, tiến hànhđầu tư tài sản cố định, thuê mướn lao động có trình độ cao, thanh toán các khoản
Trang 24chi tiêu khác trong quá trình hoạt động kinh doanh,… Tất cả những vấn đề nàyđều gián tiếp hay trực tiếp liên quan đến hoạt động tài chính, hoạt động kinhdoanh và có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại cũng như phát triển của doanhnghiệp.
Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin: Thông tin được coi là một hàng hoá,
là đối tượng kinh doanh và nền kinh tế thị trường hiện nay được coi là nền kinh tếthông tin Để đạt được thành công khi kinh doanh trong điều kiện cạnh tranhngày càng gay gắt, các doanh nghiệp cần nhiều thông tin chính xác về cung cầuthị trường, về công nghệ kỹ thuật, về người mua, về các đối thủ cạnhtranh Ngoài ra, doanh nghiệp còn rất cần đến các thông tin về kinh nghiệm thànhcông hay thất bại của các doanh nghiệp khác ở trong nước và quốc tế, cần biết cácthông tin về các thay đổi trong các chính sách kinh tế của Nhà nước và các nướckhác có liên quan
Trong kinh doanh biết mình, biết người và nhất là hiểu rõ được các đối thủ cạnhtranh thì mới có đối sách giành thắng lợi trong cạnh tranh, có chính sách pháttriển mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau Kinh nghiệm thành công của nhiềudoanh nghiệp nắm được các thông tin cần thiết và biết sử lý sử dụng các thông tin
đó kịp thời là một điều kiện quan trọng để ra các quyếtđịnh kinh doanh có hiệuquả cao Những thông tin chính xác được cung cấp kịp thời sẽ là cơ sở vững chắc
để doanh nghiệp xác định phương hướng kinh doanh, xây dựng chiến lược kinhdoanh dài hạn (4, trang 256)
1.3.2 Các nhân tố khách quan.
Môi trường pháp lý là các nhân tố thuộc quản lý của Nhà nước, là các chủ
trương chính sách, biện pháp mang tính vĩ mô để điều chỉnh hoạt động kinh tếquốc dân theo định hướng phát triển của từng quốc gia Các chính sách chính trị -luật pháp này bao gồm các đường lối chính trị, chính sách của chính phủ, cấu trúc
Trang 25chính trị, hệ thống quản lý hành chính, các bộ luật, các quy định có thể cản trởhay tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Thôngqua các chính sách, pháp luật và biện pháp kinh tế, nhà nước tạo hành lang vàmôi trường cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và hướng cáchoạt động kinh tế theo quỹ đạo của kế hoạch vĩ mô, với một thể chế rõ ràng rộngmở và ổn định sẽ là cơ sở đảm bảo vững chắc cho các doanh nghiệp tham giacạnh tranh lành mạnh, tránh được rủi ro thua lỗ trong kinh doanh Mặt khác, quản
lý của Nhà nước còn ở các thủ tục hành chính, quy định và thủ tục ngân hàng, tàichính, hải quan, xuất nhập khẩu, mua nguyên vật liệu
Môi trường kinh tế là nhân tố bên ngoài tác động rất lớn đến hiệu quả kinh
doanh cả doanh nghiệp Trước hết, phải kể đến các chính sách đầu tư, chính sáchphát triển kinh tế, chính sách cơ cấu,… Các chính sách kinh tế vĩ mô này tạo ra sựtưu tiên hay kìm hãm sự phát triển của từng ngành, từng vùng kinh tế cụ thể do
đó tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của cá doanh nghiệpthuộc ngành, vùng kinh tế nhất định
Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao thông, hệ thống
thông tin liên lạc, điện, nước, đều là những nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệuquả kinh doanh của doanh nghiệp Doanh nghiệp kinh doanh ở khu vực có hệthống giao thông thuận lợi, điện, nước đầy đủ, dân cư đông đúc và có trìng độ dântrí cao sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, tăng tốc độ tiêu thụsản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí kinh doanh, và do đó nâng cao hiệu quảkinh doanh của mình Ngược lại, ở nhiều vùng nông thôn, miền núi, biên giới, hảiđảo có cơ sở hạ tầng yếu kém, không thuận lợi cho việc cho mọi hoạt động nhưvận chuyển, mua bán hàng hoá, các doanh nghiệp hoạt động với hiệu quả kinhdoanh không cao Thậm chí có nhiều vùng sản phẩm làm ra mặc dù rất có giá trị
Trang 26nhưng không có hệ thống giao thông thuận lợi vẫn không thể tiêu thụ được dẫnđến hiệu quả kinh doanh thấp.
Trình độ dân trí tác động rất lớn đến chất lượng của lực lượng lao động xã hộinên tác động trực tiếp đến nguồn nhân lực của mỗi doanh nghiệp Chất lượng củađội ngũ lao động lại là nhân tố bên trong ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp (4, trang 260)
1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh từng bộ phận cho phép ta đánh giá đượchiệu quả của từng mặt, từng yếu tố đầu vào của doanh nghiệp Khi xem xét cácchỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh ta tiến hành xem xét 3 chỉ tiêu cơ bản, đólà: hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng chi phí và hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh
1.4.1 Hiệu quả sử dụng lao động.
Số lượng và chất lượng lao động là yếu tố cơ bản trong sản xuất, góp phầnquan trọng trong năng lực sản xuất của doanh nghiệp Hiệu quả sử dụng lao độngbiểu hiện ở năng suất lao động, mức sinh lời của lao động và hiệu suất tiền lương
1.4.1.1 Sức sản xuất của lao động.
Trong đó:
Trang 27Chỉ tiêu này cho biết mỗi lao động trong doanh nghiệp có thể tạo ra đượcbao nhiêu đồng doanh thu trong một thời kỳ Nếu chỉ tiêu này cao thì năng sứclàm việc của lao động tốt và có hiệu quả, ngược lại chỉ tiêu này thấp thì phải xemlại năng suất làm việc của lao động
1.4.1.2 Sức sinh lời của lao động.
Chỉ tiêu này cho biết mỗi lao động được sử dụng trong doanh nghiệp tạo rađược bao nhiêu lợi nhuận trong một thời kỳ nhất định
1.4.2 Hiệu quả sử dụng chi phí.
Trong kinh doanh thì chi phí là một phạm trù hết sức quan trọng Chi phí củadoanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao độngvật hóa, phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳnhất định.Chi phí gắn liền với tất cả mọi công đoạn trong quá trình sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và việc xác địnhgiá cả sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ Việc sử dụng hiệu quả chi phí cũng đồngnghĩa với việc doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nguồn lực đầu vào mà nâng caođược hiệu quả đầu ra Để đánh giá xem doanh nghiệp có sử dụng hiệu quả chi phíhay không ta tiến hành phân tích các chỉ tiêu của tổng chi phí và chi phí tiềnlương của doanh nghiệp đó
1.4.2.1 Sức sản xuất.
- Sức sản xuất của tổng chi phí:
Trang 28Sức sản xuất của chi phí cho ta biết mộ đồng chi phí trong kỳ sẽ tạo ra đượcbao nhiêu đồng doanh thu cho doanh nghiệp Chỉ số này càng cao thì sức sản xuấtcủa chi phí càng tốt, chi phí doanh nghiệp bỏ ra được sử dụng có hiệu quả, vàngược lại.
- Sức sản xuất của chi phí tiền lương:
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí tiền lương bỏ ra có thể đạt đượcbao nhiêu đồng doanh thu
1.4.2.2 Sức sinh lời.
- Sức sinh lời của chi phí:
- Sức sinh lời của chi phí tiền lương:
Chỉ tiêu sức sinh lời của chi phí này sẽ cho ta biết mỗi một đồng chi phí màdoanh nghiệp bỏ ra trong kỳ mang lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanhnghiệp trong thời kỳ đó
1.4.3 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Hiệu quả sử dụng tổng vốn của doanh nghiệp có ý nghĩa then chốt và quyếtđịnh đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng
Trang 29tổng vốn của doanh nghiệp phản ánh kết quả tổng hợp quá trình sử dụng toàn bộvốn, tài sản Ngoài ra còn phản ánh chất lượng và trình độ quản lý sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp đó.
1.4.3.1 Sức sản xuất.
- Sức sản xuất của tổng vốn:
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn kinh doanh đem lại bao nhiêu đồngdoanh thu Sức sản xuất của tổng vốn càng lớn, hiệu quả sử dụng tổng vốn càngtăng và ngược lại, nếu sức sản xuất của tổng vốn càng nhỏ thì hiệu quả sử dụngtổng vốn càng giảm
- Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu:
Chỉ tiêu sức sản xuất của vốn CSH cho biết trong kỳ bình quân một đồngvốn CSH tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu Chỉ số này cao thì chứng tỏdoanh nghiệp đã sử dụng số vốn này vào việc sản xuất một cách có hiệu quả, vàngược lại
1.4.3.2 Sức sinh lời.
- Sức sinh lời của tổng vốn:
Trang 30Chỉ tiêu sức sinh lời của tổng vốn cho biết 1 đồng vốn kinh doanh bình quânđem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận Sức sinh lời của tổng vốn càng lớn thì hiệu quả
sử dụng vốn càng cao và ngược lại
- Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu được xác định bằng quan hệ so sánhgiữa lợi nhuận sau thuế và vốn CSH:
Sức sinh lời của vốn CSH phản ánh trong kỳ bình quân một đồng vốn CSH
sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ số này càng cao thì việc sử dụngvốn đã có hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp và ngược lại (4,trang 266)
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG
TY TNHH MTV DỊCH VỤ VICO VIỆT NAM.
2.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH MTV dịch vụ Vico Việt Nam.
Trang 312.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
Tổng công ty vận tải biển VICO SHIPPPING CO., LTD là một công ty lớnnằm tại Hong Kong, được thành lập vào ngày 12 tháng 09 năm 1990 Đây là mộtcông ty chuyên vận tải biển lớn và có uy tín Để thích ứng với nhu cầu của kháchhàng, thị trường, đồng thời công ty rất muốn mở rộng mạng lưới dịch vụ củamình rộng khắp trên thế giới nên rất nhiều các chi nhánh của công ty trực thuộccông ty mẹ VICO SHIPPING ra đời trong đó có công ty TNHH MTV DỊCH VỤVICO VIỆT NAM, các chi nhánh được bố trí hầu hết tại các thành phố như ( TP
Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng) và tại các nước như Trung Quốc, Đài Loan,Mỹ,…tạo thành một mạng lưới kinh doanh rộng khắp trên toàn cầu, liên kết vớinhau chặt chẽ tạo nên sức mạnh về nguồn lực và khả năng cạnh tranh cao trongmôi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay
Công ty TNHH MTV DỊCH VỤ VICO VIỆT NAM được thành lập ngày22/03/2010, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty được đính kèm theo GiấyChứng Nhận Đăng Ký hoạt động chi nhánh số: 02003524CN41 ngày 22/03/2010
do sở Kế Hoạch Đầu Tư TP Hồ Chí Minh cấp
Trụ sở công ty tại Việt Nam
- Tên công ty: Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Vico Việt Nam
- Tên giao dịch: VICO VN CO.,LTD
- Địa chỉ: 3G (lầu 3) Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ ChíMinh
- Điện thoại: 08.38.447.918
- Fax: 08.38447919
Trang 32+ Vận tải hàng hóa bằng đường bộ.
+ Vận tải hàng hóa ven biển
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty.
2.1.2.1 Chức năng.
Là một công ty kinh doanh nhiều dịch vụ như vận chuyển hàng hóa bằngđường hàng không, dịch vụ vận chuyển hàng hóa nội địa Việt Nam, nhưng mảngkinh doanh chính, cũng như thế mạnh của công ty là dịch vụ vận chuyển hàng hóabằng đường biển bằng container Chức năng chủ yếu của công ty như sau:
- Làm đại lý hàng hải cho các hãng tàu
- Làm đại lý giao nhận hàng hóa, khai thác hàng xuất và giao hàng nhập
- Khai thuế hải quan giúp cho hàng hóa được thông quan một cách nhanhchóng
- Cung cấp dịch vụ gom hàng và gửi hàng bằng đường biển và đường hàngkhông
Trang 33- Cung cấp dịch vụ vận chuyển nội địa nhằm giúp khách hàng có thêm nhiềulựa chọn trong các dịch vụ.
2.1.2.2 Nhiệm vụ.
Sử dụng hiệu quả nguồn vốn của mình và xây dựng để trở thành một doanhnghiệp vững mạnh trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thịtrường đặc biệt trong giai đoạn hội nhập hiện nay
Cung cấp dịch vụ tốt nhất để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàngthực hiện hợp đồng dịch vụ, hợp đồng mua bán ngoại thương với khách hàngtrong và ngoài nước
Thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ chính sách đối với nhân viên và thựchiện tốt kỷ luật lao động
Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo thống kê định kỳ tháng năm theo mẫu biểuquy định của nhà nước và hoàn thành tốt nghĩa vụ đóng thuế đối với nhà nước
2.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty.
2.1.3.1 Sơ đồ quản lý Công ty.
Là một doanh nghiệp còn non trẻ nhưng Vico đã có được một đội ngũ nhânviên trẻ, nhiệt huyết với công việc và hết sức năng động với cơ cấu nhân sự nhưsau:
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy công ty
BAN GIÁM ĐỐC
Trang 34Nguồn: Phòng Kế toán 2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận phòng ban.
• Ban giám đốc:
Chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty, vạch ra phươnghướng hoạt động cho công ty và cụ thể hóa hoạt động của mỗi phòng Tuyểndụng đào tạo nguồn nhân lực, phụ trách việc chấm công nhân viên
TỪ
BỘ PHẬN KẾ TOÁN
BỘ
PHẬN GIAO NHẬN
PHÒNG KINH DOANH
Trang 35trường, nắm bắt các thông tin về giá cả vận tải nói chung, theo dõi hành trình hoạtđộng vận tải của từng lô hàng nói riêng.
• Bộ phận chứng từ đường biển và đường hàng không:
Chuẩn bị các chứng từ sổ sách cho từng chuyến hàng như đánh bill, chuẩn bịlịch tàu, lịch chuyến bay phối hợp với bộ phận kế toán để hoàn thành các chứng
từ thu chi
• Bộ phận giao nhận:
Trực tiếp thông quan hàng hóa, khai báo hải quan và giải quyết các vấn đềliên quan đến điều độ cảng
Thực hiện công tác giao nhận của công ty
Tìm kiếm khách hàng, dịch vụ, dịch vụ mới cho công ty trong lĩnh vực giaonhận hàng hóa
Phụ trách bộ phận kho bãi, giám sát đóng hàng và dỡ hàng tại cảng
Trang 36cáo trực tiếp lên Ban Giám Đốc Ban Giám Đốc công ty sẽ họp bàn và đưa rachiến lược phù hợp cho từng bộ phận ở từng thời điểm khác nhau.
2.1.4 Các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của Công ty.
- Dịch vụ vận tải
- Vận tải nội địa
- Đại lý vận tải quốc tế bằng đường biển và hàng không
- Ủy thác xuất nhập khẩu
- Dịch vụ thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng chuyển của khẩu,…
- Kinh doanh kho bãi
- Kinh doanh kho bãi trung chuyển phục vụ cho việc tập kết hàng xuất nhậpkhẩu của các đơn vị kí gửi
- Đại lý giao nhận cho các công ty ở nước ngoài
Trang 37- Hiện nay Vico đang làm đại lý cho các công ty giao nhận hàng hóa lớn ởcác nước: Hồng Kông, Trung Quốc, EU và Mỹ.
Các dịch vụ cung cấp bao gồm: liên lạc với hãng tàu, thông báo cho kháchhàng
2.1.5 Kết quả kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây 2013).
(2011- Các nguồn thu chủ yếu của công ty:
Về bản chất, Công ty TNHH MTV dịch vụ VICO Việt Nam là một công tythương mại và dịch vụ, công ty cung cấp các dịch vụ và nhận tiền công từ phíacác khách hàng cũng như mua bán hàng hóa xuất nhập khẩu để thu lợi nhuận.Chính vì vậy, nguồn thu nhập của công ty, tùy theo lĩnh vực kinh doanh có thể làcác khoản tiền hoa hồng, tiền chênh lệch giữa giá mua và giá bán hàng hóa xuấtnhập khẩu Cụ thể các khoản thu nhập của công ty có thể chia thành các nhómsau:
- Nhóm 1:
Bao gồm các khoản thu nhập từ kinh doanh các dịch vụ vận tải quốc tế nộiđịa; thu nhập từ hoạt động kinh doanh kho vận ngoại thương (cho thuê kho vàquản lý kho cho khách hàng khi khách hàng yêu cầu)
- Nhóm 2:
Bao gồm các khoản thu nhập có được khi công ty cung cấp dịch vụ như:dịch vụ giao nhận trọn gói, Công ty TNHH MTV dịch vụ VICO Việt Nam nhậntiền hoa hồng hay phí dịch vụ từ khách hàng khi cung cấp dịch vụ này
Dịch vụ giao nhận hàng lẻ cho các đại lý giao nhận nước ngoài
Trang 38Làm đại lý cho hãng trong nước và hãng giao nhận nước ngoài.
Doanh thu hoạt động giao nhận các năm 2011 – 2013:
Bảng 2.1 Doanh thu hoạt động giao nhận các năm 2011 – 2013:
So sánh 2013/2012 (+/-) (%) (+/-) (%)
Xuất, nhập khẩu 9,652 11,620 16,235 1,968 20,39 4,615 39,72
Dịch vụ khác 898 1,050 2,548 152 16,93 1,498 142,67
Tổng cộng 10,550 12,670 18,783 2,120 20,09 6,113 48,25
(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty TNHH MTV dịch vụ Vico Việt Nam)
Ta thấy doanh thu của công ty tăng trưởng theo từng năm doanh thu năm
2012 tăng 2,120 triệu đồng so với năm 2011 Doanh thu năm 2013 tăng 6,113triệu đồng Doanh thu tăng chủ yếu tập trung vào dịch vụ xuất, nhập khẩu.Nguyên nhân có sự tăng trưởng này là do trong năm 2012 và 2013, công ty đã nỗlực tìm kiếm khách hàng, làm cho số hợp đồng dịch vụ của công ty tăng đáng kể,dẫn đến doanh thu của công ty tăng qua các năm
Tuy doanh thu tăng trưởng theo từng năm nhưng ta thấy con số tăng trưởngvẫn còn thấp Vì vậy doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng chohoạt động xuất nhập khẩu và cũng nên chú trọng đến các dịch vụ khác để có thểtăng thêm doanh thu cho doanh nghiệp và việc kinh doanh có hiệu quả hơn
Cơ cấu giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2011 – 2013:
Trang 39Bảng 2.2 Cơ cấu giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2011 – 2013:
ĐVT: Triệu đồng
2011
Tỷ trọng
Năm 2012
Tỷ trọng
Năm 2013
Tỷ trọng Hàng Xuất khẩu 4,484 46,5% 5,255 45,2% 6,562 40,4%
Hàng Nhập khẩu 5,168 53,5% 6,365 54,8% 9,673 59,6%
(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty TNHH MTV dịch vụ Vico Việt Nam)
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu giao nhận hàng hóa xuất khẩu – nhập khẩu
Trang 40Qua biểu đồ trên ta thấy:
Tỷ trọng doanh thu giao nhận hàng nhập khẩu trọng năm 2011, 2012 và
2013 đều cao hơn so với hàng xuất khẩu
Có sự gia tăng về doanh thu như vậy là do các nguyên nhân sau:
-Tuy trong buổi đầu thành lập, tình hình cạnh tranh vô cùng khốc liệt nhưngvới nhiệt tình trong công việc, cùng với sự năng động sáng tạo của Ban Giám Đốc
và đội ngũ nhân viên các phòng ban đã giúp công ty vượt lên trên tình hình đó,tìm được hướng đi và chỗ đứng trên thị trường Vì thế kết quả kinh doanh củacông ty đã có sự tăng trưởng qua các năm và mang lại doanh thu tăng qua từngnăm cho công ty
-Công ty đã có những giải pháp kinh doanh kịp thời bằng cách thực hiệnđồng thời việc giao nhận hàng nguyên cont với hàng lẻ Chính vì bước đi đúng