Những tồn tại, hạn chế của công ty và nguyên nhân

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CÔNG TY TNHH MTV DỊCH vụ VICO VIỆT NAM (Trang 65)

5. Kết cấu của đề tài

2.3.3.Những tồn tại, hạn chế của công ty và nguyên nhân

2.3.3.1. Tồn tại, hạn chế

Ngoài những thành tựu đã được nói trên, Công ty còn có những hạn chế nhất định trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình như là

Thị trường chủ yếu của Công ty là thị trường Trung Quốc tuy có những ưu điểm, song chính sách tập trung vào một thị trường này cũng có những hạn chế nhất định như gặp nhiều rủi ro trong sự biến động của thị trường, hoạt động tiêu thụ quá lệ thuộc vào một thị trường. Ngoài ra Công ty chưa khai thác triệt để được thị trường ở đó.. Đây là một thị trường lớn với một số lượng khách hàng đông đảo. Khắc phục được hạn chế này sẽ góp phần mở rộng thị trường, tăng nhanh tốc độ tiêu thụ, tăng doanh thu, tăng vòng quaycủa vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Kinh tế thị trường bắt buộc các nhà sản xuất phải tìm kiếm khách hàng bởi vì nền kinh tế thị trường cung thường lớn hơn cầu. Để dịch vụ của Công ty được biết đến nhiều hơn Công ty phải nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng hay lôi kéo họ về với mình.

Các chỉ số về hiệu quả sử dụng vốn chưa cao và có xu hướng lên xuống rất thất thường

Mạng lưới cũng như các tuyến vận tải kinh doanh của công ty còn hạn chế Những hạn chế về trang thiết bị phục vụ kinh doanh

Doanh thu của công ty đạt được cao nhưng chưa ổn định, lợi nhuận tăng không tỷ lệ thuận với doanh thu.

Tổng chi phí của công ty tăng cao qua các năm, sử dụng chi phí chưa có hiệu quả.

2.3.3.2. Nguyên nhân làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty

Nguyên nhân chính là do công ty chưa mở rộng thị trường và chưa đẩy mạnh nghiên cứu thị trường có tiềm năng, chủ yếu là khách hàng vẫn tự tìm đến Công ty đặt hàng

Do công ty sử dụng các khoản chi phí chưa hợp lý, hợp lệ

Trong hoạt động kinh doanh công ty hiện nay vẫn chưa tìm được bạn hàng vững chắc, ổn định và lâu dài

Một nguyên nhân nữa là của công ty là hiện nay chi phí QLDN của công ty vẫn còn khá cao nên đem lại lợi nhuận không cao.

Do hiện nay công ty chưa chú trọng đến công tác đào tạo và chuẩn bị cho lực lượng kế cận nên lực lượng hiện nay vẫn còn hạn chế.

Qua thực tế nghiên cứu ở Công ty ta thấy một số tồn tại cơ bản nói trên, đây chính là những nguyên nhân làm giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty. Nếu khắc phục được những tồn tại này sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV DỊCH VỤ VICO VIỆT NAM.

3.1. Định hướng phát triển của Công ty TNHH MTV dịch vụ Vico Việt Nam trong thời gian tới .

Định hướng thị trường: tiếp tục củng cố thị trường sẵn có và tăng trưởng thị phần trong từng khu vực, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế để nâng cao doanh thu cho công ty.

Định hướng kinh doanh: trong 3 năm tiếp theo công ty vẫn đẩy mạnh đầu tư vào kinh doanh vận tải và xuất nhập khẩu, nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng khai thác thị trường miền Nam. Đồng thời tăng cường hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, kinh doanh lĩnh vực hàng tạm nhập tái xuất nhằm mục tiêu tăng nguồn thu nhập cho công ty. Bên cạnh đó là việc duy trì phát triển bền vững các hoạt động kinh doanh hiện tại.

Định hướng về hợp tác đầu tư: duy trì mối quan hệ tốt với các khách hàng truyền thống, hợp tác với các đối tác trong nước, nước ngoài, thực hiện thu hút đầu tư. Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm về các mặt quản lý, kỹ thuật, công nghệ, thông tin tạo ra những khả năng mới, mở rộng và tăng sức cạnh tranh trên thị trường. tăng cường hợp tác với các đối đầu tư nước ngoài.

Định hướng về khoa học công nghệ: đầu tư thiết bị công nghệ phục vụ cho việc quản lý, giảm bớt khối lượng công việc.

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHHMTV dịch vụ Vico Việt Nam. MTV dịch vụ Vico Việt Nam.

Muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh, bản thân các doanh nghiệp phải chủ động sáng tạo, hạn chế những khó khăn, phát triển những thuận lợi để tạo ra môi trường hoạt động có lợi cho mình. Bản thân doanh nghiệp có vai trò quyết định

trong sự tồn tại, phát triển hay suy vong hoạt động kinh doanh của mình. Vai trò quyết định của doanh nghiệp thể hiện trên hai mặt:

Thứ nhất, biết khai thác và tận dụng những điều kiện và yếu tố thuận lợi của môi trường bên ngoài.

Thứ hai, doanh nghiệp phải chủ động tạo ra những điều kiện, yếu tố cho chính bản thân mình để phát triển

Cả hai mặt này cần phải được phối hợp đồng bộ thì mới tận dụng tối đa được các nguồn lực, kinh doanh mới đạt được hiệu quả tối ưu.

Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân tạo nên những thuận lợi, khó khăn và những tồn tại. Từ đó, có thể đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV dịch vụ Vico Việt Nam.

3.2.1. Sử dụng có hiệu quả các khoản chi phí

Lý do thực hiện giải pháp

Chi phí kinh doanh là toàn bộ các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanhcó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của công ty, chi phí xuất hiện trong các công thức tính hiệu quả như lợi nhuận; hiệu suất sử dụng chi phí; sức sinh lợi của chi phí.

Sử dụng hợp lý có hiệu quả nguồn chi phí tức là làm cho chi phí bỏ ra thu được kết quả lớn hơn số đã bỏ ra, để từ đó làm cho hiệu quả kinh doanh sẽ tăng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xuất phát từ thực trạng kết quả kinh doanh cho thấy tổng chi phí của công ty bỏ ra cho quá trình kinh doanh còn rất lớn. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải có những giải pháp để sử dụng chi phí một cách hợp lý và hiệu quả.

Tổng chi phí công ty hiện nay chia làm 3 khoản lớn (chưa tính đến chi phí khấu hao tài sản): Chi phí trực tiếp (giá vốn hàng bán); chi phí bán hàng, chi phí QLDN

Trong đó, chi phí trực tiếp bao gồm khoản chi phí như sau: + Chi phí nhiên liệu (xăng, dầu)

+ Chi phí cầu phà, bến bãi

+ Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên Chi phí QLDN bao gồm các khoản lớn sau:

+ Trả lương cho cán bộ nhân viên (gồm các khoản theo lương)

+ Chi phí văn phòng (gồm điện, nước, văn phòng phẩm, báo, ăn trưa…) + Hội nghị và tiếp khách

+ Thuê đất

Chi phí bán hàng gồm:

+ Chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản + Chi phí quảng cáo, tiếp thị

Năm 2013, tổng chi phí kinh doanh của công ty là 27,200 triệu đồng, trong đó chi phí trực tiếp là 26,299 triệu đồng; chi phí bán hàng là 100 triệu đồng; còn lại là chi phí QLDN 801 triệu đồng.

Qua tìm hiểu về thành phần của các loại chi phí và mức chi phí trong năm 2013, ta thấy chi phí cần tập trung giảm là chi phí trực tiếp và chi phí QLDN vì tổng của 2 loại chi phí này chiếm hầu như phần lớn của tổng chi phí còn chi phí

bán hàng chỉ chiếm một phần rất nhỏ và chi phí này đang được giảm qua các năm.

Tuy nhiên, vấn đề không phải ở chỗ cần phải giảm tổng chi phí xuống càng nhiều càng tốt. Yêu cầu của việc giảm chi phí đó là: cần phải giảm chi phí vô ích, chi phí không hợp lý, những chi phí bị sử dụng sai mục đích cần phải loại bỏ, ngoài ra cần phải sử dụng tiết kiệm tránh khoản chi lãng phí, dư thừa. Đồng thời cần phải duy trì khoản chi có ích, làm như vậy công ty sẽ không bị rơi vào tình trạng bó hẹp kinh doanh, cắt giảm nhu cầu, và lúc đó khoản chi phí bỏ ra sẽ đem về kết quả lợi nhuận lớn hơn. Ta sẽ đi sâu vào xem xét từng khoản chi phí.

- Đối với chi phí trực tiếp, đây là khoản chi phí biến đổi phụ thuộc số lượng phương tiện vận tải (tàu, xe vận tải đường bộ, máy bay). Trong chi phí trực tiếp, khoản chi phí xăng dầu luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, hàng năm công ty phải mở rộng dịch vụ tức là mua thêm phương tiện vận tải nên tổng chi phí nhiên liệu sẽ tăng lên. Một biện pháp hữu hiệu để giảm chi phí nhiên liệu đó là sử dụng phương tiện hiện đại, nâng cao ý thức tiết kiệm đối với các nhân viên sử dụng phương tiện vận tải chỉ sử dụng phương tiện đối với các hoạt động của công ty, để tiết kiệm tối đa chi phí xăng dầu cho công ty.

+ Các chi phí, lệ phí qua cầu, bến, phà, bến bãi là chi phí công ty không thể tác động điều chỉnh được, buộc phải chấp nhận, tuy nhiên đó là các chi phí nhỏ không đáng kể.

+ Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên cũng giống như chi phí nhiên liệu, sẽ phát sinh tỉ lệ thuận với mức độ hoạt động và chất lượng của phương tiện. Để giảm khoản chi này một cách hiệu quả là nâng cao ý thức trách nhiệm của người điều khiển phương tiện trong việc giữ gìn bảo quản phương tiện cũng như công tác kiểm tra định kỳ để kéo dài tuổi thọ sử dụng cho phương tiện. Ngoài ra

chất lượng xe qua những lần kiểm tra định kỳ sẽ được cải thiện cũng góp phần làm giảm chi phí sửa chửa, bảo dưỡng giảm đi đáng kể. Một việc quan trọng khác không kém đó là quản lý việc sử dụng số tiền công ty chi cho bảo dưỡng phương tiện có đúng mục đích hay không, tránh tình trạng công ty vẫn tốn chi phí nhưng phương tiện vẫn hỏng và xuống cấp.

- Đối với chi phí bán hàng, qua các năm từ 2011 đến năm 2013 có xu hướng giảm, đây là kết quả tốt cho công ty.

- Đối với chi phí QLDN, đây là khoản chi phí có nhiều khoản mục nhất trong đó chiếm hơn 50% chi phí quản lý là tiền lương và các khoản trích theo lương. Để giảm khoản chi này rất khó, liên quan đến lợi ích của người lao động, liên quan đến quy định của nhà nước về lao động. Tuy nhiên, để tăng hiệu quả sử dụng khoản chi đó là bằng việc giảm số lượng lao động gián tiếp, nâng cao ý thức trách nhiêm với công việc hoàn thành công việc một cách tốt nhất để nâng cao năng suất lao động.

Ngoài tiền lương, khoản chi phí văn phòng, chi hội nghị và tiếp khách cũng chiếm 1 khoản lớn. Để sử dụng hợp lý khoản chi phí này công ty cần phải phát động phong trào thi đua tiết kiệm, nâng cao ý thức trong việc sử dụng tài sản chung. Đối với khoản chi không có hóa đơn cần có quy định cụ thể trong mỗi lần chi (chẳng hạn không vượt quá số tiền là bao nhiêu?)

Các chi phí cho quảng cáo, trả tiền thuê đất, tiền lãi, bảo hiểm phương tiện và trách nhiệm dân sự là khoản chi đều đặn trong năm và là khoản chi phí không thể giảm trong năm.

Giả sử trong các năm hoạt động kinh doanh, công ty giảm chi, tiết kiệm được 10% tổng chi phí.

Tổng chi phí: 27,200 triệu đồng (năm 2013).

Chi phí tiết kiệm được (10% của tổng chi phí): 27,200 - (27,200 * 10%) = 80 triệu đồng

Tổng chi phí sau khi tiết kiệm : 27,120 triệu đồng

Khi đó hiệu quả sử dụng chi phí sẽ tăng lên đáng kể so với hiệu quả chi phí công ty chưa tiết kiệm được, bảng dưới đây cho ta thấy đối với năm 2013:

Bảng 3.1. Hiệu quả sử dụng chi phí sau khi thực hiện giải pháp

Chỉ tiêu Trước khi thực hiện giải pháp Sau khi thực hiện giải pháp Chênh lệch (+/-) (%) 1.Doanh thu 32,476 32,476 0 0 2.Tổng chi phí 27,200 27,120 -80 0,295 3.Lợi Nhuận 408 536 128 31,29 4. Hiệu suất sử dụng chi phí (4)=(1)/(2) 1,1940 1,1975 0,0035 0,293 5. SSL của chi phí (5)=(1)/(3) 0,0150 0,0198 0,0048 32,00

Qua bảng 3.1 ta thấy được sau khi thực hiện giải pháp tiết kiệm 10% tổng chi phí cho năm tiếp theo so với năm trước thì lợi nhuận công ty đã tăng từ 408 triệu đồng lên 536 triệu đồng, tăng 128 triệu đồng lợi nhuận (tương đương tăng 31,29% so với trước khi thực hiện giải pháp) mang lại lợi nhuận cao hơn cho công ty. Việc giảm chi phí giúp nâng cao lợi nhuận của công ty đã phần nào góp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phần vào công tác sử dụng hiệu quả chi phí làm cho hiệu suất sử dụng chi phí tăng 0,0035 lần (tương đương 0,293%) và sức sinh lời của lao đông cũng tăng lên 32%. Như vậy, sử dụng một cách có hiệu quả các khoản chi phí có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh (tăng hiệu suất sử dụng chi phí của công ty), đòi hỏi công ty sử dụng khoản tiền có ích, tránh lãng phí, cầu kì không cần thiết.

3.2.2. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường và mở rộng thị trường tăng doanh số

Lý do của giải pháp

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường. Kinh tế thị trường càng phát triển thì hoạt động nghiên cứu thị trường càng giữ vai trò quyết định sự thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường. Do đó, việc nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu thị trường là mục tiêu mà các doanh nghiệp hướng tới. Hiệu quả của công tác này được nâng cao có nghĩa là Công ty càng mở rộng được nhiều thị trường, dịch vụ được sử dụng nhiều góp phần năng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.

- Do tầm quan trọng của việc nghiên cứu thị trường nên trong giai đoạn hiện nay cũng như những năm sau Công ty phải xây dựng cho mình một chiến lược cụ thể về việc nghiên cứu thị trường.

Hiện nay, công tác nghiên cứu thị trường của Công ty còn manh mún, chưa mang tính chất hệ thống. Chính vì vậy biện pháp thành lập và đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường là vấn đề cấp thiết. Biện pháp này có ý nghĩa quan trọng để tăng cường công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.

Nội dung của giải pháp:

Phòng kinh doanh của Công ty phải xây dựng một hệ thống nghiên cứu thị trường hoàn chỉnh.

- Xác định nguồn thông tin mục tiêu xây dựng hệ thống thu thập thông tin đầy đủ về thị trường như các mặt:

+ Môi trường pháp luật các nước, chính sách ưu đãi của các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển, tâm lý và tập quán tiêu dùng ở các vùng khác nhau.

+ Thông tin về các hãng kinh doanh trên thế giới, các mối quan tâm và chiến lược kinh doanh trong những năm tới và các vấn đề khác như tỷ giá, hoạt động của các ngân hàng...

+ Có đội ngũ cán bộ giỏi làm công tác nghiên cứu, phân tích thị trường. Qua đó các nhân viên thu thập thông tin, phân tích đánh giá các loại nhu cầu sản phẩm, thị hiếu từng khu vực.

Sau khi nghiên cứu thị trường, phân tích đánh giá nhu cầu sản phẩm trên thị trường. Công ty áp dụng vào kinh doanh thử trên thị trường kèm theo các giải pháp trợ giúp như khuyến mại, quảng cáo, xúc tiến bán hàng,...Qua đó Công ty tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động nghiên cứu thị trường thông qua khả năng thâm nhập đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng của các loại sản phẩm mới hay của kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.

Công ty nên lập dự toán số đơn hàng mà Công ty có quan hệ lâu dài với các Công ty và khách hàng vãng lai để chủ động hoạt đông kinh doanh. Nếu khắc phục được tình trạng này sẽ giúp Công ty ổn định được quá trình kinh doanh. Muốn làm được như vậy Công ty phải tăng cường thêm các dịch vụ nâng cao, đa dạng hóa các dịch vụ và chất lượng của dịch vụ.

Mặc dù hiện nay Công ty đã có quan hệ với nhiều khách hàng nhưng mối

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CÔNG TY TNHH MTV DỊCH vụ VICO VIỆT NAM (Trang 65)