5. Kết cấu của đề tài
2.1.5. Kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây
2013).
Các nguồn thu chủ yếu của công ty:
Về bản chất, Công ty TNHH MTV dịch vụ VICO Việt Nam là một công ty thương mại và dịch vụ, công ty cung cấp các dịch vụ và nhận tiền công từ phía các khách hàng cũng như mua bán hàng hóa xuất nhập khẩu để thu lợi nhuận. Chính vì vậy, nguồn thu nhập của công ty, tùy theo lĩnh vực kinh doanh có thể là các khoản tiền hoa hồng, tiền chênh lệch giữa giá mua và giá bán hàng hóa xuất nhập khẩu. Cụ thể các khoản thu nhập của công ty có thể chia thành các nhóm sau:
- Nhóm 1:
Bao gồm các khoản thu nhập từ kinh doanh các dịch vụ vận tải quốc tế nội địa; thu nhập từ hoạt động kinh doanh kho vận ngoại thương (cho thuê kho và quản lý kho cho khách hàng khi khách hàng yêu cầu).
- Nhóm 2:
Bao gồm các khoản thu nhập có được khi công ty cung cấp dịch vụ như: dịch vụ giao nhận trọn gói, Công ty TNHH MTV dịch vụ VICO Việt Nam nhận tiền hoa hồng hay phí dịch vụ từ khách hàng khi cung cấp dịch vụ này.
Làm đại lý cho hãng trong nước và hãng giao nhận nước ngoài. Doanh thu hoạt động giao nhận các năm 2011 – 2013:
Bảng 2.1. Doanh thu hoạt động giao nhận các năm 2011 – 2013:
ĐVT: Triệu đồng Năm Loại dịch vụ 2011 2012 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 (+/-) (%) (+/-) (%) Xuất, nhập khẩu 9,652 11,620 16,235 1,968 20,39 4,615 39,72 Dịch vụ khác 898 1,050 2,548 152 16,93 1,498 142,67 Tổng cộng 10,550 12,670 18,783 2,120 20,09 6,113 48,25
(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty TNHH MTV dịch vụ Vico Việt Nam)
Ta thấy doanh thu của công ty tăng trưởng theo từng năm doanh thu năm 2012 tăng 2,120 triệu đồng so với năm 2011. Doanh thu năm 2013 tăng 6,113 triệu đồng. Doanh thu tăng chủ yếu tập trung vào dịch vụ xuất, nhập khẩu. Nguyên nhân có sự tăng trưởng này là do trong năm 2012 và 2013, công ty đã nỗ lực tìm kiếm khách hàng, làm cho số hợp đồng dịch vụ của công ty tăng đáng kể, dẫn đến doanh thu của công ty tăng qua các năm.
Tuy doanh thu tăng trưởng theo từng năm nhưng ta thấy con số tăng trưởng vẫn còn thấp. Vì vậy doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng cho hoạt động xuất nhập khẩu và cũng nên chú trọng đến các dịch vụ khác để có thể tăng thêm doanh thu cho doanh nghiệp và việc kinh doanh có hiệu quả hơn.
Bảng 2.2. Cơ cấu giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2011 – 2013: ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Tỷ trọng Năm 2012 Tỷ trọng Năm 2013 Tỷ trọng Hàng Xuất khẩu 4,484 46,5% 5,255 45,2% 6,562 40,4% Hàng Nhập khẩu 5,168 53,5% 6,365 54,8% 9,673 59,6% Tổng cộng 9,652 100% 11,620 100% 16,235 100%
(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty TNHH MTV dịch vụ Vico Việt Nam)
Qua biểu đồ trên ta thấy:
Tỷ trọng doanh thu giao nhận hàng nhập khẩu trọng năm 2011, 2012 và 2013 đều cao hơn so với hàng xuất khẩu.
Có sự gia tăng về doanh thu như vậy là do các nguyên nhân sau:
-Tuy trong buổi đầu thành lập, tình hình cạnh tranh vô cùng khốc liệt nhưng với nhiệt tình trong công việc, cùng với sự năng động sáng tạo của Ban Giám Đốc và đội ngũ nhân viên các phòng ban đã giúp công ty vượt lên trên tình hình đó, tìm được hướng đi và chỗ đứng trên thị trường. Vì thế kết quả kinh doanh của công ty đã có sự tăng trưởng qua các năm và mang lại doanh thu tăng qua từng năm cho công ty.
-Công ty đã có những giải pháp kinh doanh kịp thời bằng cách thực hiện đồng thời việc giao nhận hàng nguyên cont với hàng lẻ. Chính vì bước đi đúng đắn này đã góp phần quan trọng đáng kể vào việc gia tăng doanh thu.
-Công ty đa dạng hóa các dịch vụ giao nhận bằng việc làm đại lý giao nhận hàng cho một số công ty.
Cơ cấu dịch vụ giao nhận theo phương thức vận tải :
Trong số doanh thu từ dịch vụ giao nhận của công ty, doanh thu từ dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển chiếm tỷ lệ cao hơn so với doanh thu từ dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không, cụ thể được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 2.3. Cơ cấu dịch vụ giao nhận theo phương thức vận tải
ĐVT: Triệu đồng
Năm
Hàng đường biển Hàng đường hàng
không Tổng cộng
Doanh thu Tỷ trọng Doanh thu Tỷ trọng Doanh thu Tỷ trọng
2011 6,281 65% 3,371 35% 9,652 100%
2012 7,864 68% 3,756 32% 11,620 100%
2013 10,870 67% 5,365 33% 16,235 100%
(Nguồn : Phòng Kế toán Công ty TNHH MTV dịch vụ Vico Việt Nam)
Qua bảng trên ta thấy doanh thu năm 2011 là 9,652 triệu đồng, đến năm 2012 doanh thu đạt được là 11,620 triệu đồng, tăng 1,968 triệu đồng (tương đương 20,38%), trong đó: Dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển năm 2012 tăng 1,582 triệu đồng (25,2%) so với năm 2011 Dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không chỉ tăng 386 triệu đồng (11,43%).
Đối với năm 2013, do lượng hợp đồng dịch vụ tăng, nên doanh thu dịch vụ này tăng mạnh so với năm 2012 (tăng 4,615 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng 40%). Riêng đối với dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tăng 3,006 triệu đồng, còn về đường hàng không tăng 1,608 triệu đồng.
Kết quả kinh doanh:
Bảng 2.4. Kết quả kinh doanh của công ty
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Nhóm 1: Dịch vụ VT kho vận 4,838 6,047 13,162
Nhóm 2: Đại lý giao nhận 9,675 13,400 19,314
Tổng doanh thu 14,513 19,447 32,476
(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty TNHH MTV dịch vụ Vico Việt Nam)
- Qua bảng 2.4 ta thấy, doanh thu chủ yếu của công ty là thu từ Nhóm 2 (đại lý giao nhận) các khoản thu nhập có được khi công ty cung cấp dịch vụ như: dịch vụ giao nhận trọn gói, Công ty TNHH MTV dịch vụ Vico Việt Nam nhận tiền hoa hồng hay phí dịch vụ từ khách hàng khi cung cấp dịch vụ này, dịch vụ giao nhận hàng lẻ cho các đại lý giao nhận nước ngoài, làm đại lý cho hãng trong nước và hãng giao nhận nước ngoài.
Dịch vụ này được công ty chú trọng và tăng theo các năm, năm 2011 là 9,675 triệu đồng (chiếm 66,7% tổng doanh thu); đến năm 2013, tăng lên 19,313 triệu đồng ( chiếm 59,5% tổng doanh thu), cụ thể dịch vụ này theo các mặt như:
+ Theo mặt hàng: Hiện tại công ty đang hoạt động nhiều bên lĩnh vực hàng may mặc và đang mở rộng thêm các mặt hàng khác như nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày, hàng thủy sản và dược phẩm…
+ Theo thị trường: Công ty đang chủ yếu tập trung vào thị trường Châu Á, tập trung vào các mặt hàng dệt may.
Tốc độ tăng của doanh thu từ nhóm 2 qua các năm cho thấy: năm 2012 tăng 138,5% so với năm 2011, năm 2013 tăng 144,1% so với năm 2012; và tốc độ tăng của lợi nhuận công ty là: năm 2012 tăng 114,1% so với năm 2011, năm 2013 tăng 103,2% so với năm 2012. Như vậy, mức độ tăng của doanh thu từ dịch vụ (nhóm 2) của công ty chưa mang lại lợi nhuận cao, tốc độ tăng của lợi nhuận của công ty qua các năm càng giảm so với mức độ tăng của doanh thu từ dịch vụ (nhóm 2); dịch vụ này của công ty phải xem xét lại chi phí của việc thực hiện dịch vụ, mức độ tăng dịch vụ sao cho hợp lý, mang lại lợi nhuận cao và sự ổn định kinh doanh cho công ty.
2.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV dịch vụ Vico Việt Nam.
2.2.1. Phân tích chung kết quả hoạt động.
2.2.1.1. Phân tích tình hình thực hiện chi phí.
Chi phí là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty, mỗi một sự tăng giảm của chi phí sẽ dẫn đến sự tăng giảm của lợi nhuận. Do đó, chúng ta cần phải xem xét tình hình thực hiện chi phí một cách hết sức cẩn thận để hạn chế sự gia tăng và có thể giảm các loại chi phí đến mức thấp nhất.
Dưới đây là các chỉ tiêu về tình hình thực hiện chi phí của Công ty TNHH MTV dịch vụ Vico Việt Nam trong 3 năm 2011- 2013.
Bảng 2.5. Tổng hợp về tình hình thực hiện chi phí ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 (+/-) (%) (+/-) (%) Giá vốn hàng bán 11,658 15,112 26,299 3,454 29,63 11,186 74,02 Chi phí bán hàng 133 110 100 -23 -17,70 -10 -8,92 Chi phí QLDN 515 636 801 121 23,44 165 25,98 Tổng chi phí 12,306 15,858 27,200 3,552 28,86 11,342 71,52
Dựa vào bảng 2.5 ta thấy, tổng chi phí qua mỗi năm của công ty đang có xu hướng tăng lên. Tổng chi phí năm 2012 tăng 3,552 triệu đồng so với năm 2011, tương đương tăng 28,86%. Năm 2013, tổng chi phí tăng 11,342 triệu đồng tương đương tăng 71,52% so với năm 2012.Theo bảng số liệu tính trên thì chi phí bán hàng giảm đi qua các năm nhưng do giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đáng kể nên kéo tổng chi phí của công ty qua các năm dần tăng lên, nhưng. Điều đó cho thấy, Công ty chưa có biện pháp giảm thiểu chi phí quản lý nhưng vẫn đảm bảo được quá trình hoạt động kinh doanh phát triển.
Tóm lại, trong những năm tới, công ty cần chú ý hơn đến các loại chi phí bởi vì các chi phí này biến động qua từng năm. Nếu công ty không kiểm soát được sự biến động mạnh của chi phí sẽ làm tăng tổng chi phí, với tình trạng như hiện nay nếu chi phí ngày một tăng cao thì lợi nhuận mà công ty thu được sẽ giảm
2.2.1.2. Phân tích tình hình thực hiện doanh thu.
Bảng 2.6. Tình hình doanh thu của công ty qua 3 năm
ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 (+/-) (%) (+/-) (%) Doanh thu thuần 14,513 19,447 32,476 4,934 34,00 13,029 67,00 Doanh thu HĐTC 42,089 61,942 40,777 19,853 47,17 -21,165 -34,17 Thu nhập khác 1,880 2,255 2,740 375 19,95 485 21,51 Tổng doanh thu 16,435 21,764 35,257 5,329 32,43 13,493 61,70
(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty TNHH MTV dịch vụ Vico Việt Nam)
Doanh thu là kết quả đầu ra của quá trình sản xuất kinh doanh. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy:
Tổng doanh thu năm 2011 đạt 16,435 triệu đồng và tăng lên 21,764 triệu đồng năm 2012, tăng 32,43% so với năm 2011. Đến năm 2013 thì tổng doanh thu tăng 13,494 triệu đồng (khoảng 61,70%) so với năm 2012. Tổng doanh thu năm 2013 đạt 35,257 triệu đồng.
Tổng doanh thu của công ty bao gồm: - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Doanh thu hoạt động tài chính - Thu nhập khác
Trong đó:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là nguồn thu chính của công ty. Năm 2011, doanh thu này đạt 14,513 triệu đồng và tăng lên 19,447triệu đồng vào năm 2012, tăng 34,00% so với năm 2011. Nhưng đến năm 2013 thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã tăng lên 32,476 triệu đồng, tăng 13,029 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng tăng khoảng 67,00%. Đạt mức tăng trưởng này đó là cả một quá trình phấn đấu, nỗ lực không ngừng của toàn thể nhân viên và ban lãnh đạo công ty.
Doanh thu hoạt động tài chính: bên cạnh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thì doanh thu hoạt động tài chính cũng là một phần trong tổng doanh thu của công ty. Cụ thể doanh thu tài chính năm 2012 đạt 61,942 triệu đồng, tăng 47,17% so với năm 2011 nhưng nó lại giảm vào năm 2013. Doanh thu tài chính năm 2013 đạt 40,777 triệu đồng, giảm 21,166 triệu đồng (giảm 34,17%) so với năm 2012.
Thu nhập khác: thu nhập khác của công ty là các khoản thu nhập phát sinh không thường xuyên. Đây là các khoản thu nhập bất thường nêm rất khó kiểm soát được nhưng nó cũng góp phần làm tăng doanh thu. Thu nhập khác của công ty tăng dần qua các năm, năm 2011 đạt 1,880 triệu đồng và năm 2012 đạt 2,255 triệu đồng tăng 375 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng tăng 19,95%. Đến năm 2013 thì thu nhập này lại tiếp tục tăng lên đạt 2,740 triệu đồng, tăng 21,51% so với năm 2012. Nguyên nhân chính tăng khoản thu nhập này là do trong những năm qua phát sinh thu nhập từ vi phạm hợp đồng nên các khoản thu này tăng.
Biểu đồ 2.1. Doanh thu của công ty qua 3 năm
2.2.1.3. Phân tích tình hình lợi nhuận.
Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình kinh doanh của công ty. Mục đích của việc phân tích lợi nhuận là đánh giá mức độ hoạt động của công ty trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh trong từng kỳ kinh doanh. Từ đó tìm ra những nguyên nhân và nhân tố tác động đến lợi nhuận của công ty và đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong kỳ kinh doanh tiếp theo.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, lợi nhuận là mục đích cuối cùng mà họ cần vươn tới. Lợi nhuận của công ty được tạo thành từ 3 khoản mục gồm:
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. - Lợi nhuận khác
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
Bảng 2.7. Lợi nhuận của Công ty qua 3 năm (2011- 2013)
ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 (+/-) (%) (+/-) (%) Lợi nhuận từ HĐKD 404,555 463,331 475,746 58,776 14,53 12,443 2,68 Lợi nhuận khác 4,434 7,071 10,636 2,637 59,47 3,565 50,42 Lợi nhuận từ HĐTC 18,675 21,746 17,234 3,071 16,44 -4,512 -20,75 LNTT 408,899 470.,03 486,382 61,504 15,04 15,979 3,40 LNST 346,242 395,179 407,974 48,937 14,13 12,795 3,24
Nhìn vào bảng ta thấy qua các năm Công ty kinh doanh luôn có lợi nhuận, và nó tăng dần qua các năm, đây là điều đáng mừng. Ta thấy tổng lợi nhuận trước thuế năm 2012 đạt hơn 470,403 triệu đồng, tăng nhiều so với năm 2011, tăng 61,504 triệu đồng, tương đương tăng 15,04%. Sang năm 2013, Công ty vẫn có lợi nhuận nhưng so với năm 2012 thì lợi nhuận tăng không đáng kể, chỉ đạt gần 486,382 triệu đồng, tăng gần 16 triệu đồng, tương đương tăng chỉ 3,40% so với 2012. Qua bảng 2.6 ta thấy, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chiếm phần lớn trong tổng lợi nhuận trước thuế, hoạt động tài chính mang lại lợi nhuận rất thấp và lợi nhuận khác chỉ chiếm một phần nhỏ. Từ đó chúng ta có thể khẳng định,
nguồn thu lợi chủ yếu mà công ty có được là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Sau đây ta sẽ xem xét cụ thể từng khoản mục lợi nhuận.
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính:
Trước khi xem xét hoạt động từ sản xuất kinh doanh, ta hãy phân tích lợi nhuận từ hoạt động tài chính, qua bảng 2.6 ta thấy nguồn thu từ lợi nhuận này rất thấp, điều này cho thấy hoạt động tài chính của công ty chưa có hiệu quả, qua 3 năm công ty chỉ thu được một khoản rất nhỏ từ hoạt động này. Năm 2012 so với năm 2011 lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng 3,071 triệu đồng làm, tương ứng tăng được 16,44%. Còn năm 2013 so với 2012, thì khoản thu này giảm xuống còn 17,234 triệu đồng, tương ứng giảm đi 20,75% so với năm 2012. Công ty có doanh thu từ hoạt động tài chính là do đặc trưng của công ty là cung cấp dịch vụ qua chuyển khoản, công ty được hưởng lãi tiền gửi khi khách hàng thanh toán. Mặc dù thu được từ những hoạt động trên nhưng không đáng kể so khoản chi phí tài chính mà công ty phải chịu. Tuy tốc độ tăng của chi phí tài chính không nhanh, nhưng doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty lại không nhiều nên Công ty cần xem xét lại khoản này kỹ nhằm giảm bớt chi phí cho Công ty để tăng lợi nhuận từ khoản này.
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: Qua bảng ta thấy trong năm 2012 lợi