1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH tại CÔNG TY cổ PHẦN bảo vệ THỰC vật 1 TRUNG ƯƠNG – CHI NHÁNH NAM TRUNG bộ

98 279 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải biết cách kinh doanh và kinh doanh phải có hiệu quả. Thị trường luôn mở ra các cơ hội kinh doanh mới nhưng đồng thời cũng chứa đựng những mối đe dọa, nguy cơ cho các doanh nghiệp. Đặc biệt trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, sự cạnh tranh diễn ra rất gay gắt, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững thì cần phải biết tận dụng năng lực và cơ hội để lựa chọn cho mình một hướng đi đúng đắn nhằm đạt được hiệu quả cao. Doanh nghiệp cần phải biết nhu cầu xã hội, biết khả năng của mình, cũng như của đối thủ cạnh tranh để có chiến lược kinh doanh hợp lý. Vì vậy, vấn đề đặt lên hàng đầu đối với mọi doanh nghiệp là làm sao đạt được hiệu quả kinh doanh và nâng cao nó. Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù có ý nghĩa rất quan trọng trong mọi nền kinh tế, là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp. Doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả mới có thể đứng vững trên thị trường, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, vừa có điều kiện tích lũy và mở rộng hoạt động kinh doanh, vừa đảm bảo đời sống cho người lao động. Do đó, việc nghiên cứu và xem xét về vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có độ nhạy bén, linh hoạt trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Thông qua quá trình phân tích tìm ra các giải pháp nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp, đây cũng là một vấn đề cần thiết và là một trong những khó khăn mà các doanh nghiệp đang quan tâm. Từ quá trình tìm hiểu, nhận thức được tầm quan trọng của hiệu quả kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp nên tôi đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương – Chi nhánh Nam Trung Bộ” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình.

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 4

1.1.Khái quát về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 4

1.1.1.Khái niệm về hiệu quả kinh doanh 4

1.1.2.Bản chất của hiệu quả kinh doanh 4

1.1.3.Vai trò của hiệu quả kinh doanh 5

1.1.4.Mục đích của hiệu quả kinh doanh 6

1.1.5.Phân loại hiệu quả kinh doanh 7

1.1.6.Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 8

1.2.Các phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh 10

1.2.1.Phương pháp so sánh 10

1.2.2.Phương pháp thay thế liên hoàn 11

1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 12

1.3.1.Các nhân tố từ phía doanh nghiệp 12

1.3.1.1.Cơ cấu tổ chức quản lý, lãnh đạo 12

1.3.1.2.Cơ sở vật chất và tài chính 12

1.3.1.3.Trình độ tổ chức sản xuất 13

1.3.1.4.Nguồn tài chính 13

1.3.1.5.Nguồn nhân lực 14

1.3.1.6.Chính sách tiêu thụ 14

1.3.2.Các nhân tố khách quan 14

1.3.2.1.Các chính sách của Nhà nước về chính trị - luật pháp 14

1.3.2.2.Môi trường kinh tế 15

1.3.2.3.Nhân tố kỹ thuật và công nghệ 15

1.3.2.4.Nhân tố môi trường văn hóa – xã hội 16

1.3.2.5.Nhân tố tự nhiên 16

1.3.2.6.Khách hàng 16

Trang 2

1.4.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 16

1.4.1.Hiệu quả sử dụng lao động 17

1.4.1.1.Sức sản xuất của lao động 17

1.4.1.2.Sức sinh lợi của lao động 17

1.4.2.Hiệu quả sử dụng chi phí 18

1.4.2.1.Hiệu quả sử dụng tổng chi phí 18

1.4.2.2.Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương 20

1.4.3.Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 20

1.4.3.1.Hiệu quả sử dụng tổng vốn 20

1.4.3.2.Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu 21

CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT 1 TRUNG ƯƠNG –CHI NHÁNH NAM TRUNG BỘ 23

2.1.Giới thiệu chung về công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương – Chi nhánh Nam Trung Bộ 23

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương – Chi nhánh Nam Trung Bộ 23

2.1.2.Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương – CN Nam Trung Bộ 25

2.1.3.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương – CN Nam Trung Bộ 27

2.1.3.1.Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 27

2.1.3.2.Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty 27

2.1.3.3.Chức năng, nhiệm vụ của phòng ban, bộ phận 28

2.1.4.Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương – CN Nam Trung Bộ 30

2.1.4.1.Loại hình kinh doanh và các sản phẩm chủ yếu của Công ty 30

2.1.4.2.Các phương thức tiêu thụ hàng hóa và phương thức thanh toán của Công ty 30

Trang 3

2.1.4.3.Thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của Công ty 31

2.1.5.Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương – CN Nam Trung Bộ trong 3 năm gần đây (2011 – 2013) 31 2.2.Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương – Chi nhánh Nam Trung Bộ 34

2.2.1.Phân tích chung về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương – Chi nhánh Nam Trung Bộ qua 3 năm 2011 – 2013 34

2.2.1.1.Phân tích tình hình thực hiện doanh thu của Công ty qua 3 năm 2011 - 2013 34

2.2.1.2.Phân tích tình hình thực hiện chi phí của Công ty qua 3 năm 2011 – 2013 37

2.2.1.3.Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty qua 3 năm 2011 – 2013 .42

2.2.2.Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương – Chi nhánh Nam Trung Bộ 45

2.2.2.1.Hiệu quả sử dụng lao động 45

2.2.2.2.Hiệu quả sử dụng chi phí 48

2.2.2.3.Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 54

2.3.Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương – Chi nhánh Nam Trung Bộ 56

2.3.1.Những thành tựu, kết quả đạt được 57

2.3.2.Những tồn tại, hạn chế 58

2.3.3.Nguyên nhân của những hạn chế 59

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT 1 TRUNG ƯƠNG – CHI NHÁNH NAM TRUNG BỘ 60

Trang 4

3.1.Định hướng phát triển công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung

ương – Chi nhánh Nam Trung Bộ 60

3.2.Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương – Chi nhánh Nam Trung Bộ 61

3.2.1.Tăng cường các biện pháp kiểm soát chi phí nhằm nâng cao lợi nhuận cho công ty 62

3.2.1.1.Lý do thực hiện giải pháp 62

3.2.1.2.Nội dung của giải pháp 62

3.2.1.3.Kết quả của giải pháp 65

3.2.2.Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường nhằm góp phần làm tăng sản lượng tiêu thụ cho Công ty 67

3.2.2.1.Lý do thực hiện giải pháp 67

3.2.2.2.Nội dung của giải pháp 68

3.2.2.3.Kết quả của giải pháp 72

3.2.3.Tăng cường quản lý các khoản nợ phải thu nhằm nâng cao vòng quay vốn của Công ty 75

3.2.3.1.Lý do thực hiện giải pháp 75

3.2.3.2.Nội dung của giải pháp 76

3.2.3.3.Kết quả của giải pháp 77

KẾT LUẬN 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để tồn tại và phát triển đòi hỏicác doanh nghiệp phải biết cách kinh doanh và kinh doanh phải có hiệu quả.Thị trường luôn mở ra các cơ hội kinh doanh mới nhưng đồng thời cũng chứađựng những mối đe dọa, nguy cơ cho các doanh nghiệp Đặc biệt trong xu thếhội nhập quốc tế hiện nay, sự cạnh tranh diễn ra rất gay gắt, một doanh nghiệpmuốn tồn tại và phát triển bền vững thì cần phải biết tận dụng năng lực và cơhội để lựa chọn cho mình một hướng đi đúng đắn nhằm đạt được hiệu quảcao Doanh nghiệp cần phải biết nhu cầu xã hội, biết khả năng của mình, cũngnhư của đối thủ cạnh tranh để có chiến lược kinh doanh hợp lý Vì vậy, vấn

đề đặt lên hàng đầu đối với mọi doanh nghiệp là làm sao đạt được hiệu quảkinh doanh và nâng cao nó

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù có ý nghĩa rất quan trọng trongmọi nền kinh tế, là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp Doanh nghiệp kinhdoanh hiệu quả mới có thể đứng vững trên thị trường, đủ sức cạnh tranh vớicác doanh nghiệp khác, vừa có điều kiện tích lũy và mở rộng hoạt động kinhdoanh, vừa đảm bảo đời sống cho người lao động Do đó, việc nghiên cứu vàxem xét về vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu đối vớimỗi doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh hiện nay, đòi hỏi cácdoanh nghiệp phải có độ nhạy bén, linh hoạt trong quá trình hoạt động kinhdoanh của mình Thông qua quá trình phân tích tìm ra các giải pháp nhằmđem lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp, đây cũng là một vấn đề cầnthiết và là một trong những khó khăn mà các doanh nghiệp đang quan tâm

Từ quá trình tìm hiểu, nhận thức được tầm quan trọng của hiệu quả

kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp nên tôi đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương – Chi nhánh Nam Trung Bộ” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt

nghiệp của mình

Trang 6

Phạm vi nội dung

Vì kiến thức và kinh nghiệp thực tiễn còn hạn hẹp, cho nên phạm vicủa bài khóa luận này tôi chỉ tập trung phân tích các nội dung chủ yếu sau:

- Tìm hiểu cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

- Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần Bảo vệthực vật 1 Trung ương – CN Nam Trung Bộ từ năm 2011 – 2013 thông quacác chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các chỉ tiêu hiệu quả có liên quan

- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công

ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương – CN Nam Trung Bộ

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu từ các báo cáo tài chính, cụ thể là bảng cân đối kế toán,bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh do phòng kế toán của công ty Cổphần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương – Chi nhánh Nam Trung Bộ cung cấp

Trang 7

Ngoài ra, khóa luận còn được thực hiện dựa trên việc tổng hợp kiếnthức đã học ở trường, thu thập thông tin trên các trang internet có liên quanđến đề tài Đồng thời kết hợp với việc tiếp xúc, tham khảo ý kiến của các côchú trong phòng kế toán và phòng kinh doanh của công ty về các vấn đề cóliên quan đến đề tài nghiên cứu.

Phương pháp phân tích số liệu

Áp dụng các phương pháp phân tích như: phương pháp so sánh,phương pháp thay thế liên hoàn Trong đó, phương pháp được sử dụng chủyếu trong bài báo cáo này là phương pháp so sánh và nghiên cứu mối quan hệgiữa các con số

5 Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh tại công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương – Chi nhánh Nam Trung Bộ.

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương – Chi nhánh Nam Trung Bộ.

Trang 8

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH

CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Khái quát về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả theo nghĩa chung nhất được hiểu là các lợi ích kinh tế - xã hộiđạt được từ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụngcác nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để hoạt động sản xuất kinh doanh đạtkết quả cao nhất với chi phí thấp nhất Hiệu quả kinh doanh là các chỉ tiêu đượcxác định bằng tỉ lệ so sánh giữa kết quả và chi phí, có thể hình thành công thứcbiểu diễn khái quát phạm trù hiệu quả kinh doanh như sau:

Từ định nghĩa về hiệu quả kinh doanh như đã trình bày ở trên, ta có thểhiểu: “Hiệu quả kinh doanh được hiểu là một phạm trù kinh tế phản ánh trình

độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tiền

vốn) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định.” [1, Trang 162]

1.1.2 Bản chất của hiệu quả kinh doanh

Bản chất của hiệu quả kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của cáchoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động,thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêucuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp – mụctiêu đối đa hóa lợi nhuận

Từ khái niệm của hiệu quả kinh doanh người ta đã sử dụng cả hai chỉtiêu là kết quả (đầu ra) và chi phí (các nguồn lực đầu vào) để đánh giá hiệuquả kinh doanh Do đó hiệu quả là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng cácnguồn lực sản xuất Trình độ lợi dụng các nguồn lực không thể đo bằng cácđơn vị hiện vật giá trị mà là một phạm trù tương đối, nó chỉ có thể được phảnánh bằng số tương đối là tỉ số giữa kết quả và hao phí nguồn lực

Kết quả thu đượcChi phí bỏ raHiệu quả kinh doanh =

Trang 9

Vậy, hiệu quả kinh doanh là một phạm trù phản ánh trình độ lợi dụngcác nguồn lực, phản ánh mặt chất lượng của quá trình kinh doanh, phức tạp vàkhó tính toán bởi cả phạm trù kết quả và hao phí nguồn lực gắn với một thời

kỳ cụ thể nào đó đều khó xác định một cách chính xác [1, Trang 162]

1.1.3 Vai trò của hiệu quả kinh doanh

- Hiệu quả kinh doanh không chỉ là công cụ phát hiện những khả năngtiềm tàng trong hoạt động kinh doanh mà còn là công cụ cải tiến cơ chế quản

lý trong kinh doanh

Trong hoạt động kinh doanh, dù ở bất kỳ doanh nghiệp nào, hình thứchoạt động nào cũng không thể sử dụng hết những tiềm năng sẵn có trongdoanh nghiệp mình, đó là những khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện Chỉthông qua phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mới có thể giúpcác nhà quản lý phát hiện được và khai thác chúng để mang lại hiệu quả kinh tếcao hơn Thông qua phân tích doanh nghiệp, các nhà quản lý còn tìm ra nguyênnhân và nguồn gốc của các vấn đề phát sinh và từ đó có giải pháp, chiến lượckinh doanh thích hợp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

- Hiệu quả kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúngđắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp củamình Chính trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêucùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả

- Hiệu quả kinh doanh là cơ sở quan trọng để đề ra các quyết định kinhdoanh cho doanh nghiệp

Thông qua các chỉ tiêu trong tài liệu phân tích mà cho phép các nhàquản trị doanh nghiệp nhận thức đúng đắn về khả năng, mặt mạnh và hạn chếcủa doanh nghiệp mình Trên cơ sở đó, doanh nghiệp ra những quyết địnhđúng đắn cùng với các mục tiêu chiến lược kinh doanh Vì vậy, người ta xemphân tích hiệu quả kinh doanh như là một hoạt động thực tiễn vì phân tíchluôn đi trước quyết định kinh doanh

Trang 10

- Hiệu quả kinh doanh là công cụ quan trọng trong những chức năngquản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp.

Đó là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là

cơ sở cho việc ra quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là cácchức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt cácmục tiêu kinh doanh

- Hiệu quả kinh doanh là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp có thểphòng ngừa rủi ro

Kinh doanh, dù trong bất cứ lĩnh vực nào, môi trường kinh tế nào thìđều có rủi ro Để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy rathì doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành phân tích hoạt động kinh doanhcủa mình Thông qua phân tích, dựa trên những tài liệu đã thu thập được thìdoanh nghiệp có thể dự đoán các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới đểvạch ra các chiến lược kinh doanh cho phù hợp

Ngoài việc phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp như về tàichính, lao động, vật tư, trang thiết bị,… thì doanh nghiệp còn phải quan tâmphân tích các điều kiện tác động ở bên ngoài như thị trường, khách hàng, đốithủ cạnh tranh,… Trên cơ sở phân tích các yếu tố bên trong, bên ngoài doanhnghiệp thì doanh nghiệp có thể dự đoán các rủi ro có thể xảy ra và có kếhoạch phòng ngừa trước khi xảy ra

- Tài liệu về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ cần thiếtcho các nhà quản trị ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đốitượng bên ngoài doanh nghiệp khác, khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi vớidoanh nghiệp, vì thông qua phân tích họ mới có thể có quyết định đúng đắntrong việc hợp tác đầu tư, cho vay,… với doanh nghiệp nữa hay không

1.1.4 Mục đích của hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh nhằm đánh giá và kiểm tra khái quát kết quả đạtđược so với mục tiêu kế hoạch đề ra, để xem xét trong quá trình hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp đã có cố gắng trong việc hoàn thành mục tiêu

Trang 11

hay không Từ đó tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp để doanh nghiệpngày càng hoàn thiện.

Hiệu quả kinh doanh nhằm đánh giá kết quả thực hiện được so với kếhoạch hoặc so với tình hình thực hiện kỳ trước, các doanh nghiệp tiêu biểucùng ngành hoặc chỉ tiêu bình quân nội ngành và các thông số thị trường

Bên cạnh đó, cũng giúp cho doanh nghiệp thấy được những ưu thế củamình trên thị trường Từ đó, xây dựng cơ cấu mặt hàng kinh doanh có hiệuquả, góp phần nâng cao tổng mức lợi nhuận cho doanh nghiệp

Hiệu quả kinh doanh cũng giúp cho ta nhìn ra các nhân tố bên trong,bên ngoài ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh và tìm ra nguyênnhân gây nên mức độ ảnh hưởng đó Từ đó, giúp đề ra các biện pháp khaithác khả năng tiềm tàng và khắc phục những yếu kém, tồn tại của quá trìnhhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.5 Phân loại hiệu quả kinh doanh

Thực tế cho thấy hiệu quả là một phạm trù được sử dụng rộng rãi trongtất cả các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, xã hội Hiệu quả kinh doanh bao gồmhiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế

- Hiệu quả xã hội:

Phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu

xã hội nhất định Các mục tiêu xã hội thường thấy là: giải quyết công ăn việclàm trong phạm vi toàn xã hội hoặc từng khu vực kinh tế; giảm số người thấtnghiệp; nâng cao trình độ và đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động,đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động, nâng cao mức sống cho cáctầng lớp nhân dân trên cơ sở giải quyết tốt các quan hệ trong phân phối, đảmbảo và nâng cao sức khỏe; đảm bảo vệ sinh môi trường;…

- Hiệu quả kinh tế:

Hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa kết quả kinh doanh đạt được vớitoàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để đạt được kết quả đó Trong đókết quả thu về chỉ là kết quả phản ánh những kết quả kinh doanh tổng hợp

Trang 12

như là doanh thu, lợi nhuận,… Nếu ta xét theo từng yếu tố riêng lẻ, hiệu quảkinh tế là thể hiện trình độ và sử dụng các yếu tố đó trong quá trình sản xuấtkinh doanh, nó phản ánh kết quả kinh tế thu được từ việc sử dụng các yếu tốtham gia vào quá trình kinh doanh.

Đối với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, chúng ta có thể phân loạichi tiết hơn thành: hiệu quả kinh doanh tổng hợp, hiệu quả kinh doanh lĩnh vựchoạt động, hiệu quả kinh doanh ngắn hạn và hiệu quả kinh doanh dài hạn

- Hiệu quả kinh doanh tổng hợp: Phản ánh khái quát và cho phép kếtluận hiệu quả kinh doanh của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp hay của một đơn vị bộ phận của doanh nghiệp trong một thời kỳxác định

- Hiệu quả kinh doanh lĩnh vực hoạt động: Là hiệu quả chỉ đánh giá ởtừng lĩnh vực hoạt động (sử dụng vốn, lao động, máy móc, thiết bị, nguyênvật liệu,…) cụ thể của doanh nghiệp Hiệu quả kinh doanh lĩnh vực hoạt độngkhông phản ánh hiệu quả tổng hợp mà chỉ phản ánh hiệu quả ở từng lĩnh vựchoạt động của doanh nghiệp

- Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn: Là hiệu quả kinh doanh được xem xét,đánh giá ở từng khoảng thời gian ngắn hạn Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn chỉ

đề cập đến từng khoảng thời gian ngắn như tuần, tháng, quý, năm,…

- Hiệu quả kinh doanh dài hạn: Là hiệu quả kinh doanh được xem xét,đánh giá ở từng khoảng thời gian dài, gắn với các chiến lược, các kế hoạchdài hạn hoặc thậm chí, nói đến hiệu quả kinh doanh dài hạn người ta thườngnhắc đến hiệu quả lâu dài, gắn với quãng đời tồn tại và phát triển của doanh

nghiệp [1, Trang 163]

doanh của doanh nghiệp

Nền kinh tế nước ta đang mở cửa hội nhập, do đó tạo ra những thời cơ

và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam Để tồn tại và phát triển, cácdoanh nghiệp phải biết tận dụng thời cơ, vượt qua những khó khăn thách thức

Trang 13

trước mắt để từng bước xác định vị thế của mình trên thương trường Và điềuquan trọng đối với mỗi doanh nghiệp là không ngừng nâng cao hiệu quả kinhdoanh Bởi vì:

- Nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở đảm bảo sự tồn tại và pháttriển của doanh nghiệp cũng như toàn xã hội

Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải hoạt động có hiệuquả mà hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhưnhân lực, tiền vốn,… để đạt được mục tiêu xác định của doanh nghiệp Mụctiêu sau cùng của hầu hết các doanh nghiệp là lợi nhuận Khi kinh doanh cólợi nhuận, doanh nghiệp có thể đảm bảo cho quá trình tái đầu tư mở rộng sảnxuất và cũng đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Mỗidoanh nghiệp là một tế bào của xã hội, vì vậy khi doanh nghiệp phát triểncũng góp phần thúc đẩy xã hội phát triển Do đó nâng cao hiệu quả kinhdoanh là cơ sở đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng nhưtoàn xã hội

- Nâng cao hiệu quả kinh doanh để tạo ra ưu thế trong cạnh tranh và mởrộng thị trường

Trong nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp phải cạnh tranh đểtồn tại và phát triển, điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tự tạo cho mình

ưu thế để cạnh tranh Ưu thế đó có thể là chất lượng sản phẩm, giá bán, cơ cấuhoặc mẫu mã sản phẩm,… Trong giới hạn về khả năng các nguồn lực, doanhnghiệp chỉ có thể thực hiện điều này bằng cách tăng khả năng khai thác cácnguồn lực trong quá trình sản xuất kinh doanh

Từ đó doanh nghiệp có thể chủ động trong cạnh tranh và tạo điều kiệnthuận lợi cho việc mở rộng thị trường, góp phần nâng cao hiệu quả kinhdoanh Như vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh giúp các doanh nghiệp có thể

mở rộng thị trường, ngược lại mở rộng thị trường góp phần tăng khả năng tiêuthụ và khả năng sử dụng các nguồn lực sản xuất, tức là nâng cao hiệu quảkinh doanh

Trang 14

- Nâng cao hiệu quả kinh doanh để đảm bảo đời sống cho người laođộng trong doanh nghiệp.

Đối với mỗi người lao động, tiền lương là phần thu nhập chủ yếu nhằmduy trì cuộc sống của họ Do đó, phấn đấu để tăng thêm thu nhập của ngườilao động trong doanh nghiệp luôn là mục tiêu quan trọng của mỗi doanhnghiệp Vì doanh nghiệp có thể sử dụng tiền lương như một công cụ để nângcao hiệu quả kinh doanh Thu nhập càng cao, càng ổn định cùng với cáckhoản tiền thưởng sẽ tạo nên sự tin tưởng và tinh thần hăng say lao độngtrong doanh nghiệp, đồng thời việc áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm laođộng bằng cách trừ vào lương sẽ góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm chomọi người Từ đó nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp, góp phầnnâng cao hiệu quả kinh doanh

Ngày nay, mục tiêu quan trọng nhất của mỗi doanh nghiệp là tối đa hóalợi nhuận Các doanh nghiệp hoạt động phải có lợi nhuận và đạt lợi nhuậncàng cao càng tốt, đồng nghĩa với việc đạt hiệu quả kinh doanh và nâng caohiệu quả kinh doanh Đây là vấn đề trọng tâm của mỗi doanh nghiệp và trởthành điều kiện sống còn để mỗi doanh nghiệp tồn tại và phát triển trênthương trường

1.2 Các phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh

1.2.1 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tíchbằng cách dựa trên việc so sánh với một chi tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) Đây làphương pháp đơn giản và được sử dụng phổ biến trong phân tích hiệu quảkinh doanh để xác định kết quả, vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêuphân tích, cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hộithuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô

Tiêu chuẩn so sánh là tiêu chuẩn gốc được chọn làm căn cứ so sánh.Mỗi loại chỉ tiêu gốc có tác dụng riêng khi phân tích

- Gốc so sánh là số kế hoạch thì tiêu chuẩn so sánh đánh giá mức độ

Trang 15

hoàn thành của đối tượng phân tích.

- Gốc so sánh là số kỳ trước thì tiêu chuẩn so sánh được sử dụng đểđánh giá mức độ tăng trưởng

- Gốc so sánh là chỉ tiêu trung bình ngành thì tiêu chuẩn so sánh góp phầnxác định vị trí của doanh nghiệp trong tổng thể cơ cấu nền kinh tế Quốc dân

Để đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu khác nhau, trong phân tích người

ta sử dụng các phương pháp so sánh sau:

- Phương pháp so sánh số tuyệt đối: Đó là việc xác định chênh lệchgiữa trị số của chỉ tiêu phân tích với trị số của chỉ tiêu cơ sở Kết quả so sánhbiểu hiện khối lượng, quy mô của hiện tượng kinh tế

 = Chỉ tiêu phân tích – Chỉ tiêu cơ sở

- Phương pháp so sánh số tương đối: Là xác định số phần trăm tăng(giảm) giữa thực tế so với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích, cũng có khi là tỷtrọng của một hiện tượng kinh tế trong tổng thể quy mô chung được xác định.Kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ tỷ lệ, tốc độ phát triển, mức

độ phổ biến của các hiện tượng nghiên cứu

1.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn

Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnhhưởng của các nhân tố lên chỉ tiêu phân tích bằng cách thay thế lần lượt vàliên tiếp số liệu gốc hoặc số liệu kế hoạch của nhân tố ảnh hưởng tới một chỉtiêu kinh tế được phân tích theo đúng lôgic quan hệ giữa các nhân tố Phươngpháp thay thế liên hoàn có thể áp dụng khi mối quan hệ giữa các chỉ tiêu vàgiữa các nhân tố, các hiện tượng kinh tế có thể biểu hiện bằng quan hệ hàm

số Thay thế liên hoàn thường được sử dụng để tính toán mức độ ảnh hưởngcủa từng nhân tố đến cùng một chỉ tiêu phân tích

Khi thực hiện phương pháp này cần quán triệt các nguyên tắc sau:-Thiết lập mối quan hệ toán học của các nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu

Chỉ tiêu phân tích

Tỷ lệ tăng (giảm) của chỉ tiêu =

Chỉ tiêu cơ sở * 100%

Trang 16

phân tích theo một trình tự nhất định, từ nhân tố số lượng đến nhân tố chấtlượng; trong trường hợp có nhiều nhân tố số lượng hay chất lượng thì nhân tốchủ yếu xếp trước đến nhân tố thứ yếu.

- Lần lượt thay thế, nhân tố lượng được thay thế trước rồi đến nhân tốchất, nhân tố được thay thế thì lấy giá trị thực tế, nhân tố chưa được thay thếthì giữ nguyên kỳ gốc; nhân tố đã được thay thế thì lấy giá trị thực tế, cứ mỗilần thay thế tính ra giá trị của lần thay thế đó; lấy kết quả tính được trừ đi kếtquả lần thay thế trước nó ta xác định được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó(kết quả lần thay thế trước của lần thay thế đầu tiên là so với kỳ gốc)

- Tổng đại số mức ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng đối tượng phântích, tức là số chênh lệch giữa kỳ phân tích và kỳ gốc

1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

1.3.1 Các nhân tố từ phía doanh nghiệp

1.3.1.1 Cơ cấu tổ chức quản lý, lãnh đạo

Cơ cấu tổ chức quản lý là hệ thống các mối quan hệ về trách nhiệm vàquyền hạn bao gồm những công việc riêng lẻ cũng như công việc tập thểtrong một tổ chức Cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ giúp cho nhân viên làm việc mộtcách có hiệu quả do tổ chức đã phân rõ nguồn lực cho từng công việc cụ thể,mỗi thành viên có trách nhiệm với vai trò của mình trong hệ thống phân cấpquyền hạn, các nhân viên đã rõ những quy tắc, quy trình làm việc thông qua

tổ chức nên họ xử lý thông tin, ra quyết định và giải quyết các vấn đề có hiệuquả Nhân tố này cho phép các doanh nghiệp sử dụng hợp lý và tiết kiệm cácyếu tố vật chất trong quá trình sản xuất kinh doanh, giúp lãnh đạo doanhnghiệp đề ra những quyết định về chỉ đạo sản xuất kinh doanh chính xác vàkịp thời, tạo ra những động lực to lớn để kích thích sản xuất phát triển

Bên cạnh đó, lãnh đạo là một yếu tố quan trọng giúp phát huy tối đanăng lực của các thành viên trong tổ chứa để thực hiện các mục tiêu với kếtquả mong muốn

Trang 17

1.3.1.2 Cơ sở vật chất và tài chính

Nói đến cơ sở vật chất là nói đến máy móc thiết bị và công nghệ Nóảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tác độngđến chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm, có thể cạnh tranh với các đốithủ trên thị trường Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp cho phép nhận địnhmột cách tổng quát tình hình phát triển của doanh nghiệp, hiệu quả kinh tế tàichính cũng như khả năng thanh toán, khả năng vay tín dụng,… giúp nhữngngười ra quyết định chọn lựa những phương án kinh doanh tốt và đánh giáchính xác thực trạng, tiềm năng của doanh nghiệp Với những doanh nghiệp cónguồn tài chính mạnh thuận lợi trong việc đổi mới công nghệ, từ đó hạ giá thànhsản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh dẫn đến nâng cao hiệu quả kinh doanh

1.3.1.3 Trình độ tổ chức sản xuất

Việc khai thác và sử dụng triệt để các nguồn lực như: máy móc thiết bị,nguồn vốn, lao động,… tại doanh nghiệp là việc rất khó có thể đạt được Nếudoanh nghiệp nào khai thác và sử dụng tốt thì sẽ làm gia tăng số lượng sảnphẩm, giảm chi phí, từ đó nâng cao được lợi nhuận, góp phần nâng cao hiệuquả hoạt động kinh doanh

1.3.1.4 Nguồn tài chính

Tình hình tài chính và sử dụng tài chính của doanh nghiệp là một yếu tốquan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Khả năng huy động vốn, tính linh hoạt cơ cấu vốn, vòng quay vốn,… lànhững vấn đề cơ bản doanh nghiệp cần quan tâm để mang lại hiệu quả hoạtđộng cao nhất Hơn thế nữa, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, điều kiệntiền đề để các doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển là phải có một số vốnnhất định Chẳng hạn, doanh nghiệp quyết định đưa ra một số giải pháp mới,tiến hành đầu tư tài sản cố định, thuê mướn lao động có trình độ cao, thanhtoán các khoản chi tiêu khác trong quá trình hoạt động kinh doanh,… Tất cảnhững vấn đề này đều gián tiếp hay trực tiếp liên quan đến hoạt động tài

Trang 18

chính, hoạt động kinh doanh và có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại cũngnhư phát triển của doanh nghiệp.

1.3.1.5 Nguồn nhân lực

Con người là yếu tố quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp Bốtrí lao động hợp lý góp phần tạo ra hiệu quả kinh doanh Từng người lao động

có trình độ nhận thức, tay nghề riêng Số lượng và chất lượng lao động là yếu

tố cơ bản của sản xuất và đóng vai trò quyết định năng lực sản xuất của doanhnghiệp Về số lượng, đòi hỏi phải có số lượng công nhân viên thích đáng với

cơ cấu hợp lý Để bộ máy nhân lực hoạt động có hiệu quả cần phải có một cơcấu sắp xếp lao động hợp lý Đào tạo lao động để cho lao động không bị lạchậu, tuyển dụng lao động theo đúng trình độ phù hợp với ngành nghề của mỗingười thì mới đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao

1.3.1.6 Chính sách tiêu thụ

Để ngày càng gia tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường thìmỗi doanh nghiệp phải quan tâm đến chính sách bán hàng của doanh nghiệpmình như: Quảng cáo, khuyến mãi, chào hàng, xúc tiến bán hàng,… Từ đó tácđộng ngược lại đến quá trình sản xuất Tuy nhiên, các chính sách này đều cầnphải có một khoản chi phí nhất định Vì vậy, doanh nghiệp cần phải xem xétgiữa chi phí bỏ ra và lợi ích đạt được của chính sách đó, từ đó tìm mọi biệnpháp hữu hiệu nhất nhằm làm giảm chi phí đến mức thấp nhất có thể chấpnhận được và tăng sản lượng tiêu thụ Tất cả điều này đều ảnh hưởng đến hiệuquả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

1.3.2 Các nhân tố khách quan

1.3.2.1 Các chính sách của Nhà nước về chính trị - luật pháp

Đây là biện pháp mang tính vĩ mô để điều chỉnh hoạt động kinh tế quốcdân theo định hướng phát triển của từng quốc gia Các chính sách chính trị -luật pháp này bao gồm các đường lối chính trị, chính sách của chính phủ, cấutrúc chính trị, hệ thống quản lý hành chính, các bộ luật, các quy định có thể

Trang 19

cản trở hay tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Thông qua các chính sách, pháp luật và biện pháp kinh tế, nhà nướctạo hành lang và môi trường cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinhdoanh và hướng các hoạt động kinh tế theo quỹ đạo của kế hoạch vĩ mô, vớimột thể chế rõ ràng rộng mở và ổn định sẽ là cơ sở đảm bảo vững chắc chocác doanh nghiệp tham gia cạnh tranh lành mạnh, tránh được rủi ro thua lỗtrong kinh doanh.

1.3.2.2 Môi trường kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ làm phát sinh thêm các nhu cầu mới donhu cầu nhập cư tăng Khả năng thanh toán tăng làm cho sức mua của cáchàng hóa và dịch vụ tăng Lúc này doanh nghiệp sẽ bán được hàng hóa dẫnđến doanh thu tăng, nhưng mối đe dọa mới lại xuất hiện thêm đối thủ cạnhtranh, nhiệm vụ của doanh nghiệp là làm sao tận dụng cơ hội và đưa ra chiếnlược kinh doanh hợp lý sẽ có hiệu quả kinh doanh

Tỷ lệ lạm phát nhanh làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi, đến hiệuquả đầu tư,… tất cả những điều đó làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp Ngoài

ra, tỷ giá hối đoái và giá trị đồng tiền trong nước có ảnh hưởng lớn đến doanhnghiệp, nhất là trong điều kiện kinh tế mở Nếu đồng nội tệ tăng giá thì cácdoanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp trong nước sẽ giảm khả năng cạnhtranh ở nước ngoài vì khi đó giá bán của hàng hóa tính bằng đồng ngoại tệ sẽcao hơn các đối thủ cạnh tranh, vì vậy khả năng tiêu thụ sẽ thấp, đối vớidoanh nghiệp xuất khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn Nhưng mặt khác sẽ thuận lợicho doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài vì khi đó giá hàngnhập khẩu giảm Như vậy đồng nội tệ tăng giá sẽ khuyến khích nhập khẩu

Mặt khác, lãi suất vay cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp Nếu lãi suất cho vay của ngân hàng cao, chi phí trảlãi vay cao, tích lũy vốn của doanh nghiệp chậm Ngược lại, lãi suất của ngânhàng thấp thì chi phí lải vay cũng thấp

1.3.2.3 Nhân tố kỹ thuật và công nghệ

Trang 20

Nhân tố kỹ thuật và công nghệ có ảnh hưởng lớn đến chiến lược kinhdoanh của các doanh nghiệp, mức độ phát triển công nghệ thường dẫn tới chiphí thay đổi công nghệ cao, vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải đón đầucông nghệ để không bị lạc hậu Trình độ kỹ thuật càng cao thì khả năng năngsuất lao động càng lớn, khối lượng sản phẩm tăng nhanh, chi phí chung trênmột sản phẩm giảm, chất lượng sản phẩm sẽ được đảm bảo và không ngừngnâng cao Bên cạnh đó, nhân tố này cho phép các doanh nghiệp nâng cao chấtlượng và hạ giá thành sản phẩm, nhờ đó mà tăng khả năng cạnh tranh, tăngvòng quay vốn lưu động và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

1.3.2.4 Nhân tố môi trường văn hóa – xã hội

Môi trường văn hóa – xã hội có thể hiểu là phần môi trường do conngười sáng tạo ra, bao gồm các nhân khẩu điều khiển kinh tế, thể chế, các tậptính thói quen, kiến thức, tín ngưỡng tôn giáo,… Các doanh nghiệp phải tìmhiểu nền văn hóa ở mỗi nơi để đáp ứng sản phẩm cho phù hợp, nếu không thì

sẽ không đem lại hiệu quả như mong muốn

1.3.2.5 Nhân tố tự nhiên

Nhân tố này bao gồm các tài nguyên khoáng sản, khí hậu, con người vàcác khía cạnh tự nhiên khác Việc nghiên cứu môi trướng tự nhiên giúp chodoanh nghiệp tiết kiệm được chi phí đầu vào, chi phí vận chuyển và mở rộngquy mô tiêu thụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh

1.3.2.6 Khách hàng

Khách hàng là yếu tố cơ bản để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, việctìm kiếm và duy trì thị trường thu hút khách hàng hiện nay được xem như mộtnghệ thuật có liên quan đến những vấn đề như: tìm hiểu tâm lý khách hàng,tìm hiểu nhu cầu, tìm hiểu sở thích để có phương pháp tiếp thị, quảng cáothích hợp

1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh từng bộ phận cho phép ta đánh giáđược hiệu quả của từng mặt, từng yếu tố đầu vào của doanh nghiệp Khi xem

Trang 21

xét các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh ta tiến hành xem xét 3 chỉ tiêu

cơ bản, đó là: hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng chi phí và hiệuquả sử dụng vốn kinh doanh

1.4.1 Hiệu quả sử dụng lao động

Lao động là yếu tố đầu vào cơ bản của sản xuất, hiệu quả sử dụng laođộng góp phần nâng cao hiệu quả chung của toàn doanh nghiệp

Hiệu quả sử dụng lao động là kết quả mang lại từ các mô hình, cácchính sách quản lý và sử dụng lao động; là khả năng sử dụng lao động đúngngành, đúng nghề, đảm bảo sức khỏe, đảm bảo an toàn cho người lao động, làmức độ chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật lao động, khả năng sáng tạo cải tiến

kỹ thuật ở mỗi con người, đó là khả năng đảm bảo công bằng cho người laođộng Hiệu quả sử dụng lao động chính là một chỉ tiêu quan trọng trong quátrình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó phản ánh kết quả

và trình độ sử dụng lao động của từng đơn vị trong doanh nghiệp Đánh giáhiệu quả sử dụng lao động thông qua các chỉ tiêu sau:

1.4.1.1 Sức sản xuất của lao động

Sức sản xuất của lao động cho biết một lao động có thể làm ra baonhiêu đồng doanh thu trong một thời kỳ nhất định Chỉ tiêu này càng cao cho

thấy vấn đề sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả tốt [1, Trang 174] Công

thức tính:

Trong đó:

1.4.1.2 Sức sinh lợi của lao động

Chỉ tiêu này phản ánh một lao động có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận

Tổng doanh thu thuầnTổng số lao động bình quân* 100%

Sức sản xuất của lao động =

Trang 22

trong một thời kỳ nhất định Nó phản ánh mức độ cống hiến của mỗi người laođộng trong doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận để tích lũy tái sản xuất mởrộng trong đơn vị và đóng góp vào ngân sách nhà nước Chỉ tiêu này càng cao thì

hiệu quả sử dụng lao động càng cao và ngược lại [1, Trang 174].

1.4.2 Hiệu quả sử dụng chi phí

Trong kinh doanh thì chi phí là một phạm trù hết sức quan trọng Chiphí của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống

và lao động vật hóa, phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệptrong một thời kỳ nhất định

Chi phí gắn liền với tất cả mọi công đoạn trong quá trình sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và việc xácđịnh giá cả sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ Việc sử dụng hiệu quả chi phícũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nguồn lực đầu vào

mà nâng cao được hiệu quả đầu ra Nếu giảm chi phí sẽ làm tốc độ tài sảnngắn hạn quay nhanh hơn và là biện pháp quan trọng để hạ giá thành sảnphẩm Để đánh giá xem doanh nghiệp có sử dụng hiệu quả chi phí hay không

ta tiến hành phân tích các chỉ tiêu của tổng chi phí và chi phí tiền lương của

doanh nghiệp đó [4, Trang 30]

1.4.2.1 Hiệu quả sử dụng tổng chi phí

a Sức sản xuất của tổng chi phí

Sức sản xuất của tổng chi phí phản ánh một đồng chi phí cho hoạt độngsản xuất kinh doanh trong kỳ thu được bao nhiêu đồng doanh thu Chỉ tiêunày được xác định bằng công thức:

Chỉ tiêu này càng cao càng tốt vì nó thể hiện mỗi đồng chi phí doanh

nghiệp bỏ ra để sản xuất kinh doanh đã mang lại hiệu quả tốt [1, Trang 174]

b Sức sinh lợi của tổng chi phí

Tổng doanh thu thuần Tổng chi phí * 100%

Sức sản xuất của tổng chi phí =

Trang 23

Lợi nhuận sau thuế Tổng chi phíSức sinh lợi của tổng chi phí = * 100%

Sức sinh lợi của tổng chi phí phản ánh một đồng chi phí đầu vào bỏ ra trongsản xuất kinh doanh thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ số này càng cao thì

hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty càng lớn [1, Trang 174] Công thức

tính như sau:

c Một số chỉ số khác liên quan đến chi phí

Tổng chi phí của doanh nghiệp được cấu thành từ các loại chi phí nhưchi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, giá vốn hàng bán,… Bên cạnhviệc phân tích hiệu quả sử dụng tổng chi phí thì ta cần nên xem xét các chỉtiêu của từng bộ phận cấu thành nên tổng chi phí của doanh nghiệp, để từ đógiúp hiểu rõ hơn nguyên nhân làm biến động đến tổng chi phí trong doanhnghiệp và tìm cách khắc phục nó Một số chỉ số liên quan đến chi phí như:

Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần

Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần là chỉ tiêu phản ánh mốiquan hệ giữa giá vốn hàng bán và doanh thu thuần, phản ánh một đồng doanhthu thuần được tạo ra phải cần bao nhiêu đồng chi phí giá vốn hàng bán Tỷ

số này có công thức như sau:

Tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần

Đây là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa chi phí quản lý doanhnghiệp và doanh thu thuần Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu thuầnđược tạo ra cần phải tốn bao nhiêu đồng chi phí quản lý doanh nghiệp Côngthức tính:

Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu thuần

Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu thuần là chỉ tiêu phản ánh mốiquan hệ giữa chi phí bán hàng và doanh thu thuần Chỉ tiêu này phản ánh một

19

Giá vốn bán hàngDoanh thu thuần * 100%

Tỷ suất giá vốn hàng bán trên DTT =

Chi phí QLDNDoanh thu thuần * 100%

Tỷ suất chi phí QLDN trên DTT =

Chi phí bán hàng

Tỷ suất chi phí bán hàng trên DTT =

Trang 24

đồng doanh thu thuần được tạo ra cần phải tốn bao nhiêu đồng chi phí bánhàng Công thức tính:

1.4.2.2 Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương

a Sức sản xuất của chi phí tiền lương

Sức sản xuất của chi phí tiền lương phản ánh một đồng chi phí tiền

lương trong kỳ sẽ cho bao nhiêu đồng doanh thu [1, Trang 174] Công thức

tính của chỉ số này được tính như sau:

b Sức sinh lợi của chi phí tiền lương

Sức sinh lợi của chi phí tiền lương được xác định bằng công thức:

Chỉ số này cho biết một đồng chi phí tiền lương sẽ đem lại bao nhiêu

đồng lợi nhuận cho danh nghiệp [1, Trang 174]

1.4.3 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là chỉ tiêu được quan tâm đặc biệtcủa chủ sở hữu vốn và là thước đo năng lực hoạt động kinh doanh của mỗidoanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh thìtrước tiên phải có vốn, vốn là điều kiện không thể thiếu được của quá trình táisản xuất, là tiền đề, phương tiện cho quá trình hoạt động kinh doanh Do đó,

sử dụng vốn một cách hiệu quả là điều mà mỗi doanh nghiệp đều quan tâm

1.4.3.1 Hiệu quả sử dụng tổng vốn

Hiệu quả sử dụng tổng vốn của doanh nghiệp có ý nghĩa then chốt vàquyết định đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Chỉ tiêu hiệu quả

sử dụng tổng vốn của doanh nghiệp phản ánh kết quả tổng hợp quá trình sử

Tổng doanh thu thuầnTổng chi phí tiền lương * 100%Sức sản xuất của chi phí tiền lương =

Lợi nhuân sau thuếTổng chi phí tiền lương * 100%Sức sinh lợi của chi phí tiền lương =

Trang 25

dụng toàn bộ vốn, tài sản Ngoài ra còn phản ánh chất lượng và trình độ quản

lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó

a Sức sản xuất của tổng vốn

Sức sản xuất của tổng vốn đo lường một đồng vốn đầu tư vào doanhnghiệp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồngdoanh thu Vòng quay vốn càng lớn hiệu quả càng cao Tuy nhiên, nếu chỉ sốnày quá cao cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động gần hết công suất và rất

khó để mở rộng hoạt động nếu không đầu tư thêm vốn [1, Trang 173] Công

thức tính:

Trong đó:

b Sức sinh lợi của tổng vốn

Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất để đánh giá khả năng sinh lợi của mộtđồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năngsinh lời của nguồn vốn, cho biết có bao nhiêu đồng lợi nhuận được tạo ra khi

bỏ ra một đồng vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh [1, Trang 174] Chỉ

tiêu này được tính bằng công thức:

Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ việc sử dụng vốn chủ sở hữu càng hiệu quả

1.4.3.2 Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp

và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong các công ty

Doanh thu thuầnTổng nguồn vốn bình quân * 100%Sức sản xuất của tổng vốn =

Trang 26

rất quan tâm Sử dụng vốn có hiệu quả là một yêu cầu tất yếu để đẩy mạnhhiệu quả hoạt động của Công ty Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu có thểđược đánh giá qua các chỉ tiêu sau:

a Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu

Đây là chỉ tiêu rất hữu ích trong việc phân tích khía cạnh tài chính củadoanh nghiệp Chỉ số này đo lường mối quan hệ giữa doanh thu và vốn cổphần Chỉ số này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra sẽ tạo được bao

nhiêu đồng doanh thu [1, Trang 173] Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu được

tính bằng công thức sau:

Trong đó:

b Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu

Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu cho biết trong một đồng vốn chủ sở

hữu bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận [1, Trang 174] Chỉ số này có

công thức tính như sau:

Doanh thu thuầnVốn chủ sở hữu bình quân

Trang 27

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT 1 TRUNG ƯƠNG –

CHI NHÁNH NAM TRUNG BỘ 2.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương – Chi nhánh Nam Trung Bộ

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Bảo

vệ thực vật 1 Trung ương – Chi nhánh Nam Trung Bộ

Vài nét sơ lược về công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương – Chinhánh Nam Trung Bộ:

- Tên pháp lý: Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương

- Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: CENTRAL PLANT PROTECTIONJOINT STOCK COMPANY No.1 (PSC.1)

- Trụ sở chính: 145 Hồ Đắc Di, Đống Đa, thành phố Hà Nội

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 010302757 do Sở Kế hoạch

và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 05/06/2006

- Tên chi nhánh Công ty: Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trungương – Chi nhánh Nam Trung Bộ

- Trụ sở chi nhánh: 415 – 417 Trần Phú, quốc lộ 1A, thị trấn Diêu Trì,huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số: 35 13 000133 đăng

ký lần đầu ngày 07 tháng 8 năm 2006

Trang 28

Công ty được thành lập khởi đầu theo quyết định số 403 NN – TCCB/

QĐ ngày 26 tháng 11 năm 1985 của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thựcphẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và trở thành doanhnghiệp Nhà nước theo Quyết định số 08 NN – TCCB/QĐ ngày 06 tháng 01năm 1993 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Căn cứ vào Quyết định số 3112/QĐ/BNN-ĐMDN ngày 10/11/2005 của

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quyết định chuyểndoanh nghiệp nhà nước Công ty vật tư bảo vệ thực vật 1 thành Công ty cổphần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương; được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố

Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần số

0103012757 ngày 05/06/2006 Lao động của doanh nghiệp tại thời điểm cổphần hóa có 279 người, trong đó chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần

120 người, số còn lại 159 người được giải quyết theo chính sách hiện hànhcủa Nhà nước Giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là32,940,766,887 đồng Tổng số vốn điều lệ 35,000,000,000 đồng được chiathành 3,500,000 cổ phần bằng nhau

Hiện nay, Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương có tất cả 11Chi nhánh trong cả nước, gồm: Chi nhánh phía Bắc, Chi nhánh Hải Phòng,Chi nhánh Thanh Hóa, Chi nhánh Nam Khu IV, Chi nhánh Thừa Thiên Huế,Chi nhánh Đà Nẵng, Chi nhánh Quảng Ngãi, Chi nhánh Nam Trung Bộ, Chinhánh Phú Yên, Chi nhánh Tây Nguyên, Chi nhánh phía Nam; và có 6 tổ bánhàng trực thuộc Công ty Chi nhánh Nam Trung Bộ phụ trách cả Chi nhánhPhú Yên để thuận lợi cho công tác kế toán Chi nhánh Nam Trung Bộ có địabàn hoạt động ở các tỉnh thành Bình Định, Gia Lai, Kon Tum, Phú Yên,Khánh Hòa, Ninh Thuận

Căn cứ vào Quyết định số 22 QĐ/BVTV1-TCHC ngày 13 tháng 7 năm

2006 của Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trungương về việc thành lập Chi nhánh Nam Trung Bộ thuộc Công ty cổ phần Bảo

vệ thực vật 1 Trung ương Trụ sở Chi nhánh đặt tại: Quốc lộ 1A, Thị trấn

Trang 29

Diêu Trì, Huyện Tuy Phước, Tỉnh Bình Định.

Chi nhánh Nam Trung Bộ thuộc công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1Trung ương thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc, được mở tài khoản tại ngânhàng theo quy định của pháp luật và được dùng con dấu riêng để giao dịch

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức Bộ máy của Chi nhánhNam Trung Bộ do Giám đốc công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ươngquy định

Mặc dù mới thành lập nhưng những thành viên tham gia thành lập Chinhánh công ty đều là đội ngũ cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong việc điều hànhquản lý và tiếp cận thị trường, tìm kiếm khách hàng Các nhân viên bán hàngđều rất năng động trong buôn bán cũng như việc giao tiếp với khách hàng, gópphần thúc đẩy quá trình hoạt động của Công ty ngày càng phát triển hơn

Từ khi thành lập đến nay Công ty cổ phần BVTV 1 TW – Chi nhánhNam Trung Bộ đã trải qua nhiều khó khăn Xong qua đó đã tự củng cố lạimình và chứng minh sự tồn tại của Chi nhánh Nam Trung Bộ là tất yếu, từ đó

đã xác định được vai trò và nhiệm vụ của Chi nhánh Nam Trung Bộ từngbước ổn định đi vào hoạt động kinh doanh

Công ty cổ phần BVTV 1 TW – Chi nhánh Nam Trung Bộ tham gia kýkết các hợp đồng mua bán với các đơn vị trong và ngoài tỉnh, ngày càng mởrộng quy mô kinh doanh, tăng cường số lượng nhân viên bán hàng và thườngxuyên tổ chức hội nghị khách hàng đã làm cho doanh số bán tăng lên rất nhiều

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần Bảo vệ thực vật

1 Trung ương – CN Nam Trung Bộ

Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương – Chi nhánh NamTrung Bộ là doanh nghiệp nhà nước, thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc.Chi nhánh Công ty hoạt động theo đúng ngành nghề đã được đăng ký và đúngquy định của nhà nước

Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương – Chi nhánh NamTrung Bộ được thành lập để kinh doanh các loại thuốc bảo vệ thực vật,

Trang 30

chuyên phân phối thuốc bảo vệ thực vật nhằm đáp ứng cho nhu cầu sản xuấtnông nghiệp, mang lại năng suất cao trong quá trình sản xuất nông nghiệp.Mạng lưới phân phối thuốc bảo vệ thực vật được phân bổ khắp trong và ngoàitỉnh, thực hiện tốt chức năng phân phối đến các Trạm BVTV ở từng huyện,tỉnh và các đại lý ở từng khu vực, đảm bảo cung cấp kịp thời cho hoạt độngsản xuất

- Ngành nghề kinh doanh của Chi nhánh Nam Trung Bộ:

+ Kinh doanh hàng tư liệu sản xuất, bao gồm: Dụng cụ phun, rải thuốcbảo vệ thực vật, máy móc nông cụ phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, trangthiết bị phục vụ cho nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản;

+ Kinh doanh hàng tư liệu tiêu dùng, sinh hoạt bao gồm: hàng maymặc, máy móc, thiết bị dùng trong công xưởng hoặc phòng thí nghiệm, máymóc, thiết bị đun nóng, làm lạnh, đồ nội thất dùng trong gia đình (bàn, ghế,giường tủ);

+ Kinh doanh hóa chất, phân bón hóa học, phân bón lá, phân bón hữu

cơ sinh học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt chuột, ruồi, muỗi, kiến, gián,thuốc kích thích sinh trưởng cây trồng;

+ Sản xuất và mua bán giống cây trồng, vật nuôi, thức ăn cho gia súc,thức ăn cho tôm cá;

+ Sản xuất và mua bán thuốc khử trùng cho nuôi trồng thủy sản, thuốckhử trùng và làm dịch vụ khử trùng cho hàng hóa xuất nhập khẩu và kho tàng

- Một số mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật chủ yếu mà Chi nhánh NamTrung Bộ kinh doanh và phân phối:

+ Thuốc trừ sâu: Ammete 30WDG, Applaud 25SC, Bassa 50EC, Bitox400EC, Bitox 400EC, Cobitox 5G, Danitol 10EC,…

+ Thuốc trừ bệnh: Cavil 50SC, Difusan 40EC, Kabim 30WP, Katana20SC,…

+ Thuốc trừ cỏ: Atrmet Combi 80WP, Bravo 480SL, Catholis 43EC,Prefit 300EC,…

Trang 31

+ Thuốc kích thích sinh trưởng: Chocaso 0.11DD, Plastimula 1DD,…+ Phân bón lá: Poly Feed 15.15.30, Poly Feed 19.19.19,…

Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường, nhiệm vụ củaCông ty hết sức khó khăn, một phần góp phần bình ổn giá cả, mặt khác phảibảo toàn và phát triển nguồn vốn hiện có; kinh doanh có lãi, tạo ra hiệu quảkinh tế xã hội để đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân Chi nhánh có cácchính sách, biện pháp nâng cao đời sống người lao động, đảm bảo quyền lợi

và lợi ích hợp pháp của người lao động, đảm bảo thực hiện đầy đủ chế độ bảohiểm xã hội, bảo hiểm y tế với người lao động; Kinh doanh đúng ngành nghề

và mục đích đã đăng ký trong giấy phép; Bảo đảm chất lượng hàng hoá kinhdoanh; Mở rộng thị trường, tăng doanh số bán ra; Hoàn thành các nhiệm vụtài chính (doanh thu, lợi nhuận) đã đặt ra nhằm góp phần thực hiện tốt các chỉtiêu Nghiêm chỉnh chấp hành các chính sách, chế độ pháp luật của Nhà nước,

áp dụng đúng chế độ kế toán hiện hành, ghi chép sổ kế toán theo đúng định

kỳ, chịu sự kiểm tra của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, làm tròn nghĩa

vụ nộp thuế vào ngân sách Nhà nước

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương – CN Nam Trung Bộ

2.1.3.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Bộ máy quản lý tại công ty hiện nay được thực hiện theo mô hình trựctuyến chức năng Ban lãnh đạo công ty chỉ đạo xuống các phòng ban chứcnăng, các chi nhánh, các xí nghiệp, các cửa hàng…các bộ phận này phối hợpvới nhau và tham mưu cho giám đốc những thông tin kinh tế tài chính

Bộ máy quản lý gồm một giám đốc, một phó giám đốc làm nhiệm vụtham mưu điều hành công tác chuyên môn

2.1.3.2 Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty

Trang 32

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty cổ phần

BVTV 1 TW – CN Nam Trung Bộ

(Nguồn: Công ty cổ phần BVTV 1 TW – CN Nam Trung Bộ)

2.1.3.3 Chức năng, nhiệm vụ của phòng ban, bộ phận

Giám đốc:

Đứng đầu Công ty CP BVTV1 TW – CN Nam Trung Bộ là Giám đốc,

có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động của Công ty, đồng thờicũng là người chịu trách nhiệm về mặt pháp lý mọi hoạt động kinh doanh củaCông ty trước cơ quan thuế và các cơ quan nhà nước khác

Giám đốc chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh củaCông ty thông qua phó giám đốc, các trưởng phòng và nhân viên liên quan.Giám đốc Công ty được ủy quyền cho Phó giám đốc thay mặt mình giảiquyết một số công việc của Công ty và chịu trách nhiệm pháp lý trước việc

ủy quyền của mình

Phó giám đốc:

Phó giám đốc có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho Giám đốc trongcông tác quản lý tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty theo sựphân công và thực hiện đúng điều lệ của Công ty và pháp luật hiện hành, trợgiúp cho Giám đốc về hoạt động kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm

Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng kinh doanhPhòng Kế toán

Bộ phận cung ứng giao hàng

Bộ phận thị trường khách hàng

Trang 33

trước Giám đốc và pháp luật về những công việc mình làm và không được ủyquyền cho người khác Đồng thời thay mặt Giám đốc giải quyết các công việccủa Công ty khi Giám đốc đi vắng (theo ủy quyền cụ thể) Những công việckhông nằm trong phạm vi giải quyết của Phó giám đốc phải báo lên Giám đốc

để giải quyết

Phòng kế toán:

Phòng kế toán có nhiệm vụ ghi chép phản ánh toàn bộ hoạt động sảnxuất kinh doanh trong đơn vị, giám đốc tình hình tài chính của Công ty cũngnhư việc sử dụng có hiệu quả tiền vốn, lao động, vật tư, giám sát việc chấphành chế độ kế toán, các chỉ tiêu kinh tế tài chính theo quy định của pháp luật,thực hiện các công tác theo dõi, giám sát các chủ trương chính sách, chế độ,thể lệ tài chính hiện hành Tổ chức thực hiện công tác tài chính kế toán theođúng luật của nhà nước, cập nhật các chứng từ nhập, xuất hàng hóa, các chiphí trong quá trình tiêu thụ hàng hóa; quản lý và theo dõi sự biến động củatoàn bộ tài sản và nguồn vốn của Công ty, tham mưu cho Giám đốc về mọilĩnh vực hoạt động tài chính, cung cấp thông tin cho phòng kinh doanh, lậpbáo cáo tổng hợp, có trách nhiệm kiểm tra, tập hợp, ghi chép, tính toán, đánhgiá kết quả kinh doanh, xác định kết quả tiêu thụ, kết quả tài chính và hiệuquả kinh doanh của Công ty

Phòng kinh doanh:

Tổ chức phân phối sản phẩm, nắm bắt thông tin, xây dựng giá bán, tìmkiếm khách hàng và thị trường, tiếp thị và cung ứng trực tiếp hàng hóa chokhách hàng, vạch ra các chiến lược kinh doanh để đảm bảo cho hoạt độngkinh doanh được ổn định và đạt hiệu quả cao Tham gia dự thảo các hợp đồngmua bán, theo dõi việc thực hiện hợp đồng đã ký Ngoài ra còn phải quản lýtiền, hàng, cơ sở vật chất do Công ty giao, thực hiện việc ghi chép ban đầu vàcung cấp thông tin cho phòng kế toán Phòng kinh doanh gồm 2 bộ phận:

- Bộ phận thị trường khách hàng: Chuyên đi khai thác thị trường mớiđồng thời duy trì thị trường cũ và phát triển thị trường, giao dịch với khách

Trang 34

hàng để ký hợp đồng Đây là bộ phận quan trọng, là người tìm đầu vào vàcũng là đầu ra trong việc kinh doanh của Công ty.

- Bộ phận cung ứng giao hàng: Sau khi nhận được đơn đặt hàng, bộphận cung ứng giao hàng sẽ tiến hành đặt hàng điều phối giữa các nhà giaonhận hàng để xuất bán

Các bộ phận trên có mối quan hệ mật thiết và hỗ trợ nhau

2.1.4 Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương – CN Nam Trung Bộ

2.1.4.1 Loại hình kinh doanh và các sản phẩm chủ yếu của Công ty

Hoạt động thương mại chiếm tỷ trọng lớn và mang lại doanh số chủyếu cho Công ty

Mặt hàng chủ yếu của Công ty là các loại thuốc bảo vệ thực vật, chúngrất đa dạng và phong phú về chủng loại, với những mặt hàng khác nhau thì cócông dụng khác nhau nên yêu cầu quản lý cũng khác nhau Vì chủng loại củathuốc BVTV có thể dạng bột, nước, ống kim, chai, bì… và có tác dụng khácnhau như thuốc trừ sâu, trừ cỏ, trừ bệnh, thuốc kích thích tăng trưởng câytrồng, phân bón lá,… Cần phân ra thành nhiều nhóm để có cách bảo quản hợp

lý Những mặt hàng này thường được tiêu thụ theo mùa vụ nên cần phải dựtrữ hàng hóa sao cho đủ đáp ứng nhu cầu Với những mặt hàng cần tiêu thụđúng thời hạn, vì thế việc nhập hàng và bán hàng phải có kế hoạch phù hợp

Và một đặc điểm lớn của thuốc BVTV là có mùi rất hôi và rất độc nên khochứa hàng cần phải để xa nơi nhà ở, người sử dụng thuốc phải được hướngdẫn sử dụng một cách phù hợp

2.1.4.2 Các phương thức tiêu thụ hàng hóa và phương thức thanh toán của Công ty

- Phương thức tiêu thụ

Công ty chủ yếu tiêu thụ hàng hóa nội địa

Công ty có nhiều phương thức bán hàng như là phương thức bán buôn,phương thức bán hàng trực tiếp qua kho, phương thức bán hàng vận chuyển

Trang 35

thẳng, gửi bán đại lý nhưng phương thức bán hàng của Công ty chủ yếu làhình thức bán hàng trực tiếp qua kho Hình thức này nhằm đáp ứng nhu cầumua với số lượng lớn của người tiêu dùng Với hình thức này thì người muađến liên hệ trực tiếp tại cửa hàng hoặc phòng kinh doanh để làm thủ tục muahàng và nhận hàng tại kho.

- Phương thức thanh toán

Để phù hợp với điều kiện của đa số khách hàng tại Công ty, Công tythường sử dụng 2 phương thức thanh toán là thu tiền trực tiếp và thu bằngchuyển khoản

2.1.4.3 Thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của Công ty

Chi nhánh Nam Trung Bộ nhập sản phẩm từ Công ty cổ phần BVTV 1Trung ương (trụ sở chính tại Hà Nội), sau đó hàng hóa sẽ được tiêu thụ tạiChi nhánh cho những đại lý, khách hàng trong và ngoài tỉnh

2.1.5 Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương – CN Nam Trung Bộ trong 3 năm gần đây (2011 – 2013)

Trang 36

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2011 – 2013

ĐVT: Nghìn đồng CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012

10 Lợi nhuận thuần từ

hoạt động kinh doanh 6,246,997 6,909,946 8,738,427 662,949 10.61 1,828,481 26.46

16 Lợi nhuận sau thuế 6,246,997 6,909,946 8,738,427 662,949 10.61 1,828,481 26.46

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty cổ phần BVTV 1 TW – CN Nam Trung Bộ)

Trang 37

Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, ta thấy:Doanh thu thuần của công ty tăng từ 44,123,901 nghìn đồng năm 2011 lên54,240,408 nghìn đồng năm 2012, tức tăng 10,116,507 nghìn đồng, tương đương22.93% Năm 2012 có sự tăng mạnh doanh thu chứng tỏ công ty tăng quy môhoạt động, nâng cao chất lượng sản phẩm, số lượng hàng hóa của công ty đượctiêu thụ trên thị trường mạnh, bên cạnh đó công ty đã áp dụng chính sách tíndụng thương mại và mở rộng thị trường ra nhiều khu vực hơn Sang năm 2013,tốc độ tăng doanh thu của công ty không cao, chỉ tăng lên 1,896,154 nghìn đồng

so với năm 2012, tương đương tỷ lệ tăng 3.49%, lý do có thể là lượng hàng hóatiêu thụ trong năm của các đại lý, cửa hàng bán lẻ nhập của công ty trong nămvẫn còn tồn kho nhiều nên các mặt hàng kinh doanh của công ty không được tiêuthụ mạnh

Cùng với sự gia tăng của doanh thu qua các năm thì tình hình chi phí củacông ty cũng có chiều hướng tăng theo Tổng chi phí của công ty bao gồm giávốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Năm 2011 tổngchi phí của công ty là 37,876,903 nghìn đồng, đến năm 2012 thì tổng chi phítăng lên là 47,330,461 nghìn đồng, tức tăng 9,453,558 nghìn đồng, tương đươngtăng 24.96% so với năm 2011 Chi phí tăng có thể là do giá nguyên liệu tăng,mặt khác do công ty tiến hành tìm kiếm để mở rộng thị trường mới cũng làm chochi phí tăng theo từng năm Sang năm 2013, tổng chi phí này vẫn có xu hướngtăng lên so với năm 2012, cụ thể năm 2013 có tổng chi phí là 47,398,134 nghìnđồng, tăng 67,673 nghìn đồng so với năm 2012, tương đương mức tỷ lệ 0.14%.Tuy tổng chi phí sang năm 2013 tăng nhưng tỷ lệ tăng không đáng kể Điều này

có thể lý giải là do hàng hóa của công ty không được tiêu thụ mạnh nên đẩy chiphí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm xuống, nhưng giá vốn hàngbán của công ty vẫn tăng mạnh trong năm nên kéo tổng chi phí tăng theo Chonên công ty cần cố gắng hơn nữa để làm giảm chi phí, góp phần làm tăng lợi

Trang 38

nhuận cho công ty.

Tuy tốc độ tăng của chi phí tương đối cao nhưng lợi nhuận của công tyvẫn tăng cao Lợi nhuận của công ty chủ yếu là lợi nhuận từ hoạt động kinhdoanh Năm 2012, lợi nhuận của công ty tăng 662,949 nghìn đồng so với năm

2011, tương đương với tỷ lệ là 10.61% Đến năm 2013 lợi nhuận có sự tăng cao

so với năm 2012, cụ thể là tăng 1,828,481 nghìn đồng so với năm 2012 với tỷ lệ26.46% Tốc độ tăng của doanh thu cùng với việc kiểm soát được các loại chiphí đã góp phần làm cho lợi nhuận chung của công ty tăng qua các năm

Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần BVTV1Trung ương – CN Nam Trung Bộ trong những năm qua đạt kết quả khá tốt.Doanh thu liên tục tăng kéo theo lợi nhuận tăng Tuy nhiên, tổng chi phí vẫntăng mạnh qua các năm, công ty cần cố gắng hơn trong việc làm giảm chi phí đểgóp phần làm tăng lợi nhuận Từ kết quả trên cho thấy nỗ lực của công ty trongquá trình đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình để gia tăng doanh thu và lợinhuận cho công ty

2.2 Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương – Chi nhánh Nam Trung Bộ

2.2.1 Phân tích chung về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương – Chi nhánh Nam Trung Bộ qua 3 năm 2011 – 2013

2.2.1.1 Phân tích tình hình thực hiện doanh thu của Công ty qua 3 năm 2011 - 2013

Doanh thu là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấpdịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp Doanh thucủa doanh nghiệp bao gồm: doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch

vụ, doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác

Trang 39

Doanh thu là một chỉ tiêu tài chính quan trọng của doanh nghiệp Nó khôngnhững có ý nghĩa đối với doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh

tế xã hội Có doanh thu chứng tỏ doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm hoặc cung ứngdịch vụ phù hợp với nhu cầu của xã hội và được xã hội công nhận Đồng thời, có đượcdoanh thu tức là doanh nghiệp có được nguồn vốn để trang trải các khoản chi phí trongquá trình hoạt động kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất kinhdoanh của công ty trong thời gian tới

Đối với công ty cổ phần BVTV 1 Trung ương – CN Nam Trung Bộ thìdoanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là nguồn thu chính của công ty, chiếm100% tổng doanh thu của công ty cổ phần BVTV 1 Trung ương – CN NamTrung Bộ Vì đây là công ty chi nhánh, công ty hoạt động chủ yếu là bán hànghóa, sản phẩm từ công ty mẹ đưa về nên không có doanh thu từ hoạt động tàichính và thu nhập khác, mà chỉ có doanh thu từ bán hàng Chính vì thế, tổngdoanh thu của công ty cũng chính là doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ

Tình hình doanh thu của công ty được thể hiện qua bảng sau:

Trang 40

Bảng 2.2 Tổng doanh thu của công ty qua 3 năm 2011 – 2013

Ngày đăng: 02/06/2015, 15:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS. Nguyễn Văn Công, Giáo trình phân tích kinh doanh, NXB Đại học kinh tế Quốc dân, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phân tích kinh doanh
Nhà XB: NXB Đại học kinh tế Quốc dân
2. TS. Phan Đức Dũng – GVC. Nguyễn Thị My, Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt độngkinh doanh
Nhà XB: NXB Thống kê
3. ThS. Hồ Thị Hạnh, Bài giảng môn học phân tích báo cáo tài chính, Trường Đại học Quang Trung, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng môn học phân tích báo cáo tài chính
4. TS. Nguyễn Minh Kiều, Tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính doanh nghiệp
Nhà XB: NXB Thống kê
5. TS. Bùi Hữu Phước, Tài chính doanh nghiệp, NXB tài chính, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính doanh nghiệp
Nhà XB: NXB tài chính
6. ThS. Bùi Văn Trường, Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Lao động xã hội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động kinh doanh
Nhà XB: NXB Laođộng xã hội
7. TS. Hà Thanh Việt, Quản trị tài chính doanh nghiệp thực hành (tập 1), NXB Đại học kinh tế quốc dân, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị tài chính doanh nghiệp thực hành(tập 1)
Nhà XB: NXB Đại học kinh tế quốc dân
8. Bài giảng quản trị doanh nghiệp, khoa Tài chính – ngân hàng &amp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng quản trị doanh nghiệp

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w