NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH THAN MIỀN BẮC VINACOMINMỞ ĐẦU1CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP41.1. Cơ sở lý luận về phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.41.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh41.1.2. Phân loại hiệu quả kinh doanh71.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp101.2. Cở sở thực tiễn về phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.131.2.1. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp131.2.2. Đặc điểm của Công ty cổ phần ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.171.2.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần thuộc tập đoàn Vinacomin.18CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH THAN MIỀN BẮC VINACOMIN GIAI ĐOẠN 2007 2011332.1. Khái quát về Công ty cổ phần kinh doanh than miền Bắc Vinacomin332.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty332.1.2. Các đặc điểm chủ yếu của Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh342.2. Kế hoạch phát triển sau cổ phần hóa của Công ty cổ phần kinh doanh than Miền BắcVinacomin.432.3. Đánh giá hiệu quả tổng hợp hoạt động của Công ty cổ phần kinh doanh than Miền Bắc Vinacomin.482.3.1. Đánh giá thực hiện chỉ tiêu tổng lợi nhuận.482.3.2. Đánh giá thực hiện chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh552.3.3. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần572.3.4. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu592.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động bộ phận của Công ty CPKD than Miền Bắc612.4.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định612.4.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động632.4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động68CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH THAN MIỀN BẮC VINACOMIN723.1. Định hướng phát triển của Tập đoàn Vinacomin và định hướng phát triển Công ty cổ phần kinh doanh than Miền Bắc.723.1.1. Định hướng phát triển của Tập đoàn Vinacomin723.1.2. Định hướng phát triển của Công ty733.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty CP Kinh doanh than Miền Bắc Vinacomin743.2.1. Giải pháp về mặt tổ chức và quản lý lao động743.2.2. Giải pháp về đầu tư của Công ty753.2.3. Giải pháp về quản lý sử dụng vốn kinh doanh763.2.5. Giải pháp về quản lý giá thành, chi phí783.2.5. Giải pháp về công tác kế hoạch của Công ty793.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty cổ phần kinh doanh than Miền Bắc.853.3.1 Kiến nghị với Chính phủ853.3.2 Kiến nghị với Tỉnh Quảng Ninh853.3.3 Kiến nghị với Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam864.3.4 Kiến nghị với Công ty CP KD Than Miền Bắc Vinacomin86KẾT LUẬN88TÀI LIỆU THAM KHẢO89
Trang 1BÙI THỊ PHƯƠNG THẢO
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH THAN MIỀN BẮC - VINACOMIN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT
BÙI THỊ PHƯƠNG THẢO
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH THAN MIỀN BẮC - VINACOMIN
Chuyên ngành: Kinh tế công nghiệp
Mã số: 60.31.09
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi, các số liệu và tài liệu nêu trong luận văn là trung thực Kết quả nghiên cứu của luận văn chưa từng được công bố trong các công trình trước đó
Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 2013
Tác giả
Bùi Thị Phương Thảo
Trang 4CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHƯƠNG PHÁP
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 4
1.1 Cơ sở lý luận về phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp .4 1.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh 4 1.1.2 Phân loại hiệu quả kinh doanh 7 1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 10 1.2 Cở sở thực tiễn về phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp .13 1.2.1 Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp 13 1.2.2 Đặc điểm của Công ty cổ phần ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp .17 1.2.3 Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần thuộc tập đoàn Vinacomin 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN KINH DOANH THAN MIỀN BẮC - VINACOMIN GIAI ĐOẠN
2007 - 2011 33
Trang 52.3.3 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần 57
2.3.4 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 59
2.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động bộ phận của Công ty CPKD than Miền Bắc 61
2.4.1 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định 61
2.4.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 63
2.4.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động 68
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH THAN MIỀN BẮC- VINACOMIN 72
3.1 Định hướng phát triển của Tập đoàn Vinacomin và định hướng phát triển Công ty cổ phần kinh doanh than Miền Bắc 72
3.1.1 Định hướng phát triển của Tập đoàn Vinacomin 72
3.1.2 Định hướng phát triển của Công ty 73
3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty CP Kinh doanh than Miền Bắc- Vinacomin 74
3.2.1 Giải pháp về mặt tổ chức và quản lý lao động 74
3.2.2 Giải pháp về đầu tư của Công ty 75
3.2.3 Giải pháp về quản lý sử dụng vốn kinh doanh 76
3.2.5 Giải pháp về quản lý giá thành, chi phí 78
3.2.5 Giải pháp về công tác kế hoạch của Công ty 79 3.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty cổ
Trang 7Bảng 2.1: Danh sách các đơn vị trực thuộc Công ty 37
Bảng 2.2: Cơ cấu sản phẩm theo chủng loại của Công ty 40
Bảng 2.3: Thị phần của Công ty Than Miền Bắc năm 2011 42
Bảng 2.4: Bảng tình hình góp vốn của Công ty kinh doanh than Miền Bắc 44
Bảng 2.5: Các chỉ tiêu SXKD của Công ty giai đoạn 2007 - 2011 46
Bảng 2.6: Chỉ tiêu sản lượng, doanh thu của Công ty giai đoạn 2007 – 2011 47
Bảng 2.7: Các chỉ tiêu lợi nhuận của Công ty cổ phần kinh doanh than Miền Bắc giai đoạn 2007-2011 51
Bảng 2.8: Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh 55
Bảng 2.9: Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần 58
Bảng 2.10: Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 59
Bảng 2.11: Hệ số vòng quay hàng tồn kho giai đoạn 2007 – 2011 67
Bảng 2.12: Chỉ tiêu năng suất lao động của Công ty giai đoạn 2007 – 2011 69
Bảng 3.1: Giá thuê kho Minh Đức và kho Vật Cách giai đoạn 2007 - 2011 76
Trang 8Hình 1.1: Phân loại hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 9
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty 35
Hình 2.2: Sơ đồ bộ máy đơn vị trực thuộc Công ty 38
Hình 2.3: Sản lượng than mua và bán của Công ty giai đoạn 2007 – 2011 47
Hình 2.4 Doanh thu của Công ty giai đoạn 2007 – 2011 47
Hình 2.5: Lợi nhuận gộp từ HĐSXKD và tổng LN trước thuế 48
Hình 2.6: Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh 56
Hình 2.7: Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần 58
Hình 2.8: Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 59
Hình 2.9: Hệ số vòng quay hàng tồn kho giai đoạn 2007 - 2011 68
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiệu quả kinh doanh luôn luôn là mục tiêu mà các doanh nghiệp hướng tới bởi
nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường tồn tại sự cạnh trạnh khốc liệt Vì vậy muốn cạnh tranh được trên thị trường,
các doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp đã tiến hành cổ phần hóa bước
vào hoạt động với tư cách là Công ty cổ phần, vận hành theo cơ chế thị trường tự
chịu trách nhiệm với công việc kinh doanh của mình thì nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu
Căn cứ nghị định số 109/ 2007 NĐ – CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về
việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành Công ty cổ phần và nghị quyết của Hội đồng quản trị Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam về việc
chuyển đổi các doanh nghiệp trong Tập đoàn sang hoạt động theo mô hình cổ phần hóa Hiện nay các đơn vị trong Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
đã và đang thực hiện tiến trình cổ phần hóa, trong đó có Công ty cổ phần kinh doanh than Miền Bắc Công ty chính thức đi vào hoạt động theo mô hình Công ty
cổ phần kể từ ngày 02/01/2007 Thực trạng về hiệu quả hoạt động của Công ty sau
cổ phần hóa như thế nào, Công ty cần áp dụng các giải pháp gì để nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh hơn nữa không chỉ là vấn đề quan tâm của Nhà nước, của Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam mà còn là trăn trở của tập thể
những người lao động trong Công ty
Xuất phát từ vai trò quan trọng cũng như nghiên cứu thực tế tại Công ty tác
Trang 102 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất những giải pháp phù hợp có căn cứ khoa học và tính khả thi nhằm
nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần kinh doanh than Miền Bắc- Vinacomin
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công
ty cổ phần kinh doanh than Miền Bắc – Vinacomin
- Phạm vi nghiên cứu: Công ty cổ phần kinh doanh than Miền Bắc - Vinacomin,
giai đoạn 2007 - 2011
4 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tổng quan lý luận và thực tiễn về phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp nói chung và Công ty cổ phần kinh doanh than nói riêng
- Phân tích thực trạng về hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần
kinh doanh than Miền Bắc - Vinacomin giai đoạn 2007 - 2011
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, áp dụng cho Công ty cổ phần kinh doanh than Miền Bắc - Vinacomim
5 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết kết hợp với khảo sát thực tế, hỏi ý kiến chuyên gia
- Phương pháp thông kê và khảo sát, thu thập các tài liệu, số liệu liên quan đến tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần kinh doanh than Miền Bắc -
Vinacomin
- Phương pháp phân tích, so sánh, dự báo…
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trang 117 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, tài liệu tham khảo và 3 chương, luận văn được trình bày trong 90 trang, 13 bảng biểu, 9 hình vẽ và đồ thị
Chương 1: Tổng quan lý luận và thực tiễn về phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần kinh doanh than Miền Bắc - Vinacomin giai đoạn 2007 - 2011
Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty
cổ phần kinh doanh than Miền Bắc - Vinacomin
Trang 12CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHƯƠNG PHÁP
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Cơ sở lý luận về phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả kinh doanh là điều kiện sống còn để các
doanh nghiệp tồn tại, phát triển Hiệu quả kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ nền sản xuất nào Đó cũng là vấn đề bao trùm, xuyên suốt thể hiện chất lượng của toàn bộ công tác quản lý kinh tế Bởi suy cho cùng quản lý kinh tế là để
đảm bảo tạo ra kết quả và hiệu quả cao nhất cho mọi quá trình, mọi giai đoạn của
hoạt động sản xuất kinh doanh Phạm trù hiệu quả kinh doanh phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Mặc dù có sự thống nhất quan điểm cho rằng phạm trù hiệu quả kinh doanh
phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng lại
khó tìm thấy sự thống nhất trong quan niệm về hiệu quả kinh doanh Vậy hiệu quả
kinh doanh là gì? hiện nay còn có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Theo [1]: Hiệu quả kinh doanh là đại lượng so sánh giữa đầu ra và đầu vào,
giữa kết quả kinh doanh và chi phí kinh doanh đã bỏ ra Chi phí ở đây được hiểu là
chi phí lao động xã hội, là sự kết hợp giữa các yếu tố của quá trình sản xuất với một
tương quan hợp lý trong quá trình kinh doanh để tạo ra kết quả Kết quả có thể là
Trang 13Từ khái niệm này có thể hình thành công thức biểu diễn khái quát phạm trù
hiệu quả kinh doanh :
C Hao phí nguồn lực để có được kết quả đó
Như vậy: Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh mặt chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong sự vận động không ngừng của các quá trình sản xuất kinh doanh, không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động của từng nhân tố Trình
độ lợi dụng các nguồn lực không thể đo bằng các đơn vị hiện vật hay giá trị mà là phạm trù tương đối: Tỷ số giữa kết quả và hao phí nguồn lực
Theo [13]: Kết quả là phạm trù phản ánh những cái thu được sau một quá trình
kinh doanh hay một khoảng thời gian kinh doanh nào đó Kết quả bao giờ cũng là
mục tiêu của doanh nghiệp được biểu hiện bằng đơn vị hiện vật hoặc đơn vị giá trị
Kết quả cũng có thể phản ánh mặt chất lượng của sản xuất kinh doanh hoàn toàn
định tính như uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm…Cần chú
ý rằng không phải chỉ có kết quả định tính mà kết quả định lượng của một thời kỳ
kinh doanh nào đó thường là rất khó xác định bởi nhiều lý do như kết quả không chỉ
thể hiện trên sản phẩm hoàn chỉnh nó còn là sản phẩm dở dang, bán thành
phẩm…Cần chú ý rằng không chỉ kết quả định tính mà kết quả định lượng của một
Trang 14+ Hao phí nguồn lực của một thời kỳ trước hết là hao phí về mặt hiện vật, cũng
có thể được xác định bởi chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu giá trị Hao phí nguồn lực được
đánh giá thông qua phạm trù chi phí kinh doanh vì nó phản ánh tương đối chính xác
hao phí nguồn lực thực tế của doanh nghiệp
Mặc dù hiệu quả kinh doanh còn có nhiều quan điểm và cách tính khác nhau,
song nhìn chung tất cả các quan điểm về hiệu quả đều gắn liền với kết quả mà doanh nghiệp thu được sau một quá trình kinh doanh nhất định và thường được phản ánh thông qua chỉ tiêu tổng lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ
Qua phân tích trên cho thấy, mặc dù có những điều không hoàn toàn giống nhau khi xem xét, đánh giá hiệu quả Song tác giả có thể đưa ra khái niệm về hiệu quả như sau: Hiệu quả là một phạm trù kinh tế biểu thị mỗi quan hệ giữa kết quả lợi ích thu được với chi phí bỏ ra để có kết quả đó Với khái niệm trên ta có thể rút ra:
+ Hiệu quả là một phạm trù tương đối phản ánh mặt chất lượng của quá trình
kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất trong một thời kỳ và
được tính bằng tỉ số giữa kết quả đạt được và chi phí đã bỏ ra
+ Kết quả quan trọng nhất, tổng hợp nhất đồng thời phản ánh trực tiếp nhất
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là chỉ tiêu tổng lợi nhuận
+ Chí phí ở đây là chi phí sản xuất kinh doanh Đó là hao phí các nguồn lực cần
thiết để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như nhân lực,
Trang 151.1.2 Phân loại hiệu quả kinh doanh
Để hiểu rõ hơn bản chất của phạm trù hiệu quả kinh doanh cần xem xét phạm trù hiệu quả trên từng góc độ cụ thể Phân loại hiệu quả là việc chia hiệu quả thành các loại khác nhau phục vụ mục đích nghiên cứu cụ thể Căn cứ vào mục đích nghiên cứu của luận văn và các tài liệu (6), (9), (11), (13), có thể phân hiệu quả
thành các loại như sau (Sơ đồ hình 1.1)
1.1.2.1 Theo tính chất lợi ích
- Hiệu quả xã hội: Là phạm trù phán ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản
xuất xã hội nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhất định Các mục tiêu xã hội thường là giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người lao động, đảm bảo và nâng cao sức khỏe người lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước
- Hiệu quả doanh nghiệp còn được gọi là hiệu quả kinh tế: Là phạm trù phản
ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực của doanh nghiệp, phản ánh mặt chất lượng của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.2.2 Theo phạm vi tính lợi ích và chi phí
- Hiệu quả trực tiếp: Phản ánh khái quát và cho phép kết luận hiệu quả kinh
doanh của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc của một bộ phận trong doanh nghiệp trong một thời kỳ xác định Đây là hiệu quả phán ánh đầy
đủ nhất mối quan hệ giữa lới ích thu được và chi phí sử dụng các nguồn lực của
doanh nghiệp trong một thời kỳ xác định
- Hiệu quả gián tiếp: Phản ánh hiệu quả ở từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp Là hiệu quả chỉ đánh giá ở từng lĩnh vực hoạt động (sử dụng vốn, lao
Trang 16- Hiệu quả kinh doanh dài hạn: Là hiệu quả kinh doanh được xem xét,đánh
giá trong khoảng thời gian dài gắn với các chiến lược, kế hoạch dài hạn hay một dự
án đầu tư
1.1.2.4 Theo quan điểm đánh giá
- Hiệu quả tĩnh: Là hiệu quả trong đó các số liệu tính toán được xem xét với
quan điểm tĩnh,tức là chúng không chịu ảnh hưởng bởi sự biến động của nhân tố
thời gian và những nhân tố ảnh hưởng khác như lãi suất, giá cả…Hiệu quả tĩnh thường được dùng để tính hiệu quả thực tế của doanh nghiệp trong thời gian ngắn
- Hiệu quả động: Là hiệu quả trong đó số liệu tính toán được xem xét với
quan điểm động,tức là chúng có thể chịu ảnh hưởng bởi sự biến động của nhân tố
thời gian và những nhân tố ảnh hưởng khác Hiệu quả động thường được dùng để
tính hiệu quả kinh tế của đầu tư theo số liệu của một dự án cho trước
1.1.2.5 Theo căn cứ đánh giá
- Hiệu quả theo dự án đầu tư: Là hiệu quả của hoạt động doanh nghiệp được
đánh giá căn cứ vào số liệu của dự án đầu tư.Hiệu quả của dự án đầu tư thường
được xét cho cả quá trình từ lúc bỏ vốn để xây dựng dự án đến khi dự án kết thúc
hoạt động
- Hiệu quả thực tế: Là hiệu quả được đánh giá căn cứ vào báo cáo kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh được lập hàng năm của doanh nghiệp Hiệu quả thực
tế là cơ sở để kiểm tra hiệu quả đã được nêu trong dự án đầu tư và để điều chỉnh kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong ngắn hạn
Trang 17Hình 1.1: Phân loại hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Phân loại hiệu quả kinh doanh
Theo căn cứ
đánh giá Theo phạm vi thời gian Theo tính chất lợi ích điểm đánh giá Theo quan tính lợi ích và chi phí Theo phạm vi
Hiệu quả thực
tế doanh ngắn hạn Hiệu quả kinh Hiệu quả kinh xã hội Hiệu quả tĩnh Hiệu quả trực tiếp
Hiệu quả theo
dự án đầu tư Hiệu quả KD dài hạn Hiệu quả doanh nghiệp Hiệu quả động Hiệu quả gián tiếp
Trang 181.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.3.1 Các nhân tố bên trong
- Lực lượng lao động: Trong điều kiện kinh tế hiện nay, mặc dù khoa học-kỹ
thuật-công nghệ đã trở thành lực lượng lao động trực tiếp Việc áp dụng kỹ thuật
sản xuất tiên tiến là điều kiện tiên quyết để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Tuy nhiên,dù kỹ thuật sản xuất có hiện đại đến đâu chăng nữa
cũng do con người sáng tạo ra, nếu không có lao động sáng tạo của con người thì
không có những máy móc thiết bị tiên tiến đó Và dù máy móc thiết bị có hiện đại đến đâu thì cũng phải phù hợp với trình độ tổ chức, trình độ kỹ thuật,trình độ sử
dụng của người lao động Trong quá trình sản xuất kinh doanh,lực lượng lao động
của các doanh nghiệp có thể sáng tạo ra công nghệ, kỹ thuật mới và áp dụng vào quá trình sản xuất sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh Cũng chính lực lượng lao động trong doanh nghiệp đã tạo ra các sản phảm có chất lượng cao với
hình thức, mẫu mã, kiểu dáng phong phú, phù hợp với nhu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của thị trường Lực lượng lao động đã tác động trực tiếp đến năng suất lao động, đến trình độ sử dụng các nguồn lực khác của doanh nghiệp (máy móc, máy móc, nguyên, nhiên vật liệu…) nên tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học
kỹ thuật, đặc biệt là sự phát triển của kinh tế tri thức đòi hỏi lực lượng lao động phải rất tinh nhuệ Có trình độ khoa học kỹ thuật cao từ đó khẳng định vai trò, vị trí của mình trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
- Cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật: Trong bất kỳ một nền sản xuất xã hội nào, con người cũng sử dụng công cụ lao động tác động vào đối
Trang 19quả cao và ngược lại Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật nên công
nghệ sản xuất có vai trò quyết định đối với việc nâng cao năng suất, chất lượng và
hiệu quả Đồng thời lại dễ bị lạc hậu trong thời gian ngắn, điều đó đòi hỏi các doanh
nghiệp phải luôn tìm giải pháp đầu tư đúng đắn và có hiệu quả tạo cơ sở cho việc
nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
- Nhân tố quản trị doanh nghiệp: Trong điều kiện môi trường kinh doanh luôn biến động như hiện nay, nhân tố quản trị doanh nghiệp càng đóng vai trò quan
trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Để thành công và có hiệu quả kinh doanh cao trong quản trị doanh nghiệp cần chú trọng đến việc xác
định một hướng đi và chiến lược phù hợp Mặt khác với sự cạnh tranh khốc liệt của
kinh tế thị trường hiện nay, muốn tồn tại, muốn phát triển thì doanh nghiệp phải
thắng thế trong cạnh tranh vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị phải luôn tạo ra các lợi thế mới về số lượng, chất lượng, giá cả sản phẩm cũng như tốc độ cung ứng sản phẩm
trên thị trường Để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp các nhà quản trị phải biết khai thác, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sản xuất Kết quả
là hiệu quả hoạt động của quản trị doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào trình độ chuyên môn của đội ngũ các nhà quản trị, phụ thuộc vào bộ máy quản trị doanh
nghiệp cũng như việc thiết lập các mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu ấy
- Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin: Để thành công trong điều kiện cạnh
tranh gay gắt, các doanh nghiệp cần có nhiều thông tin chính xác về tình hình thị
trường (Công nghệ, đối thủ cạnh tranh, tình hình cung, cầu, giá cả hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu, chính sách, phong tục tập quán…) Vì vậy thông tin được coi là nguồn tài nguyên vô tận trong số các nguồn tài nguyên khác Nắm bắt được các
Trang 201.1.3.2 Các nhân tố bên ngoài
- Môi trường pháp lý: Gồm luật và các văn bản dưới luật Mọi quy định pháp luật về kinh doanh đều tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Môi trường pháp lý tạo ra “sân chơi” để các doanh nghiệp cùng tham gia, vừa cạnh tranh lại vừa hợp tác với nhau nên việc tạo ra môi trường pháp
lý lành mạnh là rất quan trọng Một môi trường pháp lý lành mạnh vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành thuận lợi các hoạt động kinh doanh của mình, vừa điều chỉnh các hoạt động kinh tế vi mô theo hướng không chỉ chủ ý đến kết quả
và hiệu quả riêng mà còn chú ý đến lợi ích của các thành viên khác trong xã hội
Môi trường pháp lý đảm bảo tính bình đẳng của mọi loại hình doanh nghiệp, điều
chỉnh các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, cạnh tranh nhau một cách lành mạnh Mỗi doanh nghiệp buộc phải chú ý đến phát triển các nhân tố nội lực, ứng
dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và khoa học quản trị tiên tiến để tận dụng có hiệu quả các cơ hội bên ngoài nhằm phát triển kinh doanh Kinh doanh trong
cơ chế thị trường mở các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ nắm chắc luật pháp trong nước và pháp luật quốc tế, đồng thời phải chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định
của pháp luật Tính nghiêm minh của pháp luật thể hiện trong môi trường kinh doanh, thực tế ở mức độ nào cũng tác động mạnh đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Sẽ chỉ có kết quả và hiệu quả tích cực nếu môi trường kinh doanh và mọi thành viên đều tuân thủ pháp luật
Nếu môi trường kinh doanh không lành mạnh thì nhiều khi kết quả và hiệu
quả kinh doanh không do các yếu tố nội lực từng doanh nghiệp quyết định, dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế và làm xói mòn đạo đức xã hội
Trang 21làm tốt các công tác dự báo để điều tiết đúng đắn các hoạt động đầu tư, tạo ra sự phát triển cân đối, kiểm soát và hạn chế độc quyền, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, không tạo ra sự đối xử khác biệt giữa các doanh nghiệp và các loại hình doanh nghiệp Xử lý tốt các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ tỷ giá hối đoái, đưa ra các chính sách kinh tế phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế trong từng thời kỳ, đảm bảo tính công bằng…là những vấn đề quan trọng,tác động mạnh
mẽ dẫn tới kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế
- Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng: Như hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước sự phát triển của hệ thống giáo dục, đào tạo…đều là những nhân tố tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và từ đó tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Các doanh nghiệp chỉ có thể phát triển sản xuất trên cơ sở hạ tầng đầy đủ, hiện đại và thuận tiện Bên cạnh đó trình độ dân trí tác động lớn đến chất lượng và lực lượng lao động xã hội nên tác động trực tiếp đến nguồn nhân lực của doanh nghiệp Mặt khác chất lượng của đội ngũ lao động lại là nhân tố bên trong ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.2 Cở sở thực tiễn về phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh của
Trang 221/ Chỉ tiêu doanh thu và thu nhập khác
Chỉ tiêu doanh thu áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Than Khoáng sản Việt nam – Vinacomin là doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ, số tăng giảm % của doanh thu so với năm trước là cơ sở để xếp loại doanh nghiệp:
- Doanh thu và thu nhập khác tăng từ 5% trở lên là doanh nghiệp xếp loại A
- Doanh thu và thu nhập khác tăng giảm dưới 5% là doanh nghiệp xếp loại B
- Doanh thu và thu nhập khác giảm quá 5% trở lên là doanh nghiệp xếp loại C
2/ Chỉ tiêu lợi nhuận và lợi nhuận thực hiện, tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn nhà nước: Doanh nghiệp có chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn Nhà nước
cao hơn so với năm trước xếp loại A, tỷ suất lợi nhuạn trên vốn nhà nước thấp hơn
hoặc bằng so với năm trước là doanh nghiệp xếp loại B, các doanh nghiệp bị lỗ xếp loại C
3/ Chỉ tiêu nợ phải trá quá hạn và khả năng thanh toán nợ đến hạn: Doanh nghiệp không có nợ quá hạn và có hệ thống thanh toán nợ đến hạn lớn hơn 1 được xếp hạng A, doanh nghiệp không có nợ quá hạn và khả năng thanh toán nợ đến hạn
từ 0,5 – 1,0 được xếp hạng B, doanh nghiệp có nợ phải trả quá hạn hoặc hệ số thanh toán nợ đến hạn < 0,5 thì xếp loại C Hệ số khả năng thanh toán hiện thời được xác định bằng tổng giá trị TSLĐ và đầu tư ngắn hạn so với tổng số nợ ngắn hạn gồm cả
nợ dài hạn đến hạn
4/ Chỉ tiêu về tình hình chấp hành các quy định pháp luật hiện hành: theo quy
định, doanh nghiệp không có vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành xếp loại
A, doanh nghiệp có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về vi phạm các quy định
của pháp luật hiện hành nhưng chưa đến mức xử phạt vi phạm hành chính trong
Trang 23lượng sản phẩm, dịch vụ đảm bảo tiêu chuẩn quy định được xếp loại B, doanh nghiệp không hoàn thành sản lượng hoặc chất lượng sản phẩm, dịch vụ không đảm bảo tiêu chuẩn quy dịnh thì xếp loại C Ngoài ra, theo điều (14) của quyết định 271/2003/QĐ-TTg có quy định cụ thể về xếp loại doanh nghiệp đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, căn cứ kết quả phân loại cho từng chỉ tiêu 1, 2, 3, 4
quy định tại điều 13 quy chế này để xếp loại A, B, C cho từng doanh nghiệp Doanh
nghiệp xếp loại A là doanh nghiệp không có chỉ tiêu xếp loại C, trong đó chỉ tiêu về
lợi nhuận thực hiện và tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước và chỉ tiêu hình chấp
hành các quy định pháp luật hiện hành đối với doanh nghiệp được xếp hạng A Doanh nghiệp xếp hạng C là doanh nghiệp chỉ có một chỉ tiêu xếp loại A, các chỉ
tiêu còn lại xếp loại C Doanh nghiệp xếp loại B là doanh nghiệp còn lại không được xếp hạng A và C
Ngày 20/5/2004, Bộ tài chính đã có thông tư số 42/2004/TT-BTC hướng
dẫn giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp công nghiệp Thông
tư đã giải thích và hướng dẫn cụ thể cho quyết định số 271/2003/QĐ-TTg ngày 31/1/2003 của Thủ Tướng Chính Phủ Thông tư đã nêu rõ và giải thích các tiêu chỉ để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp công nghiệp như sau:
1/Doanh thu và thu nhập khác: Chỉ tiêu này được xác định tại báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh (mẫu số B02 – DN ban hành theo quyết định số 167/2000/QĐ
- BTC ngày 25/10/2000 và sủa đổi bổ sung theo thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày
09/10/2002 của bộ tài chính) bao gồm doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ (mã số 10) + doanh thu từ hoạt động tài chính (mã số 21) + thu nhập khác
(mã số 31) Các doanh nghiệp khai thác và chế biến kinh doanh than tính theo sản
Trang 24Doanh thu bán hàng: Là toàn bộ lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được
tự việc bán sản phẩm,hàng hóa và dịch vụ trong một thời kỳ nhất định.[8]
DT = n qi pi
i
1 , đồng (1.2) Trong đó:
qi: Khối lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ loại i tiêu thụ trong kỳ, đvsp
pi: Giá bán một đơn vị sản phẩm hàng hóa và dịch vụ loại i , đồng/đvsp
- Doanh thu từ hoạt động tài chính: Là tổng giá trị các lợi ích kinh
tế mà doanh nghiệp thu được trong các kỳ do các hoạt động tài chính mang lại bao gồm các khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, lãi do bán ngoại tệ, lãi góp vốn liên doanh liên kết [9]
- Thu nhập khác: Là các khoản thu được trong kỳ do các hoạt động không thường xuyên ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu gồm tiền thu được do nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, khoản thu từ tiền bảo hiểm được, khoản thu về tiền phạt từ khách hàng vi phạm hợp đồng kinh tế với doanh nghiệp…
2/Lợi nhuận thực hiện: Bao gồm lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh
và lợi nhuận từ các hoạt động khác Chỉ tiêu này được xác định tại báo cáo tài chính của doanh nghiệp Báo cáo này được kiểm toán hoặc do các cơ quan nhà nước thực hiện kiểm tra, thanh tra Trường hợp báo cáo tài chính chưa được kiểm toán hoặc kiểm tra, thanh tra thì chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận lấy theo số liệu ghi tại báo cáo tài chính và do Tổng giám đốc hoặc Giám đốc chịu trách nhiệm vầ tính chính xác, trung thực của số liệu đó
3/Tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn Cổ phần: Được tính bằng tỷ lệ giữa
Trang 25Tuy nhiên, để khắc phục một số hạn chế trong quyết định này, sau khi Luật doanh nghiệp ra đời (năm 2005), ngày 06 tháng 10 năm 2006 Thủ tướng Chính phủ
đã có quyết định số 224/2006/QĐ-TTg về việc ban hành quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước Trong đó nêu cụ thể mục đích, căn cứ, đối tượng giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, ngoài các chỉ tiêu đã nêu trong quyết định số 271/2003/QĐ-TT và thông tư 42/2004/TT-BTC, còn bổ sung thêm 2 ý trong hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kể trên được xác định
và tính toán từ số liệu trong báo cáo tài chính, báo cáo thống kê định kỳ theo quy định hiện hành Các chỉ tiêu trên khi tính toán được xem xét loại trừ những yếu tố ảnh hưởng bao gồm:
về nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công
ty Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ
Trang 26- Công ty cổ phần có khả năng tự giám sát rất cao trong các hoạt động của
công ty vì công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp đa sở hữu và bất kì chủ sở hữu nào cũng đều muốn công ty phát triển lành mạnh, ổn định và minh bạch Nhưng đi đôi với điều đó là việc phải chia sẻ quyền quản lý và kiểm soát hoạt động của các
chủ sở hữu hiện tại
- Chủ sở hữu có thể chuyển nhượng khoản đầu tư dễ dàng, điều này tạo tính
thanh khoản, linh hoạt và hấp dẫn với các nhà đầu tư Công ty cổ phần có sự khác
biệt giữa quyền sử dụng tài sản và quyền sở hữu đối với các tài sản của công ty nên các cổ đông của công ty được tự do chuyển nhượng cổ phần cho người khác (trừ cổ đông sáng lập có thể bị hạn chế) Điều này làm cho người đầu tư có thể dễ dàng chuyển dịch đầu tư của mình sang người khác nếu thấy cần thiết Tuy nhiên do
có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý sử dụng vốn và tài sản nên người điều hành có thể ra các quyết định không phù hợp với mục tiêu tối đa hóa lợi ích của chủ sở hữu Vì vậy có thể tạo ra động lực hoặc triệt tiêu động lực thúc đẩy hoạt động thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
- Công ty cổ phần bị đánh thuế tương đối cao vì ngoài khoản thuế mà công
ty thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, các cổ đông còn phải chịu thuế thu
nhập bổ sung từ nguồn cổ tức và lãi cổ phần theo qui định của luật pháp
- Khả năng bảo mật của công ty cổ phần bị hạn chế do công ty phải công khai báo với các cổ đông và để thu hút nhà đầu tư tiềm tàng, công ty cổ phần thường phải tiết lộ những tin tức tài chính quan trọng, những thông tin này
có thể bị đối thủ cạnh tranh khai thác làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty
Trang 27doanh nghiệp công nghiệp đã phân tích ở (1.2.1) Nên chỉ tiêu doanh thu và thu nhập khác , nợ phải trả quá hạn và khả năng thanh toán nợ đến hạn tình hình chấp
hành chế độ chính sách phápluật, tình hình thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích là
những chỉ tiêu không đánh giá được hiệu quả trực tiếp của doanh nghiệp cổ phần
mà chỉ là một trong những chỉ tiêu gián tiếp, tác động đến hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp, phản ánh kết quả từng mặt hoạt động Vì vậy để phản ánh đầy đủ nhất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tác giả đề xuất phương pháp đánh giá gồm các chỉ tiêu sau:
Nhóm 1: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp
* Lợi nhuận thực hiện
Kết quả kinh doanh được biểu hiện ở nhiều chỉ tiêu như: Doanh thu, lợi nhuận, sản lượng, giá trị gia tăng, thu nhập của người lao động…Song chỉ tiêu quan
trọng và thực tế nhất được sử dụng là chỉ tiêu lợi nhuận Có thể hiểu lợi nhuận là
khoản thu dôi ra so với số chi phí đã bỏ ra
- Tổng lợi nhuận: là kết quả tài chính cuối cùng của một doanh nghiệp, là chỉ
tiêu chất lượng tổng hợp nhằm phản ánh hiệu quả kinh tế của mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Tổng lợi nhuận được hình thành từ các nguồn sau:
+ Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
+ Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
+ Lợi nhuận thu được từ các khoản thu bất thường
Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh: là lợi nhuận thu được do tiêu thụ
hàng hóa, dịch vụ từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thường chiếm một tỷ trọng
Trang 28Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh phụ của doanh nghiệp Lợi nhuận thu được từ các hoạt động kinh tế khác, ngoài các hoạt động kể trên Lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính: là phần chênh lệch giữa thu và
chi về hoạt động tài chính của doanh nghiệp, bao gồm:
Lợi nhuận thu được từ hoạt động mua bán chứng khoán, kinh doanh bất động sản Lợi nhuận thu được do tham gia góp vốn kinh doanh
Lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư
Lợi nhuận thu được từ hoạt động cho thuê tài sản, cho thuê cơ sở hạ tầng
Lợi nhuận thu được từ các hoạt động đầu tư cổ phiếu, trái phiếu
Lợi nhuận thu được do chênh lệch giữa lãi tiền gửi ngân hàng và lãi tiền vay
ngân hàng, do cho vay vốn, do bán ngoại tệ…
Lợi nhuận thu được thừ các hoạt động khác: Là khoản lợi nhuận mà doanh
nghiệp thu được ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài dự tính hoặc có dự
tính, ngưng ít có khả năng thực hiện, hoặc là những khoản lợi nhuận thu được không mang tính chất thường xuyên Những khoản lợi nhuận này thu được có thể
do những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan đem lại Lợi nhuận khác là khoản chênh lệch giữa thu và chi từ các hoạt động khác của doanh nghiệp Các khoản thu được bao gồm:
Lợi nhuận thu được từ bán, thanh lý tài sản cố định
Lợi nhuận thu được từ các khoản phạt vi phạm hợp đồng kinh tế
Lợi nhuận thu được từ các khoản thuế được ngân sách nhà nước hoàn lại
Lợi nhuận thu được tù quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức,
Trang 29Các khoản thu trên sau khi đã trừ đi các khoản tổn thất (thuế phải nộp, chi phí khác…) có liên quan sẽ là lợi nhuận từ các hoạt động khác của doanh nghiệp
- Tổng lợi nhuận: Là chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí
Để đánh giá được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp qua chỉ tiêu tổng lợi nhuận ta cần phân tích chung tổng lợi nhuận của doanh nghiệp và tổng lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Lợi nhuận trước thuế (LNtt): là khoản lợi nhuận thu sau khi đã từ đi toàn bộ
chi phí trong quá trình sản xuát kinh doanh của doanh nghiệp
Công thức:
LN tt = q i (p i – z i – f i – g i ) (1.3)
Trong đó:
LNtt: Tổng lợi nhuận trước thuế, đồng
Qi: Khối lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ loại i , đồng/sản phẩm
Pi: Giá bán đơn vị sản xuất hàng hóa, dịch vụ loại i , đồng/sản phẩm
zi: Giá thành đơn vị sản xuất hàng hóa, dịch vụ loại i , đồng/sản phẩm
fi: Chi phí bán hàng đơn vị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ loại i, đồng/sản phẩm
gi: chi phí quản lý doanh nghiệp của đơn vị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ loại i, đồng/sản phẩm
i = l – n: Số lượng mặt hàng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tiêu thụ trong kỳ, n
là chỉ số
Lợi nhuận sau thuế (LNst):
Lợi nhuận sau thuế: Là khoản lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp
Trang 30* Tỷ suất lợi nhuận (D):
Để đánh giá hiệu quả kinh doanh, bên cạnh chỉ tiêu lợi nhuận ta còn sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận cao cho biết hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cao và ngược lại Hơn nữa, tỷ suất lợi nhuận còn cho biết tổng lợi nhuận tạo ra do tác động của toàn bộ chi phí đã chi là tốt hay xấu, và số lợi nhuận tạo ra trên một đơn vị chi phí là cao hay thấp
Đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa, người ta có thể sử dụng ba chỉ tiêu: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh và tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh:
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh: Là tỷ số % giữa tổng lợi nhuận thu được trong kỳ và tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
DVKD: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh, %
LN: Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trong kỳ, đồng
VKD: Vốn bình quân kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, đồng
Ý nghĩa: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh cho biết hiệu quả của việc sử dụng
một đồng vốn sản xuất Khi doanh nghiệp bỏ ra một đơn vị vốn kinh doanh thì sẽ thu được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận Tỷ suất này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh càng lớn
Trang 31Trong đó:
DCP: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần, %
LN: Lợi nhuận sau thuế, đồng
V CP: Vốn cổ phần bình quân trong kỳ, đồng
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu:
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: Được tính bằng tỷ lệ giữa lợi nhuận thực
hiện so với vốn chủ sở hữu bình quân năm của doanh nghiệp (trong đó vốn chủ sở hữu bao gồm: vốn của cổ đông ưu đãi và vốn cổ phần thường)
DVCSH : Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, %
LN: Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, đồng
VCSH: Vốn chủ sở hữu trong kỳ, đồng
+ Tỷ lệ thu nhập vốn cổ phần thường: Là chỉ tiêu tương đối biểu thị mối quan
hệ so sánh giữa thu nhập của cổ phần thường với số vốn cổ phần thường bình quân Trong đó:
Thu nhập cổ phần thường = Lợi nhuận sau thuế - Lợi tức cổ phần ưu đãi
Lợi tức cổ phần ưu đãi = Cổ phiếu ưu đãi * Cổ tức cổ phần ưu đãi
+ Thu nhập cổ phần thường: Là chỉ tiêu tương đối biểu thị mối quan hệ so sánh giữa thu nhập của cổ phần thường với số lượng cổ phần thường đang lưu hành
Trang 32DT: Doanh thu trong kỳ của doanh nghiệp (đ)
VCĐ: Tổng số vốn cố định của doanh nghiệp trong kỳ (đ)
- Hệ số huy động vốn cố định: Chỉ tiêu này cho biết để có được một đơn vị kết quả sản xuất (sản lượng) thì cần bao nhiêu đồng vốn cố định
Công thức:
H hd =
DT
V CĐ (đ/đ ) (1.9)
- Sức sinh lời của vốn cố định: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định tham gia
vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
* Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng của vốn lưu động:
- Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết số vốn lưu động của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng trong kỳ
Công thức:
n= D t ,vòng/kỳ (1.11)
Trang 33Công thức:
K=
n
N , ngày/vòng (1.12)
Trong đó: N là số ngày của kì nghiên cứu, ngày
- Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết để có được một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng vốn lưu động;
- Sức sinh lời của vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động của
doanh nghiệp bỏ ra thu được bao nhiêu ồng lợi nhuận
* Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động:
- Năng suất lao động: Năng suất lao động là một chỉ tiêu biểu thị mức độ hiệu quả của quá trình lao động, được tính bằng tỷ số giữa sản lượng bán trong kỳ với tổng số lao động trong kỳ [10]
Trang 34Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không thể thiếu các dự
án đầu tư Vậy làm thế nào để xem xét dự án đầu tư đó có đem lại hiệu quả hay không? Theo [11] để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo dự án dầu
tư ta sử dụng các chỉ tiêu sau đây
- Giá trị hiện tại thu nhập ròng(NPV)
Giá trị hiện tại ròng: Là giá trị hiện tại của luồng tiền mặt có sau cân bằng thu chi Hay là hiệu số giữa giá trị của luồng tiền mặt thu và chi trong tương lai đã quy đổi
về hiện tại theo tỉ suất chiết khấu đã biết trước
Ta có công thức:
NPV= tn t
t t
r
CO CI
n: Số năm hoạt động của dự án - 1
t = 0: Năm được chọn là năm gốc
CIt: Giá trị luồng tiền mặt thu tại năm t (gồm doanh thu tiêu thụ sản phẩm, thu
từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, thu từ giá trị còn lại ở năm cuối khi kết thúc hoạt động của dự án và các khoản thu khác)
COt: Giá trị luồng tiền mặt chi tại năm t (gồm chi phí đầu tư và chi phí vận
hành hàng năm của dự án như chi phí tiền lương, bảo hiểm xã hội của người lao
Trang 35Về mặt bản chất, chỉ tiêu NPV chính là tổng giá trị của các khoản lãi ròng của
dự án đã quy đổi về cùng một thời điểm gốc theo mức tỉ suất chiết khấu đã biết Với ý nghĩa đó, một hoạt động đầu tư được đánh giá là có hiệu quả theo chỉ tiêu NPV khi NPM >0 Nếu phải chọn một phương án đầu tư tốt nhất trong tập hợp nhiều phương án có thể so sánh xét theo NPV thì đó là phương án có NPV dương
lớn nhất
NPVch = max {NPVPACTS>0}
+ Ưu điểm của chỉ tiêu: Chỉ tiêu NPV đã xem xét toàn bộ thời gian hoạt động
của dự án thông qua việc tính tổng cả đời của dự án Các khoản thu chi trong tương lai của dự án đã được chiết khấu về giá trị ở thời điểm gốc thông qua hệ số at nên
loại trừ ảnh hưởng của yếu tố thời gian tới giá trị đồng tiền Thông qua việc sử dụng
các tỉ suất chiết khấu đã định, người ta có thể so sánh các chi phí vốn của các phương
án sử dụng vốn khác nhau Vì chỉ tiêu NPV thể hiện lợi nhuận của dự án được chiết
khấu về hiện tại nên là chỉ tiêu tốt nhất để lựa chọn các dự án loại trừ nhau theo nguyên tắc dự án được lựa chọn là dự án mang lại NPV dương cao nhất
+ Nhược điểm của chỉ tiêu: Do là một chỉ tiêu tuyệt đối nên NPV không thể
hiện được mức độ hiệu quả của dự án là một điều quan trọng khi so sánh các dự án
khác nhau Nhiều khi một dự án có mức doanh lợi cao nhưng quy mô lớn, thời gian
hoạt động ngắn thì có thể NPV nhỏ hơn dự án khác có quy mô lớn, thời gian hoạt
động dài nhưng mức doanh lợi chỉ trung bình hoặc nhỏ Do đó phảo kết hợp chỉ tiêu
này với các chỉ tiêu khác và điều kiện thực tế để xem xét và lựa chọn dự án đầu tư
hiệu quả nhất
- Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)
Trang 36Khác với các chỉ tiêu khác, chỉ tiêu IRR không thể tính toán trực tiếp được
mà IRR được tính thông qua phương pháp nội suy (Phương pháp xác định
giá trị gần đúng giữa hai giá trị đã chọn) Theo phương pháp này, cần tìm 2 tỉ suất
chiết khấu r1 và r2 sao cho ứng với tỉ suất nhỏ hơn (giả sử là r1) ta có giá trị NPVr1
dương sát 0 còn ứng với tỉ suất kia (giả sử r2)
Công thức:
IRR= r1+(r2- r1) *
2 1
1
r r
r
NPV NPV
NPV
% (1.19) Trong đó:
r1: Giá trị suất chiết khấu thấp hơn, tại đó NPVr1 dương sát 0 (%)
r2: Giá trị tỉ suất chiết khấu cao hơn, tại đó NPVr2 âm sát 0 (%)
Khi nội suy, khoảng cách giữa r1 và r2 càng nhỏ thì phép nội suy càng chính xác
(thường chọn r2 - r1 0,5%) Một dự án được chấp nhận khi có IRRr Với r là chi phí
cơ hội của vốn (Thường chọn là tỉ lệ lãi vay vốn bình quân trên thị trường của dự
án Trong trường hợp so sánh nhiều dự án độc lập để lựa chọn thì dự án có IRR thỏa mãn nguyên tắc trên và cao nhất sẽ là dự án tốt nhất
+ Ưu điểm: Chỉ tiêu IRR là chỉ tiêu thể hiện tính lợi nhuận của dự án vì vậy được sử dụng để mô tả tính hấp dẫn của dự án Một mặt nó biểu hiện lãi suất mà dự án mang lại trên vốn đầu tư, phản ánh mức tăng trưởng của dự án trong tương lai Mặt khác
còn phản ánh tỉ lệ lãi vay vốn tối đa mà dự án có thể chấp nhận
+ Nhược điểm: Việc áp dụng chỉ tiêu này có thể sẽ không chính xác nếu tồn tại các khoản cân bằng thu chi (NCF) âm đáng kể trong giai đoạn vận hành dự án, tức
là có sự đầu tư thay thế lớn Lúc đó NPV của dự án sẽ đổi dấu nhiều lần khi chiết
Trang 37biết mức sinh lãi của vốn đầu tư trong toàn bộ thời gian hoạt động dự án Trong thực tế đánh giá các dự án đầu tư xây dựng công trình xây dựng thông thường hiện nay thì 2 chỉ tiêu NPV và IRR được coi là 2 chỉ tiêu bắt buộc
- Tỷ lệ giá trị hiện tại ròng (PVR)
Tỷ lệ giá trị hiện tại ròng: là chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn lại số vốn ban đầu của dự án đã được chiết khấu, được xác định bằng tỉ số giữa giá trị hiện tại ròng
và giá trị hiện tại của vốn đầu tư
Ta có công thức:
PVR =
)
(I PV NPV (1.20)
Trong đó:
PVR: Tỷ lệ giá trị hiện tại ròng
NPV: Giá trị hiện tại ròng
PV(I) Giá trị hiện tại của vốn đầu tư
Nguyên tắc sử dụng chỉ tiêu: Một dự án sẽ được chấp nhận khi PVR ≥ 0,
khi đố tổng lợi nhuận ròng mà dự án thu được có thể bù đắp lại vốn đầu tư ban đầu khi phải so sánh nhiều dự án độc lập thì chọn dự án nào có PVR dương lớn nhất
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết hiện giá thu nhập ròng được tạo ra bởi một
đồng vốn chi ra cũng tính theo hiện giá
- Thời hạn thu hồi vốn (T)
Thời hạn thu hồi vốn là số năm mà dự án tích lũy đủ lượng tiền mặt để bù
đắp tổng số vốn đầu tư đã bỏ ra
Ta có công thức:
Trang 38(Pt+Dt): Lượng tiền mặt tại năm t, đồng
+ Trong trường hợp lượng tiền mặt trong các năm t bằng nhau thì thời han thu hồi vốn được xác định như sau:
T=
)(P t D t
I
(1.22) + Trong trường hợp lượng tiền mặt trong các năm không bằng nhau ta phải xác định theo 3 bước:
Bước 1: Tính toán chênh lệch giữa vốn đầu tư bỏ ra cuối mỗi năm với (Pt+Dt) lũy kế xem số tiền vốn còn lại bao nhiêu
Bước 2: khi số tiền vốn còn lại nhỏ hơn (Pt+Dt) ta làm phép tính:
Icòn lại năm trước * 12 tháng / (Pt+Dt) năm sau
Để xác định số tháng cần thiết cho việc thu hồi lượng I còn lại với giả thiết việc thu hồi đều đặn trong năm
Bước 3: Cộng toàn bộ thời gian trên Nguyên tắc sử dụng chỉ tiêu dự án sẽ được chấp nhận khi T≤ T giới hạn T giới hạn
thường được xác định trên cơ sở kết hợp thời hạn khấu hao TSCĐ, kinh nghiệm đã qua và các cơ hội đầu tư khác của chủ đầu tư Trong số các dự án so sánh , dự án nào có T thỏa mãn nguyên tắc trên và ngắn nhất sẽ được lựa chọn
Chỉ tiêu này được sử dụng có ưu điểm: Đơn giản dễ hiểu, song nó không
xem xét đến lợi nhuận của dự án sau thời gian thu hồi vốn và có thể bị sai lệch khi hai hay nhiều dự án có cùng tiềm lực đem so sánh nhưng thời gian phát sinh của các khoản lãi ròng khác nhau Hơn nữa, chỉ tiêu này chỉ chú trọng đến khă năng thanh toán dự án chứ không xác định doanh lợi vốn đầu tư… Do đó, nó chỉ là một chỉ tiêu
Trang 39t t
a CO
a CI
Nguyên tắc sử dụng chỉ tiêu: Một dự án được chấp nhận khi B/C ≥1 tức là
thu nhập của dự án đủ bù đắp các chi phí bỏ ra và có khả năng sinh lợi Trong trường hợp phải so sánh nhiều dự án độc lập để lựa chọn thì dự án có B/C thỏa mãn
nguyên tắc trên và lớn nhất sẽ là dự án tốt nhất
Chỉ tiêu này có ưu điểm giống chỉ tiêu NPV vì xem xét toàn bộ thời gian
hoạt động của dự án và thể hiện tính lợi nhuận của dự án nó cho biết một đồng chi
phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi ích Song chỉ tiêu này đặc biệt nhạy cảm
với định nghĩa về chi phí trên phương diện kế toán, tức là khi quan niệm xác định
các chi phí khác nhau thì tỉ lệ này có kết quả khác nhau
Do đó chỉ tiêu này thường được sử dụng bổ sung với 2 chỉ tiêu NPV và
IRR để so sánh lựa chon dự án (nếu cần)
Tóm lại, nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện sống còn để doanh
nghiệp tồn tại, phát triển và thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận Muốn nâng cao
hiệu quả kinh doanh thì trước hết phải hiểu rõ bản chất phạm trù hiệu quả và tính
toán chính xác các chỉ tiêu hiệu quả từ đó phân tích và đưa ra các giải pháp nâng
cao hiệu quả kinh doanh Trong chương trình này luận văn đã hệ thống hóa một cách lôgíc cơ sở lý luận về phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung Luận văn đã phân tích và rút ra quan điểm cơ bản về hiệu
Trang 40đoàn Vinacomin và vận dụng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần kinh doanh Than Miền Bắc- Vinacomin
* Nhóm 1: Quá trình đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thuộc tập đoàn Vinacomin chính là việc sử dụng chi tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp
Ưu điểm:
+ Sử dụng các chi tiêu này có thuận lợi là dữ liệu phân tích đầy đủ, chính
xác, cụ thể Công việc tính toán dễ dàng, đơn giản Cho phép ta thấy được tình hình
sử dụng vốn của công ty cổ phần thuộc tập đoàn (vốn kinh doanh, vốn cổ phần, vốn chủ sở hữu)
Nhược điểm:
+ Tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần thuộc Tập đoàn là so với hiệu quả kinh doanh kì trước đó hoặc so với hiệu quả kinh doanh ngành Nhưng để có được mức bình quân của ngành thi phải khảo sát tất cả các công ty trong ngành khi đó khối lượng tính toán sẽ phức tạp, khó khăn vì quy
mô của ngành lớn Hiệu quả kinh doanh mới chỉ đề cập trên một phương diện là sự sinh lời của mỗi đồng vốn vay hay rộng hơn là hiệu quả tài chính mà chưa đánh giá được khả năng áp dụng kĩ thuật sản xuất xem có tăng năng suất lao động hay giảm được tỉ lệ tổn thất hay không
* Nhóm 2: Quá trình đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần kinh
doanh than thuộc Tập Đoàn Vinacomin chính là việc sử dụng các chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả bộ phận
- Sử dụng các chi tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng của TSCĐ, hiệu quả sử dụng của VLĐ, hiệu quả sử dụng lao động có thuận lợi là dữ liệu phân tích đầy đủ,