Trích polyphenol từ trà (có hỗ trợ bằng vi sóng)

Một phần của tài liệu khảo sát các hợp chất họ flavonoid trong cây rau má lá sen hydrocotyle bonariensis l. và hydrocotyle (Trang 32 - 36)

C

ơ s ở l ý t hu y ế t : Trà tươi nguyên liệu sau khi được mang về phòng thí nghiệm được xử lý ức chế enzyme, để ráo và xay nhỏ bằng máy xay thực phẩm. Sau đó, bột trà được cân với lượng thích hợp rồi cho vào bình cầu, thêm dung môi và thực hiện quá trình trích ly. Để tránh hiện tượng quá nhiệt do chiếu vi sóng liên tục, quá trình chiếu sóng được thực hiện gián đoạn theo chu kì, 1 phút chiếu sóng, 2 phút làm mát bằng ống giải nhiệt trong bình, nhiệt độ trong suốt quá trình trích ly được giữ ở mức 75 – 800C. Sau khi kết thúc quá trình trích ly, dịch trà được đem lọc, bỏ bã, dịch lọc được định mức lên thể tích thích hợp và đem phân tích để đánh giá hiệu quả trích ly thu được.

Q ui trình: Qui trình trích polyphenol từ trà được tóm tắt trong sơ đồ sau:

Búp trà nguyên liệu Diệt men

Đ

á n h g i á :

- Tỷ lệ nguyên liệu: dung môi - Nồng độ dung môi

- Thời gian chiếu vi sóng - Công suất lò - Chất kháng oxy hóa hỗ trợ - Thu suất trích ly Xay nhỏ Trích ly có hỗ trợ vi sóng Lọc Bã Dịch trích

Xác định polyphenol tổng Phương pháp so màu Đánh giá hiệu quả

quá trình trích ly

Sau khi polyphenol được trích ra từ trà, sẽ được tinh chế sơ bộ lại theo qui trình được thể hiện trong sơ đồ sau:

Dịch lọc

Dung dịch gelatin 25% Tỉ lệ 1: 60

Gia nhiệt đến 400C

Tạo tủa (loại các phần tử lơ lửng) Làm lạnh dưới 100C

Lọc hút chân không Tủa

Vtđ Chloroform Dịch lọc Tách loại các chất màu Vtd ethyl acetate ( 200mlx2) Na2SO4 làm khan Chất bảo quản Trích

Lớp nước Chuyển pha ethyl acetate Làm khan

Cô chân không Sấy phun / Sấy thăng hoa

Lớp Chloroform

Ethyl acetate Sản phẩm dạng bột

Sơ đồ 5: Tinh chế sơ bộ sản phẩm T

hu y ế t m i n h qu i t r ì nh : Dịch trích thu được sau quá trình trích ly được tách loại sơ bộ các tạp chất lơ lửng, tách các tannin phân tử lớn bằng cách gia nhiệt đến 400C và tạo tủa với dung dịch gelatin 25%, sau đó dung dịch được làm lạnh đến < 100C và lọc bỏ tủa. Dịch trích thu được trong suốt, không bị tủa lại trong thời

gian quan sát 1 tháng. Do các catechin không bị tủa với gelatin nên quá trình xử lý sẽ không ảnh hưởng đến thành phần catechin của dịch trích.

Dịch trích sau khi lọc được tách loại chất màu và một phần caffeine bằng cách trích với chloroform, sau đó loại bỏ lớp chloroform (có màu xanh). Lớp nước thu được có màu vàng. Phần catechin trong lớp nước được chuyển sang lớp ethyl acetate, bằng cách trích với 3 thể tích ethyl acetate, dung dịch ethyl acetate sau cùng có màu vàng nhạt. Sau đó dịch ethyl acetate được tiến hành làm khan và cô đặc để loại bỏ dung môi, trong quá trình cô đặc một lượng nước thích hợp được thêm vào để tách hoàn toàn ethyl acetate. Dịch đặc được đem làm khô bằng cách sấy phun hoặc sấy thăng hoa.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TRÍCH TÁCH HỢP CHẤT RA KHỎI CÂY

Có nhiều cách để trích tách hợp chất hữu cơ ra khỏi cây cỏ. Sau đây là một vài phương pháp trích tách hợp chất ra khỏi cây cỏ đã được thực hiện trong đề tài luận văn.

3.1 Phương pháp trích lỏng – lỏng [6]

Phương pháp trích lỏng – lỏng thường được áp dụng để:

Trích hợp chất cần quan tâm ra khỏi dung dịch ban đầu.

Phân chia cao alcol thô ban đầu có chứa quá nhiều loại hợp chất từ không phân cực đến rất phân cực thành những phân đoạn có tính phân cực khác nhau.

Việc trích lỏng – lỏng được thực hiện bằng bình lóng. Cao alcol thô ban đầu được hòa tan vào pha nước để làm pha căn bản. Sử dụng lần lượt các dung môi hữu cơ để trích ra khỏi pha nước các hợp chất có tính phân cực khác nhau. Việc trích được thực hiện từ dung môi hữu cơ kém phân cực đến dung môi phân cực. Với mỗi loại dung môi hữu cơ, việc trích được thực hiện nhiều lần, mỗi lần một lượng nhỏ thể tích dung môi, trích đến khi không còn chất hòa tan vào dung môi thì đổi sang trích với dung môi có tính phân cực hơn. Dung dịch của các lần trích được gom chung lại, làm khan nước với các chất làm khan, đuổi dung môi thu được cao trích.

Cần lưu ý là kỹ thuật trích lỏng – lỏng phải được thực hiện ở nhiệt độ phòng. Kỹ thuật trích lỏng – lỏng có nhược điểm là do phải lắc bình lóng nhiều lần, nên ở những lần trích sau, dung môi trong bình lóng dễ tạo nhũ tương, gây khó khăn trong việc tách pha thành hai lớp.

3.2. Phương pháp trích rắn – lỏng [6]

3.2.1. Phương pháp trích ngâm dầm

Đây là kỹ thuật trích đơn giản nhất, có thể dễ dàng thao tác với một lượng lớn mẫu cây. Chỉ cần ngâm bột cây trong một bình chứa bằng thủy tinh hoặc bằng thép không rỉ, bình có nắp đặy. Rót dung môi vào bình sao cho xấp xỉ bề mặt của lớp bột cây. Giữ yên ở nhiệt độ phòng trong một đêm hoặc một ngày, dung môi sẽ thấm vào nguyên liệu và hòa tan các chất tự nhiên trong cây. Sau đó dung dịch trích được lọc qua giấy lọc, đuổi dung môi sẽ có được cao trích. Tiếp theo rót dung môi mới vào bình chứa bột cây và tiếp tục quá trình trích cho đến khi trích kiệt mẫu cây. Có thể gia tăng hiệu quả trích bằng cách thỉnh thoảng đảo trộn bột cây hoặc dùng máy lắc để lắc nhẹ.

Một phần của tài liệu khảo sát các hợp chất họ flavonoid trong cây rau má lá sen hydrocotyle bonariensis l. và hydrocotyle (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)