Một số biện pháp bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nhân Mục

27 689 1
Một số biện pháp bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nhân Mục

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo dục - Đào tạo có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng, quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Lí do chọn đề tài: Giáo dục - Đào tạo có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng, quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chính vì vậy, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Một dân tộc dốt là dân tộc yếu". Có thể nói sự thịnh suy của đất nước phụ thuộc vào ngành giáo dục - đào tạo. Với ý nghĩa đó, tại Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta đã khẳng định : "Phát triển giáo dục - đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự công nghiệp hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững " (Văn kiện Đại hội Đảng IX) và với tầm quan trọng như vậy, giáo dục - đào tạo luôn được coi là "Quốc sách hàng đầu", "Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển", trong các lĩnh vực đầu tư cho giáo dục thì xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo đã được chiến lược phát triển giáo dục xem là một trong những biện pháp có tính đội phá. Mặt khác, đội ngũ giáo viên có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định chất lượng giáo dục - đào tạo trong các nhà trường. Như đồng chí Đỗ Mười đã nói: "Để đảm bảo chất lượng giáo dục - đào tạo, một trong những yếu tố cơ bản là đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên. Đội ngũ này quyết định đến chất lượng giáo dục trước mắt và lâu dài của toàn bộ sự nghiệp giáo dục". Với những ý nghĩa đó ở Nghị quyết TWII khoá VIII của Đảng đã đề cao vai trò của giáo dục trong việc đào tạo con người đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH- HĐH đất nước. Để thực hiện được yêu cầu đó, giáo dục - đào tạo phải đổi mới một cách sâu sắc và toàn diện, nhà trường phải đào tạo ra những con người tự chủ, năng động sáng tạo có kiến thức văn hoá, khoa học, công nghệ, có kỹ năng nghề nghiệp, có sức khoẻ, có niềm tự hào dân tộc và có ý chí vươn lên, có năng lực và thói quen tự học suốt đời, có khả năng thích ứng với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, của đất nước trong giai đoạn mới. 1 Cùng với giáo dục nói chung, giáo dục tiểu học có vị trí rất quan trọng bởi: "Tiểu học là bậc học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành phát triển toàn nhân cách của con người, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân: "Nhằm hình thành những cơ sở cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở". Để thực hiện được mục tiêu giáo dục tiểu học nói riêng thì đội ngũ giáo viên tiểu học là những người trực tiếp thực hiện mục tiêu của giáo dục tiểu học. Họ chính là những người quyết định đến chất lượng giáo dục, quyết định đến sự thắng lợi của việc thực hiện mục tiêu kế hoạch giáo dục đề ra, trong Điều 15 Luật giáo dục cũng đã nêu rõ vai trò của nhà giáo: "Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học". Có thể nói: Nếu không có đội ngũ giáo viên thì không có nhà trường. Không có nhà trường thì không có sự tồn tại và phát triển của giáo dục. Bác Hồ kính yêu đã từng nói: "Nhiệm vụ của giáo viên rất quan trong và vẻ vang vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục. Không có giáo dục thì không có cán bộ, không nói gì đến tri thức văn hoá". Thực tế đội ngũ giáo viên còn hạn chế về chất lượng "chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục - đào tạo trong giai đoạn mới" (Nghị quyết TW2 khoá VIII). Để thực hiện tốt mục tiêu phát triển giáo dục - đào tạo nhất thiết phải có đội ngũ giáo viên chuẩn hoá, đầy đủ về số lượng và có trình độ chuyên môn vững vàng. Muốn như vậy, mỗi nhà trường phải coi việc tổ chức, chỉ đạo, xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Vấn đề này gắn liền với giáo dục nhân cách, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho từng giáo viên trong nhà trường. Trong vài năm gần đây, Trường Tiểu học Nhân Mục - huyện Hàm Yên - tỉnh Tuyên Quang có đội ngũ giáo viên khá ổn định và từng bước năng cao về chất lượng chuyên môn. Tuy nhiên chất lượng chung của đội ngũ không đồng đều. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục nói chung của nhà trường. Xuất phát từ các 2 lý do trên, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: "Một số biện pháp bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nhân Mục - huyện Hàm Yên - tỉnh Tuyên Quang ". 2. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn. Đề tài nhằm mục đích: Đề xuất từ những biện phát tích cực về bồi dưỡng để nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên Trường Tiểu học Nhân Mục - huyện Hàm Yên - tỉnh Tuyên Quang góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: 3.1 Khách thể của đề tài: - Khách thể nghiên cứu: Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của Trường Tiểu học Nhân Mục - huyện Hàm Yên - tỉnh Tuyên Quang. - Khách thể khảo sát: Để phục vụ cho việc nâng cao đề tài này tôi tiến hành khảo sát trên những đối tượng sau: Cán bộ quản lý : 02 người. Giáo viên : 14 người. 3.2 Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trường Tiểu học Nhân Mục - huyện Hàm Yên - tỉnh Tuyên Quang. 4. Giả thuyết khoa học: Trong những năm qua công tác bồi dưỡng còn nhiều bất cập, nếu nghiên cứu đề tài đề xuất được một số biện pháp khả thi giúp nhà trường bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và tổ chức thực hiện những biện pháp thì chất lượng đội ngũ giáo viên được nâng lên đáp ứng nhu cầu phát triển hiện nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: 5.1 Nghiên cứu những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài. 5.2 Nghiên cứu thực trạng chất lượng của đội ngũ giáo viên Trường Tiểu học Nhân Mục - huyện Hàm Yên - tỉnh Tuyên Quang. 3 5.3 Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trường Tiểu học Nhân Mục - huyện Hàm Yên - tỉnh Tuyên Quang. 6. Giới hạn của đề tài: Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viênmột vấn đề rất rộng. Do điều kiện thời gian có hạn, năng lực có hạn tôi chỉ nghiên cứu vấn đề này trong thời gian năm học 2009 - 2010 tại Trường Tiểu học Nhân Mục - huyện Hàm Yên - tỉnh Tuyên Quang. 7. Phương pháp nghiên cứu: 7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: Sưu tầm, sắp xếp, hệ thống hoá các văn kiện, Nghị quyết, các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu . 7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát, phương pháp điều tra, phương pháp thống kê toán học. 4 PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Một số vấn đề về trường tiểu học và người giáo viên tiểu học. 1.1 Vị trí nhiệm vụ của trường tiểu học: Trường Tiểu học là công trình văn hoá giáo dục bền vững hấp dẫn các trẻ em, là nơi diễn ra cuộc sống thực sự của các em, là nơi tạo cho trẻ em hạnh phúc đi học."Mỗi ngày tới trườngmột ngày vui"."Trường tiểu học là cơ sở giáo dục, bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trực tiếp đảm nhiệm việc giáo dục trẻ từ lớp 1 đến lớp 5 cho trẻ từ 6 đến 11 tuổi, nhằm hình thành ở học sinh cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách cho người Việt Nam xã hội chủ nghĩa theo mục tiêu giáo dục tiểu học". 1.2. Vai trò, nhiệm vụ của người giáo viên tiểu học : Người giáo viên tiểu học có tầm quan trọng đặc biệt. Lao động của người thầy tiểu học là lao động vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật, đòi hỏi phải công phu, người thầy tiểu họcmột hình ảnh trực quan rất sinh động luôn gần gũi với học sinh, là tấm gương sáng để các em học tập và rèn luyện, dần hoàn thiện nhân cách của chính mình. Vấn đề thầy giáo đã được Nghị quyết TW2 khoá VIII chỉ rõ:"Để đảm bảo chất lượng giáo dục - đào tạo phải giải quyết vấn đề thầy giáo": Không có thầy giáo thì không thể thực hiện được mục tiêu giáo dục và đào tạo. Nghị quyết TW2 khoá VIII một lần nữa khẳng định: "Giáo viênnhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức đủ tài". Vì vậy người giáo viên tiểu học có những nhiệm vụ sau: 5 - Thực hiện nghiêm chỉnh có chất lượng nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục toàn diện cho học sinh, giảng dạy đúng đủ chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, soạn bài, chấm bài đầy đủ, lên lớp đúng giờ, không tuỳ tiện bỏ giờ, bỏ buổi học, quản lý chu đáo học sinh trong mọi hoạt động học tập và rèn luyện ở trong, ngoài nhà trường. - Thường xuyên học tập văn hoá, bồi dưỡng nghiệp vụ, rèn luyện đạo đức tác phong để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao theo tiêu chuẩn quy định đối với người giáo viên tiểu học. * Chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của nhà nước, tôn trọng pháp luật, thực hiện các quyết định của hiệu trưởng, nhận nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra của hiệu trưởngcủa các cấp quản lý giáo dục. * Thương yêu tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh xây dựng tập thể sư phạm thành một tập thể đoàn kết thân ái, giúp đỡ lẫn nhau. * Phối hợp chặt chẽ với Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh với gia đình học sinh trong hoạt động dạy họcgiáo dục. Người giáo viên tiểu học hiện nay phải có khả năng dạy đủ 9 môn học cho những học sinh học lực khác nhau trong cùng một lớp, nghề sư phạm ở bậc tiểu học hơn lúc nào hết phải được coi trọng hàng đầu. Từ đó người giáo viên cần được bồi dưỡng kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ để cập nhập với thời hiện đại. 2. Yêu cầu về chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học: 2.1 Năng lực sư phạm của giáo viên: "Năng lực sư phạm là tổng hợp những đặc điểm tâm lý của cá nhân, đáp ứng những yêu cầu hoạt sư phạm và quyết định sự thành công trong việc nắm vững hoạt động" vẫn theo quan điểm của nhóm nghiên cứu tác giả sách "Tâm lí học" (do Phạm Minh Hạc chủ biên) đã phân chia năng lực sư phạm của người giáo viên theo 3 nhóm sau: 6 Nhóm 1: Đó là lòng yêu trẻ, cơ bản trong năng lực sư phạm, thể hiện năng lực kiềm chế, tự chủ, điều khiển được các trạng thái tâm lí, tâm trạng của bản thân khi tiến hành các hoạt động sư phạm. Nhóm 2: Năng lực dạy học gắn liền với việc truyền đạt thông tin cho học sinh ví dụ: Năng lực khoa học, năng lực chuyên môn, năng lực ngôn ngữ . Nhóm 3: Những năng lực tổ chức giao tiếp trong quá trình dạy họcgiáo dục nhóm: Tổ chức làm việc khoa học, tổ chức các hoạt động của học sinh như óc quan sát, sự khéo léo sư phạm lôi cuốn học sinh. 2.2 Năng lực chuyên môn của người giáo viên tiểu học thể hiện ở chuẩn về kiến thức kĩ năng cụ thể: a. Về kiến thức: - Có kiến thức khoa học có cơ bản có liên quan có liên quan đến chương trình. - Có kiến thức về nghiệp vụ sư phạm tiểu học. - Có hiểu biết về những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đối với kinh tế - văn hoá - xã hội. - Có kiến thức phổ thông về quản lý hành chính Nhà nước, về môi trường dân số, an ninh quốc phòng, an toàn giao thông, quyền trẻ em, y tế học đường. - Có hiểu biết về tình hình chính trị, kinh tế - văn hoá - xã hội của địa phương. b. Về kỹ năng: - Biết lập kế hoạch bài học. - Biết tổ chức giờ học, thực hiện các mục tiêu của bài học. - Biết làm công tác chủ nhiệm lớp, biết tổ chức các hoạt động giáo dục, sinh hoạt tập thể, sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, hoạt động của đội Thiếu niên, sao Nhi đồng. - Biết giao tiếp ứng xử với học sinh, phụ huynh học sinh, đồng nghiệp và cộng đồng. - Biết lập hồ sơ, lưu trữ hồ và sử dụng hồ sơ, biết giảng dạy và giáo dục học sinh. 7 2.3 Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống: - Nhận thức rõ về tư tưởng chính trị với trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước. - Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỷ luật lao động. - Có đạo đức nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo . - Phải trung thực trong công tác, đoàn kết trong quan hệ đồng nghiệp, phục vụ nhân dân và học sinh. 3. Khái niệm, mục tiêu bồi dưỡng giáo viênbồi dưỡng giáo viên tiểu học: 3.1 Khái niệm, mục tiêu của bồi dưỡng giáo viên : - Theo quan niệm của tổ chức UNESCO là: "Bồi dưỡng với ý nghĩa nâng cao nghề nghiệp. Quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kĩ năng chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp ". - Theo tác giả Nguyễn Minh Đường "Bồi dưỡng có thể coi là một quá trình cập nhật kiến thức và kĩ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu trong một cấp học, bậc học và thường xuyên được xác định bằng một chứng chỉ ". Qua các quan điểm trên, có thể nói bồi dưỡng thực chất bổ sung kiến thức kỹ năng để nâng cao trình độ trong lĩnh vực chuyên môn nào đó, giúp con người mở mang hoặc nâng cấp hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo chuyên môn nghiệp vụ có sẵn nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công việc đang làm. 3.2 Bồi dưỡng chất lượng đội ngũ : - Bồi dưỡng chất lượng đội ngũ giáo viênmột ý nghĩa cực kỳ to lớn trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên về chính trị chuyên môn và quản lý giáo dục. Vai trò của người giáo viên với những phẩm chất đạo đức tốt cùng với kiến thức và năng lực chuyên môn vững vàng sẽ tạo được uy tín và khả năng giáo dục 8 tiểu học to lớn đáp ứng yêu cầu của sự phát triển giáo dục và phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay. Chất lượng đội ngũ giáo viênnhân tố quyết định chất lượng giáo dục và phụ thuộc vào công tác đào tạo, công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Hai mặt này gắn bó với nhau một cách chặt chẽ trong một thể thống nhất trong đó công tác bồi dưỡng thường xuyên có ý nghĩa đào tạo lại, cung cấp cho giáo viên tiểu học những kiến thức mới, tạo cho họ có một tiềm lực tiếp cận với những yêu cầu thay đổi trong giảng dạy phổ thông và sự phát triển của khoa học giáo dục, khoa học bộ môn ( nhất là những thành tựu mới ) để vận dụng vào công tác giảng dạy và giáo dục học sinh trong giai đoạn mới. Muốn phát triển giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng không thể không chú ý bồi dưỡng chất lượng giáo viên. Đây là yếu tố số một mà trong đó chuyên môn là một vấn đề quan trọng nhất. Nếu giáo viên yếu về trình độ chuyên môn, yếu về năng lực sư phạm thì không thể nâng cao chất lựơng giáo dục. Chúng ta ai cũng thừa nhận một nền giáo dục không thể phát triển cao hơn trình độ của những người xây dựng nên nó. "Đỉnh cao của một nền giáo dục của bất kỳ mọt quốc gia nào cũng không thể vượt qua ngưỡng cửa của thầy giáo". Vấn đề thầy giáo lại được khẳng định: "Để đảo bảo chất lượng của giáo dục và đào tạo phải giải quyết tốt vấn đề thầy giáo". Vấn đề thấy giáo được khẳng định hơn trong Hội nghị lần 2 BCH Trung ương Đảng khoá VIII. Trong năm giải pháp về chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới thì " Xây dựng chất lượng đội ngũ " được coi là giải pháp quan trọng nhất, có tính quyết định tới chất lượng giáo dục. Chỉ thị 40 của Ban Bí thư : " Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt vừa mang tính chiến lược lâu dài nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục năm 2001 - 2010 và chấn hưng đất nước". Thực tế trong giai đoạn hiện nay giáo viên tiểu học thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, không đồng đều về các môn và mất cân đối về cơ cấu, một điều bấp cập nữa là đội ngũ giáo viên còn non yếu về trình độ tay nghề. 9 Vì vậy trong công cuộc đổi mới về sự nghiệp giáo dục đang đứng trước thức thách mới thì vai trò của người giáo viên rất quan trọng. Họ không ngừng phải trao đổi tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm giảng dạy, cùng với việc mở mang kiến thức mới để tồn tại và đáp ứng đòi hỏi to lớn của xã hội. Do đó, việc bồi dưỡng chất lượng đội ngũ giáo viên là hết sức cần thiết, công việc bồi dưỡng chất lượng đội ngũ giáo viên chính là phát triển nguồn nhân lực. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÀ CÁC BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC NHÂN MỤC – HÀM YÊN – TUYÊN QUANG 1. Khái quát về tình hình địa phương và nhà trường : Xã Nhân Mục cách trung tâm huyện Hàm Yên 8 km địa hình có nhiều đồi núi. Đườnggiao thông đi lại rất thuận lợi. Phía Đông giáp xã Thị trấn Tân Yên, phía Tây giáp xã Tích Cốc - Yên Bình - Yên Bái, phía Nam giáp xã Bằng Cốc, phía Bắc giáp xã Yên Phú. Tổng diện tích tự nhiên toàn xã có 1.441,6 ha.Có 795 hộ dân với 3.259 nhân khẩu .Nghề nghiệp chính là sản xuất nông nghiệp kết hợp với trồng cây lâm nghiệp Toàn xã có 11 thôn với 5 dân tộc cùng chung sống (Dân tộc thiểu số chiếm 80%), Số hộ nghèo chiếm 33% nên cũng có ảnh hưởng đến việc dạy và học của nhà trường. * Thuận lợi : 10 [...]... chưa cao - Thực tế chất lượng đội ngũ giáo viên của Trường Tiểu học Nhân Mục Năm học 2008 - 2009 Ban giám hiệu và chuyên môn nhà trường đã có những biện pháp bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên + Ưu điểm: Đã gặt hái được một số kết quả tốt đẹp, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường, chất lượng của nhà trường đã được cải thiện rõ rệt + Nhược điểm: Về bồi dưỡng. .. thần tự học tự bồi dưỡng còn hạn chế 16 CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÀ CÁC BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC NHÂN MỤC - HÀM YÊN TUYÊN QUANG Từ thực tế về năng lực chuyên môn và công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của Trường tiểu học Nhân Mục huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang trong thời gian vừa qua... Việc bồi dưỡng thường xuyên và có hiệu quả thì chất lượng giáo dục của nhà trường sẽ được nâng lên - Thực tế chất lượng đội ngũ giáo viên của Trường tiểu học Nhân Mục: + Mặt mạnh: Đội ngũ giáo viên của trường nhiệt tình trong công tác, yêu nghề, mến trẻ + Mặt yếu: Đội ngũ giáo viên của trườngsố lượng chuyên môn không đồng đều, thăm lớp dự giờ trao đổi kinh nghiệm còn hạn chế Ý thức tự học, tự bồi dưỡng. .. luận và cơ sở thực trạng về chất lượng đội ngũ giáo viên và công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của Trường tiểu học Nhân Mục tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên như sau: 1.1 Tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên theo học lớp bồi dưỡng nâng cao về kiến thức và trình độ chuyên môn 1.2 Thường xuyên kiểm tra đánh giá về kỹ năng sư phạm của từng giáo viên 1.3 Tổ chức thăm lớp dự... rút ra một số biện pháp trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học cụ thể như sau: 17 Biện pháp 1: Tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị Nâng cao nhận thức về vị trí nhiệm vụ của công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Làm cho đôi ngũ giáo viên nhận thức rõ về vị trí vai trò, nhiệm vụ của mình Xác định trách nhiệm tu dưỡng rèn luyện phẩm chất chính trị đạo đức lối sống tốt Giáo viên hiểu... trường đã có kế hoạch và tạo điều kiện, động viên các đồng chí giáo viên đi học các lớp Đại học, cao đẳng tại chức để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ 2.2 Đánh giá về phẩm chất chính trị đạo đức lối sống của đội ngũ giáo viên Trường tiểu học Nhân Mục : Kết quả đánh giá về phẩm chất chính trị đạo đức lối sống của đội ngũ giáo viên Trường tiểu học Nhân Mục Năm học 2008 - 2009 12 Kết quả đánh giá (%)... chung của nhà trường 2 Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên Trường Tiểu học Nhân Mục: 2.1 Đánh giá chung về chất lượng đội ngũ giáo viên: Nhìn chung so với toàn huyện Hàm Yên thì Trường Tiểu học Nhân Mục cơ bản đảm bảo về số lượng Trình độ giáo viên 100% đạt chuẩn và trên chuẩn Về trình độ tay nghề: Qua đánh giá của BGH, thanh tra của phòng giáo dục, qua các đợt thao giảng Số giáo viên đạt khá giỏi... tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nhân Mục - Hàm Yên - Tuyên Quang Trong nhiều năm qua nhất là những năm gần đây Trường tiểu học Nhân Mục huyện Hàm Yên rất chú trọng tới công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Đây là một nhiệm vụ hết sức cần thiết và không thể thiếu được Nhà trường đã làm được những công việc như sau: - Thành lập ban chỉ đạo công tác bồi dưỡng: + Trưởng ban... khác Biện pháp 3: Đa dạng hoá các hình thức bồi dưỡng đối với giáo viên Yêu cầu của việc bồi dưỡng đối với giáo viên tiểu học rất đa dạng và phong phú Đối với bồi dưỡng bao gồm toàn bộ giáo viên tiểu học do vậy phải kết hợp có hiệu quả hình thức bồi dưỡng, cụ thể là: 20 - Bồi dưỡng qua tổ chuyên môn: Cần xác định rõ vai trò và nhiệm vụ của tổ chuyên môn trong đó một trong những nhiệm vụ cơ bản của tổ... tác tự bồi dưỡng của giáo viên * Nhược điểm: + Trình độ đội ngũ giáo viên không đều + Công tác dự giờ còn hình thức, cọ sát chưa nhiều + Tinh thần tự học, tự bồi dưỡng còn hạn chế Nguyên nhân của thực trạng trên: Những kết quả đạt được trong công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của trường rước hết do Ban giám hiệu nhà trường mà người đứng đầu là hiệu trưởng đã nhận thức được yêu cầu cấp bách của công . III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÀ CÁC BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC NHÂN MỤC. nhân lực. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÀ CÁC BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC

Ngày đăng: 08/04/2013, 19:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan