CÁC CHUYÊN ĐỀ THAM KHẢO ÔN THI CỦA XÃ HỘI HỌC TÔN GIÁO

80 1.7K 21
CÁC CHUYÊN ĐỀ THAM KHẢO ÔN THI CỦA XÃ HỘI HỌC TÔN GIÁO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CÁC CHUYÊN ĐỀ THAM KHẢO CỦA XÃ HỘI HỌC TÔN GIÁO CHUYÊN ĐỀ 1: QUAN ĐIỂM CỦA EMILE DURKHEIM VỀ TÔN GIÁO Emile Durkheim (1858 – 1917), nhà xã hội học nổi tiếng của Pháp, là người đặt nền móng xây dựng chủ nghĩa chức năng và chủ nghĩa cơ cấu. Sự nghiệp của ông gắn liền những công trình nghiên cứu đồ sộ, đóng góp một phần không nhỏ cho khối kiến thức nền tảng của xã hội học. Những tác phẩm lớn nhất không thể không kể đến của Durkheim là cuốn Phân công lao động trong xã hội (1893), Các qui tắc của phương pháp xã hội học (1895), Tự tử (1897) và Những hình thức sơ đẳng của đời sống tôn giáo (1912). I. Quan điểm của Emile Durkheim về tôn giáo trước năm 1895 Những công trình nghiên cứu thời kì này của Emile Durkheim có trọng tâm là các vấn đề xã hội như sự phân công lao động hay hiện tượng tự tử. Tuy nhiên, trong một phần không nhỏ của những công trình nghiên cứu, Durkheim vẫn đặt những vấn đề xã hội mà ông quan tâm trong mối quan hệ mật thiết với tôn giáo. Cụ thể, trong những công trình lớn, tôn giáo được đề cập tới như sau: Trong cuốn Phân công lao động trong xã hội, tôn giáo được coi là một yếu tố cố kết các cá nhân trong sự chia rẽ bởi sự phân công lao động. Bằng cách tạo ra nhận thức chung của tất cả những thành viên trong xã hội về một vài hiện tượng, một vài hành vi mà tôn giáo tạo nên một sự cố kết trực tiếp giữa các thành viên của một xã hội kém phát triển. Khi xã hội đó có những bước tiến vượt bậc về mọi mặt, sự cố kết bền chặt, mạnh mẽ giữa các cá nhân trở nên lỏng lẻo hơn nhưng không hoàn toàn mất đi. Các công đoạn của hoạt động sản xuất càng được chuyên môn hoá cao thì tính phụ thuộc lẫn nhau của chúng càng được gia tăng. Các thành viên trong xã hội phát triển cũng vậy, họ càng được tự do và tự chủ nhưng cũng vẫn phải phụ thuộc vào nhau thông qua các thiết chế xã hội cơ bản, một trong số đó là tôn giáo. Vậy tôn giáo dù có tồn tại ở xã hội với những kiểu đoàn kết nào thì vẫn là yếu tố gắn kết các thành viên. Tương tự như vậy, trong cuốn Tự tử, Durkheim cũng bàn đến tôn giáo như là chất keo kết nối các thành viên trong một xã hội. Nghiên cứu về hiện tượng tử tự trong xã hội đương thời với những số liệu cụ thể đã chỉ ra vai trò của tôn giáo đối với vấn đề xã hội này. Theo ông, tôn giáo là một trong những yếu tố cơ bản làm giảm thiểu các vụ tự tử vị kỉ, nhưng cũng khuyến khích hình thức tự tử vị tha. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có sự khác biệt về số lượng người tự tử trong những tôn giáo khác nhau. Sự phong phú về hệ thống giáo lý, giáo 1 điều, giáo luật, về thế giới quan, về các nghi lễ, nghi thức tôn giáo… là những biến độc lập chi phối tỉ lệ tự tử khác biệt này. Qua đây, tôn giáo được đề cập đến như một yếu tố trực tiếp tác động tới hiện tượng tự tử. Tựu chung lại, tôn giáo đã là mối quan tâm của Durkheim trong những nghiên cứu trước 1895. Tuy nhiên, trong những nghiên cứu này, tôn giáo chỉ được đề cập tới như là yếu tố không thể thiếu của đoàn kết xã hội. Hơn nữa, tôn giáo trong những nghiên cứu này “phảng phất” những quan điểm của các nhà khoa học tiền nhiệm như Comte, Rousseau, Saint Simon… Chỉ sau khoảng năm 1895, khi ông được “thức tỉnh” bởi những tác gia lớn người Anh, tôn giáo mới chiếm được vị trí “độc tôn” trong mối quan tâm nghiên cứu của Durkheim. II. Quan điểm của Emile Durkheim về tôn giáo sau năm 1895 Có thể nói, thời kì này tôn giáo là mối quan tâm hàng đầu của Emile Durkheim. Số lượng những bài báo, bài luận hay những nghiên cứu về tôn giáo của ông chưa từng nhiều như vậy. Nhưng điều đáng nói là sự xuất hiện của tôn giáo trong những nghiên cứu về sau này mang đậm cái nhìn và quan điểm của Durkheim. Đặc biệt nhất trong những nghiên cứu về tôn giáo là bộ ba cuốn sách trong Những hình thức sơ đẳng của đời sống tôn giáo, xuất bản năm 1912. Khác với việc sử dụng hàng loạt số liệu khi nghiên cứu về tự tử, tác phẩm lớn cuối cùng của Durkheim tập trung nghiên cứu duy nhất trường hợp của những bộ lạc thổ dân châu Úc, nơi tôn giáo được coi là chiếm giữ những “hình thức sơ đẳng” và tồn tại một cách “nguyên thuỷ” nhất. Trong bộ sách này, Emile Durkheim đã bàn đến hai vấn đề lớn khi nghiên cứu tôn giáo. Một là, sự xuất hiện của tôn giáo như một sản phẩm của đời sống hiện thực xã hội. Hai là, nghiên cứu bàn đến những thành phần cơ bản của một tôn giáo nguyên thuỷ. Qua việc làm rõ hai vấn đề trên, Emile Durkheim cũng chỉ ra được ảnh hưởng của tôn giáo tới các cá nhân trong xã hội. 1. Nguồn gốc xã hội của tôn giáo Trong cuốn sách đầu tiên của bộ ba tác phẩm nghiên cứu Những hình thức sơ đẳng của đời sống tôn giáo, Emile Durkheim đã dẫn nhập tới cái gốc rễ xã hội thông qua việc đưa ra định nghĩa của cá nhân ông về hiện tượng tôn giáo và tôn giáo. Phủ nhận những định nghĩa về tôn giáo bắt nguồn từ yếu tố tự nhiên và thuyết vật linh, tôn giáo và những hiện tượng tôn giáo được đĩnh nghĩa thông qua hệ thống những yếu tố tồn tại một cách hiện thực và cấu thành một xã hội. 1.1. Phê phán tiền khái niệm Trước khi đưa ra định nghĩa của riêng mình, ông cũng xem xét lại những quan niệm thông thường về tôn giáo. Khái niệm đầu tiên, và được coi là tiêu biểu về tôn giáo là khái niệm siêu nhiên. Theo khái niệm này, tôn giáo là tất cả những cái gì mà khoa học không thể giải thích được, thuộc thế giới của thần bí. Mặc dù thừa nhận vai trò quan trọng của cảm nhận 2 thần bí trong một số tôn giáo, cụ thể là trong Kitô giáo, nhưng Durkheim cũng cho rằng cảm nhận đó có thể xuất phát từ một ý tưởng bị khuất phục với những hiện tượng vĩ đại của thiên nhiên. Khái niệm thần bí xuất hiện rất muộn trong lịch sử tôn giáo, vì vậy nó hoàn toàn xa lạ với tôn giáo nguyên thủy. Theo Durkheim, những điều thần bí đối với những người có lòng tin không có gì là kì lạ hay phi lý. Ông so sánh những nghi thức để đảm bảo đất đai phì nhiều hay sự sinh sôi nảy nở của vạn vật trong quan niệm của những tín đồ tôn giáo đó cũng giống như những suy nghĩ logic về những biện pháp kĩ thuật của khoa học vậy. Đối với ý tưởng về siêu nhiên, Durkheim cho rằng để có thể xác định được cái gì là hiện tượng siêu nhiên thì trước hết phải có trật tự tự nhiên của mọi vật, tức là xác định các qui luật, quan hệ mà theo đó mọi hiện tượng gắn liền với nhau, đó là những khái niệm quyết định luận vũ trụ. Khi đó, tất cả những gì vi phạm qui luật đó đều nằm ngoài tự nhiên và ngoài lý trí. Ông cũng khẳng định rằng, chỗ đứng của nguyên tắc quyết định luận vũ trụ trong khoa học xã hội vẫn còn chưa vững chắc. Vì thế nên, niềm tin vào sự phụ thuộc của xã hội vào các qui luật thiết yếu và tạo nên một giới tự nhiên vẫn còn chưa chắc chắn, và kết quả của nó là lòng tin vào phép mầu. Ông lý giải rằng, sự tồn tại của lòng tin vào những điều thần bí không nằm ở chỗ xã hội “tối tăm và bí hiểm” mà nằm ở chỗ con người bằng lòng với cách giải thích đó, cách giải thích đó làm họ cảm thấy sáng tỏ hơn cả những luận đề của khoa học mà họ chưa muốn thừa nhận. Nói về những điều bất ngờ, ông khẳng định, “siêu nhiên không hề dẫn đến điều bất ngờ”, ông cho rằng, ngay cả trong trật tự của các hiện tượng thì vẫn có những ngoại lệ. Chính vì thế, nếu chỉ chứng kiến những điều bất ngờ mà không thấy được rằng những hiện tượng đó gần như là không thể có được thì không thể có được ý tưởng về cái siêu nhiên. Các khái niệm tôn giáo cần phải phù hợp với khái niệm về cái dị thường và bất ngờ, và điều quan trọng là các khái niệm tôn giáo không dùng để giải thích những cái đặc biêt bất thường mà giải thích những điều thường xuyên và bình thường. Từ đó, ông khẳng định rằng nhiệm vụ chủ yếu của tôn giáo là duy trì một cách tích cực sự vận hành bình thường của cuộc sống, những ý tưởng về thần bí chỉ là những ý tưởng do của chính con người tạo ra và chỉ là đặc tính của riêng một số tôn giáo nên không thể coi đó là đặc tính của các hiện tượng tôn giáo. Một cách định nghĩa khác về tôn giáo đó là dựa trên những quan niệm về thần linh. Durkheim đã thay thế chữ thần linh bằng tên gọi “thực thể tâm linh” để có thể có một cách hiểu đầy đủ hơn. Thực thể tâm linh được ông định nghĩa là “những vật có ý thức, cao hơn con người binh thường; sự đánh giá đó phù hợp với linh hồn người chết, thần linh, ma quỉ cũng như với thượng đế. Tôn giáo được coi như có mục đích là điều hòa quan hệ giữa con người và những vật thể đó, và chỉ có thể có tôn giáo khi cầu kinh, hiến tế và lễ cầu phúc… Đó là định nghĩa do thói quen tư duy của con người có được từ giáo dục tôn giáo. Để lý giải những sự 3 kiện không thể vận dụng định nghĩa trên những vẫn thuộc về tôn giáo, ông đưa ra quan niệm về tôn giáo vô thần với ví dụ về Phật giáo. Ông cho rằng Phật giáo “vô thần theo nghĩa nó không quan tâm đến vấn đề có hay không có thượng đế”, nội dung căn bản nhất trong giáo lý đạo phật và Tứ diệu đế và Bát chính đạo, những điều chỉ dẫn con người tự thoát khỏi khổ hạnh mà không phải dựa vào bất cứ một quyền lực hay thần linh nào. Ông cũng chỉ ra rằng sự tồn tại của những bậc bồ tát trong Phật giáo không phải do quyền lực hơn người của họ mà chỉ là do “mức độ tăng tiến” của họ trên con đường ngộ đạo. Chính vì vậy, thực chất của Phật giáo không nằm ở tính thần linh mà nằm ở khái niệm về giải thoát và tự giải thoát. Durkheim cũng chỉ ra rằng có sự tồn tại của những nghi thức không mang ý tưởng về thần linh của chính những tôn giáo hữu thần. Từ đó ông đưa ra kết luận về tính thần linh của tôn giáo, ông khẳng định rằng tôn giáo vượt ra khỏi ý tưởng về thần linh hay ma quỉ, vì vậy không thể coi tôn giáo chỉ là để giải thích riêng về chức năng của thần linh. 1.2. Định nghĩa tôn giáo Ngoài việc phê phán những khái niệm, định nghĩa tôn giáo như những yếu tố siêu nhiên, Emile Durkheim còn đưa ra định nghĩa về tôn giáo theo quan điểm riêng của mình: “Tôn giáo là một hệ thống thống nhất của niềm tin tôn giáo và những nghi thức tôn giáo có liên quan tới những yếu tố thiêng liêng hay những điều không nên làm và cấm kị. Những niềm tin và nghi thức tôn giáo được thống nhất lại và tựu chung trong một tổ chức duy nhất là Nhà thờ. Tất cả những người tham gia vào và gắn bó với tổ chức ấy được coi là những thành viên chính thức của tổ chức”. Emile Durkheim đã chấm dứt vứt bỏ những yếu tố siêu nhiên hay thần thánh của tôn giáo mà gắn chặt tôn giáo với những yếu tố hiện thực trong định nghĩa của mình. Niềm tin tôn giáo hay những nghi thức tôn giáo đều là sản phẩm của quá trình hình thành nên xã hội. Những điều thiêng liêng hay những cấm kị đều được đặt ra bởi tập thể những người cùng sinh sống trong một xã hội. Hiện thực nhất phải kể đến sự tồn tại của yếu tố nhà thờ trong định nghĩa của Durkheim. Nhà thờ hiện lên với chức năng chủ yếu là gắn kết những người mộ đạo trong một tổ chức qui củ và điều khiển họ cùng chia sẻ niềm tin và những nghi lễ tôn giáo. Thêm một lần nữa, đoàn kết xã hội gắn liền với tôn giáo bởi sự cố kết những thành viên cùng tham gia vào các hoạt động tôn giáo, tại một tổ chức thống nhất mang tên Nhà thờ. Từ đó, ta có thể thấy được gốc rễ, cái nền tảng để tôn giáo xuất hiện và tồn tại vững chắc chính là thực tại xã hội. 1.3. Phân biệt tôn giáo và ma thuật Ngoài ra, để đưa ra một định nghĩa hoàn toàn đúng đắn với tính xã hội, cũng cần phải xem xét tôn giáo và phân biệt nó với ma thuật. Hai khái niệm này cùng mang nhiều đặc điểm tương đồng nhưng cũng tồn tại những mặt khác biệt. Cái khác biệt mà Emile Durkheim chỉ ra 4 từ phép so sánh ma thuật với tôn giáo đã phần nào lí giải nguồn gốc xã hội mà tôn giáo phát sinh. Ma thuật cũng gồm có niềm tin và nghi thức giống như tôn giáo. Nó có những nghi lễ riêng, những lễ hiến sinh, lễ rửa tội, cầu nguyện, ca khúc và nhảy múa. Những vật thể mà người pháp sư viện dẫn và những vật thể được nói đến trong tôn giáo thường là cùng một vật thể. Ví dụ: linh hồn người chết. Linh hồn người chết là vật thể vô cùng thiêng liêng và chúng là đối tượng của nghi thức tôn giáo. Đồng thòi chúng cũng giữ một vai trò đáng kể trong ma thuật. Linh hồn người chết, tóc của họ, xương của họ được coi là những vật trung gian mà người pháp sư thường sử dụng. Tuy nhiên, những niềm tin và nghi thức của ma thuật thô sơ hơn là trong tôn giáo. Nó không mất thời gian vào việc biện minh bởi lẽ nó nhằm vào những mục đích kỹ thuật và thực dụng. Tuy ma thuật và tôn giáo rất gần gũi với nhau nhưng sự khác biệt thể hiện ở sự ghê tởm của tôn giáo đối với ma thuật và sự thù địch của ma thuật đối với tôn giáo. Ma thuật có một thứ thích thú nghề nghiệp để trần tục hóa những vật thánh thiện; trong các nghi thức, nó là cái đối trọng với những nghi lễ tôn giáo. Về phía mình, tôn giáo nếu như không phải lúc nào cũng lên án và bài xích các nghi thức ma thuật, thì nói chung vẫn nhìn bằng con mắt thiếu thiện cảm. Hubert và Hauss nhận xét, trong các phương thức của pháp sư có cái gì đó cơ bản là chống tôn giáo. Và E.Durkheim đã phân biệt ma thuật và tôn giáo như sau: - Các niềm tin tôn giáo thực sự lúc nào cũng là cái chung của một cộng đồng cụ thể mà những người đó phải gia nhập và thực hành những nghi thức gắn bó họ lại với nhau. Các cá nhân hợp thành cảm thấy gắn bó với nhau vì họ có chung một niềm tin – hình dung theo cùng một cách thế giới thiêng liêng và mối quan hệ với thế giới trần tục. Họ diễn đạt niềm tin chung đó trong những thực hành giống nhau. Các cá nhân đó hợp thành một tổ chức là Giáo hội. Trong lịch sử, chúng ta không thấy một tôn giáo nào mà không có Giáo hội. Giáo hội không chỉ là một cộng đồng tăng lữ; đấy là cộng đồng tinh thần do những người có cùng đức tin tập hợp lại, tín đồ cũng như giáo sĩ. - Những niềm tin mang tính ma thuật cũng thường được phổ biến trong những tầng lớp nhân dân rộng rãi và có những dân tộc mà số tín đồ không thua kém gì những tôn giáo chính thức. Tuy nhiên, những niềm tin đó không có khả năng gắn kết những người tham gia vào với nhau và đoàn kết họ trong cùng một nhóm, cùng một đời sống chung. Vì vậy, không hề có khái niệm Giáo hội ma thuật. Trong một số trường hợp, các pháp sư có lập nên những hội đoàn nhưng những hội đoàn đó không hề cần thiết cho việc thực hành ma thuật; chúng ít khi có tổ chức và chúng có tính chất tương đối ngoại lệ. Để thực hành công việc của mình, người pháp sư không cần đến sự liên kết với các đồng nghiệp. Hơn nữa, thành viên trong những hội 5 đoàn đó không nhất thiết tất cả phải tin theo ma thuật – nghĩa là những người mà nghi lễ được cử hành là giành cho họ - Một câu hỏi đặt ra là khi đưa khái niệm Giáo hội vào tôn giáo, phải chăng chúng ta đã loại trừ những tôn giáo cá nhân mà bản thân cá nhân đã lập nên cho riêng mình và hành lễ cho riêng mình? E.Durkheim cho rằng những tín ngưỡng cá nhân hợp thành này không phải là một hệ thống tôn giáo riêng biệt và tự lập, mà chỉ là những khía cạnh của tôn giáo chung cho mọi Giáo hội mà cá nhân là thành viên. Chính Giáo hội mà cá nhân thuộc vào đã dạy cho họ rằng những vị thần cá nhân đó là gì, vai trò của thần ra sao, làm thế nào để quan hệ với thần và phải thờ phụng như thế nào. Khi chúng ta phân tích một cách hệ thống giáo lý của Giáo hội đó, dù thế nào chăng nữa, đến một lúc nào đấy, chúng ta sẽ bắt gặp trên con đường của nó những điều kiện liên quan đến những tín ngưỡng đặc biệt đó. Như vậy, đấy không phải là hai tôn giáo thuộc 2 loại khác nhau và quay lưng lại với nhau; mà chúng có cùng một ý tưởng và cùng một nguyên tắc như nhau; ở đây thì được vận dụng trong hoàn cảnh thích hợp với toàn thể cộng đồng, ở kia thì thích hợp với đời sống cá nhân. 1.4. Tại sao tôn giáo là sản phẩm của xã hội ? Durkheim đã đưa ra câu trả lời hoàn hảo cho câu hỏi trên. Theo ông, tôn giáo là sản phẩm của xã hội bởi vì nó tồn tại như một nguồn cung cấp sự đoàn kết và dấu hiệu xác nhận các thành viên trong một xã hội. Đặc biệt với các xã hội tồn tại đoàn kết cơ học, các cá nhân gắn kết khăng khít với nhau thì tôn giáo càng cần để mỗi cá nhân tự gắn mình vào một tập thể và một tập thể thừa nhận các cá nhân thành viên. Cụ thể hơn, tôn giáo cung cấp cơ hội để: • Thể hiện chủ quyền • Nhấn mạnh yếu tố đạo đức và chuẩn mực xã hội • Điều khiển, duy trì sự tồn tại của xã hội như một phần không thể thiếu của hệ thống các thành phần cấu thành xã hội • Liên kết, trao đổi thông tin, thúc đẩy những tương tác xã hội Những nhu cầu tương tác, trao đổi thông tin, xác nhận chuẩn mực, nhấn mạnh vai trò đạo đức xã hội… được đáp ứng một phần thông qua tôn giáo. Nói cách khác, tôn giáo ra đời nhằm phục vụ chức năng đảm bảo các nhu cầu trên mà các thành phần khác của hệ thống xã hội không thể đáp ứng. Đó chính là nguồn gốc xã hội của tôn giáo theo quan điểm của Emile Durkheim. 2. Các thành tố sơ đẳng của tôn giáo Sở dĩ lựa chọn những bộ lạc thổ dân châu Úc để nghiên cứu là vì tôn giáo mà họ chia sẻ mang những biểu hiện của hình thức tôn giáo nguyên thuỷ. Để xác định được tôn giáo có mang những đặc điểm sơ khai nhất hay không, cần dựa vào những yếu tố sau: tôn giáo đó phải tồn tại trong các xã hội mà tính chất tổ chức của chúng không thể đơn giản hơn; nó có 6 thể được giải thích mà không cần dựa vào những tôn giáo tồn tại trước. Những hiện tượng tôn giáo, những hành vi tôn giáo tồn tại trong các xã hội là rất đa dạng, phong phú. Nhưng dù thế nào, thì căn nguyên của các hiện tượng, các hành vi ấy đều dựa trên sự phân chia thành hai yếu tố: cái linh thiêng và cái trần tục. Cái linh thiêng được hiểu như những yếu tố thiêng liêng, quan trọng, thần thánh và luôn được đặt ở vị trí cao hơn những cái trần tục. Cái linh thiêng có thể thuộc mọi lĩnh vực của tôn giáo, một phần của những lễ nghi, là đối tượng của sự sùng kính hoặc đơn giản là hành động mang đậm niềm tin tôn giáo. Cái trần tục ngược lại với cái linh thiêng, nó là tập hợp bao gồm toàn bộ những yếu tố không mang chức năng tôn giáo hoặc không nắm giữ ý nghĩa tôn giáo. Cái linh thiêng và cái trần tục luôn được đặt trong mối quan hệ hữu cơ, bổ sung cho nhau. Để phân biệt cái linh thiêng và cái trần tục, chỉ cần chỉ ra được đặc điểm mang đậm yếu tố đạo đức. Tuy vậy, cái linh thiêng và cái trần tục trong tư duy con người luôn nằm ở hai thế giới khác biệt và không bao giờ có điểm chung, nhưng vẫn có sự chuyển đổi của một vật từ giới nọ sang giới kia, và sự chuyển đổi này có thể được nhìn nhận như một sự lột xác hoàn toàn. Tính không thuần nhất của hai giới còn khiến nó suy thoái thành sự đối kháng thực sự. Từ đó, ông đưa ra nhận định rằng niềm tin tôn giáo là những biểu trưng nói lên bản chất của cái linh thiêng và quan hệ chúng duy trì giữa cái linh thiêng với nhau hoặc giữa cái linh thiêng với cái trần tục, và nghi thức vì vậy, được xác định là cách thức con người hành xử với cái thiêng. Durkheim đưa ra định nghĩa: “khi một cái linh thiêng nâng đỡ cái này với cái khác trong mối quan hệ phối hợp và phụ thuộc, bằng cánh tạo nên một hệ thống có sự đồng nhất nào đấy, nhưng bản thân nó lại không phụ thuộc vào bất cứ một hệ thống nào cùng loại, thì toàn thể những niềm tin và nghi thức tương ứng tạo nên một tôn giáo”. Mỗi nhóm thuần nhất của những cái linh thiêng và xung quanh nó là một nhóm những tín ngưỡng và nghi thức, một sự thờ cúng riêng biệt được coi như là những đặc trưng của một tôn giáo. Ngoài ra, trong cuốn hai và cuốn ba của bộ sách Những hình thức sơ đẳng của đời sống tôn giáo, Emile Durkheim tập trung bàn về Totem giáo và những Nghi lễ cơ bản của tôn giáo. Tựu chung lại, nội dung chính của hai cuốn sách này cũng mang lại những cái nhìn về tôn giáo như một biểu trưng tập thể. Tức là, tôn giáo như một đại diện kéo các thành viên lại gần nhau trong hình thức của các lễ nghi và các niềm tin tôn giáo. III. Kết luận Những nghiên cứu của Durkheim đã mang lại cái nhìn khác biệt về tôn giáo thời bấy giờ. Vì vậy mà sau khi bộ sách Những hình thức sơ đẳng của đời sống tôn giáo ra đời đã không tránh khỏi những phản bác từ phía xã hội đương thời. Mặc dù vậy, những kết quả nghiên cứu rút ra được mang tầm ảnh hưởng lớn. Nó không những chỉ ra được yếu tố xã hội 7 trong nguồn gốc của tôn giáo, tách biệt khái niệm tôn giáo ra khỏi những yếu tố thần linh và siêu nhiên, mà còn chỉ ra được những đặc điểm chung nhất của các loại hình tôn giáo khác nhau ở những điểm cấu thành căn bản. Song song với hai việc làm sáng tỏ hai mục đích chính của nghiên cứu tôn giáo, Emile Durkheim còn đặt tôn giáo trong mối quan hệ với đoàn kết xã hội, mối quan tâm lớn của sự nghiệp nghiên cứu của ông. Từ đó, chỉ ra được rằng đoàn kết xã hội như là nền tảng của tôn giáo, cũng như tôn giáo là nguồn “cung cấp năng lượng” cho sự tồn tại của đoàn kết xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng (Đồng chủ biên) (1997): Xã hội học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2. Emile Durkheim (Author) – Joseph Ward Swain (Translator), The element forms of the religious life, Free Press New York, 1997 3. Vũ Quang Hà (Biên dịch) (2001): Các lí thuyết xã hội học tập 1, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 4. Lê Ngọc Hùng (2008): Lịch sử và Lý thuyết xã hội học – Tái bản lần 1, NXB Khoa học xã hội 5. Thư viện trực tuyến http://www.questia.com/, từ khoá “Sociology of Religion”, tra cứu ngày 0h ngày 14/9/2008 6. Từ điển bách khoa trực tuyến http://en.wikipedia.org/wiki/, từ khoá “Emile Durkheim”, tra cứu 0h ngày 13/9/2008 7. http://www.aboutsociology.com/sociology/Emile_Durkheim 8. http://www.emiledurkheim.com/default.htm 9. http://www.hewett.norfolk.sch.uk/curric/soc/durkheim/durkw3.htm 10. Thanh Lê (2007): Xã hội học, NXB Khoa học xã hội CHUYÊN ĐỀ 2: QUAN ĐIỂM CỦA MAX WEBER VỀ TÔN GIÁO. I.Tiểu sử của Max Weber(1864 – 1920) “Xã hội học….là khoa học cố gắng giải thích nghĩa hành động xã hội và… tiến tới cách giải thích nhân quả về đường lối và hệ quả của hành động xã hội” Max weber, Kinh tế và xã hội, 1925, trang 4. Weber học giỏi. Ông đã tốt nghiệp đại học và đỗ bằng tiến sĩ với luận án “Lịch sử các hãng thương mại trong thời trung cổ” tại trường Đại học Tổng hợp ở Berlin. Năm 1896, Weber được bổ nhiệm làm giáo sư tại trường Đại học Tổng hợp Freiburg, sau đó làm giáo sư dạy kinh tế học chính trị và kinh tế tại trường Đại học Tổng hợp Heidelburg. Năm 1897 đến năm 1903 vì lý do sức khỏe nên Weber ngừng giảng dạy để đi du lịch khắp nơi ở các nước châu Âu dưỡng bệnh. Năm 39 tuổi Weber mới trở lại các hoạt đông khoa học. Các tác phẩm chính của ông: “Tính khác quan” trong khoa học xã hội và chính sách công cộng(1903) “Đạo đức Tin Lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản (“The protestant Ethics and the Spirit of Capitalism”) (năm 1904) 8 Kinh tế và xã hội (“Economy and Society) Weber tiếp tục nghiên cứu về tôn giáo, nguồn gốc của thành thị và phương pháp luận khoa học xã hội và viết 1 loạt các tác phẩm có giá trị. Trong đó quan trọng nhất là cuốn: Xã hội học tôn giáo (“ Sociology of Religion”) (1912), Tôn giáo Trung Quốc (“The religion of China”) (1913), Tôn giáo Ấn Độ (“ The religion of India”)(1916 – 1917) II. Quan điểm của Weber về tôn giáo. 1. Tinh thần của Chủ nghĩa tư bản Weber tìm thấy những biểu hiện “tinh thần chủ nghĩa tư bản” dưới dạng những lời khuyên, những châm ngôn nổi tiếng nêu trong những cuốn sách xuất bản vào giữa thế kỉ 18, ví dụ như sau: - Thời gian là tiền bạc: ai có thể kiếm được 10 đồng một ngày làm việc mà lại nghỉ, không làm việc là bỏ phí mất 10 đồng; - Cho vay nợ là tiền bạc: ai chịu nợ tiền thì phải trả lãi vì đó là số tiền lãi có thể được tạo ra trong thời gian chịu nợ; - Tiền bạc biết sinh sôi: 5 đồng có thể sinh thành 6 đồng, do đó ai bỏ phí 1 đồng tiền có nghĩa là giết chết một hạt giống và dòng giống con cháu, họ hàng của nó nữa; - Người thanh toán tiền tốt là chủ nhân của ví tiền người khác: Ai trả tiền kịp thời và đúng thời gian đã hứa thì có thể vào bất cứ lúc nào đều có thể huy động được số tiền còn dư của người khác; - Sự miệt mài, chăm chỉ là yếu tố tác động mạnh nhất tới niềm tin : nếu người cho bạn vay tiền mà thấy bạn mải chơi trong giờ làm việc thì bạn có thể bị đòi lại tiền, nhưng nếu thấy bạn đang miệt mài làm việc thì niềm tin vào bạn và khả năng chi trả của bạn sẽ tăng; - Sự thận trọng và trung thực của bạn luôn làm tăng niềm tin ở người khác; - Cần phải tính toán những gì bạn có và hãy sống một cách phù hợp với gì bạn có; - Ai bỏ phí một lượng thời gian đáng giá 5 đồng thì người đó bị mất 5 đồng và có thể đã mất tất cả những ưu thế có thể có trong khoảng thời gian đó. Những nhận định mang tính chuẩn mực như nêu ở trên có khả năng điều chỉnh hành vi của con người và là những biểu hiện của tinh thần chủ nghĩa tư bản. Những câu châm ngôn đại loại như vậy không chỉ nói đến biện pháp kiếm tiền mà ngụ ý rằng bản thân quá trình kiếm tiền là mục đích; không chỉ nói về cách kiếm tiền như thế nào, mà ám chỉ rằng bản thân việc làm, công việc là mục đích, đạo đức. Chất lượng cuộc sống không chỉ đơn giản là số lượng tiền hay khoản thu nhập từ lao động, mà bản thân việc lao động một cách cần cù, chịu khó có suy nghĩ tính toán trung thực nhiệt tình là chất lượng cuộc sống, là đạo đức. Theo Weber cái tinh thần của chủ nghĩa tư bản hiện đại chỉ xuất hiện ở châu Âu và Bắc Mĩ. Chủ nghĩa tư bản kiểu truyền thống đã có ở Trung Quốc, Ấn độ và nhiều nơi khác, nhưng ở đó theo Weber không có tinh thần của chủ nghĩa tư bản hiện đại như trình bày. Theo tinh 9 thần của chủ nghĩa tư bản truyền thống, người ta chỉ nhằm vào mục đích kiếm tiền để đủ ăn hoặc nhiều lắm cũng chỉ coi kết quả lao động là mục đích cuối cùng mà không coi quá trình lao động là mục đích cuộc sống, là lẽ sống: không coi bản thân lao động là đạo đức xã hội, đạo đức cá nhân. Trong một xã hội không phải truyền thống, Weber viết: “ con người bị thống trị bởi việc kiếm tiền, bởi sự dành được với tính cách là mục tiêu cuối cùng của cuộc đời. Sự thu lợi kinh tế đối với con người không còn là phương tiện để thỏa mãn các nhu cầu vật chất nữa”. Sự kiếm lời kinh tế trở thành phương tiện để thỏa mãn nhu cầu tinh thần, và hơn thế nữa trở thành mục đích sống, lẽ sống, nguyên tắc sống, đạo đức. Điều này như Weber nhận xét, có vẻ rất ngược đời xét theo cách nghĩ thông thường và rất xa lạ, khó hiểu đối với những ai chưa từng trải qua áp lực chủ nghĩa tư bản, nhưng nó lại là nguyên lý sống của chủ nghĩa tư bản. Từ góc độ nghiên cứu khoa học vấn đề đặt ra ở đây là: tại sao việc kiếm tiền việc thu lợi kinh tế lại mang một ý nghĩa lớn như vậy? tại sao con người phải tuân theo các quy tắc hành động kiểu tư bản chủ nghĩa? Điều gì làm cho quá trình làm việc, quá trình lao động hay việc kiếm tiền, việc thu lợi kinh tế trở thành lương tâm đạo đức của xã hội, của cá nhân?. Weber tìm thấy câu trả lời trong mối liên hệ với các ý tưởng tôn giáo. Chính tôn giáo mà cụ thể là đạo Tin lành ở thế kỉ 17 đã làm cho bản thân quá trình lao động mang một ý nghĩa đặc biệt đối với cuộc sống con người. Bởi vì một người mộ đạo sẽ tin theo một giáo lý rằng: ai chăm chỉ kinh doanh người đó sẽ được đến với Chúa. “ việc kiếm tiền trong trật tự kinh tế hiện đại, nếu đúng pháp luật, là kết quả và biểu hiện của đạo hạnh và sự thành thạo trong nghề nghiệp” và đức hạnh đó và sự thành thạo đó chính là đạo đức. 2. Thuyết khổ hạnh và tinh thần chủ nghĩa tư bản. 2.1. Các cơ sỏ tôn giáo của thuyết khổ hạnh trần thế: Weber cho rằng trong lịch sử xã hội phương Tây tồn tại bốn hình thức cơ bản gắn bó chặt chẽ với nhau của đạo Tin lành khổ hạnh: thuyết Calvin ảnh hưởng mạnh ở Tây Âu vào thế kỉ thứ 17, Hội Sùng Đạo, Hội Giám Lý và các dòng phái Baptist. Khi nghiên cứu những biến đổi tôn giáo,Weber không quan tâm đến câu hỏi, ví dụ, điều gì đã được răn dạy trong các giáo lí của tôn giáo này hay tôn giáo kia, mà ông quan tâm đến ý nghĩa thực tế của hệ giá trị, văn hóa, chuẩn mực tôn giáo; Weber quan tâm đến sự ảnh hưởng của những quy phạm tâm lí nào bắt nguồn từ niềm tin tôn giáo và từ thực hành tôn giáo đã đem lại sự định hướng cho hành động thực tế và gắn với cá nhân với hành động đó. Nói cách khác, Weber muốn tìm hiểu mối quan hệ giữa các ý tưởng tôn giáo với các lợi ích tôn giáo thực tế. Cơ sở tôn giáo của thuyết khổ hạnh có lẽ bắt nguồn từ câu trả lời cho những câu hỏi rất cơ bản và quan trọng về số phận con người, về ý nghĩa cuộc sống, về đức tin. Ví dụ, có bao 10 [...]... quá trình hoạt động của tôn giáo trong xã hội là quá trình biểu hiện bản chất xã hội của nó Đó là một quá trình lịch sử Trong những điều kiện lịch sử cụ thế nội dung xã hội của các chức năng của tôn giáo có thể biến đổi một cách căn bản và được các giai cấp khác nhau lợi dụng CHUYÊN ĐỀ 4: KHÁI NIỆM TÔN GIÁO I Lịch sử hình thành thuật ngữ Tôn giáo Tôn giáo là một thuật ngữ không thuần Việt, được... vấn đề Ví dụ, Phật giáo được xem là tôn giáo nhưng những tôn giáo này thực chất không đặt trọng tâm vào cái linh thi ng, cái siêu tự nhiên Nếu xác định tính chất chủ yếu của tôn giáo là cái linh thi ng, cái siêu tự nhiên thì ai có thẩm quyền xác định cái linh thi ng này? Và như vậy xã hội học tôn giáo có trùng lẫn với triết lý tôn giáo hay một nền thần học nào không? Các định nghĩa chức năng về tôn giáo. .. trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” 3 Tính chất của tôn giáo 3.1 Tính lịch sử của tôn giáo “Con người sáng tạo ra tôn giáo, chứ không phải tôn giáo sáng tạo ra con người” Tôn giáo không phải xuất hiện cùng với sự xuất hiện của loài người mà nó chỉ xuất hiện khi khả năng tư duy trừu tượng của con... thuẫn xã hội cũng đưa ra một phân tích tôn giáo, phần lớn là cách đánh giá rút ra từ quan điểm của Karl Mark Từ cái thi ng của tôn giáo mà con người đặt niềm tin vào sự thi ng liêng trong tôn giáo Tuy nhiên theo Marx, tôn giáo là một hình thức ý thức hệ, nó làm hợp pháp hóa đời sống thực của con người và làm cho con người không còn chú ý đến những vấn đề bất công xã hội và những vấn đề xã hội bức thi t... phát sinh ra mọi tôn giáo Nếu không có cái thi ng thì cũng không có tôn giáo Do đó, cái thi ng và tôn giáo gắn bó với nhau không thể tách rời, và ý nghĩa của tôn giáo cũng chính là ý nghĩa của cái thi ng Emile Durkheim đã nhận định 33 rằng “sự khác biệt giữa cái thi ng và cái trần tục là nền tảng của niềm tin tôn giáo trong lịch sử con người Tuy nhiên dưới góc độ xã hội học thì vấn đề mà chúng ta cần... Nam từ cuối thế kỷ XIX và được đăng trên các báo, nhưng do kỵ húy của vua Thi u Trị nên được gọi là Tôn giáo Như vậy, thuật ngữ tôn giáo ban đầu được sử dụng ở châu Âu nhằm chỉ một tôn giáo sau đó thuật ngữ này lại làm nhiệm vụ chỉ những tôn giáo II Khái niệm tôn giáo 1 Một số khái niệm tôn giáo Khái niệm tôn giáo là một vấn đề được giới nghiên cứu về tôn giáo bàn cãi rất nhiêu Trong lịch sử đã từng... nó còn lí giải hoạt động kinh doanh của giới chủ như một thi n hướng nghề nghiệp” CHUYÊN ĐỀ 3: QUAN ĐIỂM CỦA CÁC MÁC VỀ TÔN GIÁO I Quan điểm của Các Mác về tôn giáo 1.Nguồn gốc của tôn giáo 1.1 Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo Theo Mac “ Sự khổ đau mang tính tôn giáo đồng thời là biểu hiện của khổ đau trong hiện thực, vừa là sự chống lại khổ đau ấy” Như vậy, ở đây, các trạng thái tâm lý tiêu cực, tình... cho tôn giáo có hiệu lực, mặc dù không ở dưới dạng một tôn giáo có đặc quyền Mâu thuẫn giữa những người theo một tôn giáo riêng nào đó với chính bản thân mình với tư cách là một công dân nhà nước, chỉ là một phần của mâu thuẫn thế tục phổ biến- giữa nhà nước chính trị và xã hội công dân…Giải phóng nhà nước khỏi tôn giáo không phải là giải phóng con người hiện thực của tôn giáo 3 4 Chức năng xã hội của. .. nghiên cứu của xã hội học Hai, tôn giáo là một sự mê tín phi lý về những sự việc không tồn tại Phần lớn các nhà tư tưởng xã hội có quan điểm thứ hai Các nhà vị lợi và cải cách hợp lý có xu hường xem tôn giáo là một động lực phi lý, lạc hậu Nó là nguồn gốc của mê tín, niềm tin vào một thế giới vô hình của các hồn ma Các nhà làm luật nói đến tôn giáo như là một thi t chế của Tòa án tôn giáo và những kẻ... thông qua Giáo chủ ( người truyền giáo) cái thi ng đến được với người phàm 3 Các nghiên cứu XHH về “cái thi ng”: Trong các nghiên cứu về tôn giáo, đặc biệt là những nghiên cứu Xã hội học về tôn giáo, chủ đề “cái thi ng” là một trong những chủ đề được quan tâm nhiều nhất Điều đó không chỉ thể hiện ở số lượng lớn các công trình nghiên cứu khác nhau mà còn ở chiều sâu của vấn đề về “cái thi ng” được đề . CÁC CHUYÊN ĐỀ THAM KHẢO CỦA XÃ HỘI HỌC TÔN GIÁO CHUYÊN ĐỀ 1: QUAN ĐIỂM CỦA EMILE DURKHEIM VỀ TÔN GIÁO Emile Durkheim (1858 – 1917), nhà xã hội học nổi tiếng của Pháp, là người. doanh của giới chủ như một thi n hướng nghề nghiệp”. CHUYÊN ĐỀ 3: QUAN ĐIỂM CỦA CÁC MÁC VỀ TÔN GIÁO I. Quan điểm của Các Mác về tôn giáo 1.Nguồn gốc của tôn giáo 1.1 Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo Theo. (2007): Xã hội học, NXB Khoa học xã hội CHUYÊN ĐỀ 2: QUAN ĐIỂM CỦA MAX WEBER VỀ TÔN GIÁO. I.Tiểu sử của Max Weber(1864 – 1920) Xã hội học .là khoa học cố gắng giải thích nghĩa hành động xã hội

Ngày đăng: 26/05/2015, 20:58

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 3. Lý thuyết chọn lựa hợp lý và trao đổi xã hội của George Homans, Peter Blau và J. Colleman.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan