1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Ôn tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh theo các chuyên đề cơ bản

26 538 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 421 KB

Nội dung

Ở đây, mục tiêu CNXH hướngtới là: Xây dựng một XH do NDLĐ làm chủ, với cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dânlàm chủ”, xây dựng một nền sản xuất lớn XHCN; xây dựng một nền

Trang 1

Câu 1: Mục tiêu, động lực, bước đi của CNXH nước ta trong tư tưởng HCM.

Bài làm: Vào những năm đầu của thế kỷ XX, nước ta đứng trước cuộc khủng hoảng về đường lối

cứu nước và giải phóng dân tộc Chính trong điều kiện đó, Nguyễn ái Quốc - HCM đã ra đi tìm đườngcứu nước Sau khi bắt gặp CN Mác-Lênin, Người tìm thấy cơ sở lý luận chắc chắn cho con đường cứunước, giải phóng dân tộc Đó là con đường CM vô sản Bác Hồ khẳng định: Chỉ có CNXH, CNCS mớigiải phóng được các dân tộc bị áp bức: “CM giải phóng dân tộc phải phát triển thành CM XHCN thìmới giành được thắng lợi hoàn toàn” “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nàokhác con đường CM vô sản” Tư tưởng đó đã được Đảng ta khẳng định, được cả dân tộc hưởng ứng và

đi theo Đó là sự lựa chọn của lịch sử Việt Nam, của toàn dân tộc Việt Nam

Hầu hết các cách tiếp cận, định nghĩa của HCM về CNXH được diễn đạt, trình bày một cách dung

dị, mộc mạc, dễ hiểu và mang tính phổ thông, đại chúng Xét dưới góc độ khái quát nguyên lý thìHCM về cơ bản không khác với các nhà kinh điển Mác-Lênin Điểm đặc sắc ở HCM là phát triển cácnguyên lý lý luận phức tạp, khoa học bằng ngôn ngữ của cuộc sống hàng ngày và Người cho rằng:CNXH, đó là một XH tốt đẹp, xóa bỏ mọi áp bức, bóc lột; công bằng hợp lý-làm nhiều hưởng nhiều,làm ít hưởng ít, không làm không hưởng; bảo đảm phúc lợi cho người già, trẻ mồ côi; mọt XH có nềnsản xuất phát triển gắn với sự phát triển KH-KT và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thầncủa NDLĐ Đó là một XH có kỹ cương, đạo đức, văn minh trong đó người vói người là bạn bè, đồngchí,anh em, mọi người được phát triển hết khả năng của mình; hòa bình hữu nghị, làm bạn với cácnước; một XH do NDLĐ làm chủ dưới sự lãnh đạo của ĐCS

Điểm then chốt, có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trong quan niệm của HCM là Người đã

đề ra các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể xây dựng CNXH ở nước ta trong mỗi giai đoạn CMkhác nhau Ở HCM, mục tiêu chung của CNXH và mục tiêu phấn đấu của Người là một, đó là độclập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân, hoặc “Mục đích của CNXH là không ngừng nângcao mức sống của nhân dân" Đồng thời, Người đã xác định các mục tiêu cụ thể của thời kỳ quá độlên CNXH trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Đó là:

Quá trình đi tới mục tiêu cuối cùng của CNXH là một quá trình lâu dài, trải qua một thời kỳ quá

độ, nhiều bước trung gian, quá độ nhỏ Đối với cuộc CM XHCN, HCM cho rằng: "Chúng ta phải xâydựng một xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta Chúng ta phải thay đổitriệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm Chúng taphải thay đổi QHSX cũ, xóa bỏ giai cấp bóc lột, xây dựng QHSX mới không có bóc lột áp bức.Muốn thế, chúng ta phải dần dần biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nướccông nghiệp Chúng ta phải dần dần tập thể hóa nông nghiệp Chúng ta phải tiến hành cải tạo XHCNđối với công thương nghiệp tư nhân, đối với thủ công nghiệp Chúng ta phải biến một nước dốt nát,cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc" Ở đây, mục tiêu CNXH hướngtới là: Xây dựng một XH do NDLĐ làm chủ, với cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dânlàm chủ”, xây dựng một nền sản xuất lớn XHCN; xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắcdân tộc, một XH công bằng, bình đẳng, không còn người bóc lột người Như vậy, HCM đã xác địnhcác mục tiêu cụ thể của thời kỳ quá độ lên CNXH trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, cả vềchính trị, kinh tế, văn hóa, XH

Để thực hiện những mục tiêu đó, cần phát hiện những động lực và những điều kiện bảo đảm chođộng lực đó thực sự trở thành sức mạnh thúc đẩy công cuộc xây dựng CNXH, nhất là những động lựcbên trong, nguồn nội lực của CNXH Theo HCM, những động lực đó biểu hiện ở hai phương diện:vật chất và tinh thần Người khẳng định, động lực quan trọng và quyết định nhất là con người, lànhân dân lao động, nòng cốt là công-nông- trí thức Con người là động lực quan trọng nhất, HCMthường xuyên quan tâm đến lợi ích chính đáng, thiết thân của họ; đồng thời chăm lo bồi dưỡng sứcdân Đó là lợi ích của nhân dân và từng cá nhân

Trang 2

Nói con người là động lực của CNXH, hơn nữa là động lực quan trọng nhất, HCM đã nhận thấy

ở động lực này có sự kết hợp giữa cá nhân (sức mạnh cá thể) với xã hội (sức mạnh cộng đồng).Truyền thống yêu nước của dân tộc, sự đoàn kết cộng đồng, sức lao động sáng tạo của nhân dân, đó

là sức mạnh tổng hợp tạo nên động lực quan trọng của CNXH

HCM rất coi trọng động lực kinh tế, phát triển kinh tế, sản xuất, kinh doanh, giải phóng mọi năng lựcsản xuất, làm cho mọi người, mọi nhà trở nên giàu có, ích quốc lợi dân, gắn liền kinh tế với kỹ thuật,kinh tế với xã hội

Tất cả những nhân tố động lực nêu trên là những nguồn lực tiềm tàng của sự phát triển Làm thếnào để những khả năng, năng lực tiềm tàng đó trở thành sức mạnh và không ngừng phát triển.HCM nhận thấy sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển củaCNXH Đây là hạt nhân trong hệ động lực của CNXH

Ngoài các động lực bên trong, theo HCM, phải kết hợp được với sức mạnh thời đại, tăng cườngđoàn kết quốc tế, chủ nghĩa yêu nước phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân,phải sử dụng tốt những thành quả khoa học - kỹ thuật của thế giới

Nét độc đáo trong phong cách tư duy biện chứng HCM là ở chỗ bên cạnh việc chỉ ra các nguồnđộng lực phát triển của CNXH, Người còn lưu ý, cảnh báo và ngăn ngừa các yếu tố kìm hãm, triệttiêu nguồn năng lượng vốn có của CNXH, làm cho CNXH trở nên trì trệ, xơ cứng, không có sức hấpdẫn Những phản động lực đó theo Người là Các lực lượng phản cách mạng; bảo thủ trì trệ; CN cánhân, quan liêu, tham nhũng lãng phí …

Trên cơ sở vận dụng lý luận về CM không ngừng, về thời kỳ quá độ lên CNXH của CN Lênin và xuất phát từ đặc điểm tình hình thực tế của Việt Nam, HCM đã khẳng định con đường

Mác-CM Việt Nam là tiến hành giải phóng dân tộc, hoàn thành Mác-CM dân tộc dân chủ nhân dân, tiến dần lênCNXH Theo HCM, khi bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH, nước ta có đặc điểm lớn nhất là từ mộtnước nông nghiệp lạc hậu tiến lên CNXH không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.Đặc điểm này chi phối các đặc điểm khác, thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội vàlàm cơ sở nảy sinh nhiều mâu thuẫn Trong đó, HCM đặc biệt lưu ý đến mâu thuẫn cơ bản của thời kỳquá độ, đó là mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển cao của đất nước theo xu hướng tiến bộ và thực trạngkinh tế - xã hội quá thấp kém của nước ta

HCM xác định rõ nhiệm vụ lịch sử, nội dung của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam Để xácđịnh bước đi và tìm cách làm phù hợp với Việt Nam, HCM đề ra hai nguyên tắc có tính chất phương

pháp luận: Một là, xây dựng CNXH là một hiện tượng phổ biến mang tính quốc tế, cần quán triệt các

nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin về xây dựng chế độ mới, có thể tham khảo, học tập kinh nghiệm

của các nước anh em Hai là, xác định bước đi và biện pháp xây dựng CNXH chủ yếu xuất phát từ

điều kiện thực tế, đặc điểm dân tộc, nhu cầu và khả năng thực tế của nhân dân

Quán triệt hai nguyên tắc phương pháp luận này, HCM xác định phương châm thực hiện bước đitrong xây dựng CNXH: dần dần, thận trọng từng bước một, từ thấp đến cao, không chủ quan nônnóng và sự tuần tự của các bước đi do điều kiện khách quan quy định Mặt khác, phải tiến nhanh, tiếnmạnh, tiến vững chắc lên CNXH, nhưng tiến nhanh, tiến mạnh cũng không phải làm bừa, làm ẩu màphải phù hợp với điều kiện thực tế Trong các bước đi lên CNXH, HCM đặc biệt lưu ý đến vai trò củacông nghiệp hóa XHCN, coi đó là "con đường phải đi của chúng ta", là nhiệm vụ trọng tâm của cảthời kỳ quá độ lên CNXH Công nghiệp hóa XHCN chỉ có thể thực hiện thắng lợi trên cơ sở xâydựng và phát triển nền nông nghiệp toàn diện, vững chắc, một hệ thống tiểu thủ công nghiệp, côngnghiệp nhẹ đa dạng nhằm giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân, các nhu cầu tiêudùng thiết yếu cho xã hội

Tư tưởng HCM về CNXH và con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam bao quát những vấn đề cốtlõi, cơ bản nhất, trên cơ sở vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác-Lênin Tư tưởng đó trở

Trang 3

thành tài sản vô giá, cơ sở lý luận và kim chỉ nam cho việc kiên trì, giữ vững định hướng XHCN củaĐảng ta, đồng thời gợi mở nhiều vấn đề về xác định hình thức, biện pháp và bước đi lên CNXH phùhợp với những đặc điểm dân tộc và xu thế vận động của thời đại ngày nay.

Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đạt được những thành tựu quan trọng, tạo

ra thế và lực mới cho con đường phát triển XHCN ở nước ta Cùng với tổng kết thực tiễn, quan niệmcủa Đảng ta về CNXH, con đường đi lên CNXH ngày càng sát thực, cụ thể hóa Nhưng, trong quátrình xây dựng CNXH, bên cạnh những thời cơ, vận hội, nước ta đang phải đối đầu với hàng loạtthách thức, khó khăn cả trên bình diện quốc tế, cũng như từ các điều kiện thực tế trong nước tạonên Trong bối cảnh đó, vận dụng tư tưởng HCM về CNXH và con đường quá độ lên CNXH, chúng

ta cần tập trung giải quyết những vấn đề quan trọng nhất Cụ thể đó là:

Trước hết, phải luôn kiên trì mục tiêu ĐLDT và CNXH Độc lập dân tộc và CNXH cũng chính là

mục tiêu cao cả, bất biến của toàn Đảng, toàn dân ta Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đãđấu tranh giành được độc lập dân tộc, từng bước quá độ dần lên CNXH Trong điều kiện nước ta,độc lập dân tộc phải gắn liền với CNXH, sau khi giành được độc lập dân tộc phải đi lên CNXH, vì đó

là quy luật tiến hóa trong quá trình phát triển của xã hội loài người Chỉ có CNXH mới đáp ứngđược khát vọng của toàn dân tộc: độc lập cho dân tộc, dân chủ cho nhân dân, cơm no áo ấm cho mọingười dân Việt Nam Thực tiễn phát triển đất nước cho thấy, độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết đểthực hiện CNXH và CNXH là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc

Hiện nay, chúng ta đang tiến hành đổi mới toàn diện đất nước vì mục tiêu "dân giàu, nướcmạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh" là tiếp tục con đường CM độc lập dân tộc gắn liềnvới CNXH mà HCM đã lựa chọn Đổi mới, vì thế, là quá trình vận dụng và phát triển tư tưởngHCM, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, chứ không phải là thay đổi mục tiêu Đồng thờiphải luôn đề phòng chống chệch hướng XHCN Vấn đề đặt ra là trong quá trình phát triển vẫn giữvững định hướng XHCN, biết cách sử dụng các thành tựu mà nhân loại đã đạt được để phục vụ chocông cuộc xây dựng CNXH, nhất là thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại, làm cho tăng trưởngkinh tế luôn đi liền với sự tiến bộ, công bằng xã hội, sự trong sạch, lành mạnh về đạo đức, tinh thần

Thứ hai là, thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN Trong hai nhiệm vụ chiến lược đó, nhiệm vụ xây dựng CNXH là nhiệm vụ chủ yếu nhằm bảo

đảm ĐLDT

Xây dựng thành công XH XHCN, bảo vệ vững chắc ĐLDT trước hết phải bằng nguồn nội lực đấtnước, không lệ thuộc vào bên ngoài, nhưng phải biết ranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi để giatăng nguồn lực phát triển quốc gia Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại theo tư tưởngHCM để thực hiện thành công hai nhiệm vụ chiến lược

Trên cơ sở nhận thức toàn cầu hóa, khu vực hóa về kinh tế là một tất yếu khách quan, từ đó xác định

rõ bước đi và chủ động hội nhập phù hợp với năng lực của đất nước Hội nhập phải làm tăng sức mạnhđất nước và làm giàu bản sắc dân tộc

ĐLDT gắn bó chặt chẻ với CNXH phải được thể hiện trong suốt quá trình cách mạng, trên mọi lĩnhvực của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Thứ ba là, điều cốt lõi nhất của ĐLDT và CNXH chính là giải quyết mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc Bác luôn giải quyết hài hòa mối quan hệ này, đấu tranh giai cấp phải đặt trong mối quan hệ

giai cấp và dân tộc Trong giai đoạn hiện nay cần chống cả hai khuynh hướng tả khuynh lẫn hữukhuynh Thực tế nước ta đã chứng minh, nếu xem nhẹ đấu tranh giai cấp hoặc đề cao đấu tranh giai cấphoặc đề cao tính dân tộc hoạc xem nhẹ tính dân tộc thì cách mạng luôn gặp khó khăn và thất bại (Cảicách ruộng đất ở miền Bắc, cải tại tư sản ở miền Nam hoặc thực hiện đóng cửa chỉ quan hệ với LX, cácnước XHCN Đông Âu, sản xuất tự cung tự cấp, ngăn sông cấm chợ, tập trung phát triển CN nặng …thời kỳ trước đổi mới đã làm cho nền kinh tế không phát triển, lạm phát phi mã …)

Trang 4

Tóm lại: Tư tưởng HCM về CNXH là một trong những nội dung cơ bản trong toàn bộ tư tưởng của

Người Trong những thập niên đầu của thế kỷ 20, cả dân tộc đang bị đoạ đày đau khổ dưới ách thốngtrị của thực dân Pháp và tay sai, với tấm lòng yêu nước thiết tha Người đã ra đi tìm đường cưú nước,giải phóng cho dân tộc khỏi áp bức bóc lột và Người đã tìm được con đường cứu nước là con đường

CM vô sản Người nhận thấy “ Chỉ có CNXH, CNCS mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức,những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ” Việc lực chọn con đường XHCN là một phát hiệnthiên tài và là cống hiến to lớn của Người đối với CM Việt Nam Và như cương lĩnh xây dựng đất nướctrong TKQĐ lên CNXH ở nước ta do ĐH VII khẳng định: “Toàn Đảng, toàn dân tiếp tục nắm vữngngọn cờ ĐLDT và CNXH, ngọn cờ vinh quang mà chủ tịch HCM đã trao lại cho thế hệ hôm nay và thế

hệ mai sau” sự lựa chọn con đường ĐLDT gắn liền” Do vậy, con đường ĐLDT và CNXH mà HCM

và Đảng ta, nhân dân ta lựa chọn là duy nhất đúng

3 Vận dụng vào công cuộc đổi mới

1 Trong đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trên nền tảng CN Mac-Lênin

và TTHCM.

Bằng kinh nghiệm xương máu chúng ta thấy rằng chế độ thực dân phong kiến, đế quốc đã kềmhãm nước ta trong vùng nghèo đói, lạc hậu, tối tăm Thấm nhuần lời dạy của Bác: “Nước có độc lập

mà dân vẫn cứ đói, vẫn cứ rét thì độc lập tự do cũng chẳng có nghĩa lý gì”

Muốn cho dân giàu, nước mạnh không có con đường nào khác là phải tiến lên CNXH, chỉ cóCNXH mới thực hiện được “ham muốn tột bậc” của Người và khát vọng ngàn đời của dân tộc ta Độc lập dân tộc là điều kiện để xây dựng thành công CNXH, và CNXH là cơ sở bảo đảm cho độclập dân tộc vững bền

Ngày nay, đổi mới là nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh Đểhoàn thành mục tiêu trên, đổi mới không bao giờ là thay đổi mục tiêu XHCN Tự do tư sản chỉ là cáibánh vẽ mà Liên xô và Đông âu phải trả giá, quyết không phải là sự lựa chọn của chúng ta

Tuy nhiên xây dựng CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở một nước nghèo nàn lạc hậu là một nhiệm vụcực kỳ khó khăn phức tạp, chúng ta phải khôn ngoan, sáng tạo, phải biết vận dụng các công cụ kinh tếthị trường để phục vụ cho CNXH, sao cho đạt mục đích, nhưng không chệch mục tiêu đã định

2 Đổi mới là sự nghiệp của dân , do dân, vì dân, do đó phải phát huy quyền làm chủ của dân, khơi dậy mạnh mẽ nội lực để công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Khai thác triệt để mọi nguồn lực ở bên trong, nhất là nguồn lực con người, phải thu hút tốt cácnguồn lực bên ngoài, phải lấy nguồn lực bên trong làm gốc, phải sử dụng có hiệu quả nguồn lực bênngoài Phải quán triệt quan điểm: Tự lực tự cường, cần kiệm xây dựng CNXH; CNXH là công trình tậpthể của người dân, phải đem tài dân sức dân làm lợi cho dân Tạo không khí dân chủ trong XH, thựchiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, phải nâng cao bản lĩnh công dân, tăngcường khối đại đoàn kết toàn dân để đi lên

3 Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

Công cuộc đổi mới của ta diễn ra trong lúc cuộc CM KHCN trên thế giới phát triển mạnh mẽ Xuthế toàn cầu hóa, quốc tế hóa, tác động mạnh mẽ vì thế cần tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài đểphát triển đất nước Giao lưu hội nhập nhưng phải giữ gìn bản sắc dân tộc, hòa nhập nhưng không hòatan, hòa nhập với thế giới để khai thác tất cả những gì tinh túy nhất, tốt đẹp nhất Nâng cao bản lĩnhtiếp thu văn hóa nhân loại, chống văn hóa độc hại

4 Xây dựng đảng, xây dựng nhà nước trong sạch vững mạnh, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, cần kiệm xây dựng đất nước

Xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên trong hệ thống chính trị, trong các doanh nghiệp trong sạch,liêm khiết, thật sự là đầy tớ của dân, xử lý những cán bộ thoái hóa, tham nhũng

Cũng cố quan hệ máu thịt giữa Đảng với dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân do dân vì dân,quán triệt tinh thần tiết kiệm của Bác Hồ: sản xuất không tiết kiệm thì như gió vào nhà trống

Trang 5

Câu 2: Tư tưởng HCM về vai trò, phạm vi và đối tượng của khối đại đoàn kết, cùng những nguyên tắc xây dựng củng cố khối đại đoàn kết trong tư tưởng HCM.

ĐK là truyền thống quý báo của DTVN, trở thành kế sách dựng nước và giữ nước của dân tộc ta quacác thời đại HCM từ rất sớm đã hấp thụ được những truyền thống yêu nước-nhân nghĩa-đoàn kết củadân tộc, cùng với học thuyết Mác-Lênin, những kinh nghiệm của CM Việt Nam, CM của nhiều nướctrên thế giới được HCM nghiên cứu, rút ra những bài học cần thiết đã hình thành tư tưởng ĐĐK HCM

Tư tưởng ĐĐK dân tộc và việc xây dựng khối ĐĐK dân tộc là một cống hiến đặc sắc, có giá trị lý luận

và giá trị thực tiễn hết sức quan trọng đối với CMVN

Tư tưởng HCM về ĐĐK dân tộc có nhiều quan điểm, có quan điểm mang tính nền tảng, có quanđiểm mang tính nguyên tắc, có quan điểm mang tính phương pháp ĐĐK Dưới đây là những quanđiểm chủ yếu của Người:

Một là: ĐĐK dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của CM

Với HCM ĐĐK dân tộc không phải là sách lược, không phải là thủ đoạn chính trị mà là chính sáchdân tộc, là vấn đề chiến lược của CM

Bởi vậy, ĐĐK dân tộc là vấn đề sống còn của dân tộc “Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắnglợi”, “Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công” Đoàn kết là điểm mẹ “Điểm này mà thựchiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt” HCM khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, ĐĐK Thành công, thànhcông, đại thành công”

HCM luôn luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần quan điểm coi sức mạnh của CM làsức mạnh của nhân dân: "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong" Đồngthời, Người lưu ý rằng, nhân dân bao gồm nhiều lứa tuổi, nghề nghiệp, nhiều tầng lớp, giai cấp, nhiềudân tộc, tôn giáo, do đó phải đoàn kết nhân dân vào trong Mặt trận dân tộc thống nhất Để làm đượcviệc đó, Người yêu cầu Đảng, Nhà nước phải có chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp với cácgiai cấp, tầng lớp, trên cơ sở lấy lợi ích chung của Tổ quốc và những quyền lợi cơ bản của nhân dânlao động, làm "mẫu số chung" cho sự đoàn kết

Hai là: ĐĐK dân tộc là một mục tiêu, một nhiệm vụ hàng đầu của CM

HCM nói với dân tộc: “Mục đích của ĐLĐVN có thể gồm trong 8 chữ là: đoàn kết toàn dân, phụng

sự tổ quốc” Bởi vậy tư tưởng ĐĐK dân tộc phải được quán triệt trong mọi đường lối, chính sách củaĐảng và Chính phủ

Xét về bản chất thì ĐĐK dân tộc chính là đòi hỏi khách quan của bản thân quần chúng nhân dântrong cuộc đấu tranh để tự giải phóng, là sự nghiệp của quần chúng, do quần chúng, vì quần chúng.Nhận thức rõ điều đó, Đảng tiên phong CM có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn, chuyển nhữngđòi hỏi khách quan, tự phát của quần chúng thành những đòi hỏi tự giác, thành hiện thực có tổ chức,thành sức mạnh vô địch của quần chúng thực hiện mục tiêu CM của quần chúng

Xem dân là gốc, là lực lượng tự giải phóng nên HCM coi vấn đề đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàndân để tạo ra sức mạnh là vấn đề cơ bản của CM HCM còn cho rằng, ĐĐK dân tộc không chỉ là mụctiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc Bởi vì,ĐĐK dân tộc chính là sự nghiệp của quần chúng, do quần chúng, vì quần chúng Đảng có sứ mệnhthức tỉnh, tập hợp, đoàn kết quần chúng tạo thành sức mạnh vô địch trong cuộc đấu tranh vì độclập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh phúc cho con người

Ba là: ĐĐK dân tộc là ĐĐK toàn dân

Trước hết, khái niệm dân tộc trong tư tưởng HCM được đề cập với nghĩa rất rộng, vừa với nghĩa làcộng đồng, “mọi con dân nước Việt”, vừa với nghĩa cá thể “mỗi một con Rồng cháu Tiên”, không phânbiệt dân tộc, tôn giáo, không phân biệt “già, trẻ, gái, trai, giàu nghèo, quý tiện” ở trong nước hay ở

Trang 6

ngoài nước đều là chủ thể của khối ĐĐK dân tộc Như vậy HCM đã dùng khái niệm ĐĐK dân tộc đểđịnh hướng cho việc xây dựng khối ĐĐK toàn dân trong suốt tiến trình lịch sử CM Việt Nam.

ĐĐK toàn dân, theo HCM thì phải bằng truyền thống dân tộc mà khoan dung, độ lượng với conngười, mà đoàn kết ngay với những người lầm đường, lạc lỗi, nhưng đã biết hối cải, không được đẩy

họ ra khỏi khối đoàn kết Muốn vậy, cần xoá bỏ hết thành kiến, cần thật thà đoàn kết với nhau, giúp đỡnhau cùng tiến bộ để phục vụ nhân dân

ĐĐK toàn dân, theo HCM là cần phải có lòng tin ở nhân dân, tin rằng hễ là người Việt Nam “aicũng có ít nhiều tấm lòng yêu nước” mà khơi dậy và đoàn kết với nhau vì độc lập, thống nhất của Tổquốc, vì tự do và hạnh phúc của nhân dân

Tư tưởng ĐĐK của HCM có lập trường giai cấp rõ ràng, đó là ĐĐK toàn dân với nòng cốt là khốiliên minh công-nông- trí thức do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo Muốn xây dựng khối ĐĐKdân tộc rộng lớn như vậy, thì phải xác định rõ đâu là nền tảng của khối ĐĐK dân tộc và những lựclượng nào tạo nên cái nền tảng đó Người đã chỉ rõ: ĐĐK tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhândân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác Ngườicoi công nông cũng như cái nền của nhà, gốc của cây Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoànkết các tầng lớp nhân dân khác "Lực lượng chủ yếu trong khối đoàn kết dân tộc là công nông, chonên liên minh công nông là nền tảng của Mặt trận dân tộc thống nhất" Về sau, Người nêu thêm: lấyliên minh công - nông - lao động trí óc làm nền tảng cho khối ĐĐK toàn dân Nền tảng càng được củng

cố vững chắc thì khối ĐĐK dân tộc càng được mở rộng, không e ngại bất cứ thế lực nào có thể làmsuy yếu khối ĐĐK dân tộc

Bốn là: ĐĐK dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất, có tổ chức là Mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Theo HCM, ĐĐK là để tạo nên lực lượng CM, để làm CM xóa bỏ chế độ cũ, xây dựng chế độ mới

Do đó, ĐĐK dân tộc không thể chỉ dừng lại ở quan niệm, ở tư tưởng, ở những lời kêu gọi, mà phải trởthành một chiến lược CM, trở thành khẩu hiệu hành động của toàn Đảng, toàn dân ta Nó phải biếnthành sức mạnh vật chất, thành lực lượng vật chất có tổ chức và tổ chức đó chính là Mặt trận dân tộcthống nhất

Ngay từ dầu, HCM đã chú ý tập hợp người Việt Nam ở trong nước và định cư ở nước ngoài vào các

tổ chức phù hợp với giai tầng, từng giới, từng ngành nghề, từng lứa tuổi, từng tôn giáo, phù hợp từngthời kỳ CM Tất cả được tập hợp thành Mặt trận dân tộc thống nhất để liên kết và phát huy sức mạnhcủa toàn dân Tuỳ thời kỳ lịch sử mà Mặt trận dân tộc thống nhất có tên gọi khác nhau

Mặt trận dân tộc thống nhất hình thành được và hoạt động được phải trên cơ sở những nguyên tắc:Trước hết, đoàn kết phải xuất phát từ mục tiêu vì nước, vì dân, trên cơ sở yêu nước, thương dân,chống áp bức bóc lột, nghèo nàn lạc hậu Thứ hai: ĐĐK dân tộc phải được xây dựng trên nền tảng liênminh công - nông - lao động trí óc Thứ ba: Hoạt động của Mặt trận theo nguyên tắc hiệp thương dânchủ Thứ tư: Khối đoàn kết trong Mặt trận là lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thật sự, chân thành; thân áigiúp đỡ nhau cùng tiến bộ

Trong Mặt trận, Đảng Cộng sản vừa là thành viên vừa là lực lượng lãnh đạo Đảng Cộng sảnViệt Nam không có lợi ích riêng mà là gắn liền với lợi ích toàn xã hội, toàn dân tộc Đảng lãnh đạoMặt trận trước hết bằng việc xác định chính sách Mặt trận đúng đắn, phù hợp với từng giai đoạn,từng thời kỳ CM Đảng phải dùng phương pháp vận động, giáo dục, thuyết phục, nêu gương, lấylòng chân thành để đối xử, cảm hóa, khơi gợi tinh thần tự giác, tự nguyện, hết sức tránh gò ép, quanliêu mệnh lệnh Sự đoàn kết trong Đảng là cơ sở vững chắc để xây dựng sự đoàn kết trong Mặttrận Đảng đoàn kết, dân tộc đoàn kết và sự gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân sẽ tạo nên sứcmạnh bên trong, để dân tộc vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù, đi tới thắng lợi cuối cùngcủa CM

Trang 7

Năm là: ĐĐK dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế

Đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, tìm thấy con đường giải phóng dân tộc, HCM đã sớm xác định: CMViệt Nam là một bộ phận của CM thế giới, CM chỉ có thể thắng lợi khi đoàn kết chặt chẽ với phongtrào CM thế giới Trong mối quan hệ này phải được xây dựng trên cơ sở chủ nghĩa yêu nước chânchính gắn liền với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân

Ngay khi thành lập Đảng (1930), HCM đã viết trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng là CM Việt Nam

“phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị

áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi” Tư tưởng này đã soi sáng và được cụ thể hoá suốt chiều dài lãnhđạo CM của Đảng về sau, tiêu biểu là hình thành ba tầng Mặt trận ở thời kỳ chống Mỹ, cứu nước

Có thể thấy ĐĐK dân tộc là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của CM Việt Nam, thìđoàn kết quốc tế cũng là một nhân tố hết sức quan trọng giúp cho CM Việt Nam đi đến thắng lợi hoàntoàn

Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ bảo vệ tổ quốc XHCN, trước đòi hỏi của sự nghiệpCNH, HĐH, với việc phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN và mởcửa hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì việc thực hiện tư tưởng ĐĐK của HCM càng có ý nghĩaquan trọng, đó là một trong những nhân tố đảm bảo cho quá trình đổi mới, phát triển

Quan điểm về ĐĐK đã được Nghị quyết Hội nghị BCH TW lần 7 khóa IX cụ thể là: Trước hêt,

ĐĐK dân tộc trên nền tảng liên minh GCCN với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạocủa Đảng, là đường lối chiến lược của CM VN, là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có

ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Thứ hai là,

ĐĐK toàn dân tộc lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất của tổ quốc, vì dân giàu, nước mạnh, XHcông bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tượng đồng, xóa bỏ mặc cãn, định kiến, phân biệt đối xử vềquá khứ, thành phần, giai cấp, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai

Thứ ba là, Đảm bảo công bằng và bình đẳng XH, chăm lo lợi ích thiết thực, chính đáng, hợp pháp của

các giai cấp, các tầng lớp nhân dân, kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích toàn XH,thực hiện dân chủ với giữ gìn kỷ cương, chống quan liêu tham nhũng, lãng phí, không ngừng bồidưỡng, nâng cao tinh thần yêu nước, ý thức độc lập dân tộc thống nhất tổ quốc, tinh thần tự lực, tựcường, xây dựng đất nước, xem đó là những yếu tố quan trọng để củng cố và phát triển khối ĐĐK dân

tộc Thứ tư là, ĐĐK là sự nghiệp của toàn dân tộc của cả hệ thống chính trị mà hạt nhân lãnh đạo là

các tổ chức Đảng, được thực hiện bằng nhiều biện pháp, hình thức, trong đó các chủ trương của Đảng

và chính sách pháp luật của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng hàng đầu

Nghị Quyết Hội nghị BCH TW lần 7 khóa IX cũng đề ra 5 giải pháp chủ yếu để thực hiện ĐĐKnhư sau :

Một là, xây dựng những định hướng chính sách nhằm tăng cường khối đại ĐK toàn dân tộc.

Hai là, phát huy mạnh mẽ vai trò của chính quyền nhà nước trong việc thực hiện chính sách ĐĐK

toàn dân tộc

Ba là, mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tập họp nhân dân, nâng cao vị trí của Mặt trận tổ quốc

Việt Nam và các đoàn thể nhân dân trong việc thực hiện ĐĐK dân tộc

Bốn là, tăng cường công tác chính trị, tư tưởng, nâng cao trách nhiệm công dân, xây dựng sự đồng

thuận XH, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước

Năm là, xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng

để Đảng thật sự là hạt nhân lãnh đạo khối ĐĐK dân tộc

Tóm lại: Rõ ràng là, tư tưởng về đoàn kết của HCM một khi trở thành chiến lược của CM Việt Nam

đã tạo nên một sức mạnh vô địch để dân tộc ta “nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũngvuợt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” Đó là sức mạnh của đoàn kết toàn dân kết hợp với sức mạnh

Trang 8

thời đại để đưa dân tộc tiến tới “độc lập, tự do, hạnh phúc” Vì thế, có thể khẳng định rằng tư tưởngĐĐK dân tộc và xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi là một thành công lớn của HCM.Người đã tập hợp được những tổ chức CM chân chính về một mối, quy tụ được sức mạnh của toàn dântộc, tranh thủ được sự ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân, xây dựng được tình đoàn kết quốc tế Đó làkết quả của nhà tổ chức vĩ đại HCM, biến khẩu hiệu nổi tiếng “Đoàn kết, đoàn kết, ĐĐK; Thành công,thành công, đại thành công” thành hiện thực, thành sức mạnh tinh thần, trí tuệ, thành sức mạnh vật chấtcực kỳ to lớn đánh thắng những thế lực thù địch hung bạo, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đoàn kết mãi

là một lực lượng to lớn của dân tộc Việt Nam Đoàn kết là một lực lượng vô địch

Câu 3: Vai trò đạo đức cách mạng và việc xây dựng đạo đức mới trong tư tưởng HCM.

Theo HCM, muốn thực hiện thành công sự nghiệp CM XHCN-cuộc CM sâu sắc nhất, triệt đểnhất, toàn diện nhất, chúng ta phải đem hết tinh thần và lực lượng ra phấn đấu; phải tu dưỡng, rènluyện đạo đức CM

HCM luôn luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức CM cho cán bộ, đảng viên.Một trong những bài giảng đầu tiên cho lớp thanh niên trí thức yêu nước đầu tiên của Việt Nam từnhững năm 1920 là bài giảng về "tư cách của một người CM" Đến khi viết Di chúc, Người vẫn dànhmột phần trang trọng để bàn về vấn đề đạo đức, yêu cầu mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấmnhuần đạo đức CM, Đảng phải quan tâm chăm lo giáo dục đạo đức CM cho đoàn viên và thanhniên, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng CNXH vừa "hồng" vừa "chuyên"

HCM xem xét đạo đức trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn Về mặt lý luận, Người để lạicho chúng ta một hệ thống quan điểm sâu sắc và toàn diện về đạo đức Về thực tiễn, Người luôn coithực hành đạo đức là một mặt không thể thiếu của cán bộ, đảng viên

Khi đánh giá vai trò của đạo đức CM, HCM coi đạo đức là nền tảng của người CM, cũng giốngnhư gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối Người viết: "Cũng như sông thì có nguồn mới có nước,không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người CM phải có đạo đức,không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân Vì muốn giải phóng chodân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không cócăn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì" Người CM phải có đạo đức CM làm nềntảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ CM vẻ vang"

Đạo đức là gốc, là nền tảng vì liên quan tới Đảng cầm quyền HCM trăn trở với nguy cơ củaĐảng cầm quyền, đó là sự sai lầm về đường lối và suy thoái về đạo đức CM của cán bộ, đảng viên.Đảng cầm quyền, lãnh đạo toàn xã hội, lãnh đạo Nhà nước, nếu cán bộ, đảng viên của Đảng không

tu dưỡng về đạo đức CM thì mặt trái của quyền lực có thể làm tha hóa con người Vì vậy, HCMyêu cầu Đảng phải "là đạo đức, là văn minh" Người nói, cán bộ, đảng viên muốn cho dân tin, dânyêu, dân phục thì không phải "viết lên trán chữ cộng sản là được quần chúng yêu mến Quần chúngchỉ quý mến những người có tư cách đạo đức"

Vai trò của đạo đức CM còn thể hiện ở chỗ đó là thước đo lòng cao thượng của con người Theoquan điểm của HCM, mỗi người có công việc, tài năng, vị trí khác nhau, người làm việc to, ngườilàm việc nhỏ, nhưng ai giữ được đạo đức CM đều là người cao thượng

Có đạo đức CM thì khi gặp khó khăn gian khổ, thất bại cũng không lùi bước, chán nản ; khigặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ tinh thần khiêm tốn, "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ",không kèn cựa về mặt hưởng thụ, không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, v.v

Đạo đức là cái gốc của người CM, nhưng phải nhận thức đức và tài có mối quan hệ mật thiết vớinhau Có đức phải có tài, nếu không sẽ không mang lại lợi ích gì mà còn có hại cho dân Mặt khác,phải thấy trong đức có tài Tài càng lớn thì đức phải càng cao, vì đức - tài là nhằm phục vụ nhân dân

và đưa CM đến thắng lợi

Trang 9

HCM cho rằng: Đạo đức được xem xét trong mối quan hệ với mình, với người và với công việc; đạođức là thái độ, là hành vi và việc làm của mỗi người hàng giờ, hàng ngày … Đạo đức đời thường gắn

bó mật thiết với đạo đức CM Và Người chỉ ra những chuẩn mực đạo đức của người CM đó là:

Một là, trung với nước, hiếu với dân Theo quan điểm HCM, nước là nước của dân và dân là

người chủ của nước Vì vậy, "trung với nước, hiếu với dân" là thể hiện trách nhiệm với sự nghiệpdựng nước và giữ nước, với con đường đi lên và phát triển của đất nước Trung với nước là: Trong mốiquan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và xã hội, phải biết đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của CMlên trên hết, trước hết Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu CM Thực hiện tốt mọi chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước Hiếu với dân là: Khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của nhândân Tin dân, học dân, lắng nghe ý kiến của dân, gắn bó mật thiết với dân, tổ chức, vận động nhândân thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Chăm lo đời sống vật

chất và tinh thần của nhân dân

Hai là, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là một biểu

hiện sinh động của phẩm chất "trung với nước hiếu với dân" Cần, kiệm, liêm, chính còn là thước đo

sự giàu có về vật chất, vững mạnh về tinh thần, sự văn minh tiến bộ của một dân tộc Cần, kiệm,liêm, chính là nền tảng của đời sống mới, nền tảng của thi đua yêu nước; là cái cần để làm việc, làmngười, làm cán bộ, để phụng sự Đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhânloại Chí công vô tư là không nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào; là đặt lợiích của CM, của nhân dân lên trên hết, trước hết Thực hành chí công vô tư cũng có nghĩa là phảikiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức CM

Ba là, thương yêu con người.

HCM cho rằng, trên đời này có nhiều người, nhiều công việc, nhưng có thể chia thành hai hạngngười: người thiện và người ác, và hai thứ việc: việc chính và việc tà Làm việc chính là ngườithiện, làm việc tà là người ác Từ đó, Người kết luận: những người bị áp bức, bị bóc lột, nhữngngười làm điều thiện thì dù màu da, tiếng nói, chủng tộc, tôn giáo có khác nhau, vẫn có thể thựchành chữ "bác ái", vẫn có thể ĐĐK, đại hòa hợp, coi nhau như anh em một nhà Tình thương yêu conngười ở HCM không chung chung, trừu tượng kiểu tôn giáo, mà luôn luôn được nhận thức và giảiquyết trên lập trường của giai cấp vô sản, dành cho các dân tộc và con người bị áp bức, đau khổ

Bốn là, tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung

Tư tưởng HCM là sự thống nhất, hòa quyện giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩaquốc tế trong sáng Chủ nghĩa quốc tế là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của đạo đức cộngsản chủ nghĩa Nó bắt nguồn từ bản chất quốc tế của giai cấp công nhân và của xã hội XHCN Nộidung chủ nghĩa quốc tế trong tư tưởng HCM rộng lớn và sâu sắc Đó là sự tôn trọng và thương yêutất cả các dân tộc, nhân dân các nước, chống sự hằn thù, bất bình đẳng dân tộc và sự phân biệt chủngtộc Người khẳng định: bốn phương vô sản đều là anh em; giúp bạn là giúp mình; thắng lợi của mìnhcũng là thắng lợi của nhân dân thế giới Người đã góp phần to lớn, có hiệu quả xây đắp tình đoànkết quốc tế, tạo ra một kiểu quan hệ quốc tế mới: đối thoại thay cho đối đầu, kiến tạo một nền văn hóahòa bình trên thế giới

Nói tới tư tưởng HCM về đạo đức phải chú ý tới con đường và phương pháp hình thành đạo đứcmới, đạo đức CM Đặc điểm và quy luật hình thành tư tưởng đạo đức HCM cho thấy một số nguyêntắc cơ bản xây dựng đạo đức mới sau đây:

Trước hết: Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời Tu dưỡng đạo đức là một truyền thống tốt đẹp của

dân tộc và văn hóa phương Đông HCM nói: "Chúng ta phải nhớ câu "Chính tâm, tu thân" để "trịquốc bình thiên hạ" của Khổng Tử Chính tâm tu thân tức là cải tạo Cải tạo cũng phải trường kỳgian khổ, vì đó là một cuộc CM trong bản thân của mỗi người Bồi dưỡng tư tưởng mới để đánhthắng tư tưởng cũ, đoạn tuyệt với con người cũ để trở thành con người mới không phải là một việc

Trang 10

dễ dàng Dù khó khăn gian khổ, nhưng muốn cải tạo thì nhất định thành công".

Đạo đức CM nó gắn với thực tiễn CM và phục vụ CM, phục vụ nhân dân Vì vậy, việc rèn luyện, tudưỡng bền bỉ suốt đời phải như công việc rửa mặt hàng ngày là một trong những yêu cầu có ý nghĩaquan trọng hàng đầu HCM viết: "Đạo đức CM không phải trên trời sa xuống Nó do đấu tranh, rènluyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyệncàng trong

Đạo đức CM là nhằm giải phóng và đem lại hạnh phúc, tự do cho con người, đó là đạo đứccủa những con người được giải phóng Vì vậy, tu dưỡng đạo đức phải gắn liền với hoạt động thựctiễn, trên tinh thần tự giác, tự nguyện, dựa vào lương tâm và trách nhiệm của mỗi người Chỉ cónhư vậy thì việc tu dưỡng mới có kết quả trong mọi môi trường, mọi mối quan hệ, mọi địa bàn, mọihoàn cảnh

Thứ hai: Xây đi đôi với chống, phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi Làm CM là

quá trình kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống Xây dựng đạo đức mới lại càng phải quan tâm điềunày Bởi vì trong Đảng và mỗi con người, vì những lý do khác nhau, nên không phải "người ngườiđều tốt, việc việc đều hay" "Mỗi con người đều có cái thiện và ác ở trong lòng Ta phải biết làm chophần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ củangười CM" Mặt khác, con đường tiến lên CNXH là cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, cuộc chiến đấukhổng lồ Trong cuộc chiến đấu đó, có nhiều kẻ địch nhưng thường có ba loại: chủ nghĩa tư bản vàbọn đế quốc là kẻ địch rất nguy hiểm; thói quen và truyền thống lạc hậu cũng là kẻ địch to, nóngấm ngầm ngăn trở CM tiến bộ; loại địch thứ ba là chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng tiểu tư sản còn ẩnnấp trong mình mỗi người chúng ta; nó chờ dịp - hoặc dịp thất bại, hoặc dịp thắng lợi - để ngóc đầudậy; nó là bạn đồng minh của hai kẻ địch kia

Chống và xử lý nghiêm là nhằm xây, đi liền với xây và muốn xây thì phải chống Mục đích cuốicùng là xây dựng con người có đạo đức và nền đạo đức mới Việt Nam Vì vậy, phải xác định đây lànhiệm vụ chủ yếu và lâu dài Xây đi đôi với chống trên cơ sở tự giáo dục, đồng thời phải tạo thànhphong trào quần chúng rộng rãi Điều này thuộc quy luật của CM XHCN Bởi vì CNXH là công trìnhtập thể của quần chúng nhân dân tự xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng Trong Di chúc, HCM cũngviết rõ điều này: Để chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng và tạo ra những cái mới mẻ tốt tươi, cầnphải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân

Ba là, phải nêu gương và làm gương về đạo đức Đạo đức CM là đạo đức luôn được nhận thức

và giải quyết trên lập trường của giai cấp công nhân, phục vụ lợi ích của CM Điều này phân biệtmột cách rạch ròi với thói đạo đức giả, đạo đức của giai cấp bóc lột với những đặc trưng bản chất lànói nhiều, làm ít, nói mà không làm, nói một đằng, làm một nẻo, đem lại lợi ích không phải choquần chúng nhân dân lao động, mà cho thiểu số những kẻ bóc lột

Nêu gương đạo đức, nói đi đôi với làm là một nét đẹp của văn hóa phương Đông HCM chỉ rarằng: "Nói chung thì các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sốngcòn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền"

Theo HCM hơn bất kỳ một lĩnh vực nào khác, trong lĩnh vực đạo đức đặc biệt phải chú trọng "đạolàm gương" Làm gương có nhiều cấp độ, phạm vi và hệ quy chiếu khác nhau ở đâu cũng có ngườitốt, việc tốt Giai đoạn CM nào cũng cần có nhiều tấm gương Tùy theo nhiệm vụ và tình hình cụ thể

mà tấm gương đó được biểu hiện ở những mặt nào, trong chiến đấu, lao động, học tập, cuộc sống đờithường trong gia đình, ngoài xã hội Việc bồi dưỡng, nêu gương "người tốt, việc tốt" là rất quantrọng và cần thiết, không được xem thường Nhiều giọt nước hợp lại mới thành suối, thành sông,thành biển cả Không nhận thức được điều đó là "chỉ thấy ngọn mà quên mất gốc" Xây dựng đạođức mới, nêu gương đạo đức phải rất chú trọng tính chất phổ biến, rộng khắp, vững chắc của toàn xãhội và những hạt nhân "người tốt, việc tốt" tiêu biểu

Trang 11

Tư tưởng HCM là di sản tinh thần vô cùng quý báu, những tư tưởng vô giá, những giá trị nhân văncao cả, đặc biệt là tư tưởng đạo đức CM của Người mãi là ánh sáng soi đường cho toàn Đảng, toàn

quân, toàn dân Học tập và vận dụng tư tưởng HCM về đạo đức, lối sống trong giai đoạn hiện nay là:

1 Bồi dưỡng thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HCM.

Thế giới quan và phương pháp luận luôn thống nhất với nhau Các quy luật, nguyên lý, quanđiểm trong chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HCM vừa có ý nghĩa thế giới quan vừa có ý nghĩaphương pháp luận Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Đảng taxác định: "Tiến hành CM XHCN trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa làm cho thế giới quan Mác -Lênin và tư tưởng, đạo đức HCM giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội"

Vì vậy, quá trình xây dựng con người mới XHCN phải coi trọng nhiệm vụ trang bị, giáo dục thếgiới quan CM và phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin Có như vậy, con ngườimới có được công cụ để nhận thức và hoạt động thực tiễn, giải thích, cải tạo và làm chủ thế giới.Thực chất đó chính là những nguyên lý, quy luật của chủ nghĩa duy vật biện chứng, và chủ nghĩa duyvật lịch sử

Nắm vững phương pháp luận biện chứng duy vật giúp cho con người khi xem xét sự vật, hiệntượng khách quan một cách đúng đắn, tránh cho ta mắc phải bệnh chủ quan duy ý chí tùy tiện tronghoạt động thực tiễn Yêu cầu khi vận dụng tư tưởng HCM, cần nhận thức đó là một hệ thống quanđiểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của CM Việt Nam, từ CM dân tộc dân chủ nhândân đến CM XHCN Cần vận dụng và phát triển tư tưởng HCM vào công tác hàng ngày của mỗi tổchức và cá nhân

2 Nêu cao tinh thần yêu nước, yêu CNXH, có ý chí vươn lên trong lao động, học tập, bảo vệ Tổ quốc XHCN.

HCM nhiều lần khẳng định: dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là sức mạnh vô địch đểchiến thắng lũ cướp nước và lũ bán nước Con người Việt Nam mới phải nuôi dưỡng được tinhthần yêu nước Chủ nghĩa yêu nước là giá trị truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam Trướchết phải nhận thức sâu sắc chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam với những nội dung cơ bản:Yêu quê hương, xứ sở, xóm làng; gắn bó và cố kết cộng đồng, hướng về dân, lấy dân làm gốc; tự hàolịch sử và văn hóa ông cha; ý thức bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; ý thức sâu sắc về độc lập dântộc

Đảng ta nhấn mạnh: "Đi vào kinh tế thị trường, hiện đại hóa đất nước mà xa rời những giá trịtruyền thống sẽ làm mất bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình, trở thành cái bóng mờ củangười khác, của dân tộc khác"

Hiện nay, yêu nước với yêu CNXH là một; kết hợp độc lập dân tộc với CNXH; đồng thời biết tiếpthu có chọn lọc những tư tưởng tiên tiến của thời đại Trong xây dựng đất nước hiện nay, yêu nướcđồng nghĩa với sự vươn lên khắc phục nghèo nàn lạc hậu, có ý chí, vươn lên thúc đẩy sự tiến bộ xã hội

3 Biết giữ gìn đạo đức, nhân phẩm, lương tâm, danh dự.

Phải luôn thấm nhuần tư tưởng HCM, coi đạo đức CM là gốc; đức gắn với tài; trong đức có tài,trong tài có đức; tài càng cao, đức càng phải lớn Chỉ có như vậy mới phục vụ được nhiệm vụ chínhtrị, mới đưa sự nghiệp xây dựng CNXH đến thắng lợi

Nâng cao trí tuệ trước hết phải nắm vững và vận dụng đúng đắn chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởngHCM; những thành tựu của thời đại và thế giới vào thực tiễn CM Việt Nam, tiếp tục đẩy mạnh sựnghiệp đổi mới đạt hiệu quả cao

Giữ gìn đạo đức trong tình hình mới trước hết phải quán triệt tư tưởng và tấm gương đạo đức

Trang 12

HCM Phải thấy được mối quan hệ giữa đạo đức với kinh tế, trong đó có quan điểm phát triển kinh

tế là điều kiện thiết yếu, là cơ sở để xây dựng một xã hội văn minh, phát triển văn hóa, đạo đức Conngười có đạo đức, có văn hóa lại là động lực để phát triển kinh tế Phải thấy được đặc điểm của nềnkinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay vừa có hội nhập, hợp tác vừa có đấu tranh.Biết phát huy, vận dụng mặt tích cực và đề phòng, hạn chế mặt tiêu cực của kinh tế thị trường Xâydựng đạo đức mới trong tình hình hiện nay là biết khai thác mặt tích cực, đấu tranh kiên quyết loạibỏ mặt tiêu cực; phải chống khát vọng làm giàu bằng mọi cách, tâm lý chạy theo đồng tiền, lấyđồng tiền làm giá trị cao nhất; chạy theo quyền lực với thói ích kỷ, dối trá, lừa lọc, xu nịnh

Câu 4: Quan niệm của HCM về văn hóa.

HCM được tổ chức UNESCO ghi nhận là Anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam, nhàvăn hóa kiệt xuất và khẳng định: “sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch HCM trongcác lĩnh vực VH, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh của truyền thống VH hàng ngàn năm củanhân dân VN và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộctrong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫnnhau”

Ngay từ lúc ra đi tìm đường cứu nước, HCM đã nghĩ tới một xã hội mới tự do, hạnh phúc, không

có áp bức, bóc lột, bất công Trên cơ sở truyền thống tốt đẹp của nền văn hóa hàng nghìn năm của dântộc Việt Nam, HCM đã tiếp thu, chắt lọc tinh hoa văn hóa phương Đông, phương Tây, văn hóamácxít, từng bước xây dựng lý luận văn hóa Tháng 8-1943, khi còn trong nhà tù của Tưởng GiớiThạch, lần đầu tiên HCM nêu ra một định nghĩa về văn hóa: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích củacuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học,tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phươngthức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp củamọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứngnhững nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn"

Người còn dự định xây dựng nền văn hóa dân tộc với năm điểm lớn: Một là, xây dựng tâm lý (tinhthần độc lập tự cường) Hài là xây dựng luân lý (biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng) Ba là, xâydựng xã hội (mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội) Bốn là, xây dựngchính trị (dân quyền) Năm là, xây dựng kinh tế

Khái niệm trên cho thấy: Văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng nhất, bao gồm toàn bộ những giá trịvật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra; văn hóa là động lực giúp con người sinh tồn; văn hóa

là mục đích cuộc sống loài người; xây dựng văn hóa dân tộc phải toàn diện, đặt xây dựng "tinh thầnđộc lập tự cường" lên hàng đầu

Từ sau CM Tháng Tám năm 1945, văn hóa được HCM xác định là đời sống tinh thần của xã hội, làthuộc về kiến trúc thượng tầng Văn hóa có mối quan hệ mật thiết với kinh tế, chính trị, xã hội, tạothành bốn vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội và được nhận thức như sau: Trước hết, văn hóa quantrọng ngang kinh tế, chính trị, xã hội Thứ hai là, chính trị, xã hội có được giải phóng thì văn hóa mớiđược giải phóng Chính trị giải phóng mở đường cho văn hóa phát triển Quan điểm của HCM đãđược thực tiễn CM Tháng Tám năm 1945 chứng minh là hoàn toàn đúng đắn Thứ ba là, xây dựngkinh tế để tạo điều kiện cho việc xây dựng và phát triển văn hóa Người cho rằng, "cơ sở hạ tầng xãhội có kiến thiết rồi, văn hóa mới kiến thiết được và có đủ điều kiện phát triển được" Trong xâydựng CNXH, HCM đã tổng kết: Muốn tiến lên CNXH thì phải phát triển kinh tế và văn hóa đểnâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ta" (HCM không bao giờ nói phát triển vănhóa trước kinh tế) Thứ tư là, văn hóa là một kiến trúc thượng tầng nhưng không thể đứng ngoài, màphải ở trong kinh tế và chính trị Văn hóa phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và pháttriển kinh tế Tuy "kinh tế có kiến thiết rồi, văn hóa mới kiến thiết được", nhưng điều đó không có

Trang 13

nghĩa là văn hóa "thụ động" chờ cho kinh tế phát triển xong rồi mới đến lượt mình phát triển Vănhóa có tính tích cực chủ động, đóng vai trò to lớn thúc đẩy kinh tế và chính trị phát triển như mộtđộng lực "Văn hóa ở trong chính trị" tức văn hóa phải tham gia vào nhiệm vụ chính trị, tham gia

CM, kháng chiến và xây dựng CNXH "Văn hóa ở trong kinh tế" tức là văn hóa phải phục vụ, thúcđẩy việc xây dựng và phát triển kinh tế "Văn hóa ở trong kinh tế và chính trị" cũng có nghĩa là chínhtrị và kinh tế phải có tính văn hóa Đây là một đòi hỏi chính đáng của văn hóa hiện đại Làm chínhtrị, làm kinh tế phải có văn hóa

Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, HCM đã quan tâm tới việc xây dựng nềnvăn hóa mới, coi đó là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của CM Như vậy, nền văn hóa mới rađời gắn liền với nước Việt Nam mới Trước đó ở nước ta là nền văn hóa nô dịch của thực dânphong kiến, làm đồi trụy con người Đặc điểm chung nhất của nền văn hóa mới theo tư tưởng HCM

là xua tan bóng tối của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, của dốt nát, đói nghèo, bệnh tật đè nặng lêncuộc sống của nhân dân ta Văn hóa mới là phải giáo dục nhân dân ta tinh thần cần, kiệm, liêm,chính, tự do tín ngưỡng, không hút thuốc phiện; chống giặc dốt Quan điểm chủ yếu của Người vềxây dựng nền văn hóa mới VN là:

Một là, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Đây là chủ trương nhất quán của

HCM và của Đảng ta Để xây dựng phải kế thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Đồng thờihọc tập, tiếp thu văn hóa hiện đại, tiến bộ trên thế giới, khắc phục những hạn chế của văn hóa truyềnthống

Hai là, tập trung xây dựng con người mới XHCN Con người mới XHCN là con người có năng lực

làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ bản thân mình, do đó đòi hỏi con người mới phải có trình

độ, năng lực, đạo đức trong sáng, biết kế thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Vì vậy, phải đặcbiệt quan tâm đào tạo con người và tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện

Ba là, xây dựng đời sống mới Trước hết phải tạo cho được “Cần, kiệm, liên, chính” trở thành nếp

sống ổn định trong xã hội ta, xây dựng lại tất cả từ văn hóa gia đình đến văn hóa chính trị Nghĩa là cầnxây dựng đa đức mới, lối sống mới và nếp sống mới trong mỗi người, trong cộng đồng

Bốn là, phải xác định xây dựng văn hóa mới là sự nghiệp CM của toàn dân dưới sự lãnh đạo của

Đảng, vì vậy trong xây dựng văn hóa phải biết phát dộng phong trào của quần chúng nhân dân thì mới

có kết quả Điều quan tâm trước tiên trong xây dựng văn hóa là xây dựng văn hóa Đảng, để Đảng cóvăn hóa mới lãnh đạo toàn dân xây dựng văn hóa mới

Trong giai đoạn hiện nay, phương hướng chung của sự nghiệp vǎn hóa nước ta là phát huy chủnghĩa yêu nước và truyền thống ĐĐK dân tộc , ý thức độc lập tự chủ, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổquốc XHCN, xây dựng và phát triển nền vǎn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thụtinh hoa vǎn hóa nhân loại, làm cho vǎn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vàotừng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt

và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa họcphát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh,

xã hội công bằng, vǎn minh, tiến bước vững chắc lên CNXH Những quan điểm chỉ đạo cơ bản:

1 - Vǎn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triểnkinh tế-xã hội

Chǎm lo vǎn hóa là chǎm lo củng cố nền tảng tinh thần của xã hội Thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ

và lành mạnh, không quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và côngbằng xã hội thì không thể có sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững

Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu vǎn hóa, vì xã hội công bằng, vǎn minh, conngười phát triển toàn diện Vǎn hóa là kết quả của kinh tế đồng thời là động lực của sự phát triển kinh

tế Các nhân tố vǎn hóa phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt động xã hội trên mọi phương diện

Ngày đăng: 14/03/2015, 08:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w