Các nhân tố về kinh tế Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn được sử dụng cho đầu tư phát triển hệ thống CTTL, nó ảnh hưởng trực tiếp đến công tác huy động và sử dụng vốn mà n
Trang 1Xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, đồng nghiệp, các cơ quan hữu quan, bạn bè và gia đình đã động viên, quan tâm, giúp đỡ tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành chương trình học tập và bản luận văn này
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Hội đồng bảo vệ và kính mong nhận được sự quan tâm, nhận xét của các thầy, cô để tác giả có điều kiện hoàn thiện tốt hơn những nội dung của luận văn nhằm đạt được tính hiệu quả, hữu ích khi áp dụng vào trong thực tiễn
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả
Đỗ Thanh Hải
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Một số giải pháp nâng cao hiệu
quả đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” là
công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi Các số liệu, kết quả, ý kiến nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả
Đỗ Thanh Hải
Trang 3DANH MỤC HÌNH
Hình 2-1 Bản đồ Hệ thống thủy lợi tỉnh Quảng Ninh 28
Hình 2-2 Hiện trạng công trình đầu mối hồ chứa nước Đồng Đò II 34
Hình 2-3 Hệ thống kênh được sửa chữa, KCH 42
Hình 2-4 Sửa chữa, nâng cấp Đê Hà Nam tại Quảng Yên 43
DANH MỤC BẢNG Bảng 2-1: Vốn đầu tư xây dựng CTTL trên địa bàn Quảng Ninh 32
Bảng 2-2 Các thông số kỹ thuật của hồ chứa sau khi sửa chữa nâng cấp 36
Bảng 2-3 Tổng thiệt hại về kinh tế khi công trình bị sự cố 38
Bảng 2-4 Thống kê đầu tư công trình đầu mối giai đoạn 2010-2013 41
Bảng 2-5 Thống kê Nâng cấp, KCH kênh mương giai đoạn 2010-2013 42
Bảng 2-6 Thống kê đầu tư đê, kè giai đoạn 2010-2013 42
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ch ữ viết tắt Ch ữ viết đầy đủ
CTTL Công trình thủy lợi
KT - XH Kinh tế xã hội NSNN Ngân sách nhà nước UBND Uỷ ban nhân dân
Trang 5MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
THỦY LỢI 1
1.1 Khái niệm và đặc điểm của đầu tư xây dựng CTTL 1
1.1.1 Khái niệm 1
1.1.2 Đặc điểm 1
1.2 Vai trò của đầu tư xây dựng CTTL 3
1.2.1 Đẩy mạnh phát triển kinh tế 3
1.2.2 Phát triển văn hóa xã hội 4
1.2.3 Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp 5
1.2.4 Đảm bảo an ninh quốc phòng 5
1.3 Nguồn vốn trong đầu tư xây dựng CTTL 5
1.3.1 Khái niệm về vốn 5
1.3.2 Nguồn vốn trong đầu tư xây dựng công trình 6
1.3.3 Vai trò của nguồn vốn NSNN trong đầu tư xây dựng CTTL 6
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới sử dụng hiệu quả đầu tư xây dựng CTTL 7
1.4.1 Đặc điểm tự nhiên của từng vùng 7
1.4.2 Các nhân tố về kinh tế 8
1.4.3 Các nhân tố về chính trị và pháp luật 8
1.4.4 Các chính sách của nhà nước 9
1.4.5 Thực trạng của các CTTL 9
1.4.6 Các nhân tố khác 10
1.5 Khái niệm, phân loại, phương pháp và hệ thống các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư 10
1.5.1 Khái niệm, phân loại hiệu quả đầu tư 10
1.5.2 Phương pháp chung để đánh giá hiệu quả đầu tư: Bao gồm đánh giá khái quát và đánh giá hiệu quả cụ thể 11
Trang 61.5.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình 11
1.6 Phương pháp nghiên cứu 16
1.6.1 Thu thập số liệu 16
1.6.2 Tổng hợp số liệu 18
1.6.3 Phân tích dữ liệu 18
Kết luận Chương 1 20
CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH 21
2.1 Đặc điểm tự nhiên, điều kiện KT - XH của tỉnh Quảng Ninh 21
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 21
2.1.2 Điều kiện KT - XH 22
2.2 Thực trạng đầu tư phát triển hệ thống CTTL Quảng Ninh 27
2.2.1 Thực trạng hệ thống thủy lợi tỉnh Quảng Ninh 27
2.3 Phân tích hiệu quả đầu tư dự án SCNC công trình đầu mối Hồ chứa nước Đồng Đò II, xã Bình Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh 33
2.3.1 Sự cần thiết phải đầu tư công trình 33
2.3.2 Mục tiêu và Nhiệm vụ công trình 35
2.3.3 Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng sửa chữa khẩn cấp đập đất 35
2.3.4 Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án 37
2.3.5 Phân tích và đánh giá hiệu quả KT - XH của dự án 39
2.3.6 Những tồn tại của dự án 40
2.4 Tình hình thực hiện đầu tư xây dựng CTTL tỉnh Quảng Ninh 41
2.4.1 Kết quả đạt được 41
2.4.2 Tồn tại và nguyên nhân 43
Kết luận chương 2 49
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CTTL TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH 50
Trang 73.1 Mục tiêu phát triển KT - XH của Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030 50
3.1.1 Quan điểm phát triển 50
3.1.2 Mục tiêu phát triển 51
3.1.3 Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực 53
3.2 Chiến lược đầu tư phát triển CTTL của tỉnh Quảng Ninh 64
3.2.1 Quan điểm đầu tư phát triển CTTL của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 64 3.2.2 Quy hoạch đầu tư phát triển CTTL tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 66
3.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng CTTL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 71
3.3.1 Hoàn thiện công tác lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống CTTL 71
3.3.2 Các giải pháp về chính sách tạo vốn cho xây dựng CTTL 73
3.3.3 Các giải pháp tăng cường hiệu lực công tác quản lý nhà nước về xây dựng CTTL 75
3.3.4 Tăng cường công tác giám sát chất lượng, tiến độ xây dựng và thanh tra, kiểm tra tài chính đối với các dự án xây dựng CTTL 76
3.3.5 Các giải pháp làm tăng hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng 79
3.3.6 Các giải pháp về bảo vệ môi trường 80
3.3.7 Các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 81
3.3.8 Các giải pháp về đầu tư phát triển khoa học công nghệ 82
3.3.9 Hoàn thiện cơ chế đầu thầu và tăng cường quản lý công tác đấu thầu 83 Kết luận chương 3 85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86
1 Kết luận 86
2 Kiến nghị 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Quảng Ninh là tỉnh miền núi thuộc khu vực phía Bắc của Tổ quốc, phía tây giáp tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang, phía đông giáp Vịnh Bắc Bộ, phía tây nam giáp tỉnh Hải Dương và Hải Phòng, phía bắc giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng Quảng Tây Trung Quốc với cửa khẩu Móng Cái và Trinh Tường, có đường biên giới với Trung Quốc dài 132,8 Km Quảng Ninh là hình ảnh của Việt Nam thu nhỏ với đầy đủ các yếu tố về tự nhiên, thuận lợi để phát triển KT - XH
Xác định được tầm quan trọng của việc đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và xây dựng CTTL nói riêng đối với phát triển KT - XH, an ninh quốc phòng thời gian qua Tỉnh đã đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới nhiều CTTL nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng tại các địa bàn trong tỉnh
Tuy nhiên những bất cập trong công tác quản lý nguồn vốn, công tác quy hoạch, công tác chuẩn bị đầu tư, công tác bảo vệ môi trường đã làm giảm hiệu quả KT - XH của việc đầu tư xây dựng các CTTL Vì vậy đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới mục tiêu phát triển chung của Tỉnh, làm chậm quá trình phấn đấu để tỉnh Quảng Ninh là tỉnh công nghiệp hiện đại
Để có thể phát huy được tối đa vai trò của mình thì yêu cầu đặt ra là công tác đầu tư xây dựng các CTTL nói riêng và đầu tư xây dựng cơ bản nói chung cần phải được quan tâm, chú trọng hơn nữa Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào hướng vào các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng CTTL tại tỉnh Quảng Ninh
Vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu
tư xây dựng CTTL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” để thực hiện luận văn
Thạc sỹ kinh tế chuyên ngành Kinh tế Tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Trang 92 Mục đích nghiên cứu
a Mục đích chung
Thông qua việc thu thập số liệu, tổng hợp và phân tích kết quả đầu tư xây dựng CTTL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, đề tài sẽ đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng CTTL tại tỉnh Quảng Ninh
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a Đối tượng nghiên cứu
Các dự án về đầu tư xây dựng CTTL ở tỉnh Quảng Ninh
b Phạm vi nghiên cứu
* Không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn Quảng Ninh
* Thời gian nghiên cứu:
- Đề tài tập trung nghiên cứu những số liệu thời kỳ 2010-2013
- Thời gian thực hiện đề tài: 8/2013 - 5/2014
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đây là một đề tài mới, một hướng nghiên cứu mới trong đầu tư phát triển CTTL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Đề tài sẽ chỉ ra được những thành tựu chủ yếu, những mặt hạn chế và nguyên nhân tồn tại của việc đầu tư xây dựng CTTL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng CTTL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Trang 105 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận nội dung chính của Luận văn được chia làm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về đầu tư xây dựng CTTL
Chương II: Thực trạng và đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng CTTL
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
CTTL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Trang 11CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
1.1.1 Khái niệm
Hoạt động đầu tư: Đầu tư là hoạt động kinh tế của con người, hoạt động đầu tư là việc huy động các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, đất đai, vốn) ở hiện tại, thực hiện một dự án cụ thể, với mong muốn trong tương lai sẽ thu được hiệu quả (lợi ích) mong muốn Như vậy, trong hoạt động đầu tư, nhà đầu tư phải chấp nhận sự hy sinh tiêu dùng ở hiện tại, để tập trung tiền bạc, vốn cho việc thực hiện một hoạt động sản xuất kinh doanh để hy vọng trong tương lai sẽ kiếm được nhiều tiền lợi ích hơn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nhiều hơn
Đầu tư xây dựng: Đầu tư xây dựng công trình là hoạt động có liên quan đến việc bỏ vốn ở giai đoạn hiện tại nhằm tạo dựng tài sản cố định là công trình xây dựng để sau đó tiến hành khai thác công trình, sinh lợi với một khoảng thời gian nhất định nào đó ở tương lai
CTTL: Là công trình thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai thác mặt lợi của nước; phòng, chống tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái, bao gồm: Hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường ống dẫn nước, kênh, công trình trên kênh và bờ bao các loại
1.1.2 Đặc điểm
Dự án đầu tư xây dựng thủy lợi là những công trình cụ thể, tổng hợp và kết tinh sản phẩm của nhiều ngành sản xuất như ngành chế tạo máy, công nghiệp vật liệu xây dựng, năng lượng, hóa chất, luyện kim
Sản phẩm xây dựng thủy lợi gồm những công trình được xây dựng và
sử dụng tại chỗ, cố định tại vị trí xây dựng Sản phẩm xây dựng thủy lợi phụ
Trang 12thuộc chặt chẽ vào điều kiện của địa phương, có tính đa dạng và cá biệt cao
về công dụng, cấu tạo Phần lớn các CTTL đều nằm trên sông, suối nên có điều kiện địa hình, địa chất phức tạp; điều kiện giao thông khó khăn, hiểm trở
Chất lượng CTTL chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện tự nhiên tại nơi xây dựng công trình, do đó nếu công tác thăm dò, điều tra khảo sát các điều kiện tự nhiên không chính xác sẽ dẫn tới việc thiết kế công trình không đảm bảo chất lượng và giảm hiệu quả đầu tư xây dựng công trình
CTTL thường có kích thước rất lớn, có tính đơn chiếc riêng lẻ, nhiều chi tiết phức tạp, do đó cần phải có kế hoạch, tiến độ thi công, có biện pháp
kỹ thuật thi công hợp lý để đảm bảo chất lượng công trình
CTTL có thời gian xây dựng, sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu
kỳ sản xuất, sử dụng nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu và liên quan đến nhiều ngành, nhiều đơn vị khác nhau
CTTL mang tính chất tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật và quốc phòng Đặc điểm này đòi hỏi phải có sự đồng bộ giữa các khâu từ khi chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị xây dựng cũng như quá trình thi công,
từ công tác thẩm định dự án, đấu thầu xây lắp, mua sắm thiết bị, kiểm tra chất lượng, kết cấu công trình đến khi nghiệm thu từng phần, tổng nghiệm thu và quyết toán dự án hoàn chỉnh đưa vào khai thác sử dụng
Việc triển khai xây dựng luôn luôn biến động, thiếu ổn định theo thời gian và địa điểm nên gây khó khăn cho việc tổ chức thi công xây dựng công trình Quá trình thi công thường hay bị gián đoạn nên đòi hỏi trong công tác quản lý phải lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất linh hoạt, sử dụng tối đa lực lượng xây dựng tại nơi công trình xây dựng đặc biệt là lực lượng lao động phổ thông Tuy nhiên lực lượng lao động tại chỗ thường không đáp ứng được trình độ tay nghề cộng với việc cung ứng vật liệu, máy móc thiết bị gặp nhiều khó khăn nên khó đảm bảo chất lượng công trình
Trang 13Sản xuất xây dựng phải tiến hành theo đơn đặt hàng cụ thể và có tính đơn chiếc Sản phẩm của ngành xây dựng thủy lợi rất khác so với các ngành xây dựng cơ bản khác, không thể tiến hành sản xuất hàng loạt mà phải có nhu cầu mới sản xuất và phải đặt hàng Việc mua bán sản phẩm được xác định trước khi thi công Người mua và người bán được biết trước về đối tượng sản phẩm, giá cả, chất lượng sản phẩm, hình thức và kết cấu sản phẩm
Quá trình sản xuất xây dựng rất phức tạp vì công trình có nhiều chi tiết đòi hỏi kỹ thuật cao với sự tham gia của nhiều nhà thầu thiết kế, nhiều đơn vị thi công cùng thực hiện trong điều kiện thời gian và không gian cố định
Sản xuất xây dựng phải thực hiện ngoài trời, bị ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện thời tiết, địa hình, địa chất Các điều kiện tự nhiên này làm gián đoạn quá trình thi công sản xuất ra sản phẩm, ảnh hưởng đến chất lượng và việc cung ứng vật tư, thiết bị, chi phí dẫn đến ảnh hưởng chất lượng công trình
1.2.1 Đẩy mạnh phát triển kinh tế
Nền kinh tế của đất nước ta vốn xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp độc canh lúa nước nên phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên, nếu như thời tiết khí hậu thuận lợi thì đó là môi trường để nông nghiệp phát triển nhưng khi thiên tai khắc nghiệt thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với đời sống của nhân dân Vì vậy mà hệ thống thuỷ lợi có vai trò tác động rất lớn đối với nền kinh tế của đất nước:
Cải thiện chất lượng môi trường và điều kiện sống của nhân dân nhất là những vùng khó khăn về nguồn nước, tạo ra cảnh quan mới, thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác như công nghiệp, thuỷ sản, du lịch
Tạo công ăn việc làm, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân, giải quyết nhiều vấn đề xã hội tại khu vực như thiếu việc làm, do thu nhập thấp
Trang 14Từ đó góp phần đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân cũng như góp phần tạo sự ổn định về kinh tế và chính trị
CTTL góp phần vào việc chống lũ lụt, hạn hán do xây dựng các công trình Đập dâng, Đập chứa nước, đê điều từ đó bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân và tạo điều kiện thuận lợi để tăng gia sản xuất
Tóm lại thuỷ lợi có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của nhân dân nó góp phần vào việc ổn định kinh tế và chính trị tuy nó không mang lại lợi nhuận một cách trực tiếp nhưng nó cũng mang lại những nguồn lợi gián tiếp như việc phát triển ngành này thì kéo theo rất nhiều ngành khác phát triển theo Từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển và góp phần vào việc đẩy mạnh công cuộc CNH - HĐH đất nước
1.2.2 Phát triển văn hóa xã hội
Dân số Quảng Ninh tính đến năm 2015 là khoảng hơn 1,17 triệu người đến từ nhiều dân tộc khác nhau và sống trong các vùng không đồng đều về lịch sử, địa lý… do đó, đời sống tinh thần cũng khác nhau, đặc biệt là giữa thành thị và nông thôn và các vùng xa xôi hẻo lánh Nhờ có hệ thống CTTL phát triển mà khoảng cách đó ngày càng được xóa bỏ, sự giao lưu văn hoá giữa các vùng ngày càng được tăng cường và làm phong phú thêm đời sống của người tỉnh Quảng Ninh từ đó kích thích người dân hăng say lao động đóng góp vào sự phát triển của đất nước
Hệ thống CTTL phát triển góp phần tạo các ngành nghề mới, các cơ sở sản xuất mới phát triển, từ đó, tạo cơ hội việc làm và sự phát triển không đồng đều giữa các vùng cũng được giảm, hạn chế sự di cư từ nông thôn ra thành thị, hạn chế được sự phân hoá giàu nghèo và nhờ vậy giảm được các tệ nạn xã hội góp phần tích cực vào bảo đảm an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái
Trang 15Hệ thống CTTL phát triển cũng góp phần giúp cho việc giao thông đi lại được thuận lợi, cùng với đó là việc phát triển các mô hình du lịch sinh thái,
du lịch văn hóa gắn với đặc thù của từng địa phương từ đó góp phần tăng cường sự giao lưu, giao thoa văn hóa giữa các vùng miền, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân từ đó phát huy vai trò ổn định đời sống xã hội người dân khu vực dự án
1.2.3 Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp
CTTL góp phần tăng diện tích canh tác, mở ra khả năng năng thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, tạo điều kiện thay đổi cơ cấu nông nghiệp, giống loài cây trồng, vật nuôi, làm tăng giá trị tổng sản lượng
Nhờ có hệ thống thuỷ lợi mà có thể cung cấp nước cho những khu vực
bị hạn chế về nước tưới cho nông nghiệp, nước sinh hoạt cho nhân dân và phục vụ phát triển công nghiệp Khắc phục tình trạng thiếu mưa kéo hạn hán, góp phần chống xâm nhập mănk, chống hiện tượng sa mạc hoá
1.2.4 Đảm bảo an ninh quốc phòng
Hệ thống cũng đóng góp tích cực vào việc giữ gìn trật tự an ninh xã hội, bảo vệ quốc phòng Hệ thống CTTL phát triển sẽ góp phần đảm bảo đời sống của người dân khu vực dự án, giúp người dân yên tâm canh tác, an cư lập nghiệp tại các khu vực biên giới xa xôi, vùng hải đảo từ đó giúp giữ đất và phát huy việc toàn dân tham gia bảo vệ an ninh của Tổ quốc Đặc biệt là trong tình hình biên giới căng thẳng, nhiều tranh chấp như hiện nay thì đây là một trong những vấn đề mà Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đầu tư, thực hiện
Trang 16bản chất vốn đầu tư là phần tiết kiệm hay tích luỹ mà nền kinh tế có thể huy động được để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội Vốn đầu tư được thể hiện dưới hai hình thái là hiện vật (hữu hình) và vô hình Vốn hiện vật tồn tại dưới dạng các tài sản hữu hình như các loại máy móc, nhà xưởng, thiết bị… Vốn đầu tư tồn tại dưới dạng các tài sản vô hình như bằng phát minh sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, lợi thế thương mại hay thương hiêụ, trình độ của nguồn nhân lực Trong giai đoạn phát triển hiện nay, vốn nhân lực đóng một vai trò quyết định có thể thay thế một phần các loại vốn khác
1.3.2 Nguồn vốn trong đầu tư xây dựng công trình
Nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình trước hết và chủ yếu là từ tích luỹ tiết kiệm sau khi tiêu dùng của cá nhân và của chính phủ Đây được coi là nguồn vốn quan trọng nhất cho sự phát triển của một quốc gia, là nguồn vốn đảm bảo cho sự tăng trưởng và sự phát triển bền vững của đất nước trong mọi lĩnh vực kinh tế cũng như trong lĩnh vực đầu tư xây dựng CTTL Ngoài nguồn vốn tích luỹ từ trong nước, các quốc gia còn có thể huy động vốn đầu tư từ nước ngoài để phục vụ phát triển KT - XH của đất nước
Nguồn vốn trong nước bao gồm nguồn vốn từ NSNN, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn của dân cư …
Nguồn vốn từ nước ngoài bao gồm các nguồn vốn như vốn đầu tư trực tiếp (FDI), vốn đầu tư gián tiếp (ODA)…
1.3.3 Vai trò của nguồn vốn NSNN trong đầu tư xây dựng CTTL
Trong bất cứ một ngành nghề hay một lĩnh vực đầu tư nào thì vốn NSNN cũng đều đóng một vai trò rất quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư phát triển CTTL là lĩnh vực đòi hỏi một lượng vốn rất lớn Đây là lĩnh vực mà tư nhân rất hạn chế tham gia đầu tư do đó nguồn vốn NSNN có một vị trí đặc biệt quan trọng, là nguồn vốn chủ yếu để thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống các CTTL
Trang 17Vốn đầu tư từ NSNN đóng vai trò chủ đạo để thu hút các nguồn vốn khác thực hiện đầu tư phát triển hệ thống CTTL, bao gồm cả vốn đầu tư trong nước và nước ngoài Chỉ khi có nguồn vốn NSNN tham gia vào các dự án mới tạo được niềm tin tối đa cho các nhà đầu tư để từ đó họ bỏ vốn ra đầu tư, đặc biệt với nguồn vốn nước ngoài Có thể thấy rõ vai trò quan trọng của vốn NSNN trong việc thu hút vốn ODA khi mà vốn NSNN là một nguồn vốn đối ứng quan trọng trong công tác chuẩn bị đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng…
Vốn NSNN đóng vai trò điều phối trong việc hình thành hệ thống CTTL một cách hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất NSNN sẽ tập trung đầu tư vào các dự án trọng điểm tạo điều kiện thúc đẩy KT - XH phát triển
Vốn NSNN khi đầu tư vào hệ thống CTTL sẽ là công cụ kích cầu rất hiệu quả, bằng chứng là các CTTL ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành sản xuất khác như nông, lâm nghiệp, thủy sản… từ đó tăng đóng góp vào việc tăng GDP, tạo thêm việc làm cho xã hội, nâng cao thu nhập cho người dân khu vực có dự án
Như vậy, nguồn vốn NSNN đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc phát triển KT - XH nói chung và trong việc phát triển hệ thống CTTL nói riêng
1.4.1 Đặc điểm tự nhiên của từng vùng
Hệ thống CTTL được bố trí xây dựng và phát triển rộng khắp ở tất cả các vùng và địa phương trong cả nước, do đó nó chịu ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiện địa lý, khí hậu, thời tiết, địa hình… ở mỗi vùng và địa phương khác nhau Mặt khác, các CTTL tại mỗi địa phương lại có các đặc điểm khác nhau, với các mục tiêu đầu tư xây dựng, nhiệm vụ thiết kế khác nhau sao cho đảm bảo phù hợp với yêu cầu sử dụng
Trang 181.4.2 Các nhân tố về kinh tế
Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn được sử dụng cho đầu tư phát triển hệ thống CTTL, nó ảnh hưởng trực tiếp đến công tác huy động và sử dụng vốn mà nguồn vốn NSNN là chủ yếu do:
Nền kinh tế phát triển mạnh sẽ làm cho GDP ngày càng lớn, các doanh nghiệp làm ăn ngày càng đạt lợi nhuận cao do đó ảnh hưởng trực tiếp đến mức tích luỹ của NSNN cho đầu tư Nếu như nền kinh tế càng lớn mạnh thì các khoản thu cho NSNN ngày càng lớn và đây là điều kiện để Nhà nước đầu
tư vào phát triển hệ thống CTTL
Nền kinh tế càng phát triển cao thì càng có nhiều thành phần kinh tế có thể tham gia vào đầu tư phát triển hệ thống CTTL
Nền kinh tế phát triển sẽ kéo theo thị trường vốn cũng phát triển, tạo điều kiện để lưu chuyển vốn nhanh Đây là cơ sở để huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển hệ thống CTTL nói riêng và cho tất cả các ngành kinh tế nói chung
Nền kinh tế phát triển càng cao thì yêu cầu về hiệu quả kinh tế càng cao, do đó, sẽ thúc đẩy quá trình sử dụng vốn NSNN một cách tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN
từ các nguồn vốn đó
Trang 19Cơ chế huy động và sử dụng vốn ngân sách hoàn chỉnh cũng như hoàn thiện cơ chế đầu thầu, quản lý hiệu quả sử dụng vốn cũng sẽ tạo điều kiện tốt cho sự phát triển hệ thống CTTL Hơn nữa việc quản lý tốt sẽ tạo tiền đề cho nhà nước đầu tư vào các dự án trọng điểm thích hợp với mỗi thời kì phát triển của đất nước cũng như các địa phương cũng có thể tự chủ khai thác nguồn vốn NSNN cho sự phát triển hệ thống CTTL của địa phương mình
1.4.4 Các chính sách của nhà nước
Các chính sách quản lý ở tầm vĩ mô và vi mô đều có ảnh hưởng đến việc đầu tư phát triển hệ thống CTTL Ở tầm vĩ mô thì đó là sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các cơ quan trung ương từ khâu thu NSNN, kế hoạch phân bổ vốn đến khâu quản lý và sử dụng vốn nhằm giảm thiểu được tình trạng thất thoát lãng phí còn ở tầm vi mô thì đó là trình độ quản lý của các ban quản lý của mỗi dự án nhằm đạt được hiệu quả đầu tư xây dựng cao nhất
Nội dung của quy chế, quy trình quản lý đầu tư gồm các yếu tố như: Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật để hạ thấp được chi phí đầu tư nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng của dự án đầu tư; công tác thẩm định dự án đầu tư,
và lựa chọn các phương án khả thi; cơ chế lựa chọn nhà thầu; cơ chế quản lý nguồn vốn, cấp phát, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư và các hệ thống Quy chuẩn, quy phạm, luật, thông tư, nghị định, chế độ chính sách có liên quan
1.4.5 Thực trạng của các CTTL
Đây là nhân tố ảnh hưởng cơ bản nhất yêu cầu đòi hỏi phải đầu tư phát triển hệ thống CTTL Hệ thống CTTL của nước ta đã được hình thành và trải qua một thời gian dài cùng với đó là ảnh hưởng của chiến tranh, thiên tai mà không được đầu tư sửa chữa, nâng cấp nên nhiều hệ thống CTTL đang xuống cấp khiến hiệu quả khai thác thấp, chất lượng nguồn nước có nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng Cùng với đó, tình trạng vi phạm hành lang bảo vệ CTTL diễn ra phổ biến, việc xử lý không triệt để dẫn đến tình trạng sử dụng nước còn lãng phí
Trang 20Mặt khác diễn biến thời tiết ngày càng bất lợi, sự phát triển “nóng” KT - XH làm cho các CTTL bị xâm hại, đầu tư ban đầu của CTTL còn nhiều bất cập, ở nhiều nơi nhận thức của cán bộ và người dân chưa đúng về tầm quan trọng của các CTTL, cơ chế chính sách còn chưa khuyến khích các tổ chức, cá nhân nâng cao
ý thức sử dụng và tham gia bảo vệ các CTTL
Nhân tố con người cũng góp phần quan trọng vào hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển Vì vậy cần phải đào tạo đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp, có tri thức và có đạo đức nghề nghiệp…
Hệ thống bộ máy quản lý Nhà nước và Bộ máy trực tiếp quản lý, vận hành các công trình sau khi bàn giao đưa vào sử dụng cũng ảnh hưởng lớn đến việc đầu tư phát triển hệ thống CTTL
ánh hiệu quả đầu tư
1.5.1 Khái niệm, phân loại hiệu quả đầu tư
1.5.1.1 Khái niệm
Hiệu quả đầu tư là một khái niệm rộng và tổng hợp, là một phạm trù kinh tế khách quan, được thể hiện tổng hợp ở mức độ thoả mãn nhu cầu phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, mức độ đáp ứng những nhiệm vụ kinh tế,
chính trị, xã hội đã đề ra
Trang 211.5.1.2 Phân loại hiệu quả đầu tư:
Theo phạm vi phát huy tác dụng của hiệu quả: Hiệu quả đầu tư được phân thành hiệu quả đầu tư của từng dự án, từng doanh nghiệp, từng ngành, địa phương và toàn bộ nền kinh tế quốc dân
Theo bản chất của hiệu quả: Hiệu quả đầu tư được phân thành liệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội
Theo mức độ (tính chất) tác động của hiệu quả phân thành hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp (hiệu quả liên đới)
1.5.2 Phương pháp chung để đánh giá hiệu quả đầu tư: Bao gồm đánh giá khái quát và đánh giá hiệu quả cụ thể
1.5.2.1 Đánh giá khái quát
Phương pháp được sử dụng ở bước này là so sánh tương quan giữa các chỉ tiêu phản ánh tình hình thực hiện đầu tư theo tổng mức, theo các tiêu thức phân tổ với những thành quả trong sản xuất kinh doanh của cơ sở, trong phát triển kinh tế của từng ngành, phát triển KT - XH của địa phương và của đất nước
1.5.2.2 Đánh giá hiệu quả cụ thể
Đánh giá hiệu quả cụ thể đạt được thông qua một hệ thống các chỉ tiêu thống kê Đánh giá hiệu quả cụ thể của đầu tư bao gồm: Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế tài chính; Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả KT -
XH và Hiệu quả các công cuộc đầu tư phúc lợi công cộng
1.5.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình
Việc đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư luôn được xem xét một cách toàn diện về các mặt: kinh tế, chính trị, tài chính, kỹ thuật, xã hội và quốc phòng, dựa trên một hệ thống các chỉ tiêu Trong đó, một số chỉ tiêu kinh tế - tài chính được xem là chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp để phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư và các chỉ tiêu kinh tế - tài chính
Trang 22này phản ánh một cách tổng hợp và tương đối khái quát mọi mặt của dự án, cả
về kỹ thuật lẫn xã hội
Thông thường các chỉ tiêu kinh tế - tài chính và xã hội của dự án đầu tư được phân thành hai nhóm:
Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - tài chính
Các chỉ tiêu hiệu quả KT - XH
Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - tài chính phản ánh quyền lợi trực tiếp của doanh nghiệp là Chủ đầu tư: Lợi nhuận, thu nhập, thu được hàng năm Còn các chỉ tiêu KT - XH phản ánh lợi ích của Nhà nước, của Xã hội: Tăng thu cho NSNN thông qua thuế và các nghĩa vụ tài chính; tăng thu nhập cho người lao động, giảm thất nghiệp; tăng sản phẩm cho xã hội; tạo cơ sở hạ tầng
Hiện nay, trong phân tích hiệu quả kinh tế của một dự án người ta thường dùng các chỉ tiêu sau để đánh giá hiệu quả dự án
- Chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo;
- Chỉ tiêu giá trị - giá trị sử dụng;
- Nhóm chỉ tiêu chi phí – lợi ích;
1.5.3.1 Chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo
Về bản chất, chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo là tất cả các chỉ tiêu cần thiết để đánh giá các phương án đầu tư vốn có ý nghĩa, vai trò khác nhau, đơn
vị đo khác trọng (theo phương pháp chuyên gia) rồi tính gộp lại trong một chỉ tiêu bằng mức độ quan trọng đã đánh giá
- Ưu nhược điểm của phương pháp:
+ Ưu điểm: dễ xếp hạng các phương án, có thể đưa nhiều tiêu chí có các thứ nguyên khác nhau vào để so sánh các phương án, có thể đánh giá tầm quan trọng của mỗi chỉ tiêu
+ Nhược điểm: Dễ bị trùng lặp các chỉ tiêu không làm nổi bật các chỉ
Trang 23tiêu chủ yếu và dễ mang tính chất chủ quan khi lấy ý kiến của chuyên gia
1.5.3.2 Chỉ tiêu giá trị - giá trị sử dụng
Phương pháp giá trị - giá trị sử dụng so sánh các phương án trên cơ sở
tính toán giá trị hoặc chi phí cần thiết để có được một đơn vị Gd nhỏ nhất để
đạt được một đơn vị giá trị sử dụng tổng hợp
Gd = →min
S
G
(1.1) Hay tiêu chuẩn giá trị sử dụng tổng hợp Sd lớn nhất đạt được tính trên
G: Giá trị hay chi phí của dự án;
S: Giá trị sử dụng của phương án
- Ưu nhược điểm của phương pháp:
+ Ưu điểm: Có những ưu điểm của chỉ tiêu kinh tế tổng hợp khi tính
chỉ tiêu giá trị và của chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo khi tính chỉ tiêu giá
trị sử dụng tổng hợp
- Nhược điểm: Mang các nhược điểm của chỉ tiêu tổng hợp không đơn
vị đo đồng thời cũng không phản ánh đươc lợi nhuận thu được của phương
án
1.5.3.3 Nhóm các chỉ tiêu chi phí – lợi ích
Một số chỉ tiêu chi phí – lợi ích cơ bản thường được dùng trong các
tính toán hiệu quả đầu tư của dự án là:
- Giá trị hiện tại thuần (NPV)
Thu nhập còn lại sau khi đã trừ đi các chi phí gọi là thu nhập thuần Giá
trị hiện tại thuần (NPV) là tổng giá trị hiện tại của dòng thu nhập thuần mà dự
Trang 24án mang lại trong cả vòng đời của nó
Mục đích của việc tính giá trị hiện tại thuần của dự án là để xem xét việc sử dụng các nguồn lực (vốn) trong thời gian thực hiện dự án có mang lại lợi ích lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng hay không? Với ý nghĩa này, NPV được xem là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá tính khả thi của dự án NPV được xác định theo công thức sau:
r
C B NPV
0 (1 )
)(
(1.3)
Trong đó: Bt = Thu nhập của dự án năm t
Ct = Chi phí của dự án năm t
R
B r C r
t t t
n
t t t
0
0
Trong đó: Bt - thu nhập cuả dự án năm t;
Ct - Chi phí cho dự án năm t;
Chỉ tiêu này thường sử dụng để xếp hạng các dự án: Các dự án có R lớn nhất sẽ được chọn Tuy nhiên khi lựa chọn dự án có R lớn nhất chưa phải là
Trang 25phương án đầu tư tối ưu nhất mà còn kết hợp so sánh lựa chọn với các chỉ tiêu khác nữa mới quyết định được phương án đầu tư tối ưu
- Tỷ suất sinh lợi nội bộ (IRR)
Suất sinh lợi nội bộ (IRR) là suất chiết khấu mà với suất này giá trị hiện tại thuần của dự án bằng 0, được tính từ hệ thức sau:
Khi sử dụng chỉ tiêu IRR làm cơ sở so sánh và lựa chọn các phương án phân tích thì cần cân nhắc và xem xét kỹ tính ưu việt và nhược điểm khi áp dụng chỉ tiêu IRR này
+ Ưu điểm: Mang lại kết quả tương đối chính xác; Có thể so sánh được hiệu chi phí mà đã được quy bằng tiền, xác định được giá trị tuyệt đối, phản ánh được hiệu quả kinh tế của biện pháp; Mang tính tổng hợp, tính đến tất cả
các chi phí và hiệu ích mang lại cho nền kinh tế quốc dân; Việc đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án được xét đến cả hai yếu tố không gian và thời gian
- Nhược điểm: Chỉ chính xác trong thị trường vốn hoàn hảo và phụ thuộc nhiều vào hệ số chiết khấu
Tuy nhiên do đặc điểm của tỉnh Quảng Ninh là một tỉnh biên giới phía Bắc với thế mạnh là phát triển công nghiệp và dịch vụ, du lịch nên việc đầu tư xây dựng các CTTL thường mang mục đích đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo
an ninh quốc phòng, an ninh lương thực, tạo điều kiện cho người dân yên tâm tham gia sản xuất nông nghiệp tại khu vực xây dựng dự án nên các dự án
Trang 26thường được xem xét dưới góc độ hiệu quả KT - XH mà dự án mang lại Do vậy, trong đề tài luận văn của mình, tác giả tiến hành phân tích hiệu quả kinh
tế của 01 dự án nâng cấp, sửa chữa đập dâng kết hợp với việc đi sâu xem xét hiệu quả KT - XH của các dự án đầu tư xây dựng CTTL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, từ đó đề xuất các giải pháp để khắc phục các hạn chế, tồn tại và nâng cao hơn nữa hiệu quả đầu tư xây dựng công trình
1.6.1 Thu thập số liệu
Thu thập số liệu là một công việc quan trọng trong nghiên cứu khoa học Mục đích của thu thập số liệu (từ các tài liệu nghiên cứu khoa học có trước, từ quan sát và thực hiện thí nghiệm) là để làm cơ sơ lý luận khoa học hay luận cứ chứng minh giả thuyết hay tìm ra vấn đề cần nghiên cứu Các phương pháp thu thập số liệu gồm:
1.6.1.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu chưa qua xử lý, được thu thập lần đầu,
và thu thập trực tiếp từ các đơn vị của tổng thể nghiên cứu thông qua các cuộc điều tra thống kê Dữ liệu sơ cấp đáp ứng tốt yêu cầu nghiên cứu, tuy nhiên việc thu thập dữ liệu sơ cấp lại thường phức tạp, tốn kém Để khắc phục nhược điểm này, người ta không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể, mà chỉ điều tra trên 1 số đơn vị gọi là điều tra chọn mẫu
Có nhiều phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp Nhìn chung khi tiến hành thu thập dữ liệu cho một cuộc nghiên cứu, thường phải sử dụng phối hợp nhiều phương pháp với nhau để đạt được hiệu quả mong muốn Sau đây
là các phương pháp thường dùng:
- Phương pháp quan sát: Ghi lại có kiểm soát các sự kiện hoặc các hành
vi ứng xử của con người Phương pháp này thường được dùng kết hợp với các phương pháp khác để kiểm tra chéo độ chính xác của dữ liệu thu thập
Trang 27- Phương pháp phỏng vấn bằng điện thoại: Là phương pháp nhân viên điều tra tiến hành việc phỏng vấn đối tượng được điều tra bằng điện thoại theo một bảng câu hỏi được soạn sẵn Phương pháp này áp dụng khi mẫu nghiên cứu gồm nhiều đối tượng là cơ quan xí nghiệp, hay những người có thu nhập cao (vì họ đều có điện thoại); Hoặc đối tượng nghiên cứu phân bố phân tán trên nhiều địa bàn thì phỏng vấn bằng điện thoại có chi phí thấp hơn phỏng vấn bằng thư Nên sử dụng kết hợp phỏng vấn bằng điện thoại với phương pháp thu thập dữ liệu khác để tăng thêm hiệu quả của phương pháp
- Phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp: Là phương pháp nhân viên điều tra đến gặp trực tiếp đối tượng được điều tra để phỏng vấn theo một bảng câu hỏi đã soạn sẵn Phương pháp này áp dụng khi hiện tượng nghiên cứu phức tạp, cần phải thu thập nhiều dữ liệu; khi muốn thăm dò ý kiến đối tượng qua các câu hỏi ngắn gọn và có thể trả lời nhanh được
1.6.1.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp là phương pháp lấy số liệu từ các bảng biểu, báo cáo sơ kết, tổng kết hàng năm của Ban quản lý các dự án công trình Nông nghiệp & PTNT, Chi cục thủy lợi trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Ninh; Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh; Sở Tài chính tỉnh Quảng Ninh; Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh; Tổng cục thống kê
để tổng hợp các thông tin từ các cơ quan, có liên quan khác
Mục tiêu của phương pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước đó của khu vực có liên quan đến đề tài dựa vào những thông thin thu thập được để tiến hành phân tích thực trạng việc đầu tư phát triển hệ thống CTTL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, từ đó nắm bắt những vấn đề đặc trưng cần nghiên cứu và đưa ra những biện pháp cần thiết để tiến hành nghiên cứu, đồng thời thấy rõ những tài liệu số liệu còn thiếu để bổ sung và cập nhật thông tin giúp công tác điều tra đạt hiệu quả hơn
Trang 28Đây là phương pháp tác giả lựa chọn để thu thập số liệu phục vụ cho luận văn thạc sỹ với tài liệu thu thập gồm: Thống kê về hệ thống thủy lợi của tỉnh giai đoạn 2010 - 2013; Thống kê về tình hình KT - XH của tỉnh giai đoạn
2010 - 2013; Định hướng phát triển KT - XH của tỉnh đến năm 2020; các dự
án thủy lợi thực hiện trên địa bàn tỉnh và các tài liệu khác có liên quan
1.6.2 Tổng hợp số liệu
Toàn bộ số liệu thu thập được xử sử lý bởi chương trình Excel trên máy tính đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình để tổng hợp, lập thành các bảng biểu
1.6.3.3 Phương pháp đồ thị
Là phương pháp chuyển hóa thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị Đồ thị sẽ giúp người đọc dễ dàng hơn trong tiếp cận và phân tích thông tin
Trang 291.6.3.4 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Là phương pháp thăm dò ý kiến của các nhà chuyên môn không có trách nhiệm trực tiếp đối với công tác dự báo, nhưng có năng lực chuyên môn đáp ứng được yêu cầu của công tác dự báo
1.6.3.5 Phương pháp dự báo
Sử dụng phương pháp này cho phép dự báo ngắn hạn quá trình tiếp theo của hiện tượng trong những khoảng thời gian tương đối ngắn Tài liệu thường được sử dụng để dự đoán là dãy số thời gian, tức là dựa vào sự biến động của hiện tượng ở thời gian đã qua để dự đoán mức độ của hiện tượng trong thời gian tiếp theo
Trang 30Kết luận Chương 1
Chương 1 của luận văn tác giả đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận
cơ bản về đầu tư xây dựng CTTL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Những vấn
đề lý luận của chương bao gồm: Khái niệm và đặc điểm của đầu tư xây dựng CTTL; Vai trò của đầu tư xây dựng CTTL đối với phát triển kinh tế, văn hóa
xã hội, Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, Đảm bảo an ninh quốc phòng; Nguồn vốn trong đầu tư xây dựng CTTL và vai trò của vốn NSNN đối với công tác đầu tư xây dựng CTTL Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả vốn trong đầu tư xây dựng CTTL; Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả đầu tư phát triển CTTL và Phương pháp nghiên cứu, thu thập, tổng hợp, phân tích số liệu khi thực hiện luận văn
Những cơ sở lý luận được hệ thống ở Chương 1 là cơ sở cho việc nghiên cứu và giải quyết những vấn đề tiếp theo của đề tài
Trang 31CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY
LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía Đông Bắc Việt Nam, có dáng một hình chữ nhật lệch nằm chếch theo hướng Đông bắc - Tây nam Phía Tây tựa lưng vào núi rừng trùng điệp Phía Đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc bộ với bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sông và bãi triều và là hơn hai nghìn hòn đảo lớn nhỏ
Quảng Ninh có bề ngang từ Đông sang Tây nơi rộng nhất là 195Km, bề dọc từ Bắc xuống Nam khoảng 102Km Điểm cực bắc là dãy núi cao thuộc thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu Điểm cực Nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn Điểm cực tây là sông Vàng Chua
ở xã Bình Dương và xã Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều Điểm cực Đông trên đất liền là mũi Gót ở Đông Bắc xã Trà Cổ, thị xã Móng Cái
Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp với nước Trung Quốc Trên đất liền, phía Bắc của tỉnh (có các huyện Bình Liêu, Hải Hà và thành phố Móng Cái) giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng tỉnh Quảng Tây với 132,8 km đường biên giới; Phía Đông là vịnh Bắc Bộ với bờ biển dài 250 km; Phía Tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; Phía Nam giáp thành phố Hải Phòng
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh Quảng Ninh (theo số liệu thống kê 01/10/1998) là 611.081,3 ha Trong đó đất nông nghiệp 243.833,2 ha, đất chuyên dùng 36.513 ha, đất ở 6.815,9 ha, đất chưa sử dụng 330.734,8 ha
Trang 322.1.1.2 Dân số
Dân số Quảng Ninh hiện nay khoảng hơn 1 triệu người (khoảng 1,178 triệu người) Với tỷ lệ tăng dân số 1,66%, Quảng Ninh đã đạt mức tăng thấp hơn mức tăng dân số toàn quốc (2,14%) và thế giới (1,7%) Tuy nhiên trong tỉnh, mức tăng dân số không đều Trong khi ở thành phố Hạ Long chỉ tăng 1,29% thì ở miền núi, hải đảo tăng nhanh (Ba Chẽ 2,5%, Tiên Yên 2,7%, Cô
Tô 2,44%)
Quảng Ninh có kết cấu dân số dân số trẻ, tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chiếm tới 37,6% Người già trên 60 tuổi (với nam) và trên 55 tuổi (với nữ) là 7,1% Các huyện miền núi tỉ lệ trẻ em dưới tuổi lao động còn lên tới 45% Đặc biệt tại Quảng Ninh nam giới đông hơn nữ giới (nam chiếm 50,9 %, nữ chiếm 49,1%) Ngược với tỷ lệ toàn quốc Ở các khu vực mỏ than tỷ lệ này còn cao hơn: Cẩm Phả, nam 53,2%, nữ 46,8%
Dân số Quảng Ninh có mật độ bình quân 188 người/km2 nhưng phân
bố không đều Vùng đô thị và các huyện miền Tây dân cư tập trung đông, thành phố Hạ Long 739 người/km2, huyện Yên Hưng 415 người/km2, huyện Đông Triều 390 người/km2 Trong khi đó, huyện Ba Chẽ 30 người/km2, Cô
Tô 110 người/km2, Vân Đồn 74 người/km2
2.1.2 Điều kiện KT - XH
Kinh tế Quảng Ninh duy trì mức tăng trưởng phù hợp với xu thế phát triển chung của cả nước với cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP, giá so sánh 1994) ước đạt 14.920 tỷ đồng, tăng 12,1%
so với cùng kỳ (năm 2010 tăng 12,3%) Tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy chưa đạt kế hoạch đề ra (KH tăng 13%), song đây cũng là mức tăng cao so với nhiều tỉnh, thành phố khác Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: Giảm tỷ trọng ngành nông lâm thủy sản, tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ
Trang 332.1.2.1 Sản xuất công nghiệp
Sản xuất công nghiệp duy trì nhịp độ tăng trưởng đều, nhưng chưa đạt mức tăng theo kế hoạch đề ra, hoạt động xây dựng tiếp tục phát triển:
Do những yếu tố tác động khách quan của nền kinh tế, ngành công nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, lãi suất ngân hàng, giá cả các yếu tố đầu vào tăng cao, sức mua của nền kinh tế thấp, một số mặt hàng sản xuất ra tiêu thụ chậm Trước tình hình đó, tỉnh đã có nhiều biện pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp như: Tạo điều kiện hỗ trợ đẩy
nhanh tiến độ một số dự án phục vụ phát triển của ngành than, khuyến khích tiêu dùng sản phẩm xi măng và các mặt hàng khác, hỗ trợ và tạo điều kiện về vốn vay phục vụ sản xuất các mặt hàng thiết yếu
Công tác đầu tư xây dựng cơ bản tiếp tục được quan tâm tập trung chỉ đạo: Tỉnh quán triệt và kiên quyết dừng, hoãn, giãn tiến độ đối với các dự án, công trình chưa thực sự cấp bách, hoặc không có khả năng hoàn thành trong năm kế hoạch để tập trung ưu tiên bố trí cho các dự án, công trình có khả năng hoàn thành sớm, các công trình cấp bách, quan trọng theo Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ Do vậy, nguồn vốn đầu tư được bố trí tập trung và hiệu quả, nhất là đối với các công trình đảm bảo an sinh xã hội như: Hệ thống kênh mương, hồ đập, điện, nước, trường học, trạm y tế…
Tập trung nguồn tăng thu để bổ sung vốn đầu tư phát triển, nâng tổng
số vốn đầu tư phát triển Nguồn vốn tăng thu đã được tập trung ưu tiên bố trí cho các công trình, dự án quan trọng để đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng để phát huy hiệu quả sau đầu tư Đồng thời, tập trung nguồn lực triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới
2.1.2.2 Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản vượt qua được khó khăn và đạt mức tăng trưởng khá
Trang 34Trồng trọt: Diện tích gieo trồng đạt 98,6% so cùng kỳ, nhưng sản lượng lương thực cây có hạt cả năm ước đạt 237.521 tấn, tăng 2% (ước tăng 4.731 tấn) so cùng kỳ; năng suất lúa, ngô bình quân cả năm đều tăng hơn cùng kỳ Chăn nuôi: Do ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt nên số lượng đàn gia súc, gia cầm tăng chậm Hiện trên địa bàn có 155 trang trại chăn nuôi quy
mô vừa và nhỏ, trong đó có: 111 trang trại lợn ; 36 trang trại gia cầm; 8 trang trại trâu bò
Lâm nghiệp: Công tác trồng mới rừng tập trung năm 2013 đạt 11.121ha tăng 3% so với kế hoạch; công tác chăm sóc, khoanh nuôi và bảo vệ rừng hiện
có đạt 100% kế hoạch giao Độ che phủ của rừng ước đạt 51%, đạt chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh đề ra Công tác phòng, chống cháy rừng được các cấp, các ngành và các địa phương đặc biệt quan tâm và phòng chống
Thủy sản: Do giá cả các yếu tố đầu vào tăng mạnh như điện, xăng dầu, thức ăn nuôi thủy sản, nên tổng sản lượng thủy sản ước thực hiện cả năm giảm hơn so với cùng kỳ, ước đạt 83.011 tấn, bằng 99,8% cùng kỳ Giá trị thuỷ sản xuất khẩu ước đạt 24,8 triệu USD, tăng 10,8% so cùng kỳ
2.1.2.3 Hoạt động thương mại - dịch vụ
Các ngành dịch vụ: Do chịu ảnh hưởng từ những khó khăn chung của nền kinh tế; Sản lượng của các ngành sản xuất chính sụt giảm, kéo theo sự tác động ảnh hưởng có tính chất lan truyền từ thu nhập đến tiêu dùng và kích cầu sản xuất các mặt hàng tiêu dùng, thêm vào đó là tình hình biển đảo biên giới căng thẳng nên các hoạt động kinh tế cửa khẩu không ổn định do chính sách biên mậu của nước bạn luôn thay đổi
2.1.2.4 Đầu tư phát triển
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2013 ước thực hiện đạt 41.195 tỷ đồng, tăng 10% so cùng kỳ, đạt kế hoạch đề ra; Trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, đây là mức tăng khá của Tỉnh, cụ thể: Vốn ngân sách tập trung
Trang 356.336 tỷ đồng, chiếm 15,4%; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước 288
tỷ chiếm 0,7%; Vốn các doanh nghiệp nhà nước (bao gồm vốn tự có và vốn vay, vốn huy động) 21.841 tỷ, chiếm 53,3%; Vốn dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 19,7%; Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 8,1%
2.1.2.5 Thu chi NSNN
Trước những khó khăn trong năm 2013, để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển KT - XH đề ra, Tỉnh đã tập trung bám sát các chỉ đạo của Trung ương và thực hiện quyết liệt các biện pháp quản lý, điều hành ngân sách, khuyến khích tạo nguồn thu, kiểm soát chặt chẽ nhiệm vụ chi…Kết quả: Tổng thu NSNN trên địa bàn ước đạt 32.344 tỷ đồng Tổng chi ngân sách địa phương dự kiến đạt 15.579,4 tỷ đồng, bằng 146% dự toán
2.1.2.6 Văn hoá - xã hội
Mặc dù tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, bất lợi, song với sự chủ động vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nên các hoạt động văn hóa - xã hội tiếp tục được đẩy mạnh và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, nhất là vấn đề đảm bảo an sinh xã hội
Tỉnh đã tập trung thực hiện các chính sách hỗ trợ đầy đủ, kịp thời cho đồng bào dân tộc thiểu số, người dân vùng miền núi, biên giới, hải đảo và vùng sâu vùng xa, các đối tượng chính sách xã hội, người có công đảm bảo theo các quy định của Nhà nước và của Tỉnh Tổng số tiền chi cho an sinh xã hội từ ngân sách năm 2013 ước chi 765 tỷ đồng, tăng 47,39% so với năm
2012 (năm 2012 là 519 tỷ đồng, trong đó ngân sách địa phương 454 tỷ đồng, ngân sách Trung ương 64,376 tỷ đồng)
2.1.2.7 Công tác quy hoạch
Đến nay, trên phạm vi toàn tỉnh, công tác lập quy hoạch đang được tập trung chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng các quy hoạch, khắc phục tình trạng thiếu thống nhất giữa các quy hoạch Về quy hoạch tổng thể phát triển KT -
Trang 36XH, sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH của tỉnh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (Quyết định số 269/2006/QĐ-TTg ngày 24/11/2006), 14/14 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh đã triển khai lập, điều chỉnh quy hoạch kịp thời theo quy định
2.1.2.8 Quản lý nhà nước về khoa học công nghệ, tài nguyên môi trường
Các hoạt động khoa học công nghệ tiếp tục được triển khai toàn diện và đạt được một số kết quả nổi bật Đã triển khai 01 nhiệm vụ cấp nhà nước, 33 nhiệm vụ cấp tỉnh và 6 nhiệm vụ cấp cơ sở Công tác ứng dụng công nghệ thông tin tiếp tục được tăng cường và triển khai trên diện rộng, nhất là trong hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước
Công tác tài nguyên và môi trường tiếp tục được quan tâm thực hiện: Năm 2011, Tỉnh đã tiếp nhận và xử lý 54 hồ sơ xin giao đất với tổng diện tích 2.332 ha, gia hạn cho 8 dự án thực hiện chậm và thu hồi đất 25 dự án với tổng diện tích 87,08 ha; Cấp 248 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, 33 giấy phép hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản, 69 giấy phép hoạt động lĩnh vực tài nguyên nước; Cấp 56 báo cáo đánh giá tác động môi trường;
40 dự án cải tạo phục hồi môi trường; 139 sổ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại Công tác kiểm tra quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường được duy trì thường xuyên, đã thực hiện tổng rà soát các dự án có sử dụng đất, các
dự án, nhà máy, xí nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
2.1.2.9 Công tác an ninh quốc phòng
Tình hình an ninh trận tự trên địa bàn tỉnh và tuyến biên giới, biển đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và tình hình nội bộ nhân dân cơ bản ổn định Các lực lượng vũ trang duy trì nghiêm chế độ thường trực và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện nhiệm vụ
Trang 372.2 Thực trạng đầu tư phát triển hệ thống CTTL Quảng Ninh
2.2.1 Thực trạng hệ thống thủy lợi tỉnh Quảng Ninh
tích tưới nhỏ, đập chính thấp, chiều dài ngắn, cống lấy nước nhỏ, hình thức tràn xả lũ hầu hết là tràn tự do (chỉ có 3 hồ có hệ thống van điều tiết là hồ Yên Lập, Đầm Hà Động và Tràng Vinh)
Hệ thống kênh mương: Đi kèm với hệ thống hồ, đập nêu trên là hệ thống kênh, mương dẫn nước với tổng chiều dài 1.483,7 km kênh các loại Trong đó có 73,1 km kênh loại 1; 338 km kênh loại 2; 1.072,6 km kênh loại 3, kênh nội đồng Hàng năm có thể tưới cho 23.500 ha đất nông nghiệp, và cấp hàng trăm triệu m3 nước cho nông nghiệp và sinh hoạt
Hệ thống đê điều gồm 34 km đê trung ương và 368 km đê địa phương tại 10 huyện, thị xã Trong đó 268 km đê biển, 68 km đê sông, đê trung ương
có khả năng chống bão cấp 9, cấp 10 lúc nước triều trung bình, đê địa phương khả năng chống bão lũ thấp hơn
2.2.1.2 Phân vùng thủy lợi phục vụ sản xuất: Các lưu vực sông ven biển Quảng Ninh được phân ra 4 vùng
Vùng I: Gồm các huyện Đông Triều, Uông Bí, Yên Hưng thuộc lưu vực sông Đá Bạch có tổng diện tích tự nhiên khoảng 97.548 ha và 373.284 dân Là vùng tập trung và phát triển cả nông, ngư nghiệp và công nghiệp Vùng II: Gồm Lưu vực các sông Man, Trới, Diễn vọng, gồm các huyện Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm phả, Vân đồn, Cô tô có tổng
Trang 38diện tích tự nhiên khoảng 3.230 ha và 378.749 dân Đây là vùng kinh tế công nghiệp tập trung nhất, nhiêu cảnh quan và dịch vụ du lịch phát triển nhất Quảng Ninh
Vùng III: Gồm lưu vực các sông Ba chẽ, Tiên Yên tập thuộc các huyện
Ba Chẽ, Tiên Yên và Bình Liêu, có tổng diện tích tự nhiên khoảng 166.510 ha
và 85.430 dân Đây là vùng kinh tế nông, lâm, thủy sản thuần túy
Vùng IV: Gồm lưu vực các sông Đầm hà, Hà cối, Tài chi và Ka long tập trung thuộc các huyện Đầm Hà, Hải Hà và thành phố Móng Cái, có tổng diện tích tự nhiên khoảng 129.930 ha và 150.838 dân Đây là vùng kinh tế nông, lâm, thủy sản và dịch vụ du lịch
Hình 2-1 Bản đồ Hệ thống thủy lợi tỉnh Quảng Ninh
2.2.1.3 Hiện trạng úng và tiêu úng
- Hiện trạng úng:
+ Vào mùa mưa bão, lượng mưa lớn nhất một ngày nhiều nơi trên 400
mm, như Tiên Yên 422 mm/ngày (1973), Cửa Ông 471,5 mm/ngày (1986)
Có những trận mưa lớn kéo dài, lượng mưa lớn tập trung trong 1-3 ngày lượng mưa lên tới hàng 1000mm, trong khi đó hệ thống tiêu thoát nước còn
Trang 39hạn chế nên gây ra gập ứng nhiều khu vực Ở khu vực miền núi do địa hình dốc nước mưa tập trung nhanh lại gặp triều cường tiêu thoát chậm nên dễ gây úng một số vùng trũng ven biển, chủ yếu ở huyện Đông Triều
+ Do mưa lớn và tình trạng công trình tiêu như đã nêu trên nên những năm mưa lớn thường bị ngập úng khoảng 3-4 nghìn ha ruộng lúa, năng suất bị giảm nhiều, trong đó diện tích bị mất trắng từ 25 - 35% Diện tích bị úng tập trung chủ yếu ở 9 xã thuộc phía Tây của huyện Đông Triều và vùng Hà Nam, nghiêm trọng nhất là vùng Hà Nam
- Tiêu úng:
+ Tiêu tự chảy: Có 225 cống tiêu ra biển và các cửa sông, lợi dụng thủy triều tiêu được khoảng 30.656 ha Trong đỏ cỏ 22 cống tiêu do Nhà nước quản lý với diện tích được tiêu là 10.500 ha Hiện nay, các cống tiêu tự chảy còn tương đối tốt vì hầu hết được xây dựng cùng hệ thống đê điều những năm gần đây với sự trợ giúp của PAM
+ Tiêu động lực: ở vùng Đông Triều có 5 trạm bơm điện lớn tiêu cho khoảng 4.000 ha và 4 trạm bơm nhỏ tưới, tiêu kết hợp có diện tích tiêu khoảng 360 ha Các trạm bơm tiêu được xây dựng từ lâu, giá điện bơm tiêu những năm gần đây quá đất nên ít sử dụng, máy móc hỏng hóc dần, ít được tu sửa nên hiệu quả tỉêu không cao
2.2.1.4 Hiện trạng hệ thống CTTL
Đa số các công trình thuỷ lợi được xây dựng từ những thập kỷ 60-70 Nhiều công trình đã hết tuổi thọ Mặt khác do điều kiện kinh tế, kỹ thuật trước đây còn hạn chế nên các công trình thuỷ lợi ở tỉnh Quảng Ninh xây dựng chưa đồng bộ, thiết bị chưa hoàn chỉnh Đa số mới chỉ quan tâm đến xây dựng công trình đầu mối còn hệ thống kênh mương những năm gần đây mới được quan tâm, đầu tư nâng cấp KCH
Trang 40Từ khi đưa vào sử dụng cho đến nay mới có một số công trình được đầu tư nâng cấp sửa chữa như hồ Trúc Bài Sơn, hồ Khe Chè, hồ Quất Đông,
hồ Kim Tinh và một số hồ có quy mô nhỏ khác Phần lớn các công trình thuỷ lợi khác chưa được nâng cấp, sửa chữa Nhiều công trình đã bị hư hỏng, cũ nát, các cống đầu kênh, dưới đê bị rò rỉ, thẩm lậu qua mang cống, xói lở tiêu năng hạ lưu, kênh mương bị sạt lở Do vậy công trình không phát huy được hết năng lực thiết kế, diện tích tưới tiêu bị giảm
Hệ thống đê biển, đê sông có cao trình đỉnh thấp, cần được đầu tư xây dựng kiên cố và nâng cao trình mặt đê từ + 4 - 6 m đối với đê bảo vệ sản xuất nông nghiệp và dân cư; từ +3,5 - 4,5m đối với đê biển, đê bao vùng nuôi trông thủy sản và còn phải tiếp tục củng cố, nâng cao mức bảo đảm chống lũ bão cao hơn trong điều kiện KT - XH phát triển giai đoạn tới
Hệ thống sông trên địa bàn của tỉnh chủ yếu là sông nhỏ phát sinh trong địa bàn tỉnh, lưu lượng từ vài chục đến trên dưới 100 m3/s, không đủ cấp nước cho nhu cầu phát triển KT - XH, nhất là về mùa khô Trong những năm qua bằng nhiều ngồn vốn tỉnh đã đầu tư xây dựng nhiều công trình cấp nước quy mô lớn để đáp ứng nhu cầu cấp nước sinh hoạt và sản xuất của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Các huyện khác thuộc khu vực miền Đông việc cấp nước khó khăn hơn, mỗi huyện hiện có một nhà máy nước với công suất nhỏ 600-2.000m3/ngày đêm Nước sinh hoạt cho vùng nông thôn, miền núi, hải đảo phần lớn sử dụng trực tiếp từ các giếng khoan và một phần nước sông suối chưa qua xử lý nên không đảm bảo được tiêu chuẩn, vệ sinh môi trường
Hệ thống thoát nước: Nhìn chung hệ thống thoát nước ở mức độ kém, không đáp ứng được yêu cầu thoát nước tại các đô thị Hiện nay một số khu vực quan trọng như Bãi Cháy, Hòn Gai, Cẩm Phả, Móng Cái đang có nguy cơ
ô nhiễm nặng do chưa có phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp kịp thời