2020
Phát triển ngành thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho các khu đô thị và vùng biên giới, hải đảo. Xây dựng các công trình thuỷ lợi đi đôi với bảo vệ nguồn tài nguyên nước, phục vụ đa mục tiêu, trong tâm là chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, cung cấp nước sinh hoạt cho các khu đô thị, cụm dân cư tập trung, khu công nghiệp và bảo vệ môi trường. Củng cố hệ thống đê sông, đê biển chủ động giảm nhẹ thiên tai, gắn với mục tiêu an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường.
Huy động các nguồn vốn đầu tư cho mở rộng sản xuất, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất, đẩy nhanh hiện đại hoá hệ thống thuỷ lợi, tốc độ cơ giới hoá, hiện đại hoá công nghệ sản xuất nông nghiệp. Phát triển sản xuất gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, để tạo ra năng suất cao, chất lượng tốt, bảo vệ môi truờng đất, nước và không khí.
Rà soát lại hệ thống các công trình thuỷ hiện có, đề xuất các giải pháp khai thác bền vững tài nguyên nước đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
Đảm bảo đủ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, du lịch và cho sinh hoạt của nhân dân; Phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ này là 80% và đến năm 2020 là 90 %.
Nâng cấp các hồ chứa đã có, xây dựng thêm một số hồ chứa nước mới, đập dâng có quy mô lớn để tăng khả năng giữ, cấp nước tưới cho cây trồng (như hồ Khe Cát, Lưỡng Kỳ, ...). Gắn xây dựng các công trình thuỷ lợi với mục tiêu giảm nhẹ thiên tai, nâng cấp đê biển, đê sông cho toàn tỉnh, tăng
65
khả năng chống bão của hệ thống đê biển lên cấp 10 - 11 và đê sông với tần suất lũ thiết kế 10%.
Xây dựng bảo vệ hệ thống kè biên giới, kênh mương hoá nội đồng và thực hiện kiên cố hoá kênh mương, phấn đấu đến năm 2015 kiên cố hoá được 80% kênh mương nội đồng và đến năm 2020 cơ bản hoàn thành kiên cố hoá kênh mương.
Phấn đấu đến năm 2010 có 85 - 90% hộ dân được dùng nước sạch hợp vệ sinh, đến năm 2015 là 95% và đến năm 2020 tỷ lệ này là 98 -100%.
Hồ chứa: Dự kiến đầu tư làm mới 13 hồ, nâng cấp, sửa chữa 46 hồ. diện tích tưới ổn định của các hồ chứa là 20.500 ha đất canh tác.
Đập dâng: Dự kiến đầu tư 110 đập dâng, trong đó làm mới 25 cái, nâng cấp, sửa chữa 85 cái, diện tích tưới ổn định 5.700 ha đất canh tác.
Trạm bơm: Dự kiến đầu tư nâng cấp, sửa chữa 7 trạm bơm, diện tích tưới ổn định 150 ha.
Kênh mương: Dự kiến đầu tư xây dựng mới 144,4 km kênh mương, nâng cấp, kiên cố hoá 1.147,6 km.
Tiêu nước: Dự kiến đầu tư nâng cấp 81 cống dưới đê để nâng cao năng lực tiêu nước ở các vùng trong tỉnh.
Đê, kè: Dự kiến đầu tư nâng cấp và làm mới 208.5 km đê, trong đó có 180 km đê biển và 28,5 km đê sông.
Nước sinh hoạt: Dự kiến đầu tư xây dựng mới 60 hệ thống cấp nước sinh hoạt cho các cụm dân cư đô thị, nông thôn và cho các khu công nghiệp. Nước cho nuôi trồng thuỷ sản: Không có những công trình chỉ dành riêng cấp nước cho nuôi trồng thuỷ sản mà chỉ có các công trình hồ, đập lợi dụng tổng hợp, trong đó có cấp nước cho nuôi trồng thuỷ sản.
66
3.2.2. Quy hoạch đầu tư phát triển CTTL tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020
- Thành phố Hạ Long: Đối với thành phố Hạ Long, giải quyết vấn đề thuỷ lợi bao gồm cả tưới, tiêu và cấp nước sinh hoạt, bảo vệ sản xuất và đời sống của nhân dân. Tổng đầu tư cho hệ thống thuỷ lợi thành phố Hạ Long đến năm 2020 là 556,29 tỷ đồng để đầu tư các hạng mục như sau:
+ Nâng cấp 6 hồ chứa để tưới cho 340 ha đất canh tác lúa, màu. Cấp nước phục vụ môi trường, cây xanh (Hồ Khu Hai).
+ Nâng cấp kiên cố hoá 22,2 km kênh mương (chủ yếu là kênh mương phục vụ việc dẫn nước từ các hồ được nâng cấp ở trên).
+ Xây dựng hệ thống tiêu nước đô thị với tổng đầu tư dự kiến 385,19 tỷ đồng.
+ Nâng cấp 8 km đê biển nhằm nâng cao độ an toàn cho sản xuất và đời sống nhân dân thành phố Hạ Long.
- Huyện Hoành Bồ: Tập trung giải quyết vấn đề tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trổng thuỷ sản và cấp nước sinh hoạt khu đô thị, cấp nước cho công nghiệp sản xuất xi măng. Tổng đầu tư cho hệ thống thuỷ lợi huyện Hoành Bồ đến năm 2020 là 196,25 tỷ đồng để đầu tư các hạng mục như sau:
+ Nâng cấp 9 hồ chứa để tưới cho 545 ha đất canh tác lúa, màu. Cấp nước phục vụ môi trường, cấp cho nhà máy sản xuất xi măng.
+ Làm mới Hồ Lưỡng Kỳ tại xã Thống Nhất (diện tích mặt nước 7,5 km2), vốn đầu tư dự kiến 79 tỷ đồng.
+ Nâng cấp, KCH 9,2 km kênh mương (chủ yếu là kênh mương phục vụ việc dẫn nước từ các hồ được nâng cấp ở trên).
+ Nâng cấp 10 đập dâng để tưới cho 680 ha đất canh tác lúa, màu. + Nâng cấp 13 km đê biển.
67
- Thành phố Cẩm Phả: Giải quyết vấn đề tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và cấp nước sinh hoạt khu đô thị, cấp nước cho khu công nghiệp. Tổng đầu tư cho hệ thống thuỷ lợi thành phố Cẩm Phả đến năm 2020 là 396,14 tỷ đổng, bao gồm các hạng mục sau:
+ Nâng cấp 7 hồ chứa để tưới cho 136 ha đất canh tác lúa, màu. Cấp nước phục vụ môi trường (tưới đường, cây xanh).
+ Nâng cấp kiên cố hoá 23,4 km kênh mương.
+ Nâng cấp 1 đập dâng để tưới cho 40 ha đất canh tác lúa, màu. + Nâng cấp 3 km đê biển bảo vệ sản xuất.
- Huyện Cô Tô: Là huyện đảo cách xa đất liền, nguồn nước ngọt khó khăn, các phương án thuỷ lợi chủ yếu là hồ chứa. Cần giải quyết nước tưới, tiêu phục vụ sản xuất và cấp nước sinh hoạt cho nhân dân. Tổng đầu tư cho hệ thống thuỷ lợi huyện Cô Tô đến năm 2020 là 30,46 tỷ đồng để đầu tư các hạng mục như sau:
+ Nâng cấp 7 hồ chứa để tưới cho 71 ha đất canh tác lúa, màu. Cấp nước phục sinh hoạt của nhân dân, lực lượng biên phòng và góp phần bảo vệ môi trường.
+ Nâng cấp kiên cố hoá 11 km kênh mương. + Nâng cấp 1,0 km đê biển bảo vệ sản xuất.
- Huyện Vân Đồn: Trong tương lai sẽ là vùng kinh tế phát triển theo hướng dịch vụ, du lịch đo đó trong tâm vấn đề thuỷ lợi là giải quyết cấp nước sinh hoạt cho khu đô thị, khu du lịch và các điểm dân cư tập trung. Tổng đầu tư cho hê thống thủy lợi huyện Vân Đồn đến năm 2020 là 259,8 tỷ đồng, gồm các hạng mục chính sau:
+ Nâng cấp 10 hồ chứa để tưới cho 285 ha đất canh tác lúa, màu. Cấp nước phục sinh hoạt của nhân dân, cấp nước bảo vệ môi trường.
68
+ Nâng cấp 3 đập dâng, tưới cho 125 ha đất canh tác. + Nâng cấp kiên cố hoá 40 km kênh mương.
+ Nâng cấp 8 km đê biển bảo vệ sản xuất.
+ Hệ thống tiêu nước: Nâng cấp 12 cống dưới đê, đảm bảo thoát nước kịp khi có mưa to và có thể ngăn mặn khi triều lên.
+ Đầu tư hệ thống nước sinh hoạt cho nhân dân trong các khu đô thị, dân cư nông thôn. Nước sinh hoạt vùng đảo sẽ xây dựng các giếng, và bể chứa nước mưa. Vùng còn lại sẽ lấy nước từ hệ thống Cao Vân, Diễn Vọng và hồ Lòng Rinh.
- Huyện Tiên Yên: Trong đến năm 2020 đầu tư là 127,36 tỷ đồng cho các hạng sau:
+ Nâng cấp 6 hồ chứa để tưới cho 147,5 ha đất canh tác lúa, màu. Cấp nước phục sinh hoạt của nhân dân, cấp cho bảo vệ môi trường và nuôi trồng thuỷ sản.
+ Nâng cấp 5 đập dâng, tưới cho 195 ha đất canh tác. + Nâng cấp 4 trạm bơm, tưới cho 120 ha đất canh tác + Nâng cấp kiên cố hoá 45 km kênh mương .
+ Nâng cấp 11 km đê biển bảo vệ sản xuất + Nâng cấp 4,0 km đê sông bảo vệ sản xuất.
+ Hệ thống tiêu nước: Nâng cấp 16 cống dưới đê, đảm bảo thoát nước kịp thời khi có mưa to và có thể ngăn mặn khi triều lên.
+ Đầu tư xây dựng hệ thống nước sinh hoạt cho dân cư khu đô thị, nông thôn và cấp nước cho công nghiệp, trước tiên đầu tư 3 hệ thống nước sinh hoạt cho thị trấn huyện và xã Đại Dực, Yên Than.
- Huyện Bình Liêu: Đầu tư các công trình thuỷ lợi trong đến năm 2020 với vốn đầu tư là 91,8 tỷ đồng, tập trung đầu tư các công trình sau:
69
+ Xây dựng 1 tuyến kè sông biên giới dài 22 km nhằm chống sạt lở, giữ đất vùng biên giới.
+ Cứng hoá 25 km kênh mương phục vụ tưới tiêu nội đồng.
+ Xây dựng nước sinh hoạt cho 3 xã khó khăn về nước sinh hoạt (xã Đồng Tâm, xã Đồng Văn, xã Hoành Mô).
- Huyện Ba Chẽ: Tập trung đầu tư với số vốn 70 tỷ đồng gồm các công trình sau:
+ Đầu tư xây dựng 1 đập mới và nâng cấp 12 đập loại nhỏ. Tổng diện tích tưới là 151 ha lúa 1 - 2 vụ. Đầu tư xây mới 9 kênh dẫn dài 14,9km phục vụ tưới tiêu nội đồng.
+ Đầu tư xây dựng 5 hồ chứa phục vụ cấp nước tưới cho 139 ha đất ruộng và đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt cho khu đô thị, cụm dân cư tập trung và nước sản xuất cho các điểm công nghiệp.
- Huyện Đầm Hà: Tập trung đầu tư các công trình với số vốn 448,87 tỷ đồng gồm:
+ Làm mới 2 hồ chứa đầu mối, phục vụ tưới cho 3545 ha đất lúa, màu. + Đầu tư nâng cấp 25 đậpvà xây dựng 2 đập mới phục vụ tưới tiêu cho 1519 ha lúa 1-2 vụ.
+ Xây dựng 13 km đê biển Trung ương.
+ Ngoài ra còn xây dựng 1 công trình nước sạch tại trung tâm huyện và hệ thống nước sinh hoạt vùng nông thôn.
- Thành phố Móng Cái: Tập trung đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu và cấp nước sinh hoạt, nước cho khu công nghiệp với số vốn 332,24 tỷ đồng gồm:
+ Làm mới 2 hồ chứa, sửa chữa nâng cấp 3 hồ ở xã Vĩnh Thực, diện tích tưới đảm nhiệm là 230 ha.
70
+ Nâng cấp 30 km kênh tưới ở xã Hải Yên, Hải Hoà; Làm mới 11,8 km kênh cấp 2 ở xã Hải Đông, Hải Yên, Ninh Dương, Vĩnh Trung, Vĩnh Thực. + Nâng cấp 23 km đê biển.
+ Đầu tư 4 công trình nước sạch tại xã Quảng Nghĩa, Hải Sơn, Trà cổ. Ngoài ra còn xây dựng các hệ thống nước sinh hoạt nông thôn, miền núi.
- Huyện Hải Hà: Tập trung đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu và cấp nước sinh hoạt với số vốn 356,78 tỷ đồng gồm:
+ Làm mới 1 hồ chứa đầu mối Trúc Bài Sơnở xã Quảng Sơn, diện tích tưới đảm nhiệm là 2400 ha.
+ Xây dựng 10 đập mới loại nhỏ nằm rải rác ở các xã trong huyện, tưới cho 120 ha lúa.
+ Nâng cấp 18 đập loại nhỏ nằm rải rác ở các xã trong huyện, tưới cho 890 ha lúa, màu.
+ Nâng cấp 258 km kênh nội đồng, tưới cho 120 ha lúa. + Nâng cấp 13 km đê biển, tu sửa xây dựng 16 cống dưới đê.
+ Đầu tư 1 công trình nước sạch tại trung tâm huyện và các công trình cấp nước sinh hoạt khu vực nông thôn, miền núi.
- Huyện Đông Triều: Tập trung đầu tư các hạng mục công trình với số vốn 304.66 tỷ đồng gồm:
+ Làm mới 6 hổ chứa đầu mối, phục vụ tưới cho 2490 ha đất lúa, màu. + Xây dựng 3 đập phục vụ tưới tiêu cho 105 ha lúa 1-2 vụ.
+ Tu sửa 5 cống tiêu qua đê.
+ Kiên cố hoá 210 km kênh mương nội đồng.
+ Các công trình cấp nước sinh hoạt cho dân cư khu vực đô thị, vùng nông thôn và khu công nghiệp.
- Thành phố Uông Bí: Tập trung đầu tư các hạng mục công trình với số vốn 489,32 tỷ đồng gồm:
71
+ Làm mới 2 hồ chứa đầu mối (Yên Trung và Tân Lập), phục vụ tưới cho 540 ha đất lúa, màu.
+ Xây dựng 2 đập phục vụ tưới tiêu cho 960 ha lúa 1-2 vụ. + Xây dựng 9 km đê biển.
+ Tu sửa 2 cống tiêu qua đê.
+ KCH 52 km kênh mương nội đồng.
+ Các công trình nước sinh hoạt cho dân cư khu đô thị, vùng nông thôn và khu công nghiệp.
- Huyện Yên Hưng: Tập trung đầu tư các hạng mục công trình với số vốn 806,4 tỷ đồng gồm:
+ Tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh các hạng mục đầu tư công trình đầu mối hồ Yên Lập.
+ Tu sửa 3 cống tiêu qua đê.
+ Xây dựng hoàn chỉnh 58 km đê Trung ương.
+ Các công trình nước sinh hoạt cho dân cư khu đô thị, vùng nông thôn và khu công nghiệp.