2.4.2.1. Tồn tại
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác đầu tư xây dựng CTTL vẫn còn nhiều điểm tồn tại, hạn chế:
Quy hoạch nông, lâm nghiệp và thuỷ lợi tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 được lập năm 2006 và được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tại Quyết định số 4009/QĐ-UBND ngày 8/12/2009. Quy hoạch này hiện nay bộc lộ nhiều điểm bất cập, chưa hợp lý với đặc điểm của hệ thống CTTL tỉnh Quảng Ninh nhưng vẫn chưa được điều chỉnh, bổ sung hoặc thay thế nên khi có nhu cầu xây dựng CTTL theo yêu cầu của thực tế của địa phương rất khó triển khai, gây nên việc thiếu đồng nhất trong đầu tư xây dựng CTTL của toàn tỉnh.
Chưa có các kế hoạch huy động vốn dài hạn, do đó trong những giai đoạn cần vốn lớn thì không bố trí được nên xảy ra tình trạng thiếu vốn làm ảnh hưởng trực tiếp tới kế hoạch của các dự án, đặc biệt là các dự án có số vốn đầu tư lớn.
Tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán còn khá phổ biến qua việc bố trí vốn đầu tư, công tác quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư còn nhiều bất cập, nhiều dự án đã được phân bổ vốn nhưng chưa có quyết định đầu tư
44
trong khi đó có dự án đã được duyệt đầu tư nhưng lại chưa có nguồn vốn để thực hiện. Điều này dẫn đến phân bổ vốn cho nhiều công trình gặp nhiều khó khăn, gây ra tình trạng thiều vốn. Đặc biệt trong những năm qua việc bố trí vốn cho đầu tư xây dựng CTTL từ nguồn NSNN còn ít, các nguồn vốn khác thiếu ổn định, tỷ lệ thấp nên việcđầu tư mang tính chắp vá, xử lý tính huống sự cố chứ chưa mang tính hệ thống, kế hoạch nên giảm hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.
Việc phân cấp quản lý hệ thống công trình thủy lợi còn nhiều bất cập với nhiều cấp, nhiều đơn vị cùng tham gia quản lý nên việc xử lý sự cố công trình nhiều khi chưa kịp thời, chưa huy động được nhân dân cùng tham gia quản lý nên khó quản lý chất lượng công trình trong quá trình thi công và vận hành sử dụng. Mặt khác việc đầu tư xây dựng hệ thống CTTL cũng được phân theo nhiều cấp, từ tỉnh tới địa phương với nhiều chủ đầu tư khác nhau, cách quản lý dự án cũng nhiều hình thức nên việc đầu tư xây dựng công trình phát sinh nhiều thủ tục, chậm tiến độ và chất lượng đầu tư xây dựng phụ thuộc vào năng lực của chủ đầu tư và tư vấn quản lý dự án. Công tác kiểm soát chất lượng và thanh quyết toán cũng gặp nhiều khó khăn do công trình thường có tiến độ kéo dài, năng lực của tư vấn giám sát chưa cao và công trình thường nằm ở các khu vực vùng sâu, vùng xa nên khó kiểm tra, kiểm soat chất lượng.
Các CTTL thường sử dụng diện tích mặt bằng rất lớn, đặc biệt là các công trình như hồ chứa, tuyến kênh mương nên công tác giải phóng mặt bằng thường kéo dài và gặp nhiều khó khăn. Thời gian đền bù kéo dài, kinh phí đền bù lớn, công tác đền bù liên quan đến nhiều ngành, nhiều địa phương, ảnh hưởng tới nhiều hộ dân cu nên công tác tạo mặt bằng sạch để tiến hành đầu tư xây dựng công trình là một vấnđề nan giải trong đầu tư xây dựng CTTL.
45
Công tác đầu thầu còn nhiều tồn tại như: Tình trạng một số nhà thầu tham gia bỏ thầu với mức giá thấp để giành được gói thầu nhưng khi thực hiện lại không thể làm được gây ảnh hưởng tới tiến độ và chất lượng công trình. Bên cạnh đó do không có kế hoạch rõ ràng nên chủ đầu tư còn tổ chức đấu thầu hạn chế, tính cạnh tranh không cao làm tăng chi phí thi công xây dựng.
Chất lượng quy hoạch, khảo sát thiết kể chưa cao, còn sai sót ở nhiều công trình khi thi công phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần dẫn đến tăng chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Hệ thống Hồ đập đã được quan tâm đầu tư cải tạo, sửa chữa nhưng chưa thực sự đồng bộ. Một số lượng lớn các công trình đầu mối ở trong tình trạng thấm nước nhẹ, một vài công trình trình ở trong tình trạng thấm nặng. Một số công trình cống lấy nước, tràn xả lũ hỏng nhưng chưa được sửa chữa kịp thời nên làm giảm thiểu hiệu quả sử dụng và gây mất an toàn hồ đập, đặc biệt là khi mùa mưa lũ 2014 sắp về.
Hệ thống kênh mương dẫn nước chưa được KCH hoàn toàn. Đến nay chỉ có 1/3 số kênh trên địa bàn toàn tỉnh được KCH, phần còn lại đang trong tình trạng xuống cấp hoặc là kênh đất nội đồng dẫn đến hiệu quả tưới tiêu thấp, gây lãng phí thất thoát nguồn tài nguyên và không đáp ứng được yêu cầu tưới vào cao điểm của mùa vụ.
2.4.2.2. Nguyên nhân
- Nguyên nhân khách quan:
+ Môi trường tự nhiên ngày càng bị suy thoái, rừng đầu nguồn bị chặt phá, nạn khai thác khoáng sản bừa bãi làm bồi lắng lòng hồ. Cạn kiệt dòng chảy về mùa khô và làm tăng tần suất lũ về mùa mưa, môi trường nước bị ô nhiễm.
+ Công trình thuỷ lợi thường được xây dựng ở những nơi vùng sâu, vùng xa, địa bàn rộng khó quản lý. Kênh mương thường kéo dài, đi qua
46
những địa hình phức tạp, đồi núi bị chia cắt nên khó khăn trong thi công và quản lý chất lượng.
Trong thời gian qua tỉnh hình kinh tế gặp nhiều khó khăn nên việc huy động vốn cho đầu tư xây dựng CTTL gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là nguồn vốn NSNN vốn là nguồnđầu tư chính lại bị cắt giảm, nhiều công trình bị đình hoãn, việc huy động các nguồn vốn khác cũng giảm sút nên cũng đặt ra nhiều thách thức trong đầu tư xây dựng CTTL.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Thứ nhất, công tác xây dựng kế hoạch vốn đầu tư dài hạn cho đầu tư xây dựng CTTL chưa được quan tâm một cách thoả đáng, đã hạn chế tính chủ động trong việc xây dựng kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn NSNN cho từng năm. Việc nâng cao tính tự chủ trong quản lýđầu tư và xây dựng cho các sở, ngành và các địa phương là tốt nhưng cũng gây ra khó khăn cho công tác kế hoạch do các địa phương, các ngành thường trình lên kế hoạch vốn vượt mức cho phép của NSNN. Điều này là nguyên nhân xảy ra sự khác biệt giữa quy hoạch vốn dài hạn và kế hoạch vốn từng năm.
+ Thứ hai, sự phối hợp giữa các sở, ngành liên quan ở Trung ương và địa phương mà cụ thể ở đây là Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, trong việc xây dựng kế hoạch đầu tư và lập kế hoạch vốn đầu tư vẫn chưa được thống nhất chặt chẽ.
+ Thứ ba, Công tác kiểm soát, thanh tra và thanh toán vốn còn nhiều hạn chế, tình trạng lãng phí, thất thoát vẫn còn xảy ra ở nhiều công trình và tương đối phổ biến. Mặc dù đã có những sự thay đổi về quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư và ban quản lý dự án trong việc quản lý sử dụng vốn đầu tư nhưng thực tế cho thấy nhiều chủ đầu tư và ban quản lý dự án vẫn không làm tròn trách nhiệm kiểm tra về chất lượng và tiến độ thi
47
công công trình. Nhiều công trình phải lui lại hàng năm so với kế hoạch trong khi đó vẫn có những công trình mới xây dựng xong đã hỏng nặng gây lãng phí vốn đầu tư. Công tác lập dự án và thẩm định không bám sát với thực tế nhất là tình hình thị trường nguyên vật liệu nên nhiều công trình khi tiến hành xây dựng vốn thực hiện đã vượt xa so với dự toán ban đầu, gây khó khăn cho công tác thanh toán vốn cũng như kế hoạch chung của cả địa phương và cả nước. Không ít trường hợp công trình chưa xây dựng xong đã hết vốn cần phải kéo dài thời gian thi công đã đẩy các chi phí nhân công, vật tư và chi phí chung thực hiện dự án lên cao, các khoản này đều do NSNN phải gánh chịu.
+ Thứ tư, cơ chế chính sách liên quan đến huy động và quản lý sử dụng vốn chưa đồng bộ, hoàn chỉnh, tính chất pháp lý còn thấp, bộc lộ nhiều hạn chế và chưa có tính thống nhất rõ ràng.
+ Thứ năm, do nhận thức còn chưa đầy đủ của các cấp các ngành có trách nhiệm về lợi ích của công tác duy tu, bảo dưỡng hệ thống thủy lợi. + Thứ sáu, nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ đọng vốn một phần là do: Chưa xem xét cân đối kỹ lưỡng tổng các nguồn vốn có thể khai thác khi đầu tư, Chất lượng khảo sát, thiết kế ban đầu không chính xác, chưa xác định đầy đủ các yếu tố có liên quan dẫn đến phát sinh nhiều khối lượng ngoài thiết kế dự toán. Trình tự thẩm định, phê duyệt dự án, thanh quyết toán còn rườm rà, kéo dài.
+ Thứ bảy, trình độ chuyên môn tay nghề của đội ngũ quản lý và đội ngũ kĩ thuật thi công công trình chưa cao. Tình trạng yếu kém này khiến cho không thể đáp ứng được yêu cầu công việc, nhất là đối với các công trình, dự án lớn đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao. Hơn nữa do trình độ đội ngũ lao động thi công các công trình không đảm bảo nên tình trạng hỏng hóc, kém chất lượng xảy ra nhiều mà để khắc phục được các phát sinh đó tốn kém khá nhiều chi phí.
48
+ Thứ tám, Trình độ khoa học công nghệ của nước ta trước hết là năng lực của đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý còn hiều hạn chế chưa ứng dụng một cách có hiệu quả các công nghệ tiên tiến trong quá trình thi công, sử dụng và quản lý các công trình. Các công nghệ lạc hậu khiến cho chất lượng các công trình khi được xây dựng là không cao, nhiều khi không đáp ứng được yêu cầu về tiến độ và gây thất thoát lãng phí trong đầu tư.
+ Thứ chín, do công tác đền bù giải phóng mặt bằng của Tỉnh trong thời gian qua được thực hiện không tốt nhiều công trình đã tiến hành xong nhiều đoạn nhưng có những đoạn vẫn chưa thể di dời dân để tiến hành giải phóng mặt bằng do một số người dân vẫn chưa chịu di chuyển đến nơi ở mới do chính sách đền bù chưa thỏa đáng.
Các nguyên nhân nêu trên đã hạn chế lớn đến kết quả và hiệu quả của đầu tư xây dựng CTTL ở nước ta nói chung và trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
49
Kết luận chương 2
Chương 2 của luận văn tác giả đã nêu khái quát đặc điểm tự nhiên và đặc điểm KT - XH của tỉnh Quảng Ninh. Nêu nên thực trạng hệ thống CTTL trên địa bàn tỉnh, tình hình huy động và sử dụng vốn từ các nguồn khác nhau cho việc đầu tư phát triển CTTL.
Chương 2 của luận văn cũng đánh giá hiệu quả đầu tư một dự án sửa chữa đập điển hình là Dự án SCNC công trình đầu mối Hồ chứa nước Đồng Đò II, xã Bình Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh để làm cơ sở tập trung đánh giá những kết quả đã đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế trong công tác đầu tư xây dựng CTTL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Từ đó phân tích các nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến công tác đầu tư xây dựng CTTL.
Những kết quả đã đạt được, những tồn tại và việc phân tích nguyên nhân ở Chương 2 đặt ra những vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng CTTL tại chương 3.
50
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CTTL TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
3.1. Mục tiêu phát triển KT - XH của Quảng Ninh đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030