Các giải pháp tăng cường hiệu lực công tác quản lý nhà nước về xây

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 85)

dựng CTTL

Nghiên cứu sắp xếp lại các đơn vị quản lý sao cho thống nhất tránh tình trạng chồng chéo giữa các bộ, ngành và các địa phương. Nghiên cứu sắp xếp lại các đơn vị quản lý nhà nước sao cho phân công, phân cấp một cách hợp lý để bộ máy quản lý gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả. Phân định rõ những công việc mà mỗi cơ quan được toàn quyền quyết định và những công việc mà mỗi cơ quan quản lý phải chuyển lên cấp trên. Tăng cường trách nhiệm của các địa phương, tạo điều kiện cho mỗi địa phương có toàn quyền quyết định. Tuy nhiên cũng cần phải có những báo cáo rõ ràng đối với các dự án phức tạp có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cả nước.

Về công tác điều hành, các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư cần rà soát lại hệ thống văn bản từ khâu tạm ứng, thanh toán đến quyết toán vốn đầu tư nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư. Đẩy mạnh công tác đôn đốc, kiểm tra, thanh tra các bộ, ngành, địa phương trong việc chấp hành các quy định về công tác quản lý đầu tư.

Mỗi bộ, ngành, địa phương cần có tổ chức bộ máy thanh tra quyết toán vốn đầu tư bảo đảm cả số lượng và chất lượng. Thực hiện công tác này tốt sẽ tránh được tình trạng lãng phí và thất thoát vốn của nhà nước.

Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá hợp lý về xây dựng và sửa chữa CTTL:

76

- Bộ xây dựng và bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần ban hành hệ thống các định mức sử dụng các loại nguyên vật liệu, máy móc thiết bị thi công, phương pháp xác định định mức, đơn giá tổng dự toán…

- Bộ tài chính cần ban hành các quy định về quy trình thẩm định và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành để có thể hướng dẫn thống nhất cho từng ban quản lý dự án, từng địa phương.

Tăng cường trách nhiệm của các ban quản lý dự án:

- Xác định rõ trách nhiệm của các thành viên trong ban quản lý dự án trong đó có cán bộ kĩ thuật, cán bộ tài chính,…đảm bảo sao cho công trình được quản lý tốt nhất và gắn trách nhiệm của ban quản lý dự án với vốn được sử dụng và tiến độ cũng như chất lượng của công trình.

- Đảm bảo quản lý công trình theo giá dự toán công trình, thời gian xây dựng công trình phải hoàn thành theo thời gian đã được phê duyệt, xây dựng các quy chế hợp lý nhằm khen thưởng cũng như cảnh cáo đúng thời điểm với các ban quản lý dự án.

Luôn luôn tiến hành cân đối nguồn vốn NSNN nhằm tiến hành phân bổ và cấp phát vốn một cách hợp lý. Dựa trên nhu cầu thực tế của từng vùng, từng địa phương, tăng cường đầu tư vào các khu vực nông thôn và các vùng khó khăn do các vùng này ít thu hút được các nguồn vốn khác vào đầu tư, xây dựng các CTTL nhằm thực hiện tốt các chương trình xoá đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 85)