Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 63)

- Phát triển thương mại dịch vụ và du lịch

+ Phát triển nhanh thương mại, dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ du lịch, đưa Quảng Ninh trở thành cửa ngõ hợp tác kinh tế quốc tế nhất là với Trung Quốc, là một trong những đầu tàu kinh tế thúc đẩy sự phát triển của các tỉnh phía Bắc và cả nước.

+ Du lịch: Phát triển du lịch một cách toàn diện, có trọng tâm trọng điểm, trên cơ sở các tài sản vốn có như các di sản kỳ quan thiên nhiên thế giới, văn hóa riêng của tỉnh; bảo tồn các di sản thiên nhiên và văn hóa của Quảng Ninh, thúc đẩy các hoạt động bảo vệ môi trường, đặc biệt là tại Vịnh Hạ Long; khu di tích danh thắng tại Yên Tử... Phấn đấu đến năm 2020, du lịch là một trong những nguồn tăng trưởng kinh tế chính của Quảng Ninh với lượng du khách đến Quảng Ninhđạt khoảng 10,5 triệu lượt người.

54

+ Thương mại: Phát triển trên cơ sở tận dụng thế mạnh hiện có của tỉnh, tạo ra tác động tích cực tới hoạt động sản xuất và cung cấp thêm nhiều dịch vụ cho xã hội; có sự tham gia của nhiều ngành kinh tế để các ngành phát huy và bổ trợ lẫn nhau; pháttriển theo định hướng đô thị hóa bằng cách dần dần nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các hoạt động thương mại, bảo vệ môi trường và củng cố hệ thống phúc lợi xã hội tổng thể. Chú trọng phát triển hoạt động xuất khẩu kết hợp với phát triển thị trường nội địa tại các khu vực nông thôn, đô thị, miền núi và hải đảo. Đầu tư cơ sở hạ tầng thương mại để nâng cao tính cạnh tranh; đẩy mạnh phát triển dịch vụ kho vận; phấn đấu đến năm 2020, ngành vận tải và kho vận đóng góp vào GDP lên 11 - 12%. Thực hiện nhiều giải pháp để cải thiện và hiện đại hóa ngành dịch vụ tài chính, tín dụng theo đẳng cấp quốc tế, tăng tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ tài chính vào GDP tỉnh lên 6 - 7% đến năm 2020.

- Phát triển công nghiệp, xây dựng:

+ Phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo trở thành động lực tăng trưởng chính trong giai đoạn tới; phấn đấu đến năm 2020, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bình quân 14%/năm. Thu hút đầu tư nước ngoài đối với ngành công nghiệp lắp ráp và kiểm thử thiết bị điện tử (EMS), chế biến thực phẩm quy mô lớn kết hợp với phát triển mạnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành sản xuất chế biến thực phẩm.

+ Khai thác than bền vững, đảm bảo hoạt động khai thác phù hợp với mục tiêu phát triển du lịch và chất lượng sống. Tập trung nghiên cứu công nghệ khai thác tiên tiến nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường, tận thu tối đa nguồn tài nguyên, cải thiện điều kiện cho người lao động; chú trọng giải quyết môi trường. Phấn đấu tăng trưởng giá trị gia tăng ngành than là 3,5%/năm trong giai đoạn đến năm 2015 và 3,1%/năm trong giai đoạn 2015 - 2020.

55

+ Đảm bảo cung cấp điện bền vững, ổn định và thân thiện với môi trường tới tất cả các hộ gia đình vào năm 2015 để giảm thiểu mức độ lãng phí điện. Phấn đấu giá trị gia tăng ngành điện tăng trưởng với tốc độ 25,3%/năm trong giai đoạn đến năm 2015 và 22,1%/năm trong giai đoạn 2015 - 2020. + Tiếp tục duy trì phát triển các tiểu ngành như: Khai thác khoáng sản phi kim loại (vật liệu xây dựng); gốm sứ và hàng thủ công mỹ nghệ, đặc biệt để hỗ trợ ngành du lịch; ngành sản xuất vật liệu xây dựng và ngành cơ khí. Tỷ lệ tăng trưởng ngành sản xuất vật liệu xây dựng ở mức 10%/năm tới năm 2020. - Phát triển nông nghiệp:

+ Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, đa dạng hóa sản phẩm nhằm phục vụ hỗ trợ cho ngành du lịch thông qua các mặt hàng nông sản, ẩm thực... đa dạng hóa cơ cấu kinh tế nông thôn.

+ Từng bước hình thành các khu nông nghiệp công nghệ cao để tạo ra sản phẩm chất lượng và có khả năng cạnh tranh cao. Xây dựng các cơ sở cung cấp giống cây trồng, vật nuôi nhằm chủ động trong việc cung cấp các loại giống chất lượng tốt, tạo ra sản phẩm có giá trị cao trong ngành. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tăng diện tích trồng các cây có giá trị kinh tế cao đồng thời duytrì một tỉ lệ thích hợp các cây lương thực, đặc biệt là cây lúa, đểđảm bảo an ninh lương thực. Phấn đấu đến năm 2020 tăng trưởng ngành trồng trọt khoảng 8%/năm, duy trì từ 20.000 đến 25.000 ha đất trồng lúa (19.000 ha là đất lúa 2 vụ), tăng diện tích đất gieo trồng từ 70.400 ha lên 80.000 ha, chuẩn hóa kỹ thuật trồng lúa để tăng năng suất thêm 1,3 tấn/ha. + Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa để đưa ngành chăn nuôi (lợn và gia cầm) trở thành một động lực tăng trưởng, chiếm tỷ trọng cao hơn trong ngành nông nghiệp. Phấn đấu đến năm 2020, phát triển đàn lợn đạt 1,7 triệu con/năm trên cơ sở phát triển khu chăn nuôi tổng hợp tại Hải Hà.

56

+ Hình thành 2 vùng sản xuất lâm nghiệp: Vùng cây nguyên liệu gỗ cho chế biến phục vụ xuất khẩu, cung cấp gỗ mỏ cho ngành than, gỗ xây dựng; vùng cây lâm nghiệp đặc sản phục vụ xuất khẩu (quế, hồi, thông nhựa). Phấn đấu đến năm 2020, độ che phủ rừng trên toàn tỉnh đạt khoảng 55%. Kết hợp giữa phát triển kinh tế rừng với mục tiêu giảm nghèo bền vững.

+ Phát triển ngành thủy sản toàn diện và bền vững trên tất cả các lĩnh vực đánh bắt, nuôi trồng và chế biến, nhất là công nghiệp chế biến phục vụ xuất khẩu đối với những mặt hàng chất lượng cao. Đảm bảo bảo vệ môi trường vùng biển và ven biển, đặc biệt là môi trường cho các hoạt động du lịch. Phấn đấu đến năm 2020, tăng sản lượng đánh bắt thêm 60.000 tấn, giá trị gia tăng từ nuôi trồng thủy sản gấp 4 lần, tiếp tục phát triển diện tích nuôi trồng thủy sản ven bờ khoảng 18.400 ha.

- Các lĩnh vực văn hóa - xã hội.

+ Giáo dục và đào tạo: Tập trung ưu tiên đào tạo nhân lực chất lượng cao, kêu gọi đầu tư xây dựng trường đại học đa ngành Hạ Long thành trường đại học tiêu chuẩn quốc tế, kêu gọi đầu tư nước ngoài xây dựng trường đại học quốc tế tại khu kinh tế Vân Đồn và Móng Cái để đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu phát triển các ngành, lĩnh vực thế mạnh của địa phương cũng như đáp ứng nhu cầu cho các khu vực lân cận. Hợp tác với các cơ sở giáo dục và đào tạo có uy tín trong và ngoài nước trong các lĩnh vực ưu tiên của tỉnh như phát triển kinh tếxanh, kinh tế biển và dịch vụ để nâng cao chất lượng giáo viên và chương trình học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao phục vụ giảng dạy ở tất cả các cấp học, ngành học, nhất là học ngoại ngữ và tự học. Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, nâng cao chất lượng giáo dục thường xuyên, đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu về nhân lực phục vụ phát triển KT - XH, thực hiện dạy nghề theo nhu cầu thị trường; chútrọng dạy nghềcho lao động khu vực nông thôn. Tiếp tục hỗ trợ phát triển giáo dục vùng khó khăn, vùng

57

dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách để từng bước bảo đảm công bằng trong giáo dục.

+ Y tế: Thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào y tế, nghiên cứu xây dựng bệnh viện tiêu chuẩn quốc tế ở Hạ Long, Vân Đồn và Móng Cái, đầu tư vào lĩnh vực sản xuất dược phẩm; thành lập các khu vực bảo tồn và sản xuất các loại cây thuốc có giá trị ở Ba Chẽ, Bình Liêu, Đông Triều, Hoành Bồ và vườn cây thuốc quốc gia Yên Tử; xây dựng các bệnh viện chuyên khoa mới bao gồm một bệnh viện lão khoa kết hợp với một viện dưỡng lão ở Hạ Long, một bệnh viện mắt; xây dựng các bệnh viện mới cho các xã đảo; Tăng cường hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực phòng bệnh, khám bệnh và sản xuất thuốc để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế; phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quốc tế và các cơ quan cứu trợ khác để nâng cao kết quả chăm sóc bà mẹ và trẻ em, chú trọng chăm sóc sức khỏe ban đầu; tiếp tục nghiên cứu áp dụng các ý tưởng sáng tạo để thực hiện dịch vụ y tế trên quy mô lớn với chi phí thấp, đặc biệt là tại những vùng sâu, vùng xa. Phát triển mạng lưới y tế dự phòng và kiểm soát dịch, bệnh tật; tăng cường y tế cơ sở, nâng cao chất lượng dịch vụ trạm y tế xã, trung tâm y tế huyện để chăm sóc tốt sức khỏe của người dân nhất là người nghèo, dân tộc thiểu số...

+ Về văn hóa: Nghiên cứu số hóa tất cả các văn bản có giá trị trong thư viện; phấn đấu hoàn thành các công trình văn hóa phục vụ phát triển du lịch gồm: Thư viện - Bảo tàng Quảng Ninh, Trung tâm tổ chức Hội chợ và Cung triển lãm quy hoạch tỉnh, Bảo tàng sinh thái Hạ Long, Cung văn hóa thiếu nhi, Công viên hoa Hạ Long, cụm công trình Văn hóa núi Bài Thơ.... Đẩy mạnh hoạt động bảo tồn, khai thác, phát huy có hiệu quả văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn; tăng cường quản lý nhà nước, tạo môi trường văn hóa lành mạnh phục vụ cho phát triển KT - XH. Coi trọng phát triển ngành công nghiệp

58

giải trí trên cơ sở phát triển các sản phẩm văn hóa, ẩm thực đặc trưng, tiêu biểu nhằm phục vụ nhân dân nhất là khách du lịch.

+ Về thể thao: Tiếp tục tập trung nguồn lực vào các môn thể thao thế mạnh của tỉnh. Đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cho những khu phức hợp thểthao lớn với hệ thống trang thiết bịthi đấu và luyện tập đồng bộ; trang bị cơ bản cho những huyện còn khó khăn; tiếp tục xây dựng Trung tâm Thể thao vùng Đông Bắc tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh để phục vụ không chỉ nhu cầu của tỉnh mà cả vùng Đông Bắc Việt Nam. Xây dựng mới Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao để thực hiện mục tiêu đào tạo vận động viên thi đấu thể thao thành tích cao của tỉnh.

+ Thông tin truyền thông: Phát triển hạ tầng truyền thông, đảm bảo cung cấp đầy đủ các dịch vụ internet công cộng, rút ngắn khoảng cách vềcông nghệ số; tăng cường các dịch vụ chính quyền điện tử, thành lập các “trung tâm công nghệ” cung cấp dịch vụ internet cộng đồng với chi phí thấp; nghiên cứu áp dụng công nghệ không dây mới như WiMax, công nghệ truyền thông quang qua không gian; nâng cao nhận thức và năng lực của các cộng đồng địa phương trong việc sử dụng mạng internet.Xây dựng Đài phát thanh truyền hình tỉnh hiện đại, trang thiết bị kỹ thuật công nghệ đồng bộ và tháp truyền hình để nơi này là trung tâm sản xuất phát thanh truyền hình. Trong giai đoạn từ 2015 - 2020 sẽ từng bước số hóa truyền hình trên toàn tỉnh theo quy hoạch về số hóa truyền hình toàn quốc; xây dựng tòa soạn Báo theo hướng báo điện tử, hội tụ công nghệ, tích hợp nhiều loại hình báo chí (truyền hình, phát thanh, báo in...); đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đổi mới toàn diện của Báo; tăng cường phát hành báo in đến các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số.

- Phát triển kết cấu hạ tầng + Hạ tầng giao thông:

59

Đường bộ: Đầu tư xây dựng các tuyến đường huyết mạch để kết nối nội tỉnh cũng như với các địa phương khác trong cả nước và quốc tế phù hợp với khả năng cân đối nguồn lựctrong từng giai đoạn gồm: Đường nối Hạ Long với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (còn gọi là đường Hạ Long - Hải Phòng); đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái; nâng cấp Đường Quốc lộ 18; xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long; nâng cấp đường quốc lộ 4B, xây dựng cầu Vân Tiên nối Vân Đồn với Tiên Yên, các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng và Vân Nam Trung Quốc. Hoàn thành tuyến đường từ khu công nghiệp Việt Hưng đến cảng Cái Lân; nâng cấp mạng lưới tỉnh lộ để phát triển đồng bộ hệ thống giao thông công cộng, trong đó tập trung ưu tiên phát triển tuyến nối Hòn Gai, Bãi Cháy và Tuần Châu; tuyến nối Hạ Long với Yên Tử với Cửa Ông - Cẩm Phả, nối dài tới Đông Triều đểtrở thành“Tuyến đường lịch sử” nhằm khai thác hệ thống di tích lịch sử từ thời nhà Trần.

Đường sắt: Trong giai đoạn đến năm 2020, ưu tiên đầu tư tuyến đường sắt Hà Nội - Cái Lân, chuẩn bị các điều kiện để xây dựng các tuyến Hạ Long - Móng Cái, Uông Bí - Lạch Huyện và Lạng Sơn - Mũi Chùa vào giai đoạn đến năm 2030.

Cảng: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ cảng biển tại cảng Cái Lân đồng thời quản lý các tác động về mặt môi trường, nâng cao hiệu quả hoạt động của cảng hiện tại và nghiên cứu phát triển mở rộng đến năm 2020 phù hợp với yêu cầu thực tế; nghiên cứu đánh giá phương án chuyển đổi cảngCẩm Phả thành cảng tổng hợp để tận dụng công suất dư thừa (do điều chỉnh hoạt động xuất khẩu than), nghiên cứu phát triển cảng nước sâu tại khu vực Hòn Nét, Con Ong; phát triển cảng Tiền Phong để kết nối khai thác hiệu quả cảng Lạch Huyện - Hải Phòng và phục vụ khu công nghiệp Đầm Nhà Mạc khi có đủ điều kiện đồng thời tranh thủ cơ hội từ hoạt động thương mại và dịch vụ cảng biển của tổ hợp cảng Lạch Huyện - Tiền Phong; phát triển cảng Hải Hà khi các điều kiện về thị

60 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trường, quy mô sản xuất và các điều kiện kết nối thương mại được bảo đảm; phát triển cảng Hòn Gai thành cảng khách du lịch quốc tế.

Đầu tư xây dựng sân bay Vân Đồn trong thời gian tới theo quy hoạch và được tiếp tục mở rộng đến trước năm 2030.

+ Hạ tầng cấp điện: Đảm bảo cấp điện liên tục,ổn định cho những khu vực chiến lược, bao gồm các khu công nghiệp và các điểm du lịch lớn. Nâng cấp khả năng tiếp cận lưới điện quốc gia cho hầu hết các khu vực của tỉnh nhằm nâng cao dịch vụ công cộng, cải thiện mức sống cho người dân vùng nông thôn. Triển khai thực hiện giai đoạn 2 của Kế hoạch phát triển lưới điện quốc gia với 55 dự án cấp điện cho các thôn; tiếp tục thực hiện các kế hoạch mở rộng lưới điện quốc gia đang được triển khai tại các làng xã nông thôn trên các đảo ở Vân Đồn và Hải Hà.

+ Hạ tầng cấp nước: Ưu tiên đầu tư các dự án cấp nước cho các khu vực: Khu vực phía Đông Hạ Long thành phốCẩm Phả; phía Tây Hạ Long - Hoành Bồ - Uông Bí; khu vực Đông Triều - Mạo Khê; cấp nước khu vực Móng Cái và cấp nước cho các khu kinh tế, khu công nghiệp của tỉnh, đặc biệt khu công nghiệp cảng biển Hải Hà, khu công nghiệp dịch vụ Đầm Nhà Mạc. Nghiên cứu lập kế hoạch đối với các dự án cấp nước sau đáp ứng nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng: Dự án nhà máy cấp nước gần sông Thái Bình; Dự án nhà máy cấp nước và làm hồ phía Đông thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Cửa Ông, Mông Dương và Vân Đồn; Dự án nhà máy cấp nước cho Hải Hà, Móng Cái và Trà Cổ; Dự án đập Lưỡng Kỳ để tăng công suất hiện tại của nhà máy nước Hoành Bồ hiện có; Dự án Nhà máy cấp nước thị xã Quảng Yên đặt tại phường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 63)