2.2.1.1. Hệ thống các CTTL tỉnh Quảng Ninh
Hệ thống Hồ thủy lợi: Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 155 hồ lớn nhỏ trong đó gồm: 07 hồ có dung tích trên 10 triệu m3, 02 hồ có dung tích từ 5 - 10 triệu m3, 14 hồ có dung tích từ 1 - 5 triệu m3, 28 hồ có dung tích từ 0,5 - 1 triệu m3 và 104 hồ nhỏ có dung tích dưới 0,5 triệu m3. Các hồ nằm rải rác trên 14 thành phố, thị xã, huyện của tỉnh với diện tích lưu vực hẹp, diện tích tưới nhỏ, đập chính thấp, chiều dài ngắn, cống lấy nước nhỏ, hình thức tràn xả lũ hầu hết là tràn tự do (chỉ có 3 hồ có hệ thống van điều tiết là hồ Yên Lập, Đầm Hà Động và Tràng Vinh).
Hệ thống kênh mương: Đi kèm với hệ thống hồ, đập nêu trên là hệ thống kênh, mương dẫn nước với tổng chiều dài 1.483,7 km kênh các loại. Trong đó có 73,1 km kênh loại 1; 338 km kênh loại 2; 1.072,6 km kênh loại 3, kênh nội đồng. Hàng năm có thể tưới cho 23.500 ha đất nông nghiệp, và cấp hàng trăm triệu m3 nước cho nông nghiệp và sinh hoạt.
Hệ thống đê điều gồm 34 km đê trung ương và 368 km đê địa phương tại 10 huyện, thị xã. Trong đó 268 km đê biển, 68 km đê sông, đê trung ương có khả năng chống bão cấp 9, cấp 10 lúc nước triều trung bình, đê địa phương khả năng chống bão lũ thấp hơn.
2.2.1.2. Phân vùng thủy lợi phục vụ sản xuất: Các lưu vực sông ven biển Quảng Ninh được phân ra 4 vùng
Vùng I: Gồm các huyện Đông Triều, Uông Bí, Yên Hưng thuộc lưu vực sông Đá Bạch có tổng diện tích tự nhiên khoảng 97.548 ha và 373.284 dân. Là vùng tập trung và phát triển cả nông, ngư nghiệp và công nghiệp. Vùng II: Gồm Lưu vực các sông Man, Trới, Diễn vọng, gồm các huyện Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm phả, Vân đồn, Cô tô có tổng
28
diện tích tự nhiên khoảng 3.230 ha và 378.749 dân. Đây là vùng kinh tế công nghiệp tập trung nhất, nhiêu cảnh quan và dịch vụ du lịch phát triển nhất Quảng Ninh.
Vùng III: Gồm lưu vực các sông Ba chẽ, Tiên Yên tập thuộc các huyện Ba Chẽ, Tiên Yên và Bình Liêu, có tổng diện tích tự nhiên khoảng 166.510 ha và 85.430 dân. Đây là vùng kinh tế nông, lâm, thủy sản thuần túy.
Vùng IV: Gồm lưu vực các sông Đầm hà, Hà cối, Tài chi và Ka long tập trung thuộc các huyện Đầm Hà, Hải Hà và thành phố Móng Cái, có tổng diện tích tự nhiên khoảng 129.930 ha và 150.838 dân. Đây là vùng kinh tế nông, lâm, thủy sản và dịch vụ du lịch.
Hình 2-1. Bản đồ Hệ thống thủy lợi tỉnh Quảng Ninh.
2.2.1.3. Hiện trạng úng và tiêu úng
- Hiện trạng úng:
+ Vào mùa mưa bão, lượng mưa lớn nhất một ngày nhiều nơi trên 400 mm, như Tiên Yên 422 mm/ngày (1973), Cửa Ông 471,5 mm/ngày (1986). Có những trận mưa lớn kéo dài, lượng mưa lớn tập trung trong 1-3 ngày lượng mưa lên tới hàng 1000mm, trong khi đó hệ thống tiêu thoát nước còn
29
hạn chế nên gây ra gập ứng nhiều khu vực. Ở khu vực miền núi do địa hình dốc nước mưa tập trung nhanh lại gặp triều cường tiêu thoát chậm nên dễ gây úng một số vùng trũng ven biển, chủ yếu ở huyện Đông Triều.
+ Do mưa lớn và tình trạng công trình tiêu như đã nêu trên nên những năm mưa lớn thường bị ngập úng khoảng 3-4 nghìn ha ruộng lúa, năng suất bị giảm nhiều, trong đó diện tích bị mất trắng từ 25 - 35%. Diện tích bị úng tập trung chủ yếu ở 9 xã thuộc phía Tây của huyện Đông Triều và vùng Hà Nam, nghiêm trọng nhất là vùng Hà Nam.
- Tiêu úng:
+ Tiêu tự chảy: Có 225 cống tiêu ra biển và các cửa sông, lợi dụng thủy triều tiêu được khoảng 30.656 ha. Trong đỏ cỏ 22 cống tiêu do Nhà nước quản lý với diện tích được tiêu là 10.500 ha. Hiện nay, các cống tiêu tự chảy còn tương đối tốt vì hầu hết được xây dựng cùng hệ thống đê điều những năm gần đây với sự trợ giúp của PAM.
+ Tiêu động lực: ở vùng Đông Triều có 5 trạm bơm điện lớn tiêu cho khoảng 4.000 ha và 4 trạm bơm nhỏ tưới, tiêu kết hợp có diện tích tiêu khoảng 360 ha. Các trạm bơm tiêu được xây dựng từ lâu, giá điện bơm tiêu những năm gần đây quá đất nên ít sử dụng, máy móc hỏng hóc dần, ít được tu sửa nên hiệu quả tỉêu không cao.
2.2.1.4. Hiện trạng hệ thống CTTL
Đa số các công trình thuỷ lợi được xây dựng từ những thập kỷ 60-70. Nhiều công trình đã hết tuổi thọ. Mặt khác do điều kiện kinh tế, kỹ thuật trước đây còn hạn chế nên các công trình thuỷ lợi ở tỉnh Quảng Ninh xây dựng chưa đồng bộ, thiết bị chưa hoàn chỉnh. Đa số mới chỉ quan tâm đến xây dựng công trình đầu mối còn hệ thống kênh mương những năm gần đây mới được quan tâm, đầu tư nâng cấp KCH.
30
Từ khi đưa vào sử dụng cho đến nay mới có một số công trình được đầu tư nâng cấp sửa chữa như hồ Trúc Bài Sơn, hồ Khe Chè, hồ Quất Đông, hồ Kim Tinh và một số hồ có quy mô nhỏ khác. Phần lớn các công trình thuỷ lợi khác chưa được nâng cấp, sửa chữa. Nhiều công trình đã bị hư hỏng, cũ nát, các cống đầu kênh, dưới đê bị rò rỉ, thẩm lậu qua mang cống, xói lở tiêu năng hạ lưu, kênh mương bị sạt lở. Do vậy công trình không phát huy được hết năng lực thiết kế, diện tích tưới tiêu bị giảm.
Hệ thống đê biển, đê sông có cao trình đỉnh thấp, cần được đầu tư xây dựng kiên cố và nâng cao trình mặt đê từ + 4 - 6 m đối với đê bảo vệ sản xuất nông nghiệp và dân cư; từ +3,5 - 4,5m đối với đê biển, đê bao vùng nuôi trông thủy sản và còn phải tiếp tục củng cố, nâng cao mức bảo đảm chống lũ bão cao hơn trong điều kiện KT - XH phát triển giai đoạn tới.
Hệ thống sông trên địa bàn của tỉnh chủ yếu là sông nhỏ phát sinh trong địa bàn tỉnh, lưu lượng từ vài chục đến trên dưới 100 m3/s, không đủ cấp nước cho nhu cầu phát triển KT - XH, nhất là về mùa khô. Trong những năm qua bằng nhiều ngồn vốn tỉnh đã đầu tư xây dựng nhiều công trình cấp nước quy mô lớn để đáp ứng nhu cầu cấp nước sinh hoạt và sản xuất của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Các huyện khác thuộc khu vực miền Đông việc cấp nước khó khăn hơn, mỗi huyện hiện có một nhà máy nước với công suất nhỏ 600-2.000m3/ngày đêm. Nước sinh hoạt cho vùng nông thôn, miền núi, hải đảo phần lớn sử dụng trực tiếp từ các giếng khoan và một phần nước sông suối chưa qua xử lý nên không đảm bảo được tiêu chuẩn, vệ sinh môi trường.
Hệ thống thoát nước: Nhìn chung hệ thống thoát nước ở mức độ kém, không đáp ứng được yêu cầu thoát nước tại các đô thị. Hiện nay một số khu vực quan trọng như Bãi Cháy, Hòn Gai, Cẩm Phả, Móng Cái đang có nguy cơ ô nhiễm nặng do chưa có phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp kịp thời.
31
2.2.1.5. Phân cấp quản lý CTTL
Công tác quản lý vận hành của các hệ thống thuỷ lợi của tỉnh Quảng Ninh đều do các công ty quản lý thuỷ nông và các trung tâm thuỷ nông quản lý và vận hành. Các công ty và các trung tâm thành lập các đơn vị cụm, trạm phụ trách các khu vực có công trình để quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng.
- Hồ chứa, kênh dẫn và các công trình trên kênh: Tổng số toàn tỉnh có 155 hồ chứa trong đó các Công ty TNHH một thành viên Thủy lợi: Đông Triều, Yên Lập và Miền Đông quản lý 34 hồ chứa. UBND các huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh quản lý 121 hồ chứa.
- Đê: Trách nhiệm quản lý, duy tu và bảo dưỡng thường xuyên được quy định của Quyết định số 2629/2005/QĐ-UBND ngày 29/7/2005 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phân cấp quản lý bảo vệ, tu bổ đê trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, cụ thể
+ Nhà nước khuyến khích các địa phương tổ chức các lực lượng nhân dân tham gia quản lý đê điều không thuộc biên chế Nhà nước, nhằm tăng cường quản lý bảo vệ đê điều tại địa phương.
+ Đê cấp 3 trở lên: Có Hạt quản lý đê chuyên trách hưởng lương theo quy định hiện hành do Chi cục Thuỷ lợi trực tiếp quản lý.
+ Đê cấp 4: Có đội quản lý đê chuyên trách hưởng lương theo chế độ hiện hành hoặc bán chuyên trách được hưởng phụ cấp (theo mức khoán dưới đây) từ ngân sách hoặc quĩ Phòng chống lụt bão do Uỷ ban nhân dân cấp huyện trực tiếp quản lý.
+ Đê địa phương: Có tổ quản lý đê nhân dân được hưởng phụ cấp theo mức khoán quy định dưới đây từ ngân sách hoặc quĩ Phòng chống lụt bão do Uỷ ban Nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý.
32
2.2.1.6. Nguồn vốn đầu tư xây dựng CTTL trên địa bàn tỉnh QuảngNinh trong thời gian qua
Công tác huy động vốn cho đầu tư xây dựng CTTL được thực hiện gắn liền với cơ chế và chính sách huy động vốn cho các hoạt động đầu tư phát triển nói chung và phụ thuộc vào nhu cầu vốn đầu tư cũng như vào thực trạng nền KT - XH trong từng giai đoạn phát triển.
Do đặc điểm của các CTTL là đòi hỏi một lượng vốn rất lớn nên vốn tập trung từ NSNN không thể đáp ứng đủ, do đó cần tiến hành huy động vốn cho hoạt động đầu tư phát triển từ các nguồn vốn khác như trái phiếu chính phủ, trái phiếu công trình, vay nước ngoài ODA… Đây là xu hướng đúng đắn trong tình trạng vốn tập trung của NSNN còn hạn hẹp và kêu gọi được các nhà đầu tư, nhân dân tham gia xây dựng, quản lý hệ thống CTTL.
Trong những năm vừa qua, nguồn vốn đầu tư xây dựng CTTL được huy động từ nhiều nguồn khác nhau như vốn Trung ương, vốn KCH kênh mương, vốn xây dựng nông thôn mới, vốn của huyện, xã và vốn huy động trong dân cư...
Năm
Nguồn vốn Đơn vị 2010 2011 2012 2013
Vốn Trung ương Triệu
đồng 111.237 99.235 28.169 64.454 Vốn tỉnh (KCH, NTM) Triệu đồng 227.992 217.118 124.915 108.611 Vốn huyện, xã, dân tự túc Triệu đồng 10.470 23.022 14.840 37.137 Vốn khác Triệu đồng 20.526 31.014 68.071 13.236 Tổng Triệu đồng 370.225 370.389 235.995 223.438
33
Như vậy trong 4 năm qua việc huy động vốn cho đầu tư xây dựng CTTL trên địa bàn tỉnh chủ yếu vẫn là từ nguồn ngân sách của tỉnh thông qua việc phân bổ vốn xây dựng cơ bản của tỉnh, vốn KCH kênh mương và xây dựng nông thôn mới. Nguồn vốn của huyện, xã, dân và các nguồn vốn khác có tỷ trọng không đáng kể và không ổn định.
Tổng nguồn vốn đầu tư hàng năm cũng có xu hướng giảm do trong mấy năm qua nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản nói chung và cho phát triển hệ thống thủy lợi nói riêng giảm mạnh. Đây cũng là một thách thức lớn đối với việc đầu tư xây dựng CTTL trên địa bàn tỉnh những năm tiếp theo.