1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy hoạch đô thị ven biển theo cách tiếp cận quản lý tổng hợp vùng bờ cho huyện đảo Vân Ðồn - Quảng Ninh

115 969 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 3,56 MB

Nội dung

Vì vậy cần phải có các công trình nghiên cứu và các dự báo về tác động qua lại giữa phát triển kinh tế trong vùng, phát triển đô thị với biến đổi khí hậu và môi trường.. Rất nhiều hoạt đ

Trang 1

L ỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học do chính tôi thực

hiện Các kết quả tính toán, số liệu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Đỗ Duy Hiếu

Trang 2

L ỜI CẢM ƠN

Trước tiên tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Trường Đại học Thủy lợi, Khoa Kỹ thuật Biển, Phòng Đào tạo Đại học và Sau đại học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới thầy, cô hướng dẫn là PGS.TS Mai Văn Công và TS.Lê Thu Huyền đã luôn tận tình giúp đỡ tác giả từ những bước đi đầu tiên xây dựng ý tưởng nghiên cứu, cũng như trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện Luận văn Thầy, cô đã luôn ủng hộ, động viên

và hỗ trợ những điều kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành luận văn

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới tập thể thầy, cô giáo Khoa Kỹ Thuật Bờ Biển và các bạn cùng lớp cao học 20BB đã có những ý kiến đóng góp quý báu giúp tác giả hoàn thiện luận văn một cách hoàn chỉnh hơn

Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã luôn ở bên cạnh tác giả, động viên tác giả về vật chất và tinh thần để tác giả vững tâm hoàn thành luận văn của mình

Tác giả luận văn

Đỗ Duy Hiếu

Trang 3

M ỤC LỤC

M Ở ĐẦU 1

I Tính c ấp thiết của đề tài 1

II M ục tiêu của đề tài 2

III Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 2

IV K ết quả đạt được 3

V N ội dung của luận văn 3

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN 4

1.1 Tổng quan về quản lý tổng hợp vùng bờ 4

1.1.1 Sự hình thành khái niệm về quản lý tổng hợp vùng ven bờ 4

1.1.2 Lợi ích của quản lý tổng hợp vùng bờ 5

1.1.3 Quá trình quản lý tổng hợp vùng bờ 6

1.2 Các giải pháp quy hoạch đô thị ven biển trong điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam 9

1.2.1 Biến đổi khí hậu và những thách thức đối với các đô thị ven biển 9

1.2.2 Ứng phó với biến đổi khí hậu trong quy hoạch phát triển đô thị 14

1.3 Phân tích hiện trạng KTXH và tự nhiên Huyện Đảo Vân Đồn 18

1.3.1 Vị trí, ranh giới và diện tích Huyện đảo Vân Đồn 18

1.3.2 Địa hình, địa mạo 21

1.3.3 Đặc điểm khí hậu và khí tượng 23

1.3.4 Đặc điểm thuỷ văn, hải văn 25

1.3.5 Hệ động thực vật 28

1.3.6 Đặc điểm Dân sinh - Xã hội 31

Trang 4

1.3.7 Phân tích tác động giữa các ngành kinh tế Huyện Vân Đồn 35

1.3.8 Hiện trạng công tác bảo vệ bờ khu vực Huyện Vân Đồn 41

1.3.9 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Khu kinh tế Vân Đồn……… 42

CHƯƠNG 2 : KỊCH BẢN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG VEN BỜ KHU HUY ỆN ĐẢO VÂN ĐỒN 44

2.1 Căn cứ pháp lý về quy hoạch vùng bờ 44

2.1.1 Các nghị quyết liên quan 44

2.1.2 Các văn bản pháp luật liên quan 44

2.1.3 Các quyết định liên quan chính 44

2.2 Các kịch bản phát triển tổng hợp vùng bờ cho Huyện Đảo Vân Đồn 46

2.2.1 Kịch bản phát triển nông nghiệp truyền thống 47

2.2.2 Phát triển kinh tế xanh 48

2.2.3 Phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa tự do, quản lý không gian lỏng lẻo 50

2.2.4 Phát triển du lịch và ngành công nghiệp dịch vụ phụ trợ có định hướng và quản lý không gian chặt chẽ 51

2.2.5 Kết luận về các kịch bản 53

2.3 Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên các kịch bản đề xuất 54

2.3.1 Dự báo về tốc độ nước biển dâng khu vực nghiên cứu bằng phương pháp phân tích phổ Bayesian và phân tích hồi quy tuyến tính và phi tuyến 54

2.3.2 Dự báo thay đổi nhiệt độ 65

2.3.3 Dự báo thay đổi lượng mưa 65

2.3.4 Kịch bản biến đổi khí hậu 66

Trang 5

2.4 Đánh giá các kịch bản đề xuất theo khung đa tiêu chí quản lý tổng hợp

vùng bờ 66

2.4.1 Xây dựng hệ thống các tiêu chí MCA : 66

2.4.2 Kết quả đánh giá đa tiêu chí MCA 71

CHƯƠNG 3 : ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP QUY HOẠCH ĐÃ CHỌN74 3.1 Rà soát phương án quy hoạch 74

3.1.1 Quy mô đất đai xây dựng 74

3.1.2 Định hướng phát triển không gian 75

3.1.3 Các dự án ưu tiên phát triển 79

3.2 Đánh giá về tác động của giải pháp quy hoạch đến môi trường – sinh thái 80 3.2.1 Đánh giá nguồn gây tác động 80

3.2.2 Xác định đối tượng và quy mô chịu tác động 82

3.3 Xây dựng bản đồ nguy cơ ngập do nươc biển dâng cho Vân Đồn 84

3.3.1 Thu thập và chuẩn bị số liệu 85

3.3.2 Mô hình hóa các mực nước biển dâng 85

3.3.3 Xây dựng bản đồ ngập lụt bằng mô hình Mike 21 FM 85

3.3.4 Kết quả xây dựng bản đồ ngập lụt cho Vân Đồn 86

3.4 Đánh giá ảnh hưởng nước biển dâng đến phương án quy hoạch 88

3.5 Đánh giá tính bền vững theo quan điểm quản lý tổng hợp vùng bờ 90

3.6 Các giải pháp thực hiện quy hoạch 91

3.6.1 Giải pháp quy hoạch đô thị trong điều kiện nước biển dâng 91

3.6.2 Giải pháp về quản lý xây dựng 92

3.6.3 Giải pháp về vốn 92

Trang 6

3.6.4 Cơ chế chính sách 94

3.6.5 Mở rộng thị trường 94

3.6.6 Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ 95

3.6.7 Phát triển nguồn nhân lực 95

CHƯƠNG 4 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97

4.1 Kết luận 97

4.2 Kiến nghị 98

TÀI LI ỆU THAM KHẢO 99

PH Ụ LỤC 1

Trang 7

HÌNH ẢNH

Hình 1-1: Hình ảnh ngập lụt tại TP Hồ Chí Minh 10

Hình 1-2: Vị trí địa lý Huyện Đảo Vân Đồn 18

Hình 1-3: Bản đồ hành chính các xã thuộc Huyện Vân đồn 31

Hình 2-1: Kịch bản phát triển kinh tế xã hội Huyện Đảo Vân Đồn 47

Hình 2-2: Biểu đồ mực nước thực đo cực trị tháng trạm Hòn Dấu 55

Hình 2-3: Biểu đồ mực nước thực đo cực trị tháng trạm Bãi Cháy 56

Hình 2-4: Biểu đồ mực nước thực đo cực trị tháng trạm Cửa Ông 56

Hình 2-5: Biểu đồ xu thế biến đổi mực nước tại trạm Hòn Dáu có kể đến ảnh hưởng của sóng hình sin có chu kỳ 224 tháng 57

Hình 2-6: Biểu đồ xu thế biến đổi mực nước tại trạm Bãi Cháy có kể đến ảnh hưởng của sóng hình sin có chu kỳ 224 tháng 58

Hình 2-7: Biểu đồ xu thế biến đổi mực nước tại trạm Cửa Ông có kể đến ảnh hưởng của sóng hình sin có chu kỳ 224 tháng 58

Hình 2-8: Vị trí các trạm đo tính toán 61

Hình 2-9: Đường xu thế biến đổi mực nước tại trạm Hòn Dấu tính bằng phương trình bậc 2 62

Hình 2-10: Đường xu thế biến đổi mực nước tại trạm Bãi Cháy tính bằng phương trình bậc 2 62

Hình 2-11: Đường xu thế biến đổi mực nước tại trạm Cửa Ông tính bằng phương trình bậc 2 62

Hình 2-12: Mô phỏng mực nước biển dâng năm 2050 và 2100 so với năm 2008 64

Hình 3-1 Sơ đồ định hướng phát triển không gian khu kinh tế Vân Đồn 78

Hình 3-2 Lưới phần tử hữu hạn dùng trong mô hình Mike 21 FM 85

Trang 8

Hình 3-3 Bản đồ nguy cơ ngập Vân Đồn ứng với kịch bản nước biển dâng 35cm vào năm 2050 87 Hình 3-4 Bản đồ nguy cơ ngập Vân Đồn ứng với kịch bản nước biển dâng 75cm vào năm 2100 87 Hình 3-5 Hình ảnh mô phỏng ngậpnăm 2050 88 Hình 3-6 Hình ảnh mô phỏng ngập vào năm 2100 89

Trang 9

BI ỂU ĐỒ

Biểu đồ 1-1: Biểu đồ diện tích tự nhiên các xã thuộc Huyện Vân Đồn 31

Biểu đồ 1-2: Biểu đồ dân số tại Huyện Vân Đồn 32

Biểu đồ 1-3: Biểu đồ mật độ dân số tại Vân Đồn 32

Biểu đồ 1-4: Biểu đồ lao động phân theo ngành kinh tế 33

Biểu đồ 1-5: Biểu đồ sử dụng đất tại Vân Đồn 34

Biểu đồ 1-6:Biểu đồ tỷ trọng kinh tế giữa các ngành trong huyện năm 2010 35

Biểu đồ 1-7: Biểu đồ lượng du khách đến Vân Đồn từ năm 2007 đến 2010 38

Trang 10

B ẢNG BIỂU

Bảng 1-1: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm và nước biển dâng với trung bình thời

kỳ 1980-1999 ở các vùng khí hậu của Việt Nam theo các kịch bản phát thải thấp

(B1), trung bình (B2) và cao (A2) 11

Bảng 1-2: Ma trận phân tích tác động giữa các ngành tại Huyện Vân Đồn 40

Bảng 2-1: Bảng đánh giá cơ cấu kinh tế xã hội theo từng kịch bản 52

Bảng 2-2: Các giá trị β của các trạm đo khi sử dụng hàm ứng dụng Matlab 60

Bảng 2-3: Bảng kết quả đánh giá tốc độ tăng mực nước biển trung bình tại các trạm 60

Bảng 2-4: Bảng dự đoán mực nước biển dâng năm 2050 và 2100 tại các trạm đo so với năm 2008 64

Bảng 2-5: Kịch bản biến đổi khí hậu cho Huyện Đảo Vân Đồn 66

Bảng 2-6: Bảng tổng hợp các tiêu chí đánh giá 67

Bảng 2-7: Bảng kết quả đánh giá đa tiêu chí MCA 72

Bảng 3-1: Bảng tóm tắt các nguồn gây tác động 81

Bảng 3-2: Dự kiến đối tượng và quy mô chịu tác động môi trường từ quy hoạch đô thị và phát triển kinh tế Huyện Đảo Vân Đồn 83

Bảng 3-3: Bảng thống kê diện tích bị ngập theo các kịch bản nước biển dâng 86

Trang 11

ICZM

CBD

Hệ sinh thái Integrated Coastal Zone Management Central Business Development

Trang 12

M Ở ĐẦU

I Tính c ấp thiết của đề tài

Vân Đồn có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế và quốc phòng, có tiềm năng to lớn trong phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và dịch vụ trong khu vực Đông Bắc Bộ và cả nước Vân Đồn đang hướng tới một Khu hành chính - kinh tế đặc biệt trong tương lai

Khu kinh tế Vân Đồn là nơi giàu về nguồn tài nguyên cho phát du lịch sinh thái chất lượng cao nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có nhiều đảo đất hoang sơ

và nhiều hang động, bãi biển đẹp Tài nguyên văn hoá cũng được đánh giá là đa

dạng và hấp dẫn, bao gồm các di chỉ khảo cổ Ngọc Vừng, Soi Nhụ, Hà Giắt Các di tích lịch sử như Đền Quan Lạn, các lễ hội Vân Đồn, Quan Lạn, Ngọc Vừng Huyện đảo Vân Đồn được các nhà khoa học đánh giá là nơi có nguồn hải sản phong phú cả về số lượng và chủng loại

Huyện đảo Vân Đồn với lợi thế vượt trội nằm trên hai hành lang kinh tế (Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Quảng Ninh; Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng) và vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ trong hợp tác phát triển giữa Việt Nam - Trung Quốc (Hải Phòng - Khu công nghiệp dịch vụ đầm Nhà Mạc - TP Hạ Long - Khu kinh tế Vân Đồn - Khu công nghiệp cảng biển Hải Hà - thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái) Được Quảng Ninh ưu tiên huy động các nguồn lực, kêu

gọi đầu tư để sớm xây dựng nơi đây trở thành khu kinh tế biển đạt đẳng cấp quốc tế trong tương lai gần

Việc phát triển kinh tế sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sự biến đổi khí hậu và môi trường trong khu vực.Và ngược lại, những biến đổi về khí hậu và môi trường trong tương lai không những gây suy giảm về kinh tế trong vùng mà còn suy giảm

sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người dân

Trang 13

Vì vậy cần phải có các công trình nghiên cứu và các dự báo về tác động qua

lại giữa phát triển kinh tế trong vùng, phát triển đô thị với biến đổi khí hậu và môi trường Từ đó đưa ra các biện pháp giảm thiểu tối đa các tác động xấu bởi phát triển kinh tế gây ra và biện pháp ứng phó với sự biến đổi khí hậu trái đất đến sự phát triển kinh tế trong tương lai

II M ục tiêu của đề tài

Đề xuất được phương án quy hoạch không gian đô thị và quy hoạch tổng hợp vùng bờ phục vụ phát triển bền vững theo quan điểm quản lý tổng hợp vùng bờ, xét đến ảnh hưởng của nước biển dâng

III Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu trong phạm vi vùng ven bờ thuộc Huyện Đảo Vân Đồn – Tỉnh Quảng Ninh

- Đối tượng nghiên cứu: Quy hoạch đô thị ven biển lợi dụng tổng hợp tài nguyên

biển đồng thời đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến phát triển đô thị và môi trường trong khu vực dưới góc nhìn quản lý tổng hợp vùng bờ

Phương pháp nghiên cứu và công cụ sử dụng

- Kế thừa, áp dụng các nghiên cứu về hiện trạng quy hoạch tổng thể kinh tế, xã

hội và môi trường, sử dụng đất, quy hoạch cơ sở hạ tầng trong khu vực nghiên

cứu, và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

- Phương pháp phân tích đánh giá điều kiện biên biển khi kể đến biến đổi khí

hậu

- Phương pháp dự báo kết hợp hồi báo theo các kịch bản tăng trưởng của khu

vực

- Ứng dụng khung đa tiêu chí (MCA) trong đánh giá quản lý tổng hợp vùng bờ

để đánh giá giải pháp đề xuất

Trang 14

IV K ết quả đạt được

- Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đến quy hoạch vùng

bờ

- Đề xuất quy hoạch đô thị và quy hoạch tổng hợp vùng bờ phục vụ phát triển

bền vững theo quan điểm quản lý tổng hợp vùng bờ của huyện Vân Đồn trong các giai đoạn ngắn, trung và dài hạn

- Đánh giá sơ bộ ảnh hưởng phát triển kinh tế, biến đổi khí hậu đến công tác quy hoạch phát triển bền vững vùng bờ

V N ội dung của luận văn

Giới thiệu chung

1 Tính cấp thiết của đề tài

2 Mục tiêu của đề tài

3 Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Trang 15

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN 1.1 T ổng quan về quản lý tổng hợp vùng bờ

1.1.1 S ự hình thành khái niệm về quản lý tổng hợp vùng ven bờ

Vùng ven bờ là nơi chuyển tiếp giữa đất liền và biển, bao gồm các môi trường ven bờ cũng như vùng nước kế cận Các thành phần của nó bao gồm các vùng châu

thổ, đồng bằng ven biển, các vùng đất ngập nước, bãi biển và cồn cát, các rạn san

hô, các vùng rừng ngập mặn, đầm phá và các đặc trưng ven bờ khác Vùng ven bờ

là nơi chịu tác động mạnh của các điều kiện tự nhiên phức tạp đồng thời cũng là nơi

chịu nhiều áp lực từ hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của con người

Các điều kiện tự nhiên ven bờ: Các quá trình vật lý ở vùng ven bờ rất phức

tạp Các tương tác thường xuyên giữa 2 hay nhiều quá trình cần được tính đến Nói chung, có thể phân chia ra các loại quá trình dưới đây:

- Các quá trình động lực học chẳng hạn như tương tác khí quyển - biển hoặc

sự vận chuyển bùn cát do gió

- Các quá trình thuỷ động lực học như sóng, triều, mực nước và dòng chảy

- Các quá trình hình thái động lực học như tương tác giữa vận chuyển bùn cát

và các thay đổi địa hình đáy biển và hình thái đường bờ

- Các quá trình địa động lực học do sự mất ổn định về địa chất như sụt lún, nâng lên của mặt đất, động đất, hoá lỏng và trượt lở

- Các quá trình sinh thái động lực học mô tả những thay đổi xảy ra trong hệ sinh thái do các quá trình /yếu tố nêu trên

Vùng ven bờ còn là một trong những nơi chịu ảnh hưởng mạnh và trực tiếp

nhất từ hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu cụ thể là hiện tượng nước biển dâng, sự gia tăng nhiệt độ, sự gia tăng các hiện tượng thời tiết bất thường

Bên cạnh đó Vùng ven bờ là một hệ thống tài nguyên đa dạng Nó cung cấp các tài nguyên sinh vật và phi sinh vật cho hoạt động của con người và có chức năng điều hoà môi trường tự nhiên cũng như nhân tạo Mặt khác, vùng ven bờ là

Trang 16

một hệ thống nhiều người sử dụng Là nơi tập trung đông dân cư, mất độ cao, tập trung nhiều nhóm ngành nghề, đối tượng sản xuất cùng khai thác nguồn lợi của vùng ven bờ Sử dụng các nguồn tài nguyên cho các mục đích khác nhau Do vậy, không ngạc nhiên khi có sự xung đột sâu sắc giữa nhu cầu tiêu dùng hiện nay đối

với tài nguyên và việc đảm bảo cho việc tiêu thụ tài nguyên đó trong tương lai

Rất nhiều hoạt động phát triển đô thị, công nghiệp và nông nghiệp trên vùng ven biển là nằm trong vùng đất ngập nước ven biển có năng suất cao và các dựán phát triển đang làm biến đổi hệ sinh thái ven biển trên một qui mô rất lớn Nước thải

từ hầu hết các đô thị và khu công nghiệp trên thế giới đổ trực tiếp vào biển hoặc gián tiếp qua các hệ thống sông mà không được xử lý hoặc xử lý rất ít Nghề cá bị

sa sút, đất ngập nước bị khô, các rạn san hô bị phá hủy, các bãi biển bị xuống cấp

Để các vùng ven bờ được duy trì và bảo vệ, cần phải có hành động hiệu quả và kịp

thời Để giải quyết cho yêu cầu này, một hệ thống quản lý được hình thành: Quản lý

tổng hợp vùng ven bờ: (ICZM, Integrated Coastal Zone Management)

1.1.2 L ợi ích của quản lý tổng hợp vùng bờ

Quản lý vùng ven bờ nhằm mục đích giải quyết những vấn đề hiện tại và trong tương lai ở vùng ven bờ, bằng cách tìm ra một sự cân bằng bền vững giữa lợi ích kinh tế và sự an toàn của môi trường dưới cái nhìn đa ngành, đa lĩnh vực Điều này

có thể đạt được nhờ phân tích kỹ lưỡng các quá trình tự nhiên và hoạt động phát triển kinh tế xã hội

Cần phải đẩy mạnh việc phát triển khả năng quản lý tổng hợp vùng ven bờ đối

với các quốc gia vùng ven biển, bởi vì:

- Xu hướng tăng tỷ lệ đói nghèo ở các vùng ven biển hiện nay đang dẫn đến sự suy thoái vùng ven bờ và chất lượng cuộc sống ở đó

- Các áp lực do phát triển và dân sinh hiện nay đang làm gia tăng ô nhiễm biển

có nguồn từ đất liền và sự can thiệp của con người ở các lưu vực sông cũng như ảnh hưởng của quá trình ven bờ Những áp lực này bao gồm :

Trang 17

- Giảm nơi cư trú và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó có các bãi

biển, rừng ngập nặm, đất ngập nước, cỏ biển và san hô,cũng như các tài nguyên thuỷ sản và các nguồn tài nguyên biển và ven bờ khác

- Tăng sự tổn thương đối với vùng ven bờ do bị ô nhiễm, mất bãi biển, sinh

cảnh, tăng hiểm hoạ tự nhiên và các tác động lâu dài của sự thay đổi khí hậu toàn

cầu

Những thay đổi nói trên hiển nhiên sẽ hạn chế khả nằng phát triển trong tương lai:

Nhiều nguồn tài nguyên và hệ sinh thái ven bờ đã xuống cấp và đang bị đe dọa

cần phải được tái tạo và phục hồi.Các nỗ lực để phát triển năng lực quản tổng hợp vùng ven bờ và thực hiện các chương trình quốc gia có kéo dài 10 năm hoặc hơn

nữa.Thực hiện các chiến lược nhằm thích ứng và giảm thiểu những ảnh hưởng của thay đổi khí hậu toàn cầu có thể kéo dài một vài thập kỷ và hơn nữa, cho dù có áp

dụng ngay các biện pháp làm giảm bớt lượng phát thải khí nhà kính

Bởi vậy, bây giờ là lúc phải bắt đầu hoặc tăng cường quản lý tổng hợp vung ven bờ Nhìn chung, các mục tiêu cơ bản của quản lý vùng ven bờ:

- Dự báo nhu cầu về sử dụng các nguồn tài nguyên trong tương lai

- Lập kế hoạch khai thác các nguồn tài nguyên này

- Kiểm soát việc sử dụng các nguồn tài nguyên này

1.1.3 Quá trình qu ản lý tổng hợp vùng bờ

Quản lý vùng ven bờ là cả một quá trình Nó bao gồm tất cả các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội Thành công của quản lý vùng ven bờ phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của cộng đồng về các vấn đề liên quan đến sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và thiện chí chính trị để giải quyết chúng Trong quá trình này, nhiều giai đoạn khác nhau cần được tiến hành như sau:

Giai đoạn 1: xác định vấn đề - các dấu hiệu mang tính xã hội (chẳng hạn như

khi các nhóm bị ảnh hưởng lên tiếng) chỉ ra khả năng có một vấn đề Trong một

Trang 18

thời đoạn nào đó, có thể có mâu thuẫn về quan điểm về các nhóm khác nhau trong

xã hội về phạm vi, nguyên nhân và ảnh hưởng của vấn đề đó Sự nhất trí về tính cần thiết của sự can thiệp về phía chính quyền (trong hoạch định chính sách) là mục tiêu

cuối cùng kết thúc giai đoạn này

Giai đoạn 2: Lập chính sách - mặc dù đã có sự thống nhất là có vấn đề, song

vẫn còn những quan điểm khác nhau về cách giải quyết nó Phát triển công nghệ được lưu tâm để giải quyết vấn đề này Giai đoạn 2 được kết thúc khi chính quyền đưa ra một chính sách đầy đủ cùng với các biện pháp tương ứng Phân tích chính sách là một phần trong giai đoạn này Nhiệm vụ của tổ chức quản lý vùng ven bờ được đề cập đến trong giai đoạn này

Giai đoạn 3: Thực thi chính sách – cuối cùng thì kế hoạch được phê duyệt sẽ

đưa vào thực hiện Đầu tư được triển khai, các dự án được thiết kế và thực hiện và

sự phản ứng liên quan về khía cạnh chính trị xã hội cũng lắng xuống

Giai đoạn 4: Quản lý và kiểm soát – kiểm soát là trọng tâm của giai đoạn này

Những công việc thường xuyên như giám sát có thể dẫn đến đòi hỏi đổi mới công nghệ và tăng đầu tư Điều chỉnh tính pháp lý trở nên quan trọng Cần thận trọng bởi

vì những phát triển mới cũng như kiến thức và sự hiểu biết về tình hình liên quan có

thể đòi hỏi các biện pháp bổ sung Đây là quá trình có tính tuần hoàn rất đặc trưng

Rõ ràng, việc quản lý vùng vùng ven bờ là hết sức khó khăn và phức tạp, đòi

hỏi phải có kiến thức rất rộng Sự gia tăng các hoạt động ở vùng ven bờ làm nảy sinh các vấn đề ngày càng nhiều hơn Những vấn đề này có thể rất đa dạng về phạm

vi không gian và thời gian như:

- Xói lở bờ biển do xây dựng cảng, kè trên sông và khai thác cát

- Suy thoái hệ sinh thái do phát triển đô thị, nuôi trồng thuỷ sản và ô nhiễm nước

- Giảm sút hoạt động du lịch do các bãi biển bị ô nhiễm bởi rong, rêu phát triển khi có nhiều chất dinh dưỡng từ đất liền đưa ra biển

- Ô nhiễm do sự cố tràn dầu

Trang 19

Ở nhiều nước, những vấn đề như đã đề cập ở trên được giải quyết mà không

thể dự tính trước Trong khi đó, các vấn đề không thể tách biệt nhau và là một phần

của phát triển tổng thể kinh tế - xã hội Cách giải quyết một vấn đề cụ thể được lồng ghép trong bài toán tổng thể

Các thách thức đối với công tác quản lý vùng ven bờ rất đa dạng, chẳng hạn như sự thay đổi các điều kiện ngoại cảnh (mực nước biển dâng lên, xói lở trên diện

rộng, sụt lún đất), sự thay đổi mô hình kinh tế xã hội (gia tăng sự chuyển dịch các

hoạt động kinh tế xã hội về các vùng ven bờ) và các hoạt động từ nguồn nước thải, khai thác cát đá v.v

Để nghiên cứu mức độ dễ bị tổn thương của vùng ven bờ do những thay đổi nói trên, không chỉ có các tác động riêng lẻ mà sự tương tác giữa chúng cũng cần

phải biết Nói chung, tính dễ bị tổn thương của vùng ven bờ có thể bị xem xét trong

bối cảnh của sự phát triển bền vững,một khái niệm dùng để chỉ khả năng của một

quốc gia trong việc giải quyết một cách lâu bền tất cả những áp lực, vấn đề và thiệt

hại về môi trường ở vùng ven bờ của mình

Giá trị sinh thái và kinh tế phải được xem xét cân đối để đưa ra các chiến lược cho sự phát triển bền vững như vậy Đây là một vấn đề phức tạp bởi vì suy thoái môi trường là một quá trình diễn ra chậm nhưng khó có thể đảo ngược được Các hành động ngăn ngừa phải được xúc tiến trước khi những dấu hiệu của sự suy thoái

trở nên rõ ràng

Quy hoạch các nguồn tài nguyên vùng ven bờ chứa đựng các khía cạnh về kỹ thuật, xã hội, kinh tế và môi trường Nó đòi hỏi sự đóng góp của rất nhiều ngành, lĩnh vực Một số ví dụ về lĩnh vực chuyên môn trong nhóm nghiên cứu lập kế hoạch được đưa ra dưới đây:

K ỹ thuật: Kỹ thuật biển, địa hình ven bờ, hình thái bờ biển, thuỷ động lực

học, khí tượng biển, địa chất

Trang 20

Kinh t ế- xã hội:Kinh tế vĩ mô, kinh tế kỹ thuật, nhân khẩu học, quy hoạch

vùng, xã hội học và các chuyên môn khác của đối tượng sử dụng như nghề cá, khai khoáng, giao thông và du lịch

Môi trường: sinh học, sinh thái học, hoá học

Bên cạnh sự đóng góp của các ngành chuyên môn, phải cần đến năng lực của các nhà phân tích hệ thống và chính sách, những người có thể tổng hợp các đóng góp của các chuyên gia vào hệ thống phân tích chặt chẽ và có thể đưa ra các chiến lược trình các nhà ra quyết định

1.2 Các gi ải pháp quy hoạch đô thị ven biển trong điều kiện biến đổi khí

h ậu tại Việt Nam

Trong thời gian qua, các đô thị khu vực ven biển và hải đảo đã phát triển mạnh

mẽ về chất và lượng, hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế đang

từng bước phát triển và hoàn thiện Phát huy lợi thế về tài nguyên và vị thế của khu

vực biển đảo, nhiều đô thị trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại dịch vụ của vùng, của cả nước và khu vực, trở thành cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với thế

giới trên con đường hội nhập kinh tế Hệ thống đô thị khu vực ven biển đã đóng góp quan trọng trong tiến trình phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Bên cạnh đó, nội dung quy hoạch xây dựng đô thị đang từng bước phù hợp với đặc thù của đô thị ven biển thông qua việc tổ chức phân khu chức năng, phát triển không gian, xây dựng các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, các khu giải trí, công trình dịch vụ du lịch, khu cây xanh, bảo vệ cảnh quan tài nguyên môi trường đô thị và khu dân cư

1.2.1 Bi ến đổi khí hậu và những thách thức đối với các đô thị ven biển

Biến đổi khí hậu với các biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và mực nước

biển dâng, do sự mất cân bằng của hệ sinh - khí quyển thế giới gây nên hiệu ứng nhà kính

Trang 21

Hiệu ứng nhà kính hình thành chủ yếu là do lượng khí thải lớn vào khí quyển

sản sinh ra từ các hoạt động kinh tế-xã hội của con người trong quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá (khí nhà kính) Trong đó, hoạt động sản xuất công nghiệp, giao thông đô thị và sinh hoạt của dân cư tạo lượng khí nhà kính lớn nhất Đối với

những nước có tốc độ và qui mô công nghiệp hoá, đô thị hoá lớn thì mức phát thải khí nhà kính càng cao.Trên thế giới hiện nay Trung Quốc và Mỹ là hai quốc gia dẫn đầu về mức phát thải khí nhà kính vào bầu khí quyển

Theo nghiên cứu của các tổ chức quốc tế và trong nước, Việt Nam là một trong những quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi BĐKH và nước biển dâng

Hình 1-1: Hình ảnh ngập lụt tại TP Hồ Chí Minh

Theo Bộ TN&MT, có ba kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam dựa trên ba

kịch bản phát thải khí nhà kính, là phát thải thấp phát thải trung bình và phát thải cao

K ịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở

các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980-1999 khoảng

từ 1,6 đến 1,9°C và ở các vùng khí hậu phía Nam tăng ít hơn chỉ khoảng từ 1,1 đến 1,4°C.Vào giữa thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng thêm khoảng 25cm và đến

cuối thế kỷ 21 mực nước biển dâng thêm từ 50 đến 65cm so với thời kỳ 1980 -1999

K ịch bản phát thải trung bình (B2): Theo kịch bản trung bình, vào cuối thế

kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm có thể tăng lên 2,6o

C ở Tây Bắc, 2,5 o

C ở Đông Bắc,

Trang 22

2,4 oC ở Đồng Bằng Bắc bộ, 2,8°C ở Bắc Trung Bộ, 1,9°C ở Nam Trung Bộ, 1,6°C

ở Tây Nguyên và 2,0°C ở Nam Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999 Nhiệt độ

ở các vùng khí hậu phía Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ tăng nhanh hơn so với nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Nam Tại mỗi vùng, nhiệt độ mùa đông sẽ tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè Theo tính toán, nếu kịch bản trung bình xảy ra, vào giữa thế kỷ 21 (khoảng năm 2050), mực nước biển có thể dâng thêm khoảng 30cm và đến cuối thế

kỷ này, mực nước biển có thể dâng thêm khoảng 75 cm so với thời kỳ 1980 - 1999

K ịch bản phát thải cao (A2): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở

các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999 khoảng 3,1oC đến 3,6°C, trong đó Tây Bắc là 3,3oC, Đông Bắc là 3,2°C, Đồng bằng Bắc Bộ

là 3,1°C và Bắc Trung Bộ là 3,6°C Mức tăng nhiệt độ trung bình năm của các vùng khí hậu phía Nam là 2,4°C ở Nam Trung Bộ, 2,1°C ở Tây Nguyên và 2,6oC ở Nam

Bộ Vào giữa thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng thêm khoảng 33cm và đến cuối

thế kỷ 21 mực nước biển dâng thêm từ 70 đến 100cm so với thời kỳ 1980 -1999

B ảng 1-1: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm và nước biển dâng với trung bình th ời kỳ 1980-1999 ở các vùng khí hậu của Việt Nam theo các kịch bản

phát th ải thấp (B1), trung bình (B2) và cao (A2)

Những tác động chủ yếu của BĐKH ở Việt Nam gồm: sự gia tăng nhiệt độ, nước biển dâng, bão và áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, lũ quét và sạt lở đất, hạn hán và các

hiện tượng khí hậu cực đoan khác gồm các đợt nắng nóng và số ngày nắng nóng, các đợt rét và số ngày rét đậm, rét hại, mưa cực lớn, giông, tố, lốc…

Trang 23

BĐKH sẽ tác động trực tiếp, hoặc gián tiếp đến toàn bộ môi trường vật chất và

xã hội nước ta, tạo nên những thách thức to lớn đối với các đô thị, điểm dân cư nông thôn cả nước nói chung, hệ thống đô thị ven biển nói riêng Những thách thức

đó là:

a Gia tăng nguy cơ phát triển thiếu bền vững của hệ thống đô thị, điểm dân

cư nông thôn

Vùng đồng bằng sông Hồng, ven biển Bắc Trung bộ, duyên hải Trung Bộ, Hải đảo và đồng bằng sông Cửu Long bởi nước biển dâng, bão, áp thấp nhiệt đới, xâm

thực bờ biển, lũ quét Vùng núi Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên

chịu nguy cơ lũ lụt, lũ quét và sạt lở đất cao nhất, vùng đất thuộc dải ven biển Trung Bộ, vùng núi và Trung du Bắc Bộ sẽ bị tác động mạnh nhất bởi các hiện tượng khí hậu cực đoan

Tác động của mực nước biển dâng sẽ là nguy cơ lớn nhất đang gia tăng theo

thời gian đối với không gian phát triển khu dân cư Theo dự báo, cả nước có nguy

cơ mất khoảng 5% diện tích đất đai, 23% dân số thiếu đất và 11% người mất nhà

cửa, quỹ đất thuận lợi cho phát triển điểm dân cư đô thị-nông thôn sẽ bị ngập khi

mực nước biển dâng đến 90cm vào giữa thế kỷ này, trong đó 10 tỉnh vùng ĐBSCL

sẽ mất khoảng 38-39% diện tích đất Quỹ đất phát triển ở khu vực ven biển và hải đảo, nơi tập trung phần lớn các đô thị, điểm dân cư nông thôn, hệ thống cơ sở hạ

tầng kinh tế, kỹ thuật (cảng biển, sân bay, kho tàng, khu công nghiệp ) của cả nước sẽ bị ngập hoặc tác động huỷ hoại khác

b Vi ệc thực hiện chính sách phát triển đô thị trong thời kỳ đẩy mạnh công nghi ệp hoá-hiện đại hoá sẽ đối mặt với nhiều khó khăn:

Vấn đề giảm thiểu và thích nghi với BĐKH đặt ra yêu cầu phải có những đổi

mới cấp bách và có căn cứ khoa học trong công tác quản lý quy hoạch phát triển đô

thị, điểm dân cư nông thôn trong khi năng lực các chủ thể liên quan chưa đáp ứng

Phải có những phương pháp, nội dung, tiêu chuẩn, qui chuẩn thích hợp cho điều

kiện BĐKH, ưu tiên cho các lĩnh vực: lựa chọn vị trí xây dựng và xác định tiền đề,

Trang 24

động lực hình thành và phát triển, xác định giới hạn, ngưỡng phát triển không gian, môi trường đô thị, điểm dân cư nông thôn, xác định, lựa chọn các chỉ tiêu kinh tế,

kỹ thuật như dân cư, đất đai, kết cấu hạ tầng, kiến trúc, môi trường Phân khu chức năng và tổ chức không gian phát triển, bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống di sản

kiến trúc cảnh quan đô thị Đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, gồm hạ

tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội và bảo vệ, phát triển môi trường bền vững Quản lý cung cấp dịch vụ đô thị và chống thiên tai, sự cố bảo đảm an ninh, an toàn xã hội Đối với phát triển các khu công nghiệp, đang được xây dựng nhiều ở vùng đồng bằng phải đối diện với nguy cơ ngập lụt, thách thức trong thoát nước do nước

lũ từ sông và mực nước biển dâng BĐKH đòi hỏi năng lực đánh giá, lượng đầu tư

lớn, các tiêu chuẩn, qui chuẩn để giảm thiểu, thích nghi trong quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp, các hệ thống hạ tầng kỹ thuật, áp dụng các biện pháp hạn chế

rủi ro, sự cố môi trường, khó khăn trong việc cung cấp nước và nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp và xây dựng…

Hạn hán, lũ lụt, nước biển dâng cũng sẽ ảnh hưởng đến việc cấp nước và làm gia tăng mâu thuẫn trong sử dụng nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt của dân cư đô

thị, nông thôn Đe dọa hoạt động thoát nước thải, vệ sinh môi trường đô thị, gây khó khăn cho công tác xây dựng, phát triển hệ thống giao thông đô thị Gia tăng tính

phức tạp, chi phí trong quản lý hoạt động giao thông đô thị nhằm giảm thiểu mức phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính (theo nghiên cứu, hoạt động giao thông đô thị đóng góp 14% -30% tổng lượng khí nhà kính thải vào khí quyển)

c Gia tăng các nguy cơ sự cố môi trường và công nghệ:

Sự gia tăng của nguy cơ sự cố môi trường và công nghệ đối với các vùng đô

thị hóa, tỉ lệ thuận với sự tập trung dân cư và rác thải đô thị gồm vùng Thủ đô và đồng bằng sông Hồng, vùng Đông Nam Bộ, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng đô thị lớn Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng là những khu vực sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tác động của BĐKH

Trang 25

1.2.2 Ứng phó với biến đổi khí hậu trong quy hoạch phát triển đô thị

Tăng trưởng đô thị và đô thị hóa gây tác động, làm thay đổi và ảnh hưởng đến

hệ sinh thái tự nhiên, mối quan hệ dân cư môi trường do sự gia tăng lượng khí cacbon (gọi chung là khí nhà kính) thải vào tự nhiên

Ở nước ta, các đô thị phát triển đang góp phần làm gia tăng hiện tượng BĐKH, bởi vì:

Khai thác sử dụng quá mức và lãng phí tài nguyên đất đai vì mục tiêu tăng trưởng đô thị và công nghiệp, coi nhẹ yêu cầu phát triển cân đối hài hoà giữa đô thị

- nông thôn

Sự tăng trưởng nhanh chóng của số lượng và mật độ phương tiện giao thông

cơ giới ở các đô thị loại I trở lên Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị quá tải, phát triển khôngtheo kịp tốc độ đô thị hoá cao, chưa đủ năng lực đáp ứng nhu cầu hoạt động bình thường các đô thị…, năng lực xử lý chất thải đô thị yếu kém, thiếu đồng bộ các cơ sở công nghiệp vật liệu xây dựng (xi măng, sắt thép), năng lượng (nhiệt điện)

hiệu suất sản xuất thấp vì công nghệ lạc hậu, mức tiêu thụ năng lượng cao, sử dụng tài nguyên lãng phí góp phần tăng nhanh lượng khí nhà kính thải vào môi trường

Vấn đề "xây dựng xanh", "kiến trúc sinh thái" chưa được quan tâm trong xây

dựng đô thị: nhiều loại vật liệu xây dựng ít thân thiện với môi trường (vật liệu xây

dựng công nghiệp hoá, xi măng, sắt thép ) được sử dụng với khối lượng lớn Việc tuân thủ các nguyên tắc vi khí hậu, tiết kiệm năng lượng bị xem nhẹ và nhiều bất

cập khác đang dẫn đến sự xuống cấp, biến dạng hệ sinh thái đô thị, làm gia tăng các tác động đến môi trường

Tác động của BĐKH đối với đô thị không chỉ trong 20-50 năm nữa mới xảy

ra như dự báo của các tổ chức khoa học mà thực tế là đang hiện hữu, đặc biệt trong

những ngày đầu năm 2010 với các hiện tượng thời tiết bất thường trên đất nước ta

Việc ứng phó với BĐKH không chỉ cho đô thị Việt Nam sau năm 2025 đến năm

2050 và tương lai xa hơn, mà còn hết sức cần thiết cho đô thị đương đại, bởi vì nếu

đô thị hiện nay chịu rủi ro, thiệt hại bởi BĐKH thì việc ứng phó trong tương lai

Trang 26

cũng không còn giá trị Ứng phó với BĐKH trong hoạt động quy hoạch đô thị Việt Nam cần tập trung vào những nội dung sau:

a C ần nhận thức toàn diện về BĐKH và tác động của nó đối với mối quan hệ

gi ữa các yếu tố tạo lập đô thị

Các yếu tố tạo lập đô thị gồm yếu tố tự nhiên, công trình nhân tạo, hoạt động kinh tế - văn hoá, xã hội, mọi cá nhân, cộng đồng và xã hội ở đô thị Nhận thức này không chỉ cần thiết trong giới khoa học, tư vấn về quy hoạch đô thị, trong cộng đồng mà còn trong cả hệ thống chính trị, trước tiên là trong bộ máy quản lý nhà nước về đô thị Đó là cơ sở để nắm bắt chính xác, không bỏ sót các tác động của BĐKH đối với đời sống xã hội đô thị

b Đổi mới phương pháp quản lý phát triển đô thị

Từ nhận thức trên, đổi mới phương pháp quản lý phát triển đô thị mang tính đơn ngành, nặng về phát triển hình thái không gian vật chất, thiếu linh hoạt sang phương pháp tiếp cận phát triển đô thị bền vững, ứng phó với BĐKH.Nhằm xây

dựng và thực hiện chính sách, giải pháp xây dựng và phát triển đô thị theo hướng

"thân thiện với môi trường" phương pháp tiếp cận ở các nước trên thế giới, được khái quát như sau: mang tính chiến lược (Strategy) thay cho tổng thể (Master plan) Động lực phát triển đô thị ứng phó với BĐKH là từ nguồn lực nội tại, từ các ngành liên quan và toàn thể cộng đồng dân cư linh hoạt (Flexibility), từ dưới lên, xuất phát từ nhu cầu cơ sở, đời sống cộng đồng, xã hội ở đô thị thay cho Định hướng, chỉ đạo (Orientation); bảo đảm sự phối hợp hiệu quả giữa các ngành liên quan (phương pháp hợp nhất, đa ngành) và tham gia của cộng đồng Nâng cao tính hành động (action plan) và khả năng thực hiện, bảo đảm giải quyết hiệu quả các vấn đề của đời

sống dân cư đô thị

c Đổi mới phương pháp, nội dung lập, tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị

Trên cơ sở cách tiếp cận nêu trên, xây dựng, phát triển các đô thị "xanh" hơn, thân thiện với môi trường với lượng phát thải thấp, khai thác và bảo tồn tài nguyên

Trang 27

bền vững Tích hợp yếu tố BĐKH, nội dung phát triển các ngành ứng phó với BĐKH, sự tham gia của cộng đồng theo phương pháp Chiến lược phát triển đô thị (CDS), đồng thời áp dụng công nghệ mới về hệ thống thông tin địa lý (GIS), các phương pháp, công cụ quản lý kinh tế đô thị trong nền kinh tế thị trường vào các quy hoạch và kế hoạch phát triển đô thị Việt Nam…

d Đổi mới thể chế quy hoạch đô thị

Các yêu cầu về phát triển bền vững đã được các Luật: Bảo vệ Môi trường, Đất đai, Xây dựng, Nhà ở, Kinh doanh Bất động sản, Qui hoạch đô thị, Xây dựng và các văn bản dưới Luật, qui chuẩn kỹ thuật, Tiêu chuẩn qui định tương đối đầy đủ Tuy nhiên, vấn đề ứng phó với BĐKH trong qui hoạch đô thị vẫn chưa được qui định

thực sự cụ thể và phù hợp Cần điều chỉnh qui định của các luật pháp theo hướng

lồng ghép nội dung phát triển và quản lý đầu tư xây dựng, quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên, khai thác sử dụng công trình đô thị, bảo vệ môi trường, cảnh quan, di

sản đô thị, , tích hợp yêu cầu ứng phó với BĐKH trong một loại Quy hoạch hợp

nhất (và duy nhất) là quy hoạch đô thị theo Luật Qui hoạch đô thị năm 2009 Đồng

thời ban hành các qui chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và các hướng dẫn lập qui hoạch,

quản lý qui hoạch, xây dựng, đầu tư xây dựng, bảo vệ môi trường thích hợp với

mục tiêu ứng phó với BĐKH ở đô thị

e Xác định các giải pháp về quy hoạch đô thị ứng phó với BĐKH

Đánh giá mức độ và tác động của BĐKH ở Việt Nam: Nhiệm vụ trọng tâm

cần thực hiện là nhận diện được thách thức phải vượt qua trong ngắn hạn và dài

hạn Triển khai đánh giá mức độ, tính chất và xu thế biến đổi của các yếu tố tác động của BĐKH đến tiến trình đô thị hoá, phát triển đô thị, điểm dân cư nông thôn trên địa bàn cả nước Trên cơ sở các kịch bản BĐKH, lập bản đồ phân vùng, khu

vực bị tác động của BĐKH, vùng sinh thái, vùng kinh tế, vùng đô thị hoá và từng

đô thị, điểm dân cư trên địa bàn cả nước

Trang 28

Căn cứ Công ước Khung của Liên hợp quốc về BĐKH, Chương trình mục tiêu

quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008), xác định các giải pháp ứng phó ưu tiên về: thích ứng (để giảm thiểu

rủi ro do BĐKH), giảm thiểu việc phát thải khí nhà kính do các hoạt động kinh

tế-kỹ thuật -xã hội tại đô thị Nâng cao năng lực kỹ thuật, huy động nguồn lực thực

hiện để lồng ghép vào nội dung của chính sách, quy hoạch và quản lý đô thị

Xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện quy trình, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

và hướng dẫn trong quy hoạch, thiết kế, xây dựng các đô thị, điểm dân cư nông thôn phù hợp với điều kiện BĐKH về: nội dung, phương pháp lập qui hoạch, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, chỉ tiêu quy hoạch phát triển, nguồn lực, tài nguyên đặc biệt về đất đai, môi trường, phương pháp, nguyên tắc, yêu cầu về thiết kế kiến trúc, đô thị sinh thái, xây dựng xanh, tiết kiệm năng lượng trong QH đô thị Quản lý cung cấp dịch vụ công cộng, quản lý đô thị trong điều kiện sự cố thiên nhiên

Tích hợp giải pháp ứng phó với BĐKH trong "Điều chỉnh Định hướng Quy

hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050", làm cơ sở thực hiện rà soát điều chỉnh quy hoạch các đô thị, điểm dân

cư nông thôn, khu kinh tế đặc thù và các khu chức năng khác có nguy cơ ảnh hưởng bởi BĐKH theo nguyên tắc phát triển đô thị phải đảm bảo ổn định, bền vững

và trường tồn, trên cơ sở tổ chức hợp lý môi sinh, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, giữ gìn cân bằng sinh thái

Củng cố và tăng cường năng lực thể chế, chính sách hoạch định và phát triển

đô thị ứng phó với BĐKH: năng lực cụ thể hoá và năng lực tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến phát triển sản xuất - kinh doanh, dịch vụ và các

hoạt động văn hoá -xã hội diễn ra trên địa bàn đô thị, năng lực tổ chức cung ứng và

quản lý các dịch vụ công, năng lực hoạch định và thực thi chiến lược, quy hoạch phát triển đô thị, năng lực huy động toàn xã hội, cộng đồng trong việc thực thi các

giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu trong phát triển đô thị, cụ thể: sớm

tổ chức thực hiện các khoá bồi dưỡng, nâng cao năng lực, cập nhật kiến thức, kỹ

Trang 29

năng đối với các chủ thể tham gia quản lý, phát triển trên địa bàn đô thị về công tác QHXD, ĐTXD trong điều kiện BĐKH

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm tham gia của cộng đồng: ứng phó với BĐKH

là nhiệm vụ của toàn xã hội, trong đó có cộng đồng dân cư đô thị, các tổ chức chính

trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, các đoàn thể quần chúng Do đó cần ưu tiên nâng cao nhận thức của cộng đồng về BĐKH, các tác động sẽ gặp để chuẩn bị ứng phó Đồng thời khuyến khích tính tích cực và sáng tạo của người dân, từ cơ sở chủ động tham gia vào các hoạt động ứng phó với BĐKH

Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của quốc tế trong ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực quy hoạch đô thị

Cuối cùng, giải pháp ứng phó với BĐKH cần được mọi ngành, mọi cấp kịp

thời xác định và tổ chức triển khai bảo đảm sự phát triển ổn định, bền vững và trường tồn của các đô thị nước ta trong đó có các đô thị ven biển trong thế kỷ XXI

1.3 Phân tích hi ện trạng KTXH và tự nhiên Huyện Đảo Vân Đồn

1.3.1 Vị trí, ranh giới và diện tích Huyện đảo Vân Đồn

Hình 1-2: V ị trí địa lý Huyện Đảo Vân Đồn

Trang 30

Vân Đồn là một quần đảo vòng quanh phía Đông và Đông Bắc vịnh Bái Tử Long, nhưng lại nằm ở phía Đông và Đông Nam của tỉnh Quảng Ninh Nó gồm 600 hòn đảo lớn nhỏ Đảo lớn nhất Cái Bầu, diện tích chiếm khoảng non nửa diện tích đất đai của huyện, trước có tên là Kế Bào, ở phía Tây Bắc huyện nằm kề cận đất

liền lục địa, cách đất liền bởi lạch biển Cửa Ông và sông Voi Lớn Trong địa phận

xã Vạn Yên còn có đảo Chàng Ngọ cũng tương đối lớn Huyện lỵ là thị trấn Cái

Rồng, nằm trên đảo Cái Bầu, cách thành phố Hạ Long khoảng 50 km, cách Cửa Ông 7 km (theo đường 31 qua cầu Vân Đồn và bến phà Tài Xá) Tuyến đảo Vân

Hải, nằm ở rìa phía Đông Nam của huyện, gồm các đảo lớn như: Trà Bàn, Cao Lô, Quan Lạn, Đông Chén, Thẻ Vàng, Ngọc Vừng, Cảnh Tước, … và một loạt các đảo

nhỏ khác, thành bức bình phong che chắn ngoài khơi vịnh Bái Tử Long Diện tích đất đai xã Bản Sen chiếm nửa già diện của đảo Trà Bản, đảo lớn thứ hai trong huyện, cùng với đảo Đông Chén và các đảo nhỏ lân cận

Huyện Vân Đồn có các phía Tây Bắc giáp vùng biển huyện Tiên Yên và Đông

Bắc giáp vùng biển huyện Đầm Hà, phía Tây giáp thành phố Cẩm Phả, ranh giới

với các huyện thị trên là lạch biển Cửa Ông và sông Voi Lớn, phía đông giáp vùng

biển huyện Cô Tô, phía Tây Nam giáp vịnh Hạ Long, thành phố Hạ Long, và vùng

biển Cát Bà thuộc Thành phố Hải Phòng, phía Nam là vùng biển ngoài khơi vịnh

lại, nằm nổi trên mặt biển thành các đảo độc lập thuộc hai vùng của vịnh Bắc Bộ là

vịnh Bái Tử Long và vịnh Hạ Long Các đảo thuộc huyện Vân Đồn chỉ là một phần trong quần đảo Tây Bắc vịnh Bắc Bộ Các ngọn núi trên các đảo của huyện tiêu

Trang 31

biểu có: núi Nàng Tiên, ở đảo Trà Bản, trên địa phận xã Bản Sen, cao 450 m; núi

Vạn Hoa ở đảo Cái Bầu cao 397 m Do địa hình là quần đảo chủ yếu là các đảo nhỏ,

lại là núi đá vôi, nên trong toàn bộ diện tích tự nhiên của huyện, diện tích đất liền không lớn, chủ yếu là diện tích mặt biển Huyện đảo Vân Đồn có 68% diện tích đất

tự nhiên trên các đảo là rừng và đất rừng Trên các đảo không có sông ngòi lớn mà

chỉ có vài con suối trên những đảo lớn Người dân địa phương thường gọi các eo

biển giữa các đảo với nhau và với đất liền là sông như: sông Voi Lớn nằm giữa đảo Cái Bầu với đất liền, sông Mang ở đảo Quan Lạn Trên địa bàn huyện có hai hồ nhỏ

Theo Quyết định số 85/2001/QĐ-TTg ngày 01/ 06/2001 của Thủ tướng Chính

phủ Vườn quốc gia Bái Tử Long được thành lập trên cơ sở mở rộng và chuyển hạng

từ Khu bảo tồn thiên nhiên Ba Mùn (được thành lập năm 1999, theo Quyết định số: 2298/QĐ-UB, ngày 29/9/1999 của UBND tỉnh Quảng Ninh.)

Tổng diện tích của VQG Bái Tử Long là 15.783 ha, trong đó diện tích biển chiếm 9.658 ha, còn lại 6.125 ha là diện tích các đảo nổi Phần đảo bao gồm cả đảo núi đất và đảo đá vôi, với hơn 40 hòn đảo lớn nhỏ, chia thành 3 cụm đảo chính: Ba Mùn, Trà Ngọ và Sậu Phần biển bao gồm phần lạch biển giữa các đảo và phần biển phía ngoài của các đảo theo đường ranh giới cách bờ trung bình là 1 km Các lạch

biển chính gồm: Lạch Cái Quýt, lạch Cái Đé và một phần lạch sông Mang

Diện tích vùng đệm Vườn quốc gia là: 16.534 ha, nằm trên 5 xã : Vạn Yên, Minh Châu, Hạ Long, Bản Sen, Quan Lạn Dân số trong cả vùng lõi và vùng đệm là: 24.141 người

Trang 32

1.3.2 Địa hình, địa mạo

Địa hình, địa mạo phần đảo

Hệ thống đảo trong phạm vi vườn quốc gia nằm trong đới địa chất duyên hải

Bắc Bộ, hướng cấu trúc kiến tạo Đông Bắc – Tây Nam, song song với bờ biển của đất liền Các đảo này thuộc phức hệ nếp lồi Quảng Ninh, và ở đơn vị cấp nhỏ hơn là

khối nâng đơn nghiêng Vân Đồn Trên các đảo Sậu Nam, Ba Mùn, Trà Ngọ Nhỏ và

phần núi đất trên đảo Trà Ngọ có tầng đá mẹ là đá lục nguyên màu đỏ, tuổi Đề Vôn

Sớm hệ tầng Vĩnh Thực, với những thành phần cát sạn, thạch anh, kết cấu cát và

cuội dạng quắc zít, pha lẫn trầm tích vụn thô- nguồn gốc hình thành từ trầm tích cơ

học Phần còn lại, bao gồm cả phần lớn đảo Trà Ngọ đá và các đảo đá nằm rải rác trong Vườn quốc gia, tầng đá mẹ là đá vôi - có nguồn gốc hình thành là trầm tích hóa học Như vậy đảo Trà Ngọ lớn có cấu tạo địa chất khá đặc biệt, một thân đảo có

2 nền địa chất với nguồn gốc hình thành rất khác nhau Phần Bắc đảo là “núi đất” trên nền đá lục nguyên (gồm các đá mẹ sa thạch, cuội kết, cát kết) chiếm diện tích hơn 1/3 đảo Phần Nam đảo là núi đá vôi, đặc trưng bởi địa hình castơ có nhiều hang động Do chịu ảnh hưởng thủy triều, các thung áng này hình thành thành các

vụng kín trong lòng núi, tạo ra những cảnh quan rất đặc sắc và hấp dẫn

Về địa hình: các đảo trong Vườn quốc gia thuộc địa hình đồi núi thấp, bao

gồm những đỉnh núi cao dưới 300 mét so với mặt biển, cao nhất là đỉnh Cao lồ trên đảo Ba Mùn với độ cao 314 m Các đảo này nhìn chung hẹp về chiều ngang và kéo dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam Độ dốc của 2 sườn đảo có sự phân hóa rõ rệt, Sườn đảo phía Đông của dãy đảo Ba Mùn và Sậu Nam rất dốc, vách núi gần như

dựng đứng sát mép biển, trong khi sườn Tây khá thoải

Ven chân các đảo có nhiều vũng, bãi gian triều đất bùn, hoặc nhiều bãi cát

hẹp và bãi đá ở chân đảo rộng từ 30 mét đến 70 mét, ngập triều theo chu kỳ Một số vùng rộng hàng trăm héc ta, vừa có bãi bùn, vừa có bãi cát, bãi đá, vừa có chỗ sâu,

cảnh quan đẹp, thuận lợi cho việc neo trú tầu thuyền, như vũng Cái Quít, Vũng Ổ

Lợn, Lạch Cống giữa 2 đảo Trà Ngọ Lớn và Trà Ngọ Nhỏ, Vũng Cái Đé Đặc sắc

Trang 33

nhất là các bãi Chương Nẹp, bãi Nhãng rìa thuộc xã Minh Châu và Bãi Sơn Hào, thuộc xã Quan Lạn Các bãi cát thuộc xã Minh Châu dài hàng cây số, rất bằng

phẳng, hạt cát rất trắng mịn và sóng êm ả Trái lại các bãi cát ở xã Quan Lan cũng

rất dài, bằng phẳng nhưng hạt cát thô hơn, có màu vàng và sóng ở đây cũng mạnh

mẽ hơn

Đất trên các đảo hầu hết thuộc loại đất feralit vàng nhạt phát triển trên đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt thô Từ độ cao hơn 100 m đất có rừng che phủ, độ

ẩm cao, tầng dầy khoảng 50 cm và giàu dinh dưỡng Ở độ cao nhỏ hơn 100 m, ven

chân đảo đất có tầng mỏng khoảng 40 cm, nghèo dinh dưỡng do bị xói mòn, rửa trôi

Trên các đảo Ba Mùn, Sậu Nam, Trà Ngọ Nhỏ và một phần núi đất Trà Ngọ

Lớn đất còn tốt, giàu chất dinh dưỡng, thuận lợi cho quá trình tái sinh tự nhiên và nhân tạo của hệ thực vật

Địa hình, địa mạo đáy biển

Nằm giữa các đảo là hệ thống các lạch biển có địa hình đáy phức tạp, được hình thành bởi quá trình mài mòn, xâm thực và tích tụ ngầm Có 2 hệ thống lạch định hướng Tây Bắc - Đông Nam và Đông Bắc – Tây Nam Hệ thống lạch theo hướng Tây Bắc - Đông Nam chia cắt các đảo chắn ngoài và đạt tới độ sâu 32m ở

giữa hòn Sậu Đông và đảo Sậu Nam, 20m ở giữa đảo Sậu Nam và hòn Vành (Cửa

Sậu), 22m ở giữa hòn Vành và đảo Ba Mùn (Cửa Nội), 20m ở giữa đảo Ba Mùn và Quan Lạn (Cửa Đối) Ở các lạch này, hoạt động xâm thực – mài mòn đáy mạnh mẽ,

lộ ra các vật liệu thô và rất thô Hệ thống lạch theo hướng Đông Bắc – Tây Nam tương đối rộng, sâu phổ biến 5 – 15m, nơi đây diễn ra quá trình hỗn hợp mài mòn –tích tụ

Cấu trúc hình thái bờ đảo không đồng nhất do khác nhau về thành phần vật

chất cấu thành đảo và động lực biển hiện đại Bờ phía Đông các đảo chắn ngoài cấu

tạo từ các đá vụn lục nguyên, tương đối thẳng và dốc, thường xuyên chịu tác động

của sóng ở tất cả các mùa, nơi phát triển các dạng địa hình bờ kiểu vách (cliff) và

Trang 34

bãi tảng Cá biệt ở phía bắc đảo Quan Lạn, xuất hiện doi cát nối đảo tuổi Holocene

sớm – giữa và bãi biển hiện đại Ngược lại, bờ phía Tây các đảo và bờ các đảo phía trong ít chịu tác động của sóng hơn dòng triều, nơi phổ biến các dạng tích tụ triều như bãi triều ven bờ lạch giữa đảo Trà Ngọ Lớn và Trà Ngọ Nhỏ, ở cung lõm giữa đảo Ba Mùn (Cao Lồ) và đặc biệt ở sườn Tây Bắc đảo Quan Lạn

1.3.3 Đặc điểm khí hậu và khí tượng

Khu vực Huyện Vân Đồn nằm trong vùng ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, về cơ bản có thể chia thành hai mùa: mùa Đông từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau có đặc điểm lạnh và khô, trong khi mùa Hè từ tháng 4 đến tháng 10

có đặc điểm nóng, ẩm và là mùa mưa

Hoàn lưu khí quyển và chế độ gió

Khu vực Huyện Vân Đồn nằm trong vùng nhiệt đới gần chí tuyến Bắc nên khí

hậu mang tính chất cơ bản là nhiệt đới nóng ẩm Đồng thời do sự hoạt động và chi

phối của hoàn lưu khí quyển phát triển theo mùa trên toàn vùng Đông Nam Á nên khí hậu bị phân hoá thành hai mùa rõ rệt: mùa Hè nóng ẩm, mưa nhiều kéo dài, thường xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới, dông từ tháng 5 đến tháng 10 năm sau Mùa Đông rét lạnh, ít mưa từ tháng 11 đến tháng 3 Tháng 4 và tháng 10 là các tháng chuyển tiếp, các khối không khí suy yếu và tranh giành ảnh hưởng nên thời

tiết ôn hoà hơn Mặt khác do nằm ở bờ Tây Vịnh Bắc Bộ nên khí hậu mang tính

chất biển và luôn được điều hoà bởi ảnh hưởng của biển Các đặc trưng khí hậu như: nhiệt độ, độ ẩm không khí, mưa, gió luôn biến động theo mùa và theo ngày đêm, đặc biệt là chế độ nhiệt trong mùa Đông và chế độ mưa trong mùa Hè luôn

biến động nhanh theo hình thái khí quyển

Chế độ gió ở khu vực chịu ảnh hưởng của hoàn lưu chung của khí quyển và thay đổi theo mùa Mùa Đông trùng với mùa gió Đông Bắc với hướng gió thịnh hành là Bắc và Đông Bắc Hàng tháng trung bình có 3 - 4 đợt, có tháng 5 - 6 đợt,

mỗi đợt kéo dài 3 - 5 ngày Tốc độ gió Đông Bắc đạt trung bình cấp 5 - 6, mạnh

Trang 35

nhất cấp 7 -8 Vào đầu mùa Đông gió có hướng chủ yếu là Bắc và Đông Bắc, sau đổi dần sangĐông - Đông Bắc

Mùa Hè trùng với mùa gió Tây Nam Do ảnh hưởng của địa hình lục địa, hệ

thống gió mùa này đã thay đổi đáng kể trong vùng vịnh Bắc Bộ cũng như trong vùng Vịnh Hạ Long, vì vậy hướng gió chủ yếu là Đông Nam và Nam Tốc độ gió trung bình 2,5 - 3m/s Đặc biệt về mùa này thường xuất hiện bão (tốc độ gió bão có lúc đạt tới 35 50m/s) và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng rất lớn đến thời tiết toàn bộ khu vực vịnh

• Nhi ệt độ và độ ẩm không khí

Chế độ nhiệt trong vùng chịu ảnh hưởng rõ nét của hai hệ thống gió mùa: Gió mùa Đông Bắc sinh ra khô lạnh, gió mùa Tây Nam sinh ra nóng ẩm Nhiệt độ không khí trung bình năm dao động trong khoảng từ 22,5°C đến 23,5°C Về mùa Đông, nhiệt độ không khí trung bình khoảng 15,0°C đến 17,0°C Nhiệt độ không khí thấp

nhất đã ghi được ở Cô Tô là 4,4°C (ngày 31/1/1977), ở Hòn Dấu là 6,5°C (ngày 22/1/1983).Về mùa Hè nhiệt độ trung bình khoảng 28,5°C - 29°C Nhiệt độ không khí cao nhất đã quan trắc được ở Cô Tô là 36,2°C (ngày 25/7/1976) ở Hòn Dấu là 38,6°C (nhiều lần, nhiều ngày)

Biến động nhiệt trong năm có đỉnh lớn nhất vào tháng 7, thấp nhất vào tháng 1 (trong đất liền), vào tháng 2 (ở các đảo xa) Ở vùng ven bờ Quảng Ninh biên độ nhiệt trong năm có xu thế giảm dần từ Bắc xuống Nam (Móng Cái 12,8°C và Hòn Gai 12°C) và từ ngoài khơi vào sâu trong lục địa (Cô Tô 13,2°C, Hòn Gai 12,0°C

và Phương Đông11,6°C)

Độ ẩm trung bình năm trong vùng biến đổi từ 82 đến 84% còn ở sâu trong đất

liền là trên 85% Nhìn chung độ ẩm có xu hướng tăng dần từ Bắc xuống Nam và từ ngoài khơi vào bờ Tháng 3 và 4 là những tháng có độ ẩm cao nhất (khoảng 90 - 91%) Những tháng có độ ẩm nhỏ xảy ra từ tháng 10 đến tháng 1 (khoảng 73 - 77%)

Trang 36

Lượng mưa và lượng bốc hơi nước

Lượng mưa trung bình nhiều năm ở vùng ven biển Quảng Ninh rất lớn đạt từ 2000- 5000mm, cao hơn so với vùng phía Tây của tỉnh từ 1600 đến 2400mm Mưa phân bố theo mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa đạt trung bình 296mm/tháng, cao nhất vào tháng 8 đạt trên 500mm Số ngày mưa trong tháng mùa mưa thường trên 10 ngày Lượng mưa trong mùa này do bão và áp thấp nhiệt đới gây ra rất lớn Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, lượng mưa trung bình chỉ khoảng 36mm/tháng và thấp nhất vào tháng 1 Đầu mùa khô mỗi tháng có 7 - 8 ngày mưa, đến các tháng cuối mùa (tháng 2 đến tháng 4) tăng lên 10 - 12 ngày Đặc biệt trong tháng 2 và 3 mỗi tháng trung bình có 10 - 14 ngày mưa phùn Số ngày mưa trong năm đạt 100 - 150 ngày, chủ yếu tập trung vào các tháng 6 đến 9 Có 24 ngày mưa

phùn trong năm

Bão và nước dâng trong bão

Khu vực Vịnh Hạ Long - Bái Tử Long nằm trong vùng có tần suất xuất hiện bão và áp thấp nhiệt đới khá lớn với khoảng 30% trong tổng số các cơn bão đổ bộ vào Việt Nam Mùa bão xuất hiện trong khoảng từ tháng 6 đến tháng 10 Tốc độ gió

cực đại của phần lớn các cơn bão thường chỉ đạt trên 20m/s, nhưng cũng có cơn đạt

tới 40m/s (cơn bão ngày 01/10/1964), tại Hòn Gai đo được tốc độ gió 45m/s Bão thường gây mưa lớn kéo dài có khi tới 6 - 7 ngày, lượng mưa đạt trên 200mm Bão trùng với nước triều cường sẽ gây dâng nước rất cao (như cơn bão vào ngày 26/9/1955, 22/7/1976 và 19/5/1992), ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống dân sinh, kinh tế của vùng ven biển

1.3.4 Đặc điểm thuỷ văn, hải văn

a Đặc điểm thuỷ văn

Trong hệ thống sông Đông Bắc Việt Nam, sông Tiên Yên có ảnh hưởng trực

tiếp và lớn nhất tới chế độ thủy văn phần biển VQG Bái Tử Long qua cửa Mô Sông Tiên Yên có chiều dài 82 km bao gồm 7 phụ lưu trên lưu vực rộng 1070 km2 bắt

Trang 37

nguồn từ độ cao 1175 m thuộc địa phận Bình Liêu Chủ lưu rộng trung bình 100 m

và sâu 3m, lưu lượng thấp nhất đạt 28 m3/s Hàng năm, sông Tiên Yên đổ ra biển khoảng 660 x 106 m3 nước và 0,0347 x 106 tấn phù sa Tuy nhiên, phần lớn lượng phù sa này tạo nên các chương cát ngầm và bãi triều vùng cửa sông Tiên Yên, phần

nhỏ còn lại đổ vào khu vực vịnh Bái Tử Long qua cửa Mô

Các đảo của VQG Bái Tử Long đều có quy mô nhỏ, trên đó không có dòng

chảy mặt thường xuyên thay vì có một số suối ngắn và dốc hình thành trong mưa

Thảm thực vật trên đảo tuy tương đối dày song không có khả năng sinh thuỷ mà chỉ

có khẳ năng cân bằng động thái nước mặt đệm giữa nước ngầm do nước mưa trữ trong vỏ phong hoá và nhu cầu tiêu thụ của thảm thực vật hiện có Điều đó có nghĩa

là mọi hoạt động của con người triệt thoái thảm thực vật hay bóc lộ vỏ phong hoá trên đảo dễ dẫn tới phá vỡ cân bằng nước trên đảo và mất thảm thực vật

b Đặc điểm hải văn

• Thủy triều và mực nước

Chế độ độ thủy triều và mực nước biển khu vực VQG Bái tử Long có 2 đặc điểm nổi bật:

1, Là khu vực có chế độ thủy triều nhật đều điển hình với đặc trưng mỗi tháng

có 2 kỳ nước cường và 2 kỳ nước kém Mỗi kỳ nước cường từ 11 đến 13 ngày, mức nước cáo nhất có thể cao từ 3,5 đến 4 m so với mức nước 0 hải đồ ( 0mHĐ) Mỗi kỳ nước kém từ 3 đến 4 ngày, mức nước cáo nhất từ 0,5 đến 1m so với mức nước 0mHĐ

2, Mực nước khu vực này có biên độ dao động lớn nhất nước ta Mực nước

lớn nhất có thể đạt tới 4,8m

Theo kinh nghiẹm bản địa, các tháng 5 và 10 có biên độ triều lớn nhất Khoảng từ tháng 4 tới tháng 8 nước lớn về đêm, cạn vào ban ngày; từ tháng 9 tới tháng 3 năm sau nước thường lớn vào ban ngày và cạn về đêm Thời điểm nước lớn

và mực nước cao, thấp là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều tới đặc tính sinh trưởng, phát

Trang 38

triển của các loài thuỷ sản, đồng thời cũng là yếu tố ảnh hưởng rất sâu sắc tới các

hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, giao thông và dịch vụ du lịch

• Sóng

Chế độ sóng khác nhau giữa bờ Đông hệ thống đảo chắn ngoài và vùng nước trung tâm VQG Bái Tử Long Ở vùng biển phía Đông, độ cao sóng tương đối lớn, đạt trung bình 0,82 m cả năm và trung bình riêng các tháng chưa tới 1,0 m, khoảng 0,75 – 0,95 m Sóng hợp với trường gió theo mùa, có hướng Đông vào thời kỳ chuyển tiếp Sóng hướng Tây, Tây Nam hay Tây Bắc rất hiếm Độ cao sóng lớn

nhất có thể tới 4m trong bão

Do được che chắn bởi dãy đảo: Sậu, Ba Mùn, Quang châu- Quan lạn, kéo dài

tới gần 50 km từ bắc xuống Nam như một bức trường thành tự nhiên, nên khu vực

vịnh Bái Tử Long và huyệnVân Đồn nói chung luôn được bảo vệ an toàn nếu xảy ra

những hiện tượng thiên tai bất thường như bão và sóng thần ở biển Đông

• Dòng ch ảy

Ở phía Đông VQG Bái Tử Long, dòng chảy chịu ảnh hưởng của hải lưu ven

bờ có hướng và tốc độ thay đổi theo mùa tương tự với sự thay đổi của hướng sóng

Về mùa Đông, dòng chảy hướng Tây Nam với tốc độ trung bình trong khoảng 0,25 – 0,4 m/s Ngược lại về mùa hè, dòng chảy hướng Đông Bắc và tốc độ nhỏ hơn, trong khoảng 0,15 – 0,25 m/s

Ở phần trung tâm VQG Bái Tử Long, dòng chảy tổng hợp được quyết định bởi dòng triều, dòng sông, dòng gió Hướng dòng chảy thuận nghịch theo pha triều Khi triều lên, dòng chảy hướng Đông Bắc theo luồng lạch và hướng Tây Bắc qua các

cửa giữa các đảo chắn Khi triều xuống, dòng chảy có hướng ngược lại và tốc độ

lớn hơn lúc triều lên

Đặc biệt dòng chảy có tốc độ rất lớn ở các cửa biển như cửa Đối, cửa Vành

Nhờ áp lực dòng chảy lớn, khu vực các cửa biển trở thành bãi đẻ lý tưởng cho

những loài thuỷ sản có tập tính sinh sản dựa vào áp lực dòng nước

Trang 39

là Lá thông (Psiliophyta) và ngành Thông đất (Lycopodiophyta), mỗi ngành chỉ gặp

mỗi một họ, 1 chi, 1loài Ngành thông (Polyphyta) có 3 họ 4 chi 4 loài Còn ngành Tháp bút (Equiseptophyta) chưa gặp đại diện nào trong khu vực VQG Bái Tử Long Trong tổng số 135 họ thực vật có ở Vườn, số loài gặp trong mỗi họ có khác nhau Có 31 họ mới gặp 1loài, 32 họ có 3-4 loài, 28 họ có 5-9 loài và 24 họ có trên

10 loài Hai họ có số lượng trên 40 loài là Rubiaceae (47 loài) và Euphorbiaceae(41 loài) Đây cũng là những họ có số chi và loài đa dạng nhất trong hệ thực vật Việt Nam Có 18 chi có số loài nhiều hơn, 5 trong đó 2 chi Fiecus (18 loài), Symplocos (11loài) có số loài lớn nhất

VQG Bái Tử Long có 21 loài thực vật quý hiếm được ghi nhận trong sách đỏ

Việt Nam (1996) và 10 loài có tên trong các phụ lục IA, IIA của Nghị định 32/2006/CP-NĐ của Chính phủ quy định danh sách các loài động thực vật quý hiếm

cần bảo vệ Nguồn tài nguyên cây có ích bao gồm: 431loài cây thuốc ,126loài cây cho gỗ, 44 loài cây cho quả và hạt ăn được, 33 loài cây làm rau ăn ,27 loài cây cho tinh dầu và dầu béo , 14 loài cây làm thức ăn cho gia súc

• Đa dạng động vật

- Thành phần loài động vật hoang dã trên đảo trong phạm vi Vườn quốc gia Bái tử Long có:

+ Lớp thú có 24 loài thuộc 13 họ, 6 bộ

Trang 40

+ Lớp chim có 71 loài thuộc 28 họ, 9 bộ

+ Lớp lưỡng cư có 15 loài thuộc 1 họ, 1 bộ

+ Lớp bò sát có 33 loài thuộc 12 họ, 2 bộ

+ Côn trùng bộ Cánh phấn (Lepidoptera) có 120 loài, thuộc 8 họ

Nằm trong danh sách được đưa vào sách đỏ về động vật rừng có: Bồ câu nâu, Báo gấm (Neofelis nebulosa), Báo lửa , Sơn dương (Capricornis sumatraensis), Rùa

hộp ba vạch (Cuora trifasciata), Tắc kè (Gekko gekko), Kỳ đà hoa (Varanus salvator), Trăn đất ( Python molurus), Rắn ráo thường (Ptyas korros), rắn cạp nong (Bungaus fasciatus), rắn Hổ mang (Naja naja), rắn Hổ mang chúa (Ophiophagus hannah)

• Th ực vật ngập mặn

Qua khảo sát ở 15 điểm khu vực Bái Tử Long và kết quả khảo sát của năm

1999, đã phát hiện được 19 loài thực vật ngập mặn (TVNM) thuộc hai nhóm: nhóm loài chủ yếu và nhóm loài chịu mặn gia nhập vào rừng ngập mặn (RNM) Trong đó, nhóm loài chủ yếu có 11 loài, và nhóm loài chịu mặn gia nhập RNM có 8 loài Trong thành phần của khu hệ loài sú Aegiceras corniculatum chiếm ưu thế trong toàn khu vực

• Khái quát v ề đa dạng loài và nguồn gen

Về đa dạng loài: Tính đến thời điểm tháng 1 năm 2008 đã thống kê được 1.909 loài động thực vật Trong đó hệ sinh thái rừng có: 1.028 loài gồm các nhóm:

thực vật bậc cao có mạch, thú, chim, bò sát, lưỡng cư Hệ sinh thái biển có 881 loài

gồm: thực vật ngập mặn, rong biển, thực vật phù du, động vật phù du, giun đốt, thân

mềm, giáp xác, Da gai, san hô, cá

Tổng số loài quý hiếm lên đến 60 loài, trong đó có 52 loài trong sách đỏ Việt Nam (1996), 10 loài có tên trong Nghị định 32/2006/CP-NĐ của Chính phủ quy định danh sách các loài động thực vật quý hiếm cần bảo vệ (NĐ 32) và 2 loài có tên trong cả 2 danh sách

Ngày đăng: 23/05/2015, 01:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Nguy ễ n Chu H ồ i: Quy ho ạch không gian biển và ven biển, Trung tâm nghiên c ứ u Bi ể n và H ải Đảo, Đạ i H ọ c Qu ố c Gia Hà N ộ i Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch không gian biển và ven biển
4. B ộ Tài nguyên và Môi trườ ng (2009), K ịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Vi ệt Nam , Hà N ộ i Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam
Tác giả: B ộ Tài nguyên và Môi trườ ng
Năm: 2009
5. B ộ Tài N guyên và Môi trườ ng (2008), Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó v ới biến đổi khí hậu , Hà N ộ i Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu
Tác giả: B ộ Tài N guyên và Môi trườ ng
Năm: 2008
6. B ộ Xây D ự ng (2014), K ế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu c ủa ngành xây dựng giai đoạn 2014 – 2020 , Hà N ộ i Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành xây dựng giai đoạn 2014 – 2020
Tác giả: B ộ Xây D ự ng
Năm: 2014
7. T ổ ng C ụ c Bi ể n Và H ải Đả o Vi ệ t Nam ,T ổ Ch ứ c B ả o T ồ n Thiên Nhiên Qu ố c T ế và cơ quan quả n lý khí quy ển và đại dương Hoa Kỳ ( 2009), Khuôn kh ổ qu ản lý tổng hợp vùng bờ Quảng Ninh – Hải Phòng , Hà N ộ i Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khuôn khổ quản lý tổng hợp vùng bờ Quảng Ninh – Hải Phòng
8. B ộ Tài Nguyên và Môi Trườ ng (2007), Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 vùng kinh t ế trọng điểm Bắc Bộ, Hà N ộ i Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
Tác giả: B ộ Tài Nguyên và Môi Trườ ng
Năm: 2007
9. T ổ ng c ục Môi Trườ ng (2012), S ổ tay hành trang kinh tế xanh , Hà N ộ i Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay hành trang kinh tế xanh
Tác giả: T ổ ng c ục Môi Trườ ng
Năm: 2012
1. Lý thuy ế t phân tích ph ổ Bayesian, ứ ng d ụ ng cho các li ệ t s ố li ệ u th ờ i gian trong Matlab http://www.mathworks.com/matlabcentral/fileexchange/19099 Link
2. Mai Văn Công và nhóm nghiên cứ u Hà Lan (2012),K ế hoạch châu thổ sông C ửu Long (Dự thảo khuyến nghị lần 1) Khác
10. Lê Tr ọ ng Bình(2011), Gi ải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong quy ho ạch phát triển các đô thị ven biển Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w