Xây dựng hệ thống các tiêu chí MCA:

Một phần của tài liệu Quy hoạch đô thị ven biển theo cách tiếp cận quản lý tổng hợp vùng bờ cho huyện đảo Vân Ðồn - Quảng Ninh (Trang 77)

IV. K ết quả đạt được

2.4.1Xây dựng hệ thống các tiêu chí MCA:

Đểđánh giá và lựa chọn được phương án phát triển kinh tế xã hội tối ưu thì ta cần phải xây dựng được bộ khung các tiêu chí chính quan trọng nhất. Các tiêu chí chính đánh giá được thể trình bày qua bảng tổng hợp 2-6:

Bảng 2-6: Bảng tổng hợp các tiêu chí đánh giá

TT Tiêu chí Chỉ số

1 Tăng trưởng kinh tế xã hội - Chỉ số GDP, chỉ sốđói nghèo

- Chỉ số thất nghiệp (an ninh việc làm, đa dạng công việc)

- Chỉ số phát triển giáo dục

- Chỉ số phát triển con người ( nhà ở, sinh kế, chất lượng cuộc sống)

- Chỉ số rủi ro ( an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn giao thông, an ninh xã hội) 2 Thích ứng biến đổi khí hậu - Tích lũy khí thải nhà kính

- Khả năng phòng chống với bão, lũ, hạn hán

- Khảnăng thích ứng nước biển dâng 3 Vốn đầu tư - Khả năng thu hút vốn đầu tư trong

nước

- Khảnăng thu hút vốn đầu tư quốc tế 4 Quy hoạch và quản lý - Chỉ tiêu về diện tích, mật độ xây

dựng, hệ số sử dụng đất cho các ngành nghề

- Kiểm soát không gian, kiến trúc các khu vực trong đô thị

- Biện pháp bảo vệmôi trường

- Quản lý và bảo tồn công trình kiến trúc, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh…

5 Tác động môi trường - Ô nhiễm đất

- Suy giảm nguồn nước mặt và thay đổi chếđộ thủy văn

- Ô nhiễm và suy giảm nguồn nước ngầm

- Ô nhiễm môi trường biển - Suy giảm đa dạng sinh học - Ô nhiễm không khí

6 Sức khỏe cộng đồng - Suy giảm sức khỏe - Thay đổi cơ cấu bệnh tật - Xuất hiện bệnh dịch

Phân tích các tiêu chí để chọn trọng sốvà đánh giá điểm:

a. Tăng trưởng kinh tế xã hội

Mục tiêu của quy hoạch đô thị là phát triển kinh tế xã hội, vì vậy về tổng thể việc thực hiện quy hoạch đô thị sẽ mang lại những tác động tích cực về mặt phát triển kinh tế xã hội, các tác động tích cực về y tế, sức khỏe cộng đồng, giáo dục đào tạo… điều đó trực tiếp có tác động nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân toàn vùng nói chung và cả nước nói riêng. Vì vậy trọng số cho tiêu chí này sẽ là cao.

b. Thích ứng biến đổi khí hậu

Sự có mặt của các khí nhà kính trong khí quyển thường được biết chủ yếu là do hoạt động của con người làm thay đổi khí hậu, tuy nhiên thực tế việc thay đổi phương thức sử dụng đất và lớp che phủ bề mặt cũng có tác động không kém. Thậm chí có những nghiên cứu đã chỉ ra rằng sựthay đổi khảnăng hấp thụnăng lượng bề mặt trái đất do phương thức sử dụng đất có thểcòn có tác động lớn đến khí hậu hơn là tác động của các khí nhà kính. Đồng thời, không thể tách rời việc khí thải nhà kính và việc thay đổi phương thức sử dụng đất khi phân tích đánh giá sự biến đổi khí hậu trong phạm vi khu vực và toàn cầu.

Tác động của việc quy hoạch đô thị và phát triển kinh tế khu vực Huyện Đảo Vân Đồn đến biến đổi khí hậu có thể từcác nguyên nhân sau đây:

- Khai thác rừng không hợp lý làm giảm khả năng hấp thụ CO2, dẫn tới tăng nồng độ khí thải nhà kính trong khí quyển.

- Phá hủy lớp phủ thực vật khi xây dựng khu đô thị, dân cư, hệ thống hạ tầng kỹ thuật làm thay đổi khảnăng hấp thụ và bức xạ nhiệt.

- Phát triển các khu đô thị, dịch vụ, du lịch, gia tăng hoạt động nông nghiệp, hoạt động giao thông, công nghiệp… làm gia tăng lượng khí thải cũng như chất thải rắn.

Hậu quả của biến đổi khí hậu là các hiện tượng nóng lên, hạn hán, lũ lụt, gia tăng cường độ bão, nước biển dâng, xảy ra ở quy mô khu vực và đóng góp vào những biến đổi ở quy mô toàn cầu. Biến đổi khí hậu tại thời điểm hiện tại và trong tương lai đều mang lại những hậu quả rất lớn tới nền kinh tế và cuộc sống của người dân vì thế trọng sốcho tiêu chí này tương đối cao.

c. Vốn đầu tư

Mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư là đạt được kết quả lớn hớn so với nguồn lực đã bỏ ra. Đối với nền kinh tế, đầu tư quyết định sựtăng trưởng và phát triển của nền sản xuất xã hội. Nó tạo ra, duy trì và phát triển các cơ sở vật chất kĩ thuật của nền kinh tế.

Vốn đầu tư là tiền tích lũy của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh là tiền tiết kiêm của dân được huy động từ các nguồn khác nhau và được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo ra tiềm lực mới lớn hơn cho nền sản xuất xã hội.

Vốn đầu tư được huy động từ hai nguồn là nguồn trong nước và nguồn nước ngoài:

- Nguồn trong nước bao gồm:

+ Vốn tích lũy từngân sách nhà nước

+ Nguồn vốn tích lũy từ các doanh nghiệp trong nước + Nguồn vốn huy động trong dân

- Nguồn vốn nước ngoài bao gồm :

+ Vốn đầu tư gián tiếp: một hình thức phổ biến là vốn ODA – viện trợ phát triển chính thức của các nước công nghiệp phát triển.

+ Vốn đầu tư trực tiếp (FDI): Vốn các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam và trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý quá trình sử dụng và thu hồi vốn bỏ ra.

Vì vậy vốn đầu tư sẽ trở thành điều kiện quan trọng nhất trong việc quyết định phương án quy hoạch đô thị và phát triển kinh tế Huyện Đảo Vân Đồn. Vốn đầu tư sẽđược cho trọng số lớn nhất.

d. Quy hoạch và quản lý

Quy hoạch sử dụng đất là biện pháp hữu hiệu của nhà nước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai, hạn chế sự chồng chéo trong quản lý, gây lãng phí đất đai. Tránh tình trạng chuyển đổi mục đích tùy tiện, làm sụt giảm nghiêm trọng quỹđất cho nông nghiệp, lâm nghiệp. Ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm, hủy hoại đất, phá vỡ sự cân bằng sinh thái gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế xã hội và hậu quả khó lường về tình hình bất ổn định chính trị, an ninh quốc phòng ởđịa phương. Một nền kinh tế muốn đạt được các mục tiêu đề ra thì việc quy hoạch và quản lý luôn mang tính chất quyết định vì thế trọng số cho tiêu chí này là cao.

e. Tác động môi trường

Tác động môi trường của dự án thì theo Nghị định số:21/2008/NĐ-CP V/v sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng08 năm 2006 của Chính phủ về việc bổ sung danh mục các dự án phải lập. Đánh giá tác động môi trường nhằm mục đích cung cấp thông tin về các hậu quả môi trường của các quyết định về các chính sách, chiến lược, quy hoạch và các chương trình phát triển kinh tế, xã hội, cũng như lựa chọn các phương án và giải pháp có tính chiến lược nhằm giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên. Vì vậy trọng số cho tiêu chí này là cao.

f. Sức khỏe cộng đồng

Sự suy giảm chất lượng môi trường dẫn đến hệ quả gây ảnh hưởng sâu sắc đến sức khoẻ cộng đồng. Nhiều bệnh tật gia tăng hoặc mới xuất hiện là nguyên nhân của bụi và khí thải công nghiệp, giao thông, do nguồn nước ô nhiễm, do biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, còn có các nguyên nhân tác động tới sức khoẻ cộng đồng được coi là có liên quan đến việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất sau đây:

- Phát triển công nghiệp và dịch vụ, phát triển phương tiện giao thông làm giảm các hoạt động thể chất, tăng các bệnh tật liên quan.

- Cuộc sống đô thị hoá, công nghiệp hoá làm gia tăng các bệnh thần kinh, gia tăng nguy cơ ngộđộc thực phẩm.

- Mất cân bằng sinh thái làm gia tăng các dịch bệnh truyền nhiễm từ sinh vật sang người.

Sức khỏe cộng đồng là rất quan trọng tuy nhiên để phát triển kinh tế xã hội thì không tránh khỏi những tác động tiêu cực đến môi trường, hệ sinh thái… việc này sẽgây tác động xấu đến sức khỏe của người dân. Vì thế trọng số cho tiêu chí này là trung bình.

Một phần của tài liệu Quy hoạch đô thị ven biển theo cách tiếp cận quản lý tổng hợp vùng bờ cho huyện đảo Vân Ðồn - Quảng Ninh (Trang 77)