IV. K ết quả đạt được
3.6.7 Pháttriển nguồn nhân lực
Phát triển nguồn lực con người có chất lượng cao vừa là điều kiện tiền đề, vừa là mục tiêu phát triển của thành phố. Trong bước đi đến năm 2030 cần tập trung vào các vấn đề sau:
Tiếp tục thực hiện tốt chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình nhằm giảm tỷ lệ sinh, nâng cao chất lượng dân số, phân bốdân cư hợp lý giữa nội thành và ngoại thành. Nâng cao thể lực của nhân dân, phòng chống suy dinh dưỡng của bà mẹ, trẻ em.
Nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng lao động và trình độ chuyên môn, nghề nghiệp của người lao động, tăng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo lên 50% vào năm 2020. Tăng tỷ lệ đi học của dân số trong độ tuổi lao động thông qua các khóa đào
tạo ngắn hạn. Đảm bảo mọi thanh niên đều được đào tạo nghề trước khi tham gia vào thịtrường lao động xã hội.
Tăng tỷ lệ và nâng cao chất lượng cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Đẩy mạnh đào tạo và có các chính sách đãi ngộ để thu hút lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật của thành phố. Tăng cường công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý các doanh nghiệp, sắp xếp và nâng cao trình độ cán bộ quản lý nhà nước. Chú trọng xây dựng nhân lực có kỹ thuật, có trình độ cho sản xuất kinh doanh ởđô thị.
Mở rộng dạy nghề bằng nhiều hình thức thích hợp. Có chính sách đào tạo nghề cho lao động ven đô, chuyển đổi sang các ngành nghề phi nông nghiệp. Tổ chức tốt các hình thức xúc tiến, hỗ trợ và giới thiệu việc làm giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 4%.
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận
Huyện đảo Vân Đồn có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế và quốc phòng, có tiềm năng to lớn trong phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và dịch vụ trong khu vực Đông Bắc Bộ và cả nước. Vân Đồn đang hướng tới một Khu hành chính - kinh tếđặc biệt trong tương lai.
Việc phát triển kinh tế sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sự biến đổi khí hậu và môi trường trong khu vực.Và ngược lại những biến đổi về khí hậu và môi trường trong tương lai không những gây suy giảm về kinh tế trong vùng mà còn suy giảm sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người dân.
Sau một thời gian dài thực hiện, luận văn đã bước đầu đưa ra được một số đánh giá cơ bản vềảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến quy hoạch và phát triển kinh tế trong vùng.
Các kết quả luận vănđạt được như sau:
Xây dựng được kịch bản biến đổi khí hậu đến huyện đảo Vân Đồn và xây dựng được bản đồ ngập lụt cho đảo Cái Bầu.
Đánh giá sơ bộ được ảnh hưởng của phát triển kinh tế, biến đổi khí hậu đến công tác quy hoạch phát triển bền vững vùng bờ.
Luận văn đưa ra được phương án phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện tự nhiên của Vân Đồn và điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam dựa trên quan điểm quản lý tổng hợp vùng bờ.
Đánh giá được nước biển dâng ảnh hưởng đến phương án quy hoạch khu kinh tế Vân Đồn đãđược Thủtướng chính phủ phê duyệt. Đồng thời đưa ra biện pháp bổ xung để giải quyết vấn đề nước biển dâng ảnh hưởng đến phương án quy hoạch.
Hạn chế của luận văn:
Trong quá trình chọn lựa kịch bản phát triển kinh tế các tiêu chí, trọng số cho từng tiêu chí, điểm số đánh giá cho từng kịch bản được thực hiện theo các phân tích chủ quan của tác giả dựa trên cơ sở phân tích tình hình KTXH hiện tại và xu thế phát triển của khu vực trong tương lai. Do hạn chế về mặt thời gian, nguồn lực nên việc tham khảo ý kiến của chuyên gia là nhà quản lý, nhà khoa học, và người dân mới chỉ dừng lại ở mức độ tham khảo giới hạn.
4.2 Kiến nghị
Các số liệu và phân tích cho thấy BĐKH có những tác động tiềm tàng đến cáclĩnh vực, các địa phương và các cộng đồng khác nhau của Việt Nam. BĐKH làm tăng khả năng bị tổn thương và tạo nguy cơ làm chậm hoặc đảo ngược quá trình phát triển.Những người nghèo nhất, thường tập trung ở các vùng nông thôn, đặc biệt ở dải ven biển và các khu vực miền núi là đối tượng chịu nguy cơ tổn thương lớn nhất doBĐKH.
Những tác động chính của biến đổi khí hậu như ngập lụt do nước biển dâng, sự gia tăng của các hiện tượng thời tiết bất thường (mưa, bão, dông, lốc, nắng nóng kéo dài gây hạn hán…). Biến đổi khí hậu còn ảnh hưởng trực tiếp tới tất cả các ngành kinh tế và làm suy giảm chất lượng cuộc sống con người.
Tuy nhiên quy hoạch đô thị tại Việt Nam nói chung và quy hoạch khu kinh tế Vân Đồn nói riêng hiện nay đa phần đều chỉtính đến việc quy hoạch phát triển kinh tế và xử lý các vấn đề về môi trường nhưng chưa tính đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Kiến nghị các bộ và các cơ quan chức năng có liên quan sớm ban hành các hướng dẫn kỹ thuật áp dụng đánh giá tác động biến đổi khí hậu vào quy hoạch và quản lý nền kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lý thuyết phân tích phổ Bayesian, ứng dụng cho các liệt số liệu thời gian trong Matlab http://www.mathworks.com/matlabcentral/fileexchange/19099
2.Mai Văn Công và nhóm nghiên cứu Hà Lan (2012),Kế hoạch châu thổ sông
Cửu Long (Dự thảo khuyến nghị lần 1)
3. Nguyễn Chu Hồi: Quy hoạch không gian biển và ven biển, Trung tâm nghiên cứu Biển và Hải Đảo, Đại Học Quốc Gia Hà Nội
4. BộTài nguyên và Môi trường (2009), Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển
dâng cho Việt Nam, Hà Nội.
5. Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2008), Chương trình mục tiêu quốc gia ứng
phó với biến đổi khí hậu, Hà Nội.
6. Bộ Xây Dựng (2014), Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu
của ngành xây dựng giai đoạn 2014 – 2020, Hà Nội
7. Tổng Cục Biển Và Hải Đảo Việt Nam ,Tổ Chức Bảo Tồn Thiên Nhiên Quốc Tế và cơ quan quản lý khí quyển và đại dương Hoa Kỳ ( 2009), Khuôn khổ
quản lý tổng hợp vùng bờ Quảng Ninh – Hải Phòng , Hà Nội
8. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2007), Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 vùng kinh
tế trọng điểm Bắc Bộ, Hà Nội
9. Tổng cục Môi Trường (2012), Sổ tay hành trang kinh tế xanh, Hà Nội
10. Lê Trọng Bình(2011), Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong quy
PHỤ LỤC
Phụ Lục 1. Cơ Sở Lý Thuyết Của Phân Tích Phổ Bayesian
Phân tích phổ Bayesian là một trường hợp tổng quát hơn của phương pháp phân tích hồi quy Bayes [1]. Trong phân tích hồi quy Bayes, liệt số liệu thời gian được hồi quy theo hàmy = Xβ + e Hệ số β được xác định thông qua phương trình tổng quát:
( )X X X y βˆ = T −1 T
Trong phân tích phổ Bayesian, chuỗi số liệuđược dự đoán là tổng của nhiều hàm theo hai nhóm:
Nhóm 1: các hàm xu thế bậc một và bậc 2
Nhóm 2: các hàm sóng điều hòa đặc trưng bởi các tần số gócωk.
Xét một chuỗi số liệu phụ thuộc theo biến thời gian t, mô phỏng thông qua biến dự báo X. Chuỗi số liệu được rời rạc hóa với bước thời gian đều và có thể mô tả là tổng của các hàm thuộc hai nhóm trên tại các điểm thời gian khác nhau trong vector biến chạy thời gian: t=(t1,K ,tN); ta có thể mô tả chuỗi số liệu thông qua biến dự báoXtheo dạng hàm như sau (giả sử tồn tại xu thế tuyến tính và hai sóng hình sin trong chuỗi số liệu X.ω=(ω1,ω2)):
( )ω [t t ( )t ( )t ( )t ( )t ]
X = 0 1 cosω1 sin ω1 cosω2 sin ω2
Khi đó, phương trình hồi quy thành phần trong phân tích phổ có dạng tổng quát như sau:
( ) ( )ω X ω β e
y = + .
Với phương trình tổng quát này ta cần phải xác định biếnβ, là biến phụ thuộc vào tần sốchưa biếtω:
( )ω [X( ) ( )ω X ω] X( )ω y
Giả sử mô hình dự báo theo biến có điều kiện của chuối số liệu có dạng:
( )ω X( ) ( )ω β ω
yˆ = ˆ
Phương pháp phân tích phổ Bayesian cho phép xác định được các ước lượng của các biến tần số, gọi là ωˆ thông qua việc xây dựng hàm phân phối xác xuất bù có điều kiện theo biếnβ. Sau đó, chúng tôi có thể lấy được phân phối sau của ω
chưa biết :
( )=∫p( σ )d dσ
pω|d β,ω, |d β
Giá trị các ước lượng ωˆ có thể được tìm bằng cách lấy môment bậc nhất của hàm phân phối.
Lý thuyết trên được mô hình hóa thành module độc lập trong Matlab. Phương pháp phân tích phổ Bayesian có thể ứng dụng phân tích được các chuỗi số liệu ổn định, không ổn định.
Ứng dụng phương pháp phân tích phổ Bayesian nêu trên, ta có thể xác định được các ước lượng ωˆ của các tần số sóng điều hòa có thể tồn tại trong liệt số liệu phụ thuộc thời gian. Dạng kết quảnhư sau:
( )ˆ [ 0 1 cos( )ˆ sin( )ˆ ... ] t t t t ω X = ωi ωi
Các giá trị ước lượng hệ số βhoàn toàn có thể tìm được thông qua phân tích hồi quy phi tuyến.
Phụ Lục 2. Phân tích hồi quy phi tuyến
Hồi quy phi tuyến là sự phân tích mối liên hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc từ đó dự đoán biến phụ thuộc. Ở đây, biến độc lập là mực nước thực đo tại các trạm và biến phụ thuộc là hệ số β trong phương trình cơ bản xác định mực nước.
Matlab là một công cụ mạnh để phân tích hồi quy phi tuyến. Trong matlab đã xây dựng 1 bộ hàm hồi quy phi tuyến:Nonlinear Regression. Trong bộ hàm này có các hàm con như: Dummyvar, hougen, nlinfit, nlintool. Ta sử dụng hàm nlinfit để ước lượng được các tham số β.
Cấu trúc của hàm nlinfit: beta = nlinfit(t,y,@hamso,beta0) Trong đó:
T: là biến thời gian, t=[1:1:length(observed_data) Y:là biến mực nước, y=observed_data
observed_data:là vecto mực nước thự đo tại các trạm
@hamso:là phương trình cơ bản xác định xu thế biến đổi của mực nước. Hàm sốtrong Matlab có dạng:
+Phương trình bậc 2:
Mymodel=β(1)+ β (2).*t+ β (3).*t.*t
+ Phương trình có kểđến ảnh hưởng của sóng hình sin có chu kỳ 224 tháng: mymodel= β(1)+ β(2).*t+ β(3).*t.*t+ β(4).* sin(w.*t)+ β(5).*cos(w.*t)
Phụ Lục 3. Xác định tần suất thiết kế và Mực nước tính toán
Bảng tiêu chuẩn an toàn và phân cấp đê
Từ bảng tiêu chuẩn ta tra được vùng là vùng có quy hoạch đô thị, khu công nghiệp ta chọn tiêu chuẩn an toàn chu kì lặp 50 năm.
Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm T11, Cửa Ông, Cẩm Phả, Quảng Ninh
Dựa vào đường tân suất mực nước tổng hợp tại điểm T11 với tần suất