IV. K ết quả đạt được
3.5 Đánh giá tính bền vững theo quan điểm quản lý tổng hợp vùng bờ
Quản lý vùng ven biển theo hướng tổng hợp là cách quản lý thích hợp nhất để tránh suy thoái các hệ sinh thái vùng ven biển làm giảm giá trị kinh tế và gia tăng khả năng bị tổn thương của chúng đối với những tác động của thay đổi khí hậu. Ngoài ra, Tăng cường quản lý tổng hợp vùng bờ ngay từgiai đoạn khởi đầu sẽ tạo thuận lợi tài chính về lâu dài. Do thời gian cần thiết để thực hiện các giải pháp thường kéo dài, nên tiến hành các giải pháp phòng ngừa trước khi tiếp cận với quản lý tổng hợp vùng bờ (tức là hành động trước khi tổn thương không tránh khỏi xảy ra), không chỉ theo quan điểm môi trường mà còn theo quan điểm kinh tế, vì cách tiếp cận này có thể giảm thiểu tổn thương và có thể tối đa hóa các lợi ích đạt được.
Chính vì vậy việc quản lý tổng hợp vùng bờ biển là một việc làm hết sức cần thiết. Quản lý tổng hợp vùng bờ biển sẽ quản lý những vấn đề chính: Con người, nguồn tài nguyên thiên nhiên và hệ thống môi trường. Từđó, quản lý tổng hợp vùng bờcũng sẽ quy hoạch tổng thể các khu sản xuất nhằm xây dựng một nền kinh tế lớn mạnh. Khi các ngành kinh tếđược phát triển sẽ giải quyết được những vấn đề trước mắt và có những định hướng mới cho tương lai.
Dựa trên tiêu chí và mục tiêu của quản lý tổng hợp vùng bờ ta nhận thấy phương án quy hoạch đã nhấn mạnh quan điểm chủ đạo để xây dựng quy hoạch là sử dụng quỹ đất hợp lý, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Phân tích các nội dung của quy hoạch cho thấy, quy hoạch đã cố gắng đảm bảo mối quan hệ hài hoà giữa sử dụng hiệu quả, phát huy tối đa tiềm năng nguồn lực của đất đai trong thực hiện những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế-xã hội với sử dụng đất bền vững và bảo vệmôi trường sinh thái. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất được cân nhắc chặt chẽ, hợp lý, phân bố và bốtrí đất đai tương ứng với yêu cầu mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
Để đảm bảo những vấn đề môi trường được quan tâm, chú ý đúng mức khi triển khai các dự án nằm trong quy hoạch đô thị, trong phương án quy hoạch đã đưa ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ các thành phần môi
trường khác như không khí, nước, nước biển, hệ sinh thái… như áp dụng công nghệ sạch vào sản suất ,xây dựng hệ thống sử lý nước thải đồng bộ tại các khu công nghiệp, đô thị, khu nông thôn, cảng đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên trong phương án quy hoạch chỉ đưa ra các biện pháp về hạn chế và xử lý các vấn đề về ô nhiễm môi trường mà chưa xem xét đến những tác động của biến đổi khí hậu đến huyện đảo Vân Đồn.
Huyện đảo Vân Đồn nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng nặng do biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu làm tăng khả năng bị tổn thương và tạo nguy cơ làm chậm hoặc đảo ngược quá trình phát triển kinh tế.
Vì vậy việc không lồng ghép biến đổi khí hậu vào quy hoạch khu kinh tế Vân Đồn là một thiếu sót lớn và cần phải được bổ xung.