IV. K ết quả đạt được
3.4 Đánh giá ảnh hưởng nước biển dâng đến phương án quy hoạch
Trong phương án quy hoạch đã được phê duyệt chưa đề cập đến mực nước biển dâng như đã tính toán ởchương 2.
Phương án quy hoạch xác định cao độ xây dựng trên các đảo theo nguyên tắc tận dụng tối đa điều kiện tự nhiên, hạn chếđào đắp phá vỡ địa hình, bảo đảm không bị ngập lụt khi thủy triều dâng. Cao độ khống chế xây dựng đối với khu kinh tếcăn cứ mực nước triều cao nhất tại Cửa Ông max = 3,0 m (cao độ quốc gia).
Đối với khu vực hiện trạng đã xây dựng cần giữnguyên cao độ nền hiện trạng, khu vực có cao độ nền hiện tại < 3,0 m, tôn nền với chiều cao đắp trng bình từ 0,5 m – 2,0 m theo hướng nâng dần cao độ bảo đảm ≥ 3.5 m.
Đối với các khu chức năng xây dựng mới: cao độ nền xây dựng ≥ 3.5 m, khu công viên cây xanh ≥ 3,0 m.
Theo tính toán ở mục 3.3 vào năm 2050 mực nước tại cửa ông là 3.85 m (cao độ quốc gia).
So sánh với cao độ nền xây dựng trong phương án quy hoạch thì khu đô thị về cơ bản có cao độ san nền là≥ 3.5m sẽ bị ngập trong điều kiện mực nước tính toán. Khu vực công viên cây xanh với cao độ nền ≥ 3,0 m sẽ bị ngập 0.85 cm vào năm 2050.
Trong điều kiện triều cường kết hợp mưa bão khu vực đô thị sẽ sảy ra nguy cơ ngập lụt rất cao.
Hình 3-6. Hình ảnh mô phỏng ngập vào năm 2100
Vào năm 2100 mực nước max tại Cửa Ông theo tính toán ở mục 3.3 là 4.25 m (cao độ quốc gia). Cao độ san nền theo phương án quy hoạch đã được phê duyệt là ≥ 3.5 m. Vì vậy vào năm 2100 thì phần lớn khu đô thị san lấp mặt bằng mở rộng về phía biển sẽ bị ngập lụt.