Pháttriển kinh tế xanh

Một phần của tài liệu Quy hoạch đô thị ven biển theo cách tiếp cận quản lý tổng hợp vùng bờ cho huyện đảo Vân Ðồn - Quảng Ninh (Trang 59)

IV. K ết quả đạt được

2.2.2 Pháttriển kinh tế xanh

a. Bối cảnh kịch bản

Lịch sử phát triển thế giới gắn với đại dương và biển và gần đây là một thế giới chuyển đổi nhấn mạnh đến toàn cầu hóa, kinh tế tri thức và kinh tế xanh. Việt Nam đang tiến hành công cuộc phát triển kinh tế biển trong một giai đoạn phát triển

mới của nền kinh tế thế giới với các đặc trưng cơ bản là khan hiếm nguyên vật liệu, biến đổi khí hậu, cạnh tranh thị trường, tranh chấp lãnh thổ và xung đột quốc gia trên biển thường xuyên.

Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam càng phải cân nhắc đến tính bền vững trong các chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển dài hạn phát triển kinh tế biển mà về nguyên tắc chính là phát triển một nền kinh tế xanh dựa vào hệ sinh thái, ít chất thải, thân thiện môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu, sản xuất với công nghệ sạch và tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao.

b. Nội dung kịch bản

Định hướng phát triển và quy hoạch Vân Đồn thành khu kinh tế xanh. Tăng trưởng kinh tế dựa trên tăng cường đầu tư vào bảo tồn, phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, giảm khí thải nhà kính, cải thiện nâng cao chất lượng môi trường qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế, ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học và các hệ sinh thái.

c. Kết quả kịch bản

Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thông qua đầu tư và áp dụng sản xuất sạch hơn, đảm bảo an ninh lương thực thông qua việc sử dụng nhiều phương pháp nông nghiệp bền vững, phát triển sản xuất nông sản giá trị cao thay thế cho các cây nông nghiệp truyền thống giá trị, năng suất thấp.

Áp dụng các công nghệ sạch vào việc chăn nuôi và chế biến sản phẩm thủy hải sản. Tiếp cận với các thị trường mới nhờ các hàng hóa và dịch vụ “xanh”. Đồng thời hạn chế các ảnh hưởng môi trường và chi phí liên quan đến sức khỏe từ những hoạt động sản xuất.

Vân Đồn nằm trong vườn quốc gia Bái Tử Long nơi có hệ động thực vật phong phú. Diện tích đất lâm nghiệp và đất đồi chiếm 75% diện tích toàn huyện và chiếm 46% lượng lao động. Với lợi thế trên Vân Đồn hoàn toàn có thể phát triển ngành kinh tế lâm nghiệp xanh ngoài việc tạo các lực lượng chức năng có nhiệm vụ

bảo vệ rừng còn cần tạo nên các cộng đồng lâm nghiệp trong dân những người được được giao đất, giao rừng đề quản lí, bảo vệvà khai thác. Điều này không những tạo ra công ăn việc làm cho người dân mà còn làm hạn chế mức thấp nhất việc chặt phá rừng trái phép đặc biệt với Vân Đồn có địa hình phức tạp việc bảo vệ rừng của các lực lượng chức năng là rất khó khăn.

Bên cạnh hệsinh thái phong phú Vân Đồn còn có nhiều bãi biển đẹp rất phù hợp cho việc phát triển du lịch. Có thể tạo dựng các hình thức du lịch cộng đồng, các dịch vụ sinh thái.

Một nền kinh tế xanh giúp giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường, tận dụng được nguồn nhân lực hiện có tại địa phương. Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong khu vực.

2.2.3 Phát triển kinh tếtheo hướng công nghiệp hóa tự do, quản lý không gian lỏng lẻo

Một phần của tài liệu Quy hoạch đô thị ven biển theo cách tiếp cận quản lý tổng hợp vùng bờ cho huyện đảo Vân Ðồn - Quảng Ninh (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)