Phân tích hiện trạng KTXH và tự nhiên Huyện Đảo Vân Đồn

Một phần của tài liệu Quy hoạch đô thị ven biển theo cách tiếp cận quản lý tổng hợp vùng bờ cho huyện đảo Vân Ðồn - Quảng Ninh (Trang 29)

IV. K ết quả đạt được

1.3 Phân tích hiện trạng KTXH và tự nhiên Huyện Đảo Vân Đồn

Vân Đồn là một quần đảo vòng quanh phía Đông và Đông Bắc vịnh Bái Tử Long, nhưng lại nằm ở phía Đông và Đông Nam của tỉnh Quảng Ninh. Nó gồm 600 hòn đảo lớn nhỏ. Đảo lớn nhất Cái Bầu, diện tích chiếm khoảng non nửa diện tích đất đai của huyện, trước có tên là Kế Bào, ở phía Tây Bắc huyện nằm kề cận đất liền lục địa, cách đất liền bởi lạch biển Cửa Ông và sông Voi Lớn. Trong địa phận xã Vạn Yên còn có đảo Chàng Ngọ cũng tương đối lớn. Huyện lỵ là thị trấn Cái Rồng, nằm trên đảo Cái Bầu, cách thành phố Hạ Long khoảng 50 km, cách Cửa Ông 7 km (theo đường 31 qua cầu Vân Đồn và bến phà Tài Xá). Tuyến đảo Vân Hải, nằm ở rìa phía Đông Nam của huyện, gồm các đảo lớn như: Trà Bàn, Cao Lô, Quan Lạn, Đông Chén, Thẻ Vàng, Ngọc Vừng, Cảnh Tước, … và một loạt các đảo nhỏ khác, thành bức bình phong che chắn ngoài khơi vịnh Bái Tử Long. Diện tích đất đai xã Bản Sen chiếm nửa già diện của đảo Trà Bản, đảo lớn thứ hai trong huyện, cùng với đảo Đông Chén vàcác đảo nhỏ lân cận.

Huyện Vân Đồn có các phía Tây Bắc giáp vùng biển huyện Tiên Yên và Đông Bắc giáp vùng biển huyện Đầm Hà, phía Tây giáp thành phố Cẩm Phả, ranh giới với các huyện thị trên là lạch biển Cửa Ông và sông Voi Lớn, phía đông giáp vùng biển huyện Cô Tô, phía Tây Nam giáp vịnh Hạ Long, thành phố Hạ Long, và vùng biển Cát Bà thuộc Thành phố Hải Phòng, phía Nam là vùng biển ngoài khơi vịnh Bắc Bộ.

Huyện Vân Đồn có diện tích tự nhiên 59.676 ha. Trong tổng số 600 hòn đảo thuộc huyện thì có hơn 20 đảo có người ở. Lớn nhất là đảo Cái Bầu rộng 17.212 ha, ởgiáp địa phận thành phố Cẩm Phả. Các đảo đều có địa hình núi đá vôi, thường chỉ cao 200 ÷ 300 m so với mặt biển, có nhiều hang động Karst. Cũng giống như tất cả các đảo trong vịnh Bắc Bộ các đảo của huyện Vân Đồn vốn trước kia là các đỉnh núi của phần thềm lục địa, ở vị trí Tây Bắc vịnh Bắc bộ, phần kéo dài của dãy núi Đông Triều. Sau thời kỳ biển tiến, hình thành vịnh Bắc Bộ, các đỉnh núi này còn sót lại, nằm nổi trên mặt biển thành các đảo độc lập thuộc hai vùng của vịnh Bắc Bộ là vịnh Bái Tử Long và vịnh HạLong. Các đảo thuộc huyện Vân Đồn chỉ là một phần trong quần đảo Tây Bắc vịnh Bắc Bộ. Các ngọn núi trên các đảo của huyện tiêu

biểu có: núi Nàng Tiên, ở đảo Trà Bản, trên địa phận xã Bản Sen, cao 450 m; núi Vạn Hoa ởđảo Cái Bầu cao 397 m. Do địa hình là quần đảo chủ yếu là các đảo nhỏ, lại là núi đá vôi, nên trong toàn bộ diện tích tự nhiên của huyện, diện tích đất liền không lớn, chủ yếu là diện tích mặt biển. Huyện đảo Vân Đồn có 68% diện tích đất tự nhiên trên các đảo là rừng và đất rừng. Trên các đảo không có sông ngòi lớn mà chỉ có vài con suối trên những đảo lớn. Người dân địa phương thường gọi các eo biển giữa các đảo với nhau và với đất liền là sông như: sông Voi Lớn nằm giữa đảo Cái Bầu với đất liền, sông Mang ởđảo Quan Lạn. Trên địa bàn huyện có hai hồ nhỏ là hồ Vồng Tre và hồ Mắt Rồng.

Vườn Quốc gia Bái Tử Long nằm trong khung toạ độ địa lý: 20o55'05'' - 21o15'10'' vĩ độ Bắc, 107o30'10'' - 107o46'20'' kinh độ Đông, nằm trong địa giới hành chính của 3 xã: Minh Châu, Vạn Yên và Hạ Long của huyện Vân Đồn. Trung tâm Vườn cách Thị trấn Cái Rồng – huyện lỵ huyện Vân Đồn khoảng 20 km về phía Đông và cách Vịnh Hạ Long khoảng 60 km vềphía Đông - Bắc.

Theo Quyết định số85/2001/QĐ-TTg ngày 01/ 06/2001 của Thủtướng Chính phủVườn quốc gia Bái TửLong được thành lập trên cơ sở mở rộng và chuyển hạng từ Khu bảo tồn thiên nhiên Ba Mùn (được thành lập năm 1999, theo Quyết định số: 2298/QĐ-UB, ngày 29/9/1999 của UBND tỉnh Quảng Ninh.)

Tổng diện tích của VQG Bái Tử Long là 15.783 ha, trong đó diện tích biển chiếm 9.658 ha, còn lại 6.125 ha là diện tích các đảo nổi. Phần đảo bao gồm cảđảo núi đất và đảo đá vôi, với hơn 40 hòn đảo lớn nhỏ, chia thành 3 cụm đảo chính: Ba Mùn, Trà Ngọ và Sậu. Phần biển bao gồm phần lạch biển giữa các đảo và phần biển phía ngoài của các đảo theo đường ranh giới cách bờ trung bình là 1 km. Các lạch biển chính gồm: Lạch Cái Quýt, lạch Cái Đé và một phần lạch sông Mang.

Diện tích vùng đệm Vườn quốc gia là: 16.534 ha, nằm trên 5 xã : Vạn Yên, Minh Châu, Hạ Long, Bản Sen, Quan Lạn. Dân số trong cả vùng lõi và vùng đệm là: 24.141 người.

1.3.2 Địa hình, địa mạo

Địa hình, địa mạo phần đảo

Hệ thống đảo trong phạm vi vườn quốc gia nằm trong đới địa chất duyên hải Bắc Bộ, hướng cấu trúc kiến tạo Đông Bắc – Tây Nam, song song với bờ biển của đất liền. Các đảo này thuộc phức hệ nếp lồi Quảng Ninh, và ở đơn vị cấp nhỏhơn là khối nâng đơn nghiêng Vân Đồn. Trên các đảo Sậu Nam, Ba Mùn, Trà Ngọ Nhỏ và phần núi đất trên đảo Trà Ngọ có tầng đá mẹ là đá lục nguyên màu đỏ, tuổi Đề Vôn Sớm hệ tầng Vĩnh Thực, với những thành phần cát sạn, thạch anh, kết cấu cát và cuội dạng quắc zít, pha lẫn trầm tích vụn thô- nguồn gốc hình thành từ trầm tích cơ học. Phần còn lại, bao gồm cả phần lớn đảo Trà Ngọ đá và các đảo đá nằm rải rác trong Vườn quốc gia, tầng đá mẹ là đá vôi - có nguồn gốc hình thành là trầm tích hóa học. Như vậy đảo Trà Ngọ lớn có cấu tạo địa chất khá đặc biệt, một thân đảo có 2 nền địa chất với nguồn gốc hình thành rất khác nhau. Phần Bắc đảo là “núi đất” trên nền đá lục nguyên (gồm các đá mẹ sa thạch, cuội kết, cát kết) chiếm diện tích hơn 1/3 đảo. Phần Nam đảo là núi đá vôi, đặc trưng bởi địa hình castơ có nhiều hang động. Do chịu ảnh hưởng thủy triều, các thung áng này hình thành thành các vụng kín trong lòng núi, tạo ra những cảnh quan rất đặc sắc và hấp dẫn.

Về địa hình: các đảo trong Vườn quốc gia thuộc địa hình đồi núi thấp, bao gồm những đỉnh núi cao dưới 300 mét so với mặt biển, cao nhất là đỉnh Cao lồ trên đảo Ba Mùn với độ cao 314 m. Các đảo này nhìn chung hẹp về chiều ngang và kéo dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Độ dốc của 2 sườn đảo có sự phân hóa rõ rệt, Sườn đảo phía Đông của dãy đảo Ba Mùn và Sậu Nam rất dốc, vách núi gần như dựng đứng sát mép biển, trong khi sườn Tây khá thoải .

Ven chân các đảo có nhiều vũng, bãi gian triều đất bùn, hoặc nhiều bãi cát hẹp và bãi đá ởchân đảo rộng từ30 mét đến 70 mét, ngập triều theo chu kỳ. Một số vùng rộng hàng trăm héc ta, vừa có bãi bùn, vừa có bãi cát, bãi đá, vừa có chỗ sâu, cảnh quan đẹp, thuận lợi cho việc neo trú tầu thuyền, như vũng Cái Quít, Vũng Ổ Lợn, Lạch Cống giữa 2 đảo Trà Ngọ Lớn và Trà Ngọ Nhỏ, Vũng Cái Đé. Đặc sắc

nhất là các bãi Chương Nẹp, bãi Nhãng rìa thuộc xã Minh Châu và Bãi Sơn Hào, thuộc xã Quan Lạn. Các bãi cát thuộc xã Minh Châu dài hàng cây số, rất bằng phẳng, hạt cát rất trắng mịn và sóng êm ả. Trái lại các bãi cát ở xã Quan Lan cũng rất dài, bằng phẳng nhưng hạt cát thô hơn, có màu vàng và sóng ở đây cũng mạnh mẽhơn.

Đất trên các đảo hầu hết thuộc loại đất feralit vàng nhạt phát triển trên đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt thô. Từ độ cao hơn 100 m đất có rừng che phủ, độ ẩm cao, tầng dầy khoảng 50 cm và giàu dinh dưỡng. Ở độ cao nhỏ hơn 100 m, ven chân đảo đất có tầng mỏng khoảng 40 cm, nghèo dinh dưỡng do bị xói mòn, rửa trôi.

Trên các đảo Ba Mùn, Sậu Nam, Trà Ngọ Nhỏ và một phần núi đất Trà Ngọ Lớn đất còn tốt, giàu chất dinh dưỡng, thuận lợi cho quá trình tái sinh tự nhiên và nhân tạo của hệ thực vật.

Địa hình, địa mạo đáy biển

Nằm giữa các đảo là hệ thống các lạch biển có địa hình đáy phức tạp, được hình thành bởi quá trình mài mòn, xâm thực và tích tụ ngầm. Có 2 hệ thống lạch định hướng Tây Bắc - Đông Nam và Đông Bắc – Tây Nam. Hệ thống lạch theo hướng Tây Bắc - Đông Nam chia cắt các đảo chắn ngoài và đạt tới độ sâu 32m ở giữa hòn Sậu Đông và đảo Sậu Nam, 20m ở giữa đảo Sậu Nam và hòn Vành (Cửa Sậu), 22m ở giữa hòn Vành và đảo Ba Mùn (Cửa Nội), 20m ở giữa đảo Ba Mùn và Quan Lạn (Cửa Đối). Ở các lạch này, hoạt động xâm thực – mài mòn đáy mạnh mẽ, lộ ra các vật liệu thô và rất thô. Hệ thống lạch theo hướng Đông Bắc – Tây Nam tương đối rộng, sâu phổ biến 5 – 15m, nơi đây diễn ra quá trình hỗn hợp mài mòn – tích tụ.

Cấu trúc hình thái bờ đảo không đồng nhất do khác nhau về thành phần vật chất cấu thành đảo và động lực biển hiện đại. Bờphía Đông các đảo chắn ngoài cấu tạo từ các đá vụn lục nguyên, tương đối thẳng và dốc, thường xuyên chịu tác động của sóng ở tất cả các mùa, nơi phát triển các dạng địa hình bờ kiểu vách (cliff) và

bãi tảng. Cá biệt ở phía bắc đảo Quan Lạn, xuất hiện doi cát nối đảo tuổi Holocene sớm – giữa và bãi biển hiện đại. Ngược lại, bờ phía Tây các đảo và bờ các đảo phía trong ít chịu tác động của sóng hơn dòng triều, nơi phổ biến các dạng tích tụ triều như bãi triều ven bờ lạch giữa đảo Trà Ngọ Lớn và Trà Ngọ Nhỏ, ở cung lõm giữa đảo Ba Mùn (Cao Lồ) và đặc biệt ởsườn Tây Bắc đảo Quan Lạn.

1.3.3 Đặc điểm khí hậu và khí tượng

Khu vực Huyện Vân Đồn nằm trong vùng ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, về cơ bản có thể chia thành hai mùa: mùa Đông từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau có đặc điểm lạnh và khô, trong khi mùa Hè từtháng 4 đến tháng 10 có đặc điểm nóng, ẩm và là mùa mưa.

Hoàn lưu khí quyển và chếđộ gió

Khu vực Huyện Vân Đồn nằm trong vùng nhiệt đới gần chí tuyến Bắc nên khí hậu mang tính chất cơ bản là nhiệt đới nóng ẩm. Đồng thời do sự hoạt động và chi phối của hoàn lưu khí quyển phát triển theo mùa trên toàn vùng Đông Nam Á nên khí hậu bị phân hoá thành hai mùa rõ rệt: mùa Hè nóng ẩm, mưa nhiều kéo dài, thường xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới, dông... từ tháng 5 đến tháng 10 năm sau. Mùa Đông rét lạnh, ít mưa từ tháng 11 đến tháng 3. Tháng 4 và tháng 10 là các tháng chuyển tiếp, các khối không khí suy yếu và tranh giành ảnh hưởng nên thời tiết ôn hoà hơn. Mặt khác do nằm ở bờ Tây Vịnh Bắc Bộ nên khí hậu mang tính chất biển và luôn được điều hoà bởi ảnh hưởng của biển. Các đặc trưng khí hậu như: nhiệt độ, độ ẩm không khí, mưa, gió luôn biến động theo mùa và theo ngày đêm, đặc biệt là chế độ nhiệt trong mùa Đông và chế độ mưa trong mùa Hè luôn biến động nhanh theo hình thái khí quyển.

Chế độ gió ở khu vực chịu ảnh hưởng của hoàn lưu chung của khí quyển và thay đổi theo mùa. Mùa Đông trùng với mùa gió Đông Bắc với hướng gió thịnh hành là Bắc và Đông Bắc. Hàng tháng trung bình có 3 - 4 đợt, có tháng 5 - 6 đợt, mỗi đợt kéo dài 3 - 5 ngày. Tốc độ gió Đông Bắc đạt trung bình cấp 5 - 6, mạnh

nhất cấp 7 -8. Vào đầu mùa Đông gió có hướng chủ yếu là Bắc và Đông Bắc, sau đổi dần sangĐông - Đông Bắc.

Mùa Hè trùng với mùa gió Tây Nam. Do ảnh hưởng của địa hình lục địa, hệ thống gió mùa này đã thay đổi đáng kể trong vùng vịnh Bắc Bộ cũng như trong vùng Vịnh Hạ Long, vì vậy hướng gió chủ yếu là Đông Nam và Nam. Tốc độ gió trung bình 2,5 - 3m/s. Đặc biệt vềmùa này thường xuất hiện bão (tốc độ gió bão có lúc đạt tới 35 50m/s) và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng rất lớn đến thời tiết toàn bộ khu vực vịnh.

Nhiệt độ và độẩm không khí

Chếđộ nhiệt trong vùng chịu ảnh hưởng rõ nét của hai hệ thống gió mùa: Gió mùa Đông Bắc sinh ra khô lạnh, gió mùa Tây Nam sinh ra nóng ẩm. Nhiệt độ không khí trung bình năm dao động trong khoảng từ 22,5°C đến 23,5°C. Về mùa Đông, nhiệt độ không khí trung bình khoảng 15,0°C đến 17,0°C. Nhiệt độ không khí thấp nhất đã ghi được ở Cô Tô là 4,4°C (ngày 31/1/1977), ở Hòn Dấu là 6,5°C (ngày 22/1/1983).Về mùa Hè nhiệt độ trung bình khoảng 28,5°C - 29°C. Nhiệt độ không khí cao nhất đã quan trắc được ở Cô Tô là 36,2°C (ngày 25/7/1976) ở Hòn Dấu là 38,6°C (nhiều lần, nhiều ngày).

Biến động nhiệt trong năm có đỉnh lớn nhất vào tháng 7, thấp nhất vào tháng 1 (trong đất liền), vào tháng 2 (ở các đảo xa). Ở vùng ven bờ Quảng Ninh biên độ nhiệt trong năm có xu thế giảm dần từ Bắc xuống Nam (Móng Cái 12,8°C và Hòn Gai 12°C) và từ ngoài khơi vào sâu trong lục địa (Cô Tô 13,2°C, Hòn Gai 12,0°C và Phương Đông11,6°C).

Độ ẩm trung bình năm trong vùng biến đổi từ82 đến 84% còn ở sâu trong đất liền là trên 85%. Nhìn chung độ ẩm có xu hướng tăng dần từ Bắc xuống Nam và từ ngoài khơi vào bờ. Tháng 3 và 4 là những tháng có độ ẩm cao nhất (khoảng 90 - 91%). Những tháng có độ ẩm nhỏ xảy ra từ tháng 10 đến tháng 1 (khoảng 73 - 77%).

Lượng mưa và lượng bốc hơinước

Lượng mưa trung bình nhiều năm ở vùng ven biển Quảng Ninh rất lớn đạt từ 2000- 5000mm, cao hơn so với vùng phía Tây của tỉnh từ1600 đến 2400mm. Mưa phân bố theo mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa đạt trung bình 296mm/tháng, cao nhất vào tháng 8 đạt trên 500mm. Sốngày mưa trong tháng mùa mưa thường trên 10 ngày. Lượng mưa trong mùa này do bão và áp thấp nhiệt đới gây ra rất lớn. Mùa khô từtháng 11 đến tháng 4, lượng mưa trung bình chỉ khoảng 36mm/tháng và thấp nhất vào tháng 1. Đầu mùa khô mỗi tháng có 7 - 8 ngày mưa, đến các tháng cuối mùa (tháng 2 đến tháng 4) tăng lên 10 - 12 ngày. Đặc biệt trong tháng 2 và 3 mỗi tháng trung bình có 10 - 14 ngày mưa phùn. Số ngày mưa trong năm đạt 100 - 150 ngày, chủ yếu tập trung vào các tháng 6 đến 9. Có 24 ngày mưa phùn trong năm.

Bão và nước dâng trong bão

Khu vực Vịnh Hạ Long - Bái Tử Long nằm trong vùng có tần suất xuất hiện bão và áp thấp nhiệt đới khá lớn với khoảng 30% trong tổng số các cơn bão đổ bộ vào Việt Nam. Mùa bão xuất hiện trong khoảng từtháng 6 đến tháng 10. Tốc độ gió cực đại của phần lớn các cơn bão thường chỉ đạt trên 20m/s, nhưng cũng có cơn đạt tới 40m/s (cơn bão ngày 01/10/1964), tại Hòn Gai đo được tốc độ gió 45m/s. Bão thường gây mưa lớn kéo dài có khi tới 6 - 7 ngày, lượng mưa đạt trên 200mm. Bão trùng với nước triều cường sẽ gây dâng nước rất cao (như cơn bão vào ngày 26/9/1955, 22/7/1976 và 19/5/1992), ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống dân sinh, kinh tế của vùng ven biển.

1.3.4 Đặc điểm thuỷ văn, hải văn a. Đặc điểm thuỷ văn

Một phần của tài liệu Quy hoạch đô thị ven biển theo cách tiếp cận quản lý tổng hợp vùng bờ cho huyện đảo Vân Ðồn - Quảng Ninh (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)