Kết quả đánh giá đa tiêu chí MCA

Một phần của tài liệu Quy hoạch đô thị ven biển theo cách tiếp cận quản lý tổng hợp vùng bờ cho huyện đảo Vân Ðồn - Quảng Ninh (Trang 82)

IV. K ết quả đạt được

2.4.2 Kết quả đánh giá đa tiêu chí MCA

Bảng phân tích đa tiêu chí, là bảng tổng hợp sốđiểm từng kịch bản phát triển kinh tếứng với các tiêu chí đề ra. Kịch bảncó tổng số điểm cao nhất là kịch bản phù hợp nhất. Các tiêu chí đánh giá được liệt kê tại bảng 2-6. Các kịch bản cần đánh giá gồm 4 kịch bản:

- Kịch bản 0: Phát triển nông nghiệp truyền thống.

- Kịch bản 1: Phát triển theo hướng công nghiệp hóa tự do, quản lý không gian lỏng lẻo.

- Kịch bản 2: Phát triển kinh tế xanh

- Kịch bản 3: Phát triển du lịch và ngành công nghiệp dịch vụ phụ trợ có định hướng và quản lý không gian chặt chẽ.

Kết quảđánh giá đa tiêu chí cho các kịch bản phát triển kinh tế xã hội sẽđược trình bày qua bảng 2-7 sau:

Bảng 2-7: Bảng kết quảđánh giá đa tiêu chí MCA

TT TIÊU CHÍ TRỌNG SỐ KB0 KB1 KB2 KB3

1 Tăng trưởng kinh tế xã hội 3 4 10 6 10 2 Thích ứng biến đổi khí hậu 3 2 5 9 10

3 Vốn đầu tư 4 10 4 7 4

4 Quy hoạch và quản lý 3 4 5 10 10

5 Tác động môi trường 3 5 4 10 7

6 Sức khỏe cộng đồng 2 7 5 9 8

7 TỔNG 99 98 151 143

Chú thích bảng đa tiêu chí MCA:

- Trọng số: Kể đến tầm quan trọng tương đối của các tiêu chí đánh giá, trong luận văn này xem xét trọng số của các tiêu chí là từ 1-4, tiêu chí nào quan trọng nhất sẽ chiếm trọng số cao nhất và ngược lại.

- Điểm số cho các tiêu chí của từng kịch bản từ 0-10 tùy theo mức độ tối ưu. - Tổng điểm là tích giữa trọng sốvà điểm số cho từng phương án. Phương án nào có tổng điểm cao nhất là phương án tối ưu nhất.

Nhận xét:

Từ bảng đánh giá đa tiêu chí MCA ta được kịch bản phát triển kinh tế tối ưu là kịch bản 2. Kịch bản phát triển kinh tế xanh dựa vào hệ sinh thái, ít chất thải, thân thiện môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu, sản xuất với công nghệ sạch và tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao.

Thảo luận chung:

Trong nghiên cứu này các tiêu chí được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu liên quan đến quy hoạch, định hướng phát triển KTXH của địa phương.

Trọng số đưa ra cho từng tiêu chí và điểm số đánh giá cho từng phương án ứng với mỗi tiêu chí được thực hiện theo các phân tích chủ quan trên cơ sở phân tích tình hình KTXH hiện tại và xu thế phát triển của khu vực trong tương lai và có tham khảo ý kiến chuyên gia là các nhà quản lý, khoa học và người dân. Tuy nhiên việc tham khảo mới chỉ dừng lại ở mức độ tham khảo giới hạn do hạn chế về mặt thời gian và nguồn lực.

Đểtăng tính ứng dụng của khung MCA, phù hợp và sát với trường hợp nghiên cứu hơn cần thiết phải có các hoạt động bổ xung như: hội thảo đa ngành, đa lĩnh vực xây dựng khung tiêu chí và lựa chọn tỷ số. Trong đó việc lấy ý kiến cộng đồng là cần thiết và phải được triển khai trên quy mô lớn, toàn diện.

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP QUY HOẠCH ĐÃ CHỌN

Hiện nay công tác quy hoạch của Vân Đồn được thực hiện theo quyết định số 1296/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 19/8/2009 Về việc Phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tếVân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030. Đã xác định phương án quy hoạch phát triển kinh tế cho khu kinh tếVân Đồn tuy nhiên trong thuyết minh quy hoạch không đề cập đến các vấn đềliên quan đến biến đổi khí hậu. Đề tài sẽrà soát đồ án quy hoạch cân đối với điều kiện nước biển dâng đã được xác định từchương 2 và dùng ý tưởng quy hoạch theo phương án chọn tại chương 2 là phát triển kinh tế xanh để tích hợp với quy hoạch hiện tại.

3.1 Rà soát phương án quy hoạch 3.1.1 Quy mô đất đai xây dựng

Tổng diện tích toàn khu kinh tế: 217.133,23 ha trong đó: diện tích phần đất nổi là 55.133,23 ha, diện tích mặt nước là 162.000ha.

Nhu cầu đất xây dựng các khu chức năng chính của khu kinh tế: - Đất khu chức năng kinh tế phi nông nghiệp:

+ Đến năm 2015: 3.400 ha trong đó đất dành cho du lịch là 2850 ha, đất dành cho thương mại là 150 ha, đất dành cho công nghiệp là 400 ha.

+ Đến năm 2020: 5.683 ha trong đó: đất dành cho du lịch là 4730 ha, đất dành cho thương mại là 333 ha, đất dành cho công nghiệp là 620 ha.

- Đất xây dựng khu dân cư:

+ Đến năm 2015: 2.300 ha trong đó đất xây dựng khu đô thị 1.970 ha, đất ở nông thôn 330 ha.

+ Đến năm 2020: 3.095 ha trong đó đất xây dựng khu đô thị 2.800 ha, đất ở nông thôn 295 ha.

- Đất xây dựng công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật:

+ Đến năm 2015: 1.300 ha trong đó sân bay Vân Đồn 695 ha, bãi đáp trực thăng trên các đảo 5 ha, cảng biển (tổng hợp, du lịch, cảng cá) 170 ha, mạng lưới giao thông 350 ha, đầu mối hạ tầng kỹ thuật 80 ha.

+ Đến năm 2020: 1.300 ha (giữ nguyên) - Đất chức năng khác

+ Đến năm 2015: đất nông nghiệp 700 ha, đất nuôi trồng thủy sản 1.400 ha, vườn quốc gia Bái Tử Long 1.754 ha.

- Đất khác: đồi núi, mặt nước, mặt biển – vịnh… + Đến năm 2015: 43.987 ha

+ Đến năm 2020: 41.209 ha.

3.1.2 Định hướng phát triển không gian a. Phân khu chức năng a. Phân khu chức năng

Huyện Đảo Vân Đồn được phân khu chức năng bao gồm:

- Khu du lịch: là động lực chính để phát triển kinh tế Huyện Đảo Vân Đồn, có thể bố trí các loại hình du lịch như du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn rừng, du lịch vui chơi giải trí cao cấp, du lịch văn hóa – di tích lịch sử và các loại hình du lịch khác.

- Trung tâm đầu mối giao thương và hậu cần: xây dựng sân bay Vân Đồn, các công trình đầu mối – dịch vụ giao thông thủy – bộ và hàng không.

- Khu công nghiệp sạch: khuyến khích xây dựng các ngành công nghiệp sạch mang lại giá trị cao và thân thiện với môi trường.

- Các khu nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản: phát triển các vùng nông nghiệp đa dạng về giống cây trồng và vật nuôi. Các vùng trồng đặc sản địa phương, cây thuốc. Khuyến khích và mở rộng nuôi trồng thủy sản chất lượng cao.

b. Định hướng phát triển không gian cho các khu chức năng

Phát triển không gian khu đô thị Cái Rồng

- Khu trung tâm thương mại mới được phát triển mở rộng tại Thị Trấn Cái Rồng thuộc đảo Cái Bầu với diện tích bao gồm toàn bộ diện tích Thị Trấn và diện tích của các xã Đông Xá và xã Hạ Long, dự tính diện tích khoảng 2500 ha.

- Xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng xã hội thiết yếu tại khu trung tâm gồm: bệnh viện, trường học, công viên trung tâm, sân vận động và trung tâm thể thao.

- Xây dựng một số khu ở mới phát triển mở rộng ngoài khu trung tâm, gắn kết với các làng mạc hiện hữu được tổ chức lại để giảm tối thiểu các tác động xã hội do tái định cư, nâng cấp hạ tầng xã hội và kỹ thuật.

- Khu vực cảng cá – trung tâm trao đổi hàng hóa và trung tâm chế biến thủy hải sản của Huyện được xây dựng tiếp giáp biển và kết nối với trục đường chính trên đảo Cái Bầu. Trung công nghiệp chế biến thủy sản, hải sản được xây dựng gần cảng cá và được áp dụng công nghệ sạch, có hệ thống đồng bộ nhằm xử lý chất thải, nước thải bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường.

Khu vực sân bay và khu phi thuế quan

- Xây dựng một sân bay khu vực xã Bình Dân, đểđưa vào khai thác trong giai đoạn 2016 – 2020 với công suất khoảng 500.000 hành khách/năm. Sau năm 2020 mở rộng công suất phù hợp với tiến độ phát triển của khu kinh tếVân Đồn.

- Điểm đầu mối hậu cần của sân bay được phát triển trong khu công nghiệp sạch có tính chất phi thuế quan, nằm kế cận sân bay với diện tích khoảng 350 – 500 ha, phục vụ giao nhận công nghệ cao, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp sạch phục vụ du lịch, dịch vụ.

Phát triển cảng biển Vân Đồn và Cảng Vạn Hoa

- Khu cảng biển Vân Đồn:Cảng biển Vân Đồn xây dựng tại bờ phía Đông Bắc của Đảo Cái Bầu, là khu vực nước sâu có thể cho phép tàu thuyền chở hàng hóa và hành khách cỡ lớn với công suất từ 5000 tấn đến 10000 tấn. Xây dựng khu công nghiệp hậu cần cảng với tính chất tổng hợp.

- Khu cảng Vạn Hoa:Đây là khu vực cảng quân sự thuộc xã Vạn Yên sẽđược đầu tư xây dựng nâng cấp phục vụ cho hoạt động an ninh quốc phòng và bảo vệ bờ biển khu vực vân đồn và vùng biển tỉnh Quảng Ninh, quy mô diện tích khoảng 15 ha.

Phát triển không gian Đảo Trà Bản

- Xây dựng hệ thống các công trình phục vụ du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, dịch vụ trị liệu – chăm sóc sức khỏe gắn với không gian thiên nhiên và điều kiện tựnhiên đặc biệt của đảo Trà Bản.

- Nâng cấp đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội trên đảo, mở rộng hệ thống tuyến đường trên đảo. Xây dựng bến tàu và phà nối liền đảo với đảo Cái Bầu. Hình thành hệ thống giao thông công cộng phục vụ du lịch giữa các đảo.

Phát triển không gian Đảo Cảnh Cước ( Quan Lan – Minh Châu )

- Hình thành một số khu nghỉ dưỡng, phục vụ du lịch biển – đảo trên đảo Quan Lạn và Minh Châu, gắn với khu trung tâm đảo và nằm dọc ven biển để khai thác lợi thế về cảnh quan thiên nhiên đặc sắc.

- Cải tạo nâng cấp các khu làng mạc hiện hữu trên đảo. Nâng cấp đồng bộ hệ thống hạ tầng cơ sở kĩ thuật và xã hội trên đảo Cảnh Cước, xây dựng và hoàn thiện hệ thống đường giao thông nội bộtrên đảo

- Xây dựng bến tàu và phà kết nối giữa hệ thống các đảo, đặc biệt là các đảo du lịch và khu trung tâm là đảo Cái Bầu.

Phát triển không gian Đảo Ngọc Vừng

- Xây dựng đảo Ngọc Vừng là khu du lịch nghỉ dưỡng phía nam của Huyện Đảo Vân Đồn. Hình thành khu du lịch dọc theo bãi biển Trường Chinh để khai thác lợi thế vềđiều kiện tự nhiên.

- Cải tạo, sắp xếp lại các khu dân cư hiện có, nâng cấp cơ sở hạ tầng kĩ thuật và hạ tầng xa hội. Giảm thiểu tối đa tác động xấu đến đời sống cư dân trên đảo.

- Xây dựng bến tàu và bến phà cao tốc kết nối đảo Ngọc Vừng với các đảo du lịch khác.

Sơ đồđịnh hướng phát triển không gian KKT Vân Đồn

3.1.3 Các dựán ưu tiên phát triển

Giai đoạn đầu khu kinh tếVân Đồn cần tập trung ưu tiên phát triển tại đảo lớn Cái Bầu, bao gồm quy hoạch sử dụng đất đô thị đợt đầu, quy hoạch xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thiết yếu, tạo động lực phát triển kinh tế trong giai đoạn trước mắt. Các dự án ưu tiên đầu tư xây dựng đợt đầu khu kinh tế Vân Đồn trên cơ sở:

- Đáp ứng các mục tiêu trọng yếu đối với khu kinh tếVân Đồn.

- Tạo cơ sở hạ tầng quan trọng, thiết yếu làm động lực cần thiết để phát triển nhanh khu kinh tếVân Đồn.

- Thỏa mãn các mục tiêu bền vững về tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội, bảo vệmôi trường và quản lý hiệu quả.

- Tập trung trong lĩnh vực du lịch, thương mại, tài chính và phát triển đô thị, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông và các điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, thể chế tổ chức thực hiện và bảo vệmôi trường.

Dự kiến tổng cộng khoảng 40 dự án phát triển ưu tiên được xác định trong quy hoạch xây dựng đợt đầu khu kinh tế với kinh phí đầu tư cho giai đoạn đầu ước tính khoảng 5.154 triệu đô la. Các dự án này sẽ tạo động lực, tiền đề cần thiết để phát triển khu kinh tếVân Đồn theo quy hoạch như:

- Khu nghỉ dưỡng phức hợp và công viên ( xã Vạn Yên)

- Khu đô thị và cảng Cái Rồng ( thị trấn Cái Rồng, Xã Đông Xá, Xã Hạ Long) - Khu trung tâm kinh doanh và trung tâm tài chính ( xã Đoàn Kết)

- Sân bay Vân Đồn

- Hệ thống giao thông đường bộtrên đảo Cái Bầu - Khu dân cư, khu tái định cư trên đảo Cái Bầu - Khu công nghiệp sạch

- Cảng phức hợp cảng cá và trao đổi thương mại ( xã Đông Xá, xã Bình Dân) - Trung tâm chế biến thủy sản và khu công nghiệp sạch

- Hạ tầng kỹ thuật: san nền, thoát nước mưa, cấp nước, cấp điện, xử lý chất thải, viễn thông…

- Hạ tầng xã hội: khu tái định cư, công trình dịch vụ công cộng, bệnh viện, trường học…

- Bảo tồn và khai thác phù hợp vườn quốc gia Bái Tử Long - Chiến lược cho chương trình phát triển bền vững

- Chuyển đổi công nghệ sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp theo hướng công nghệ xanh - sạch - thân thiện với môi trường.

3.2 Đánh giá về tác động của giải pháp quy hoạch đến môi trường – sinh thái thái

3.2.1 Đánh giá nguồn gây tác động

Trong quá trình thực hiện phương án quy hoạch đô thị và kinh tế Huyện Đảo Vân Đồn, ngoài nguyên nhân từ hoạt động của các ngành kinh tế hiện tại như xây dựng, khai khoáng, đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản, du lịch, các khu dân cư… môi trường của vùng còn có thể bị tác động bởi các yếu tố quy hoạch mới như:

- Xây dựng các nhà máy chế biến thủy hải sản, nhà máy công nghiệp phụ trợ phát triển các ngành kinh tếmũi nhọn, khu dịch vụ hậu cần cảng biển.

- Xây dựng và mở rộng Thị Trấn Cái Rồng và quy hoạch các khu đô thị mới, phát triển các khu du lịch, các khu dân cư nông thôn.

- Xây dựng và phát triển trường học, bệnh viện, phát triển và mở rộng các hoạt động chăn nuôi đánh bắt thủy hải sản…

- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất lâm nghiệp, nông nghiệp sang các mục đích sử dụng khác như phát triển đô thị, du lịch, công nghiệp…

- Các tác động môi trường tích lũy từ các vấn đề môi trường riêng biệt nêu trên và các vấn đềmôi trường hiện có.

Nguồn và các yếu tố tác động dự báo phát sinh từ quy hoạch và phát triển kinh tế khu vực Huyện Đảo Vân Đồn được tóm tắt trong bảng 3-1:

Bảng 3-1: Bảng tóm tắt các nguồn gây tác động

TT Nguồn gây tác động Yếu tốtác động

1 Các nguồn đang hoạt động: hoạt động lâm nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, du lịch, xây dựng, giao thông, khai khoáng, khu dân cư…

- Khí thải công nghiệp, giao thông. - Nước thải công nghiệp, sinh hoạt, nông nghiệp, ngư nghiệp.

- Chất thải rắn từ du lịch, sinh hoạt, bệnh viện, khai khoáng, nông nghiệp, ngư nghiệp…

- Bệnh tật 2 Phát triển công nghiệp và các nghề

tiểu thủ công nghiệp.

- Khí thải công nghiệp, giao thông, bụi công nghiệp.

- Nước thải công nghiệp, sinh hoạt - Chất thải rắn công nghiệp, sinh hoạt

- Phá hủy các hệ sinh thái bản địa - Thay đổi mục đích sử dụng đất - Thay đổi cảnh quan

- Thay đổi sốlượng, cơ cấu việc làm tại địa phương

- Bệnh tật 3 Phát triển đô thị bao gồm phát triển

cơ sở hạ tầng kỹ thuật (giao thông,

Một phần của tài liệu Quy hoạch đô thị ven biển theo cách tiếp cận quản lý tổng hợp vùng bờ cho huyện đảo Vân Ðồn - Quảng Ninh (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)