Đánh giá khả năng triển khai cách tiếp cận nông nghiệp thông minh với khí hậu trong kế hoạch phát triển các vùng cà phê chè ở Tây Nguyên

72 549 0
Đánh giá khả năng triển khai cách tiếp cận nông nghiệp thông minh với khí hậu trong kế hoạch phát triển các vùng cà phê chè ở Tây Nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN ANH TUẤN ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TRIỂN KHAI CÁCH TIẾP CẬNNÔNG NGHIỆP THÔNG MINH VỚI KHÍ HẬU TRONG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG CÀ PHÊ CHÈỞ TÂY NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HÀ NỘI– 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SAU ĐẠI HỌC NGUYỄN ANH TUẤN ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TRIỂN KHAI CÁCH TIẾP CẬN NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH VỚI KHÍ HẬU TRONG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG CÀ PHÊ CHÈỞ TÂY NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Nguyễn Văn Viết HÀ NỘI – 2014 LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sỹ khoa học chuyên ngành Biến đổi khí hậu: “Đánh giá khả năng triển khai cách tiếp cận nông nghiệp thông minh với khí hậu trong kế hoạch phát triển các vùng cà phê chè ở Tây Nguyên”được hình thành và hoàn thiện, ngoài nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được những sự trợ giúp tận tình của thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS. Nguyễn Văn Viết, người đã tận tình hướng dẫn học viên từ khi hình thành ý tưởng và hoàn thiện luận văn. Bên cạnh đó là sự góp ý chân thành và bổ ích của PGS.TS. Phạm Văn Cự, TS. Bùi Đại Dũng và TS. Ngô Đức Thành trong quá trình phản biện đề cương. Tôi cũng xin cảm ơn những ý kiến đóng góp của hội động chấm luận văn thạc sỹ do GS.TS. Phan Văn Tân làm chủ tịch đã giúp tôi nhận thức và chỉnh sửa luận văn của mình được hoàn chỉnh hơn. Tôi cũng hết sức biết ơn lãnh đạo và toàn thể cán bộ của 2 đơn vị thuộc Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường: Trung tâm Nghiên cứu Khí tượng Nông nghiệp - nơi tôi đang công tác, và Trung tâm Nghiên cứu Khí tượng - Khí hậu đã tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp tài liệu, số liệu giúp học viên hoàn thành luận văn này. Cũng trong quá trình học tập và làm luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo và cán bộ Khoa sau đại học - Đại học Quốc gia Hà Nội và đặc biệt là tập thể lớp K1-BĐKH, đây là những động lực cả về chuyên môn lẫn tinh thần giúp tôi có thể vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, những người đã luôn ở bên học viên từ khi được sinh ra cho đến ngày hôm nay! Hà Nội, ngày 29 tháng 08 năm 2014 Học viên Nguyễn Anh Tuấn MỤC LỤC STT Nội dung Trang Danh mục ký hiệu viết tắt 1 Danh mục bảng 2 Danh mục hình 3 Mở đầu 4 1 Tính cấp thiết của đề tài 4 2 Mục tiêu của đề tài 7 2.1 Mục tiêu tổng quát 7 2.2 Mục tiêu cụ thể 7 3 Phạm vi nghiên cứu 7 4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 8 5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 8 6 Cấu trúc của luận văn 8 1 Chương 1: Tổng quan về cách tiếp cận nông nghiệp thông minh với khí hậu 9 1.1 An ninh lương thực và Biến đổi khí hậu - Những thách thức đối với nông nghiệp 9 1.1.1 Bảo đảm an ninh lương thực 9 1.1.2 Tác động của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp 11 1.1.3 Tác động của nông nghiệp đến biến đổi khí hậu 12 1.2 Hướng đến các hệ thống hiệu quả và có sức chống chịu tốt hơn 14 1.2.1 Các hệ thống sử dụng hiệu quả tài nguyên 14 1.2.2 Các hệ thống có sức chống chịu tốt hơn 16 1.2.2.1 Những rủi ro 17 1.2.2.2 Tính dễ bị tổn thương 19 1.2.2.3 Sức chống chịu 20 1.2.2.4 Xây dựng sức chống chịu 21 1.2.3 Hiệu quả và sức chống chịu 22 1.2.3.1 Cách tiếp cận cảnh quan 24 1.2.3.2 Cách tiếp cận theo chuỗi giá lương thực 25 1.3 Nhận định về cách tiếp cận nông nghiệp thông minh với khí hậu 27 2 Chương 2: Đánh giá sơ bộ khả năng đáp ứng về điều kiện tự nhiên cho việc thực hiện nông nghiệp thông minh trong các dự án phát triển cà phê chè ở Tây Nguyên 29 2.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên khu vực Tây Nguyên 29 2.2 Dẫn luận những nội dung nghiên cứu chính 30 2.2.1 Sơ bộ phân vùng khí hậu nông nghiệp Tây Nguyên và việc đơn giản hóa các chỉ tiêu cho cây cà phê chè 30 2.2.2 Đánh giá điều kiện thổ nhưỡng với định hướng khả năng cố định carbon trong đất 34 2.3 Kết quả đánh giá 37 2.3.1 Nguồn số liệu 37 2.3.2 Các kết quả 38 2.3.3 Đánh giá chung 44 3 Chương 3: Đánh giá mức độ phù hợp về mặt chính sách để phát triển các vùng cà phê chè theo cách tiếp cận nông nghiệp thông minh 45 3.1 Chính sách biến đổi khí hậu và nông nghiệp trên thế giới 45 3.1.1 Tài chính 45 3.1.2 Công nghệ 46 3.1.3 Xây dựng năng lực và tăng cường thể chế 47 3.2 Chính sách biến đổi khí hậu và nông nghiệp ở Việt Nam 49 3.2.1 Giai đoạn trước NTP 2008 49 3.2.2 Giai đoạn thực hiện NTP 2008 50 3.2.3 Giai đoạn thực hiện Chiến lược quốc gia về Biến đổi khí hậu năm 2011 53 3.3 Cơ hội chính sách biến đổi khí hậu và nông nghiệp 58 3.3.1 Xây dựng cơ sở niềm tin - chỉ rõ những hành động cụ thể theo từng quốc gia 59 3.3.2` Thiết kế những chính sách quốc gia tạo điều kiện cho việc chấp nhận các kỹ thuật mới 59 3.3.3 Thiết kế những chính sách quốc gia có tính liên kết và phối hợp 60 3.3.4 Xây dựng, sắp xếp thể chế quốc gia có khả năng hỗ trợ 60 3.3.5 Tiếp cận tài chính và đầu tư 61 3.3.6 Các chiến lược quốc gia và khung hành động 62 3.4 Đánh giá chung 62 4 Kết luận và kiến nghị 64 Tài liệu tham khảo 66 DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ANLT An ninh lương thực ANLT&DD An ninh lương thực và dinh dưỡng BĐKH Biến đổi khí hậu CDM Cơ chế phát triển sạch COPs Hội nghị các bên về biến đổi khí hậu CSA Nông nghiệp thông minh với khí hậu CTCN Trung tâm và Mạng lưới công nghệ khí hậu DDSH Đa dạng sinh học KNK Khí nhà kính FAO Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hiệp quốc GDP Tổng thu nhập quốc nội HLPE Ban chuyên gia cao cấp HST Hệ sinh thái IFAD Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế IPCC Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu KT-XH Kinh tế - Xã hội KTX Kinh tế xanh NAMAs Kế hoạch hành động giảm nhẹ phù hợp với điều kiện quốc gia NAPAs Kế hoạch hành động thích ứng phù hợp với điều kiện quốc gia NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NTP Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu ODA Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức OECD Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển PTBV Phát triển bền vững REDD Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng SLM Quản lý đất đai bền vững TEC Hội đồng điều hành công nghệ TM Cơ chế công nghệ TNTN Tài nguyên thiên nhiên UNFCCC Công ước khung của Liên hiệp quốc về Biến đổi khí hậu WFP Chương trình lương thực thế giới DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Các chỉ tiêu khí hậu cơ bản với cây cà phê chè 34 Bảng 2.2 Các nhóm đất chính ở Tây Nguyên 34 Bảng 2.3 Các nhân tố thổ nhưỡng cơ bản ảnh hưởng đến khả năng cố định carbon trong đất (độ sâu 30 cm) 37 Bảng 2.4 Tỷ lệ diện tích phù hợp trồng cà phê chè về mặt khí hậu theo tỉnh (thời kỳ cơ sở, %) 39 Bảng 2.5 Tỷ lệ diện tích phù hợp trồng cà phê chè về mặt khí hậu theo tỉnh (thời kỳ dự tính, %) 40 Bảng 2.6 Tỷ lệ diện tích đất phù hợp triển khai CSA (%) 41 Bảng 2.7 Tỷ lệ diện tích phù hợp về khí hậu và thổ nhưỡng cho việc triển khai CSA (thời kỳ cơ sở, %) 42 Bảng 2.8 Tỷ lệ diện tích phù hợp về khí hậu và thổ nhưỡng cho việc triển khai CSA (thời kỳ dự tính, %) 43 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Sơ đồ phân vùng khí hậu nông nghiệp Tây Nguyên 33 Hình 2.2 Các nhóm đất chính vùng Tây Nguyên 35 Hình 2.3 Phân vùng thích nghi khí hậu cho cây cà phê chè - thời kỳ cơ sở 1990-2010 (%) 39 Hình 2.4 Phân vùng thích nghi khí hậu cho cây cà phê chè - thời kỳ dự tính 2020-2040 (màu đậm: thích hợp, màu nhạt: không thích hợp) 40 Hình 2.5 Các vùng thổ nhưỡng thích hợp cho việc triển khai CSA 41 Hình 2.6 Các vùng thích hợp về khí hậu và thổ nhưỡng cho việc triển khai CSA trong thời kỳ cơ sở (màu đậm: thích hợp, màu nhạt: không thích hợp) 42 Hình 2.7 Các vùng thích hợp về khí hậu và thổ nhưỡng cho việc triển khai CSA trong thời kỳ dự tính (màu đậm: thích hợp, màu nhạt: không thích hợp) 43 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp là nền tảng thiết yếu của an ninh lương thực (ANLT), hơn thế nữa, ở nhiều quốc gia, nó còn là một nguồn quan trọng đóng góp vào tổng thu nhập. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH), các hệ thống nông nghiệp khác nhau luôn phải chịu các tác động theo thời gian. Và hơn nữa, ở Việt Nam, nông nghiệp là ngành phát thải khí nhà kính (KNK) lớn nhất, đó là chưa kể những mối liên quan mật thiết của lĩnh vực này với hai lĩnh vực khác là năng lượng và sử dụng đất-lâm nghiệp. Trên bình diện quốc tế, nhất là đối với các nước đang phát triển, các tổ chức lớn trên thế giới đều thống nhất đặt lĩnh vực nông nghiệp làm “trái tim” trong chính sách BĐKH. Với quan điểm đó, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (Food and Agriculture Organization - FAO, 2010) đã đưa ra cách tiếp cận mới về nông nghiệp trong bối cảnh BĐKH: nông nghiệp thông minh với khí hậu (Climate-Smart Agriculture - CSA), được định nghĩa là nền nông nghiệp làm tăng sản lượng, sức chống chịu (thích ứng với BĐKH), giảm phát thải KNK một cách ổn định và góp phần thực hiện các mục tiêu ANLT cũng như các mục tiêu phát triển khác của quốc gia. Ở Việt Nam, các chính sách của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) cũng đang hướng đến những mặt khác nhau của cách tiếp cận này. Tiêu biểu là những chính sách sau: - Quyết định số 543/QĐ-BNN-KHCN ngày 23 tháng 03 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của ngành NN&PTNT giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2050 với mục tiêu chung là nâng cao năng lực ứng phó với BĐKH của ngành NN&PTNT giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2050, nhằm giảm thiểu mức độ thiệt hại do BĐKH và tham gia giảm phát thải KNK, đảm bảo được sự phát triển bền vững (PTBV) các lĩnh vực thuộc ngành trên phạm vi toàn quốc; bảo vệ cuộc sống của nhân dân, phòng, tránh, giảm nhẹ thiên tai do BĐKH, nước biển dâng gây ra, đồng thời tạo ra cơ hội phát triển bền vững các lĩnh vực của ngành NN&PTNN trong điều kiện BĐKH, trong đó chú trọng đến: + Ổn định, an toàn dân cư cho các thành phố, các vùng, miền, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, ven biển miền Trung; + Sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thuỷ sản ổn định, ít phát thải và PTBV; + Bảo đảm ANLT, ổn định diện tích đất lúa 3,8 triệu ha, trong đó ít nhất 3,2 triệu ha canh tác lúa 2 vụ trở lên; + Đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, các công trình dân sinh, hạ tầng kinh tế kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; + Giữ vững mức độ tăng trưởng ngành 20%, giảm tỷ lệ đói nghèo 20% và giảm phát thải KNK 20% trong từng giai đoạn 10 năm. - Quyết định số 3119/QĐ-BNN-KHCN ngày 16 tháng 12 năm 2011 Phê duyệt đề án giảm phát thải KNK trong nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020 với mục tiêu: + Thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp xanh theo hướng an toàn, ít phát thải, PTBV, đảm bảo ANLT quốc gia, góp phần giảm nghèo và ứng phó có hiệu quả với BĐKH; + Đến năm 2020, giảm phát thải 20% lượng KNK trong nông nghiệp, nông thôn; đồng thời đảm bảo mục tiêu tăng trường ngành và giảm tỷ lệ đói nghèo theo chiến lược phát triển ngành. - Quyết định số 799/QĐ-TTg ngày 27 tháng 06 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt chương trình hành động quốc gia về “Giảm phát thải KNK thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng” (REDD+) giai đoạn 2011-2020. Dự án chính thức đầu tiên của Việt Nam về CSA là “Nông nghiệp thích ứng thông minh với khí hậu” có tổng ngân sách 5,3 triệu Euro, được thực hiện [...]... khả năng triển khai cách tiếp cận nông nghiệp thông minh với khí hậu trong kế hoạch phát triển các vùng cà phê chè ở Tây Nguyên 2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được mức độ phù hợp về điều kiện tự nhiên để phát triển các vùng cà phê chè theo cách tiếp cận CSA; - Đánh giá mức độ phù hợp về mặt chính sách để phát triển các vùng cà phê chè theo cách tiếp cận CSA 3 Phạm vi nghiên cứu - Không gian: khu vực Tây. .. hơn cà phê vối, do vậy, nếu tích hợp được cách tiếp cận CSA vào các kế hoạch phát triển loại cây này, những đồng lợi ích sẽ được phát huy một cách rõ ràng hơn Với những lý do đó, đề tài : Đánh giá khả năng triển khai cách tiếp cận nông nghiệp thông minh với khí hậu trong kế hoạch phát triển các vùng cà phê chè ở Tây Nguyên đã được lựa chọn 2 Mục tiêu của đề tài 2.1 Mục tiêu tổng quát Đánh giá được khả. .. minh với khí hậu trong các dự án phát triển cà phê chè ở Tây Nguyên; Chương 3: Đánh giá mức độ phù hợp về mặt chính sách để phát triển các vùng cà phê chè theo cách tiếp cận nông nghiệp thông minhvới khí hậu CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁCH TIẾP CẬN NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH VỚI KHÍ HẬU 1.1 An ninh lương thực và Biến đổi khí hậu - Những thách thức đối với nông nghiệp Nông nghiệp và các hệ thống sản xuất lương... thạc sỹ, việc đánh giá này chỉ tiến hành ở mức độ ban đầu, dựa trên những yếu tố tự nhiên chủ chốt nhất trong việc phát triển CSA cho các dự án cà phê chè ở Tây Nguyên 2.2.1 Sơ bộ phân vùng khí hậu nông nghiệp Tây Nguyên và việc đơn giản hóa các chỉ tiêu cho cây cà phê chè Phân vùng khí hậu nông nghiệp Tây Nguyên là phân chia các vùng khí hậu nông nghiệp trên phạm vi của một khu vực cao nguyên gồm 5... cơ sở để quy hoạch phát triển vùng cà phê chè ở Tây Nguyên; là tiền để để xây dựng chiến lược CSA quốc gia cho Việt Nam 6 Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận-kiến nghị, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về cách tiếp cận nông nghiệp thông minh với khí hậu; Chương 2: Đánh giá sơ bộ khả năng đáp ứng về điều kiện tự nhiên cho việc thực hiện nông nghiệp thông minh với khí hậu trong. .. hiện CSA trong các dự án phát triển cà phê chè ở Tây Nguyên; - Đánh giá sự hỗ trợ về chính sách hướng đến việc thực hiện CSA ở Việt Nam và khu vực Tây Nguyên; Chương 2 và chương 3 của luận văn này sẽ giải quyết hai nội dung chính được đề cập ở trên CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CHO VIỆC THỰC HIỆN NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH TRONG CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ CHÈ Ở TÂY NGUYÊN... thạc sỹ, cách tiếp cận này đã được đơn giản hoá với nội dung chủ yếu là việc phát triển các vùng cà phê chè ở Tây Nguyên Điều này đảm bảo về mặt sinh thái của khu vực là một vùng riêng biệt của Việt Nam và việc phát triển các vùng cà phê chè ở Tây Nguyên cũng đang là một hướng đi mới, nên luận văn sẽ có những ý nghĩa nhất định đối với quy hoạch của vùng Hơn nữa, cà phê chè cũng là cây có giá trị kinh... Nông và Lâm Đồng Trong sơ đồ phân vùng khí hậu và khí hậu nông nghiệp Việt Nam, Tây Nguyên nằm ở miền khí hậu phía Nam của đất nước với đặc điểm chung là khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên (Bùi Thị Ngọc Dung và ctv, 2012) Tính chất cao nguyên chỉ làm biến dạng khí hậu chứ không làm thay đổi bản chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa Sự biến dạng thể hiện trước hết ở nhịp điệu mùa của các yếu tố khí hậu. .. 2012c) Cách tiếp cận cảnh quan xử lý các quá trình quy mô lớn theo cách tổng hợp và đa ngành, kết hợp quản lý TNTN với việc xem xét môi trường và sinh kế Nó khác với cách tiếp cận HST ở chỗ nó có thể bao gồm nhiều HST Cách tiếp cận cảnh quan cũng tính đến các hoạt động của con người và các thể chế của họ, xem xét họ như một phần nội tại của hệ thống hơn là như những tác nhân bên ngoài Cách tiếp cận này... xem xét cả vết nước trong các sản phẩm lương thực chứ không chỉ đơn thuần là phát thải KNK 1.3 Nhận định về cách tiếp cận nông nghiệp thông minh với khí hậu Như vậy, CSA có gì khác biệt? CSA không phải là một hệ thống nông nghiệp mới (Grainger-Jones, 2011) hay một tập hợp các thực hành Đó là một cách tiếp cận mới, một cách hướng dẫn những thay đổi cần thiết của các hệ thống nông nghiệp, kể cả những . ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TRIỂN KHAI CÁCH TIẾP CẬNNÔNG NGHIỆP THÔNG MINH VỚI KHÍ HẬU TRONG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG CÀ PHÊ CH Ở TÂY NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU . ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TRIỂN KHAI CÁCH TIẾP CẬN NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH VỚI KHÍ HẬU TRONG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG CÀ PHÊ CH Ở TÂY NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Chuyên. học chuyên ngành Biến đổi khí hậu: Đánh giá khả năng triển khai cách tiếp cận nông nghiệp thông minh với khí hậu trong kế hoạch phát triển các vùng cà phê chè ở Tây Nguyên được hình thành và

Ngày đăng: 14/07/2015, 16:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan