Giải pháp về hoạch định các nội dung cho chiến lược lựa chọn từ QSPM

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần Nhôm Việt Dũng (Trang 38)

- Với ngành nghề kinh doanh chính là:

3.3.3Giải pháp về hoạch định các nội dung cho chiến lược lựa chọn từ QSPM

3.3.3.1 Về định hướng phát triển trong dài hạn

Nhìn chung mức độ tăng trưởng vẫn chưa cao, đại đa số số người cho rằng mục tiêu tăng trưởng của công ty trong 5 năm tới ở mức 20% - 30%/ năm. Do vậy, Công ty cần thực hiện vượt mức các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, phấn đấu vượt tốc độ tăng trưởng trên 30%/ năm.

Mục tiêu dài hạn: Đưa Việt Dũng trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất tấm ốp nhôm nhựa phức hợp tại Việt Nam.

Mục tiêu ngắn hạn: Tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị thương hiệu của công ty, thực hiện chiến lược phát triển thị trường trong nước đặc biệt là thị trường miền Nam. Ngoài ra tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ra các thị trường trên thế giới.

3.3.3.2 Về phạm vi hoạt động trên thị trường

Cần quan tâm trú trọng phát triển cũng như mở rộng thị trường kinh doanh trên địa bàn miền Nam còn đang rất tiềm năng, có thể đề xuất phương án xây dựng thêm 1 nhà máy sản xuất tại khu vực miền Nam để có thể đáp ứng được nhu cầu rất lớn từ thị trường này một cách nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian và chi phí vận chuyển như hiện nay.

3.3.3.3 Khách hàng mục tiêu và cách tiếp cận khách hàng

Tập khách hàng mục tiêu mà công ty hướng tới là khách hàng cao cấp: các doanh nghiệp, tập đoàn lớn có nguồn lực tài chính dồi dào có khả năng mua sản phẩm của công ty để phục vụ có công trình có quy mô rộng lớn. Thị trường trung và thấp cấp đang dần bão hòa bởi sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp khác trong và ngoài nước, với những sản phẩm giá rẻ và chất lượng không đảm bảo. Với nguồn lực hiện có Việt Dũng có khả năng sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao đáp ứng các tiêu chuẩn trên thế giới làm hài lòng những khách hàng khó tính nhất. Vậy nên Việt Dũng lựa chọn tập khách hàng cao cấp là hoàn toàn hợp lý. Để có thể chinh phục được tập khách hàng khó tính này công ty cần tiếp tục cải thiện nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, uy tín, thương hiệu trên thị trường, kết hợp đẩy mạnh công tác marketing và hoạt động bán hàng.

3.3.3.4 Xây dựng nguồn lực và nâng cao năng lực cạnh tranh a. Nguồn lực

Về nhân lực: Quan tâm chú trọng công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân viên, giúp nhân viên nhanh chóng hội nhập với môi trường làm việc của Công ty, tăng thêm nhân viên do công tác mở rông quy mô kinh doanh.

Về tài chính: Các khoản chi đảm bảo đúng chế độ, đúng nguyên tắc tài chính và kịp thời. Khai thác hiệu quả cơ sở vật chất, chống xuống cấp và tái đầu tư nâng cấp , tăng vòng quay của vốn. Tăng chi phí cho công tác hoạch định chiến lược.

b. Định vị doanh nghiệp:

Để có thể thực hiện thành công chiến lược phát triển thị trường và đưa Việt Dũng trở thành công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất tấm ốp nhôm nhựa phức hợp thì công ty cần dựa trên những lợi thế cạnh tranh sau:

Là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực sản xuất tấm ốp nhôm nhựa phức hợp trên thị trường trong nước nên công ty có nhiều lợi thế về thị trường còn nhiều tiềm năng phát triển, có những quan hệ tốt đẹp lâu năm với các nhà cung cấp từ nước ngoài luôn đảm bảo chất lượng, tiến độ về nguyên vật liệu đầu vào. Việt Dũng đã chiếm lĩnh được thị trường miền Bắc với kênh phân phối mạnh trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Ngoài ra công ty cũng đang có những dây truyền sản xuất hiện đại nhất trong nước hiện nay được nhập khẩu từ nước ngoài về đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục và cho ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.

Nhân lực cũng là một trong những lợi thế cạnh tranh cốt lõi của Việt Dũng so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên thuộc ban quản lý có trình độ đại học trở lên, trẻ tuổi năng động hoạt bát nhiệt huyết cống hiến hết mình vì công việc, trong đó có những nhân sự đã có kinh nghiệm sinh sống học tập và làm việc nhiều năm từ nước ngoài, tất cả đội ngũ cán bộ công nhân viên được tổ chức sắp xếp phân công công việc với sự chuyên môn hóa cao trong một môi trường làm việc lành mạnh.

Sau nhiều năm hình thành và phát triển hiện nay nguồn lực tài chính của Việt Dũng tương đối dồi dào, đây cũng là một lợi thế cạnh tranh rất quan trọng có thể giúp Việt Dũng phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn.

3.3.3.5 Đề xuất chính sách marketing Chính sách sản phẩm:

Nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu sử dụng của khách hàng để đưa ra các sản phẩm đa dạng về màu sắc, kiểu dáng đáp ứng nhu cầu sử dụng. Nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua việc lựa chọn nguyên vật liệu đầu vào, kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất.

Chính sách giá:

Duy trì mức giá như hiện tại tập chung vào nâng cấp chất lượng sản phẩm.

Chính sách phân phối:

- Chăm sóc và duy trì hệ thống đại lý cấp 1. Hàng tháng báo cáo đánh giá doanh số các đại lý để có những phương án phù hợp.

- Cam kết không mở thêm đại lý ở Hà Nội để thị trường cho Đại lý hiện tại khai thác phát triển

- Mở rộng, thúc đẩy các đại lý cấp 1 ở các thị trường phía Nam như Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương…

- Phát triển dòng sản phẩm thông qua các kênh bán hàng trực tiếp đến công trình có dự án lớn.

- Thường xuyên theo dõi biến động tình hình giá cả và năng lực của đối thủ báo cáo lên ban lãnh đạo để có chỉ đạo kịp thời.

- In catalogue với thông tin đầy đủ hơn về các loại trần nhôm để gửi đến khách hàng - Mở thêm các đại lý cấp 1 ở các tỉnh trên cả nước nhằm đa dạng kênh phân phối - Xây dựng duy trì mức giá bán cạnh tranh với các đối thủ

- Tìm hiểu mẫu mã sản phẩm trên thị trường đánh giá nhu cầu để phối hợp với nhà máy để cải tiến, nâng cấp, làm mới mẫu mã, kiểu dáng

- Cấp phát các mẫu sản phẩm, tài liệu tới các đơn vị có tiềm năng

- Thúc đẩy mạnh mẽ công tác tiếp thị, cấp phát tài liệu, mẫu sản phẩm tại thị trường miền Nam: (qua kênh phân phối thạch cao và các đơn vị chuyên sâu về trần nhôm, thiết kế, thi công nội thất) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhân sự:

- Bổ sung thêm 02 nhân sự đi thị trường miền Nam.

- Đào tạo những con người mới hiểu biết sâu sắc hơn về sản phẩm, cách thức thi công, lắp đặt phục vụ công tác tiếp thị tư vấn.

Truyền thông

- Sử dụng quỹ truyền thông hiệu quả thông qua việc lựa tham gia các chương trình hội chợ, tài chợ, quảng cáo …hợp lý.

- Đề xuất việc làm lại hệ thống bảng biển đại lý theo bộ nhận diện thương hiệu

- Hoàn thành các tài liệu chuyền thông như: TVC, Clip VOV, Clip hướng dẫn thi công sản phẩm, catalogue, HSNT, các poster, tờ rơi …

- Thúc đẩy phát triển mạnh hơn việc truyền thông quảng cáo qua kênh internet: xây dựng khai thác, phát triển website hiệu quả, lập kênh thông tin sản phẩm qua các mạng xã hội facebook, youtube, hoàn thiện danh sách data base khách hàng. Gửi kịp thời các thông điệp của công ty cho khách hàng.

KẾT LUẬN

Nhu cầu tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp là điều tất yếu kể từ khi mỗi doanh nghiệp được thành lập. Nhưng doanh nghiệp đó có thể tồn tại và phát triển được hay không lại phụ thuộc vào thực lực, khả năng của chính doanh nghiệp cũng như định hướng phát triển của chính nó. Trong cơ chế thị trường như nước ta hiện nay, những thay đổi khách quan ngày càng nhiều và xảy ra ở mức độ ảnh hưởng tới doanh

nghiệp ngày càng lớn hơn trước. Vì vậy nhiệm vụ đặt ra cho các nhà quản trị ngày càng nặng nề hơn bao giờ hết. Đối mặt với biến động của thị trường, bản lĩnh, tri thức và kinh nghiệm của nhà quản trị cùng với sự đồng tâm, nhất chí của toàn doanh nghiệp sẽ là vấn đề quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Đối với công ty cổ phần Nhôm Việt Dũng cũng không phải là ngoại lệ.

Nhưng với năng lực và kinh nghiệm của cấp quản trị cộng với trình độ, lòng nhiệt huyết của một tập thể nhân viên đoàn kết, phấn đấu cho sự phát triển của công ty, công ty cổ phần Nhôm Việt Dũng đã phải đối mặt với những khó khăn, vượt qua thử thách để có thể đứng vững và trưởng thành như ngày hôm nay.

Trong thời gian hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, được sự giúp đỡ và chỉ bảo nhiệt tình của các cô chú, anh chị nhân viên trong công ty, em đã nắm bắt và hiểu biết được sự phát triển cũng như tình hình hoạch định chiến lược của công ty. Cùng với việc áp dụng những kiến thức chuyên ngành đã được thầy cô truyền đạt trong nhà trường, em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

Do thời gian nghiên cứu và trình độ còn hạn chế nên Khóa luận tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô bộ môn Quản trị Chiến lược trường Đại học Thương mại và ban lãnh đạo công ty cổ phần Nhôm Việt Dũng để Khóa luận tốt nghiệp của em có thể hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần Nhôm Việt Dũng (Trang 38)