Tính cấp thiết của đề tài Hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, quá trình hội nhập của các doanh nghiệp trong các nền kinh tế diễn ra nhanh hơn rất nhiều so với trước đây và biến đối sâu sắc toàn cảnh bức tranh của các nền kinh tế. Các thay đổi đã và đang tác động đến thực tiễn kinh doanh của các doanh nghiệp. Dù hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào thì hàng ngày các doanh nghiệp thường xuyên phải đối mặt với hàng loạt các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình. Các rủi ro có thể đem lại lợi ích, là cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp nhưng cũng có thể đem lại thiệt hại làm ảnh hưởng xấu tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Quản lý tốt rủi ro giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro trong tương lai và có thể giúp quản lý tốt hậu quả do rủi ro gây ra. Quản lý rủi ro hiệu quả, doanh nghiệp có thể tối đa hóa được lợi nhuận thông qua việc giảm thiểu khả năng xảy ra của rủi ro và tối thiểu hóa các tổn thất của rủi ro, giảm thiểu được chi phí phát sinh cho doanh nghiệp. Xét trên những lợi ích mang lại thì thực hiện tốt công tác quản lý rủi ro sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp ứng phó tốt với các rủi ro bất lợi. Trong bối cảnh mở cửa thị trường theo các cam kết với WTO và khủng hoảng tài chính như hiện nay, các doanh nghiệp Việt nam đang phải đứng trước những biến động bất ổn lớn của thị trường. Nếu các doanh nghiệp Việt nam không lường trước được những biến động của thị trường, có chương trình quản lý rủi ro thích hợp và đẩy quản lý rủi ro lên thành hành động bản năng của mình trong môi trường cạnh tranh toàn cầu, họ sẽ phải thực sự đối mặt với những khó khăn lớn, đặc biệt là với các doanh nghiệp nước ngoài vốn có truyền thống ngăn ngừa rủi ro từ lâu đời và có hệ thống quản lý rủi ro tốt hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp Việt nam. Cũng như các tổ chức kinh tế khác, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm cũng phải chịu tác động của hàng loạt các rủi ro do môi trường kinh doanh mang lại. Do đặc thù hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm là hoạt động theo cơ chế chuyển giao rủi ro, chấp nhận rủi ro là nguồn duy nhất mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp bảo hiểm. Một lĩnh vực hoạt động nhạy cảm và tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Vì vậy, quản lý tốt rủi ro đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp bảo hiểm. Quản lý rủi ro được coi là hoạt động cấp thiết và như là bản năng đối với các doanh nghiệp bảo hiểm lớn trên thế giới và càng trở nên đặc biệt cấp thiết đối với các doanh nghiệp bảo hiểm Việt nam trong môi trường kinh doanh hiện nay. Do xuất phát điểm của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt nam khá thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới nên việc tập trung phát triển doanh thu được xem là ưu tiên, hiệu quả kinh doanh chưa được đặt lên là ưu tiên số một. Chính vì thế, mặc dù quản lý rủi ro là hoạt động cấp thiết nhưng hệ thống quản lý rủi ro dường như vẫn đang bị bỏ ngỏ, chưa được đầu tư xây dựng một cách chuyên nghiệp dẫn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm chưa thực sự đạt hiệu quả như lẽ ra nó phải có. Trước thực tế này việc nhận thức và đưa quản lý rủi ro về đúng với vai trò thực sự của nó là vấn đề cấp thiết đối với các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam. Đề tài “Quản lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex ” đã được lựa chọn để nghiên cứu, góp phần giải quyết những vấn đề mà thực tiễn hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ nói chung và hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex nói riêng đã đặt ra.
Trang 1DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ 5
1.1 Bảo hiểm phi nhân thọ 5
1.1.1 Khái niệm bảo hiểm phi nhân thọ 5
1.1.2 Vai trò của bảo hiểm phi nhân thọ trong nền kinh tế 7
1.1.3 Đặc điểm của bảo hiểm phi nhân thọ 10
1.2 Rủi ro trong bảo hiểm phi nhân thọ 11
1 2.1 Khái niệm rủi ro trong bảo hiểm phi nhân thọ 11
1.2.2 Các loại rủi ro trong bảo hiểm phi nhân thọ 12
1.3 Quản lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ 14
1.3.1 Khái niệm quản lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ 14
1.3.2 Mục tiêu quản lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ 15
1.3.3 Vai trò của quản lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ 15
1.3.4 Nội dung quản lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ 16
1.3.5 Các công cụ tài trợ rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ 19
1.3.6 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ 20
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PETROLIMEX 26
2.1 Giới thiệu về Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex 26
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 26
2.1.2 Cấu trúc tổ chức hàng dọc theo chức năng và vùng địa lý của PJICO 30
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex 31
2.2 Thực trạng rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex 36
2.3 Thực trạng quản lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex 40
Trang 22.3.2 Thực trạng phân tích và đánh giá rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ tại Công ty cổ
phần bảo hiểm Petrolimex 47
2.3.3 Thực trạng xử lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ 61
2.4 Đánh giá quản lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex 67
2.4.1 Điểm mạnh 67
2.4.2 Điểm yếu và nguyên nhân 68
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PETROLIMEX 72
3.1 Phương hướng hoàn thiện quản lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ của Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex 72
3.1.1 Định hướng phát triển của Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex đến năm 2015 72
3.1.2.Định hướng hoàn thiện quản lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ của Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex 75
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex 76
3.2.1 Hoàn thiện hoạt động thiết lập bối cảnh và nhận diện rủi ro 76
3.2.2 Hoàn thiện hoạt động phân tích và đánh giá rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ 77
3.2.3 Hoàn thiện các hoạt động tài trợ rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ 78
3.2.4 Xây dựng bộ phận quản lý rủi ro 78
3.2.5 Hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ 79
3.2.6 Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý 80
3.2.7 Hoàn thiện hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ 80
3.3 Kiến nghị để thực hiện giải pháp 81
3.3.1 Kiến nghị với Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex 81
3.3.2 Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước 82
KẾT LUẬN 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
Trang 3PJICO Công ty cổ phần bảo hiểm PetrolimexWTO Tổ chức thương mại thế giới
Trang 4Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của PJICO giai đoạn 2007 – 2011 32
Bảng 2.2: Danh sách các vụ tổn thất điển hình PJICO đã bồi thường giai đoạn 2007-2011 .36
Bảng 2.3: Doanh thu và bồi thường theo nghiệp vụ của PJICO giai đoạn 2009 - 2011 37
Bảng 2.4: Doanh thu và bồi thường của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam giai đoạn 2009 - 2011 38
Bảng 2.5: Bản Câu Hỏi Đánh Giá Rủi ro hỏa hoạn & Rủi ro Đặc biệt khác 50
Bảng 2.6: Tỷ lệ doanh thu phí bảo hiểm được đánh giá rủi ro trên tổng doanh thu của PJICO giai đoạn 2009 - 2011 56
Bảng 2.7: Tỷ lệ chi phí đánh giá rủi ro đối tượng bảo hiểm của PJICO giai đoạn 2007-2011 59
Bảng 2.8: Chi phí đề phòng hạn chế tổn thất của PJICO giai đoạn 2007-2011 62
Bảng 2.9: Dự phòng nghiệp vụ của PJICO giai đoạn 2007-2011 63
Bảng 2.10: Chi phí tái bảo hiểm của PJICO giai đoạn 2007-2011 65
Trang 5SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Cấu trúc tổ chức hàng dọc theo chức năng và vùng địa lý của PJICO 30
BIỂU ĐỒ Biểu 2.1: Doanh thu phí bảo hiểm 33
Biểu 2.2: Phí bảo hiểm giữ lại 34
Biểu 2.3: Lợi nhuận trước thuế 34
Biểu 2.4: Tổng tài sản 35
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, quá trình hộinhập của các doanh nghiệp trong các nền kinh tế diễn ra nhanh hơn rất nhiều so vớitrước đây và biến đối sâu sắc toàn cảnh bức tranh của các nền kinh tế Các thay đổi
đã và đang tác động đến thực tiễn kinh doanh của các doanh nghiệp Dù hoạt độngtrong bất cứ lĩnh vực nào thì hàng ngày các doanh nghiệp thường xuyên phải đốimặt với hàng loạt các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình Các rủi ro có thểđem lại lợi ích, là cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp nhưng cũng có thể đem lạithiệt hại làm ảnh hưởng xấu tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Quản lý tốtrủi ro giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro trong tương lai và có thể giúpquản lý tốt hậu quả do rủi ro gây ra Quản lý rủi ro hiệu quả, doanh nghiệp có thể tối
đa hóa được lợi nhuận thông qua việc giảm thiểu khả năng xảy ra của rủi ro và tốithiểu hóa các tổn thất của rủi ro, giảm thiểu được chi phí phát sinh cho doanhnghiệp Xét trên những lợi ích mang lại thì thực hiện tốt công tác quản lý rủi ro sẽmang lại lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp ứng phó tốtvới các rủi ro bất lợi
Trong bối cảnh mở cửa thị trường theo các cam kết với WTO và khủnghoảng tài chính như hiện nay, các doanh nghiệp Việt nam đang phải đứng trướcnhững biến động bất ổn lớn của thị trường Nếu các doanh nghiệp Việt namkhông lường trước được những biến động của thị trường, có chương trình quản
lý rủi ro thích hợp và đẩy quản lý rủi ro lên thành hành động bản năng của mìnhtrong môi trường cạnh tranh toàn cầu, họ sẽ phải thực sự đối mặt với những khókhăn lớn, đặc biệt là với các doanh nghiệp nước ngoài vốn có truyền thống ngănngừa rủi ro từ lâu đời và có hệ thống quản lý rủi ro tốt hơn rất nhiều so với cácdoanh nghiệp Việt nam
Cũng như các tổ chức kinh tế khác, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnhvực bảo hiểm cũng phải chịu tác động của hàng loạt các rủi ro do môi trường kinh
Trang 7doanh mang lại Do đặc thù hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm làhoạt động theo cơ chế chuyển giao rủi ro, chấp nhận rủi ro là nguồn duy nhất manglại lợi nhuận cho doanh nghiệp bảo hiểm Một lĩnh vực hoạt động nhạy cảm và tiềm
ẩn rất nhiều rủi ro Vì vậy, quản lý tốt rủi ro đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với
sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp bảo hiểm Quản lý rủi ro được coi là hoạtđộng cấp thiết và như là bản năng đối với các doanh nghiệp bảo hiểm lớn trên thếgiới và càng trở nên đặc biệt cấp thiết đối với các doanh nghiệp bảo hiểm Việt namtrong môi trường kinh doanh hiện nay
Do xuất phát điểm của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt nam khá thấp so vớicác nước trong khu vực và trên thế giới nên việc tập trung phát triển doanh thu đượcxem là ưu tiên, hiệu quả kinh doanh chưa được đặt lên là ưu tiên số một Chính vìthế, mặc dù quản lý rủi ro là hoạt động cấp thiết nhưng hệ thống quản lý rủi rodường như vẫn đang bị bỏ ngỏ, chưa được đầu tư xây dựng một cách chuyên nghiệpdẫn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm chưa thực sự đạt hiệuquả như lẽ ra nó phải có Trước thực tế này việc nhận thức và đưa quản lý rủi ro vềđúng với vai trò thực sự của nó là vấn đề cấp thiết đối với các doanh nghiệp bảo
hiểm Việt Nam Đề tài “Quản lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex ” đã được lựa chọn để nghiên cứu, góp phần giải quyết những
vấn đề mà thực tiễn hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ nói chung và hoạtđộng kinh doanh tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex nói riêng đã đặt ra
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài:
- Làm rõ cơ sở lý luận của quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
- Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểmphi nhân thọ của Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex giai đoạn năm 2007 đếnnăm 2011
- Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý rủi ro bảo hiểm phi nhânthọ tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex đến năm 2015
Trang 83 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề về cơ
sở lý luận quản lý rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ Về mặtthực tiễn, luận văn nghiên cứu và đánh giá thực trạng quản lý rủi ro đối với hoạtđộng kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ của Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex,
đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ tạiCông ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex cho giai đoạn đến năm 2015
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu quản lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ tạiCông ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex dưới giác độ tác nghiệp
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện việc nghiên cứu theo các mục tiêu đã đặt ra, luận văn sử dụngcác phương pháp nghiên khoa học như: tổng hợp, phân tích so sánh, đối chiếu dựatrên cơ sở phân tích thực tế để làm sáng tỏ quan điểm của mình về vấn đề nghiêncứu đã đặt ra
Luận văn chủ yếu sử dụng nguồn số liệu thứ cấp của Công ty cổ phần bảohiểm Petrolimex và Bộ Tài chính
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống các khái niệm và thực tiễn hoạtđộng quản lý rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, luận văn sẽlàm rõ hơn nhận thức về tính cấp thiết của quản lý rủi ro trong thực tiễn hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
Luận văn trình bày rõ ràng thực trạng quản lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọtại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex trong thời gian qua Trên cơ sở đó đánhgiá được những kết quả và đưa ra những nguyên nhân gây ra hạn chế trong công tácquản lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ từ đó có những giải pháp phù hợp làm hoànthiện hơn cho công tác quản lý rủi ro tại Công ty
Trang 96 Bố cục của luận văn
Nội dung nghiên cứu ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu thamkhảo luận văn được trình bày làm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ
Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex
Trang 10Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO
BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ
1.1 Bảo hiểm phi nhân thọ
1.1.1 Khái niệm bảo hiểm phi nhân thọ
Bảo hiểm có nguồn gốc từ rất xa xưa trong lịch sử nền văn minh nhân loại vàthậm chí cho tời giờ người ta vẫn chưa xác định được bảo hiểm xuất hiện từ khinào Vào cuối thế kỷ XV khi châu Âu thực hiện những chuyến đi khai phá tới châu
Á và châu Mỹ, mở đường cho cái gọi là “cuộc cách mạng thương mại”, ý tưởng vềrủi ro và thành lập một quỹ chung để đề phòng và xử lý cho những trường hợp xấu,hay khẩn cấp xẩy ra đã xuất hiện cùng một lúc Nếu một đội tàu nhỏ tìm cách đi từchâu Âu sang châu Á giao thương mua bán hàng hoá và trở về với nhiều loại hànghoá hấp dẫn, nhưng lại có nhiều rủi ro là một số tàu sẽ không thể hoàn thành chuyếntrở về vì có thể tàu bị chìm do bão tố, lạc đường, bị cướp, đội thuỷ thủ bị chết dobệnh tật Những người tham gia đầu tư vào những chuyến đi đó cảm thấy rất mạohiểm và sự cần thiết phải cùng nhau chia sẻ rủi ro để tránh tình trạng một số ngườiđầu tư bị mất trắng khoản đầu tư của mình do một rủi ro ngẫu nhiên xẩy đến với contàu Người ta đã tìm ra hai cách nhằm đáp ứng nhu cầu này Cách thứ nhất là thànhlập một liên doanh có vốn góp cổ phần theo đó một nhóm những người cùng thamgia đầu tư vào một đội tàu chở hàng chung, cùng chia sẻ rủi ro khi xẩy ra tổn thất vàcùng phân chia lợi nhuận mà liên doanh thu được Cách thứ hai là bảo hiểm, một hệthống mà theo đó chủ hàng hay chủ tàu đề nghị trả một số tiền mặt (gọi là phí) chonhững người khác nếu những người này đồng ý sẽ bồi thường cho các chủ hàngthuộc con tàu đã nêu tên không thể hoàn thành một chuyến đi cụ thể nào đó Theocách thức này, thay cho việc phát triển trong cạnh tranh và rủi ro, việc chung vốn vàbảo hiểm đã bổ sung cho nhau Một số người (hay Công ty) thu phí bảo hiểm bằngtiền mặt để đổi lấy một cam kết sẽ bồi thường cho cho chủ tàu trong trường hợp tàu
Trang 11bị tổn thất Những bảo hiểm này đã tạo lập một quỹ chung mà họ cam kết sử dụng
để thanh toán cho người được bảo hiểm khi xẩy ra tổn thất Người ta soạn ra mộtvăn bản nêu rõ rủi ro (sự kiện được bảo hiểm, hoàn cảnh xẩy ra rủi ro, thời gian bảohiểm) và người nhận bảo hiểm ghi ở rõ những điều khoản liệt kê này và tỷ lệ rủi ro
mà người đó sẵn sàng nhận bảo hiểm
Một số người nhanh chóng nhận ra rằng rất nhiều thành viên trong cộngđồng những người nhận bảo hiểm không muốn một mình nhận bảo hiểm cho nhữngrủi ro lớn Vì vậy người ta kêu gọi mọi người mua cổ phần của các Công ty bảohiểm và Công ty bảo hiểm sẽ thuê các chuyên gia để lựa chọn các rủi ro có thể bảohiểm và bồi thường cho người được bảo hiểm bằng số tiền trích ra từ quỹ chung khirủi ro xẩy ra Quỹ chung này được xây dựng trên cơ sở số tiền mà Công ty thu đượcsau khi bán cổ phần cho các cổ đông, phí bảo hiểm do người được bảo hiểm nộpcộng với thu nhập nhờ đầu tư quỹ
Như vậy, bảo hiểm là sự chuyển giao rủi ro, hoạt động kinh doanh bảo hiểm
là hoạt động kiếm tìm lợi nhuận từ rủi ro mà khách hàng phải đối mặt, chấp nhậnrủi ro là nguồn duy nhất mang lại lợi nhuận cho người nhận bảo hiểm
Bảo hiểm không chỉ là chuyển giao rủi ro mà còn có khả năng làm giảm rủi
ro do người nhận bảo hiểm có thể tập trung một số lớn các rủi ro cho phép có thểtiên đoán về các tổn thất khi chúng xảy ra và quy luật đặc thù của hoạt động kinhdoanh bảo hiểm là quy luật “số đông bù số ít”
Trong thực tế có nhiều quan niệm về bảo hiểm khác nhau tuỳ thuộc vào việcnhìn nhận bảo hiểm ở các góc độ và cách thức tiếp cận khác nhau Trên phương
diện lý thuyết cơ bản, Bảo hiểm là một nghiệp vụ, qua đó một bên là người được bảo hiểm chấp nhận trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm cho chính mình hoặc cho người thứ ba khác để trong trường hợp có rủi ro xảy ra nằm trong phạm vi bảo hiểm sẽ được trả một khoản bồi thường từ người bảo hiểm, là người chịu trách nhiệm đối với những rủi ro đã cam kết và đền bù thiệt hại
Theo điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam: Bảo hiểm là hoạt động theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ
Trang 12sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Căn cứ vào nguồn gốc rủi ro được bảo hiểm thì bảo hiểm được chia làm 02 loại: Bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm phi nhân thọ được sử dụng như một khái niệm tổng hợp mang ý
nghĩa hàm chứa tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm thiệt hại( bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm dân sự) và các nghiệp vụ bảo hiểm con người không thuộc bảo hiểm nhân thọ(bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm bệnh tật, ốm đau ) Theo Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam thì thuật ngữ bảo hiểm phi nhân thọ được hiểu như sau: Bảo hiểm phi nhân thọ là nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm dân sự
và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được
bảo hiểm sống hoặc chết.
Bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ có một điểm khác nhau cơ bản
là hầu hết các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ đều mang ý nghĩa sự sống và ý nghĩatiết kiệm đầu tư đảm bảo tài chính cho họ hoặc người thân của họ khi gặp rủi rohoặc khi không gặp rủi ro và tham gia bảo hiểm nhân thọ mang tính chất tiết kiệm
có hiệu quả mà mình vừa được bảo hiểm.Còn bảo hiểm phi nhân thọ thì người đượcbảo hiểm chỉ được nhận tiền bảo hiểm khi gặp rủi ro còn khi không gặp rủi ro thìkhông được nhận lại tiền đã đóng Đó là sự khác nhau cơ bản và một điều khácnhau nữa là phí bảo hiểm đóng trong trường hợp phi nhân thọ thì thấp hơn rất nhiều
so với bảo hiểm nhân thọ 1 loại hình là bảo hiểm cho con người & 1 loại hình bảohiểm cho đồ đạc vật chất
Luận văn này chỉ nghiên cứu và phân tích loại hình bảo hiểm phi nhân thọ
1.1.2 Vai trò của bảo hiểm phi nhân thọ trong nền kinh tế
Có thể nói các công ty bảo hiểm phi nhân thọ đóng một vai trò quan trọngđối với mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội:
Trang 13Phân tán rủi ro: Quỹ bảo hiểm phi nhân thọ được hình thành từ số tiền mà
Công ty thu được sau khi bán cổ phần cho các cổ đông, phí bảo hiểm do người đượcbảo hiểm nộp cộng với thu nhập nhờ đầu tư quỹ được sử dụng để bồi thường, chi trảquyền lợi cho người được bảo hiểm khi tổn thất xẩy ra Nhờ vậy những rủi ro thay
vì một người phải gánh chịu thì qua bảo hiểm sẽ được chia sẻ, phân tán cho số đôngngười tham gia bảo hiểm
Bảo vệ: Với khách hàng tham gia bảo hiểm phi nhân thọ thì qua việc thanh
toán tiền bảo hiểm, tiền bồi thường, công ty bảo hiểm gánh bớt gánh nặng tài chínhcho khách hàng khi xảy ra rủi ro, giúp ổn định cuộc sống cho mỗi cá nhân, gia đình
Với tổ chức, doanh nghiệp, với việc thanh toán tiền bồi thường, công ty bảohiểm phi nhân thọ giúp các tổ chức, doanh nghiệp nhanh chóng ổn định tình hình tàichính và sản xuất kinh doanh
Ổn định đời sống kinh tế xã hội: Khi tổn thất xẩy ra, hậu quả và chi phí của
nó nhiều khi vượt qua khả năng tài chính của mỗi cá thể Nhưng nếu các cá thể nàytham gia bảo hiểm, thì người tham gia bảo hiểm chỉ đóng cho người nhận bảo hiểmmột khoản phí rất nhỏ so với số tiền mà họ nhận được khi tổn thất xẩy ra, và số tiềnnày giúp họ có thể nhanh chóng ổn định đời sống, kinh doanh của mình
Tạo sự an tâm về mặt tinh thần cho người tham gia bảo hiểm: Khi được
bảo hiểm họ đã chuyển mọi rủi ro tiềm ẩn thường đe doạ xung quanh mình chongười nhận bảo hiểm, nhờ đó tạo nên tâm lý an tâm về mặt tinh thần là bản thân, giađình, tài sản của mình luôn được an toàn, tập trung vào việc phát triển sản xuấtkinh doanh
Tạo công ăn việc làm cho người lao động: Sự ra đời và phát triển của
người nhận bảo hiểm (các công ty bảo hiểm) đã thu hút một lực lượng lao độngđông đảo tham gia vào các vị trí là nhân viên, đại lý, cộng tác viên với mức thunhập khá hấp dẫn
Các công ty bảo hiểm cũng có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế:
Qua việc giúp các doanh nghiệp khắc phục hậu quả khi xảy ra rủi ro,đảm bảo ổn định tình hình tài chính, tránh được tình trạng gián đoạn sản xuất
Trang 14kinh doanh, các công ty bảo hiểm phi nhân thọ giúp nền kinh tế phát triển ổnđịnh hơn.
Hơn nữa, việc tham gia bảo hiểm phi nhân thọ cho phép chủ công tychuyển giao được một phần, một số rủi ro nhất định sang cho công ty bảo hiểm,
từ đó thúc đẩy các công ty mạnh dạn hơn trong việc đầu tư tài chính vào kinhdoanh, gián tiếp góp phần làm tăng sản lượng hàng hoá, giảm thất nghiệp, thúcđẩy nền kinh tế phát triển
Bên cạnh đó, công ty bảo hiểm phi nhân thọ cũng góp phần vào việc hạn chếrủi ro, giảm bớt tổn thất của cải cho xã hội Công tác đề phòng hạn chế tổn thất làmột mặt hoạt động quan trọng, cần thiết đối với các công ty bảo hiểm phi nhân Đặcđiểm kinh doanh bảo hiểm đòi hỏi các công ty bảo hiểm phải thực hiện nghiên cứurủi ro, thống kê tai nạn, tổn thất, xác định nguyên nhân và đề ra các biện pháp kiểmsoát, ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro, từ đó làm giảm chi phí bồi thường của công ty,nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đồng thời mang lại hiệu quả vềmặt xã hội
Vì vậy, các công ty bảo hiểm phi nhân thọ trên thế giới thường tìm kiếmnhững chuyên gia tài giỏi có trình độ khoa học kỹ thuật cao, tổ chức những cuộcnghiên cứu ứng dụng thực tế trợ giúp, tư vấn, hướng dẫn cho các khách hàng thamgia bảo hiểm về các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro Các công ty bảo hiểmphi nhân thọ cũng dành một khoản kinh phí đáng kể hỗ trợ xây dựng các công trìnhnhằm giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm, góp phần làm hạnchế các tổn thất có thể xảy ra cho mỗi cá nhân, công ty cũng như toàn xã hội
Các công ty bảo hiểm cũng đóng vai trò là những trung gian tài chính quantrọng Qua hoạt động bảo hiểm gốc, mỗi cá nhân, tổ chức cùng đóng góp tạo nênmột quỹ chung để sử dụng khi xảy ra tổn thất Như vậy, công ty bảo hiểm có mộtnguốn vốn tạm thời nhàn rỗi khá lớn Do đặc điểm hoạt động kinh doanh bảo hiểm
là có một khoảng thời gian khá dài từ khi thu được phí bảo hiểm đến khi phải thanhtoán tiền bảo hiểm (đối với bảo hiểm nhân thọ) hoặc khi phải thanh toán khiếu nạinếu tổn thất xảy ra, phần lớn nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi này sẽ được các công ty
Trang 15bảo hiểm sử dụng để đầu tư tài chính vào các loại hình khác nhau nhằm mục tiêusinh lợi Công ty bảo hiểm có thể đầu tư trực tiếp hoặc cho vay với chính phủ, các
tổ chức quốc tế hoặc các công ty, các tổ chức tài chính thông qua việc cho vay trựctiếp hoặc mua trái phiếu, tín phiếu,… do các tổ chức này phát hành Hoạt động đầu
tư này đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế
- Đối với chính phủ, các công ty bảo hiểm có đóng góp khá lớn cho ngânsách quốc gia Với quy mô hoạt động lớn, hiệu quả cao, số tiền thuế các công ty bảohiểm nộp cho chính phủ là một con số không nhỏ
Đồng thời họ cũng đóng vai trò là người cho vay quan trọng đối với chínhphủ qua việc mua một lượng lớn trái phiếu chính phủ Một số công trình kinh tếtrọng điểm được đầu tư bằng vốn vay của công ty bảo hiểm
Góp phần thúc đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: Thông qua
hoạt động đồng bảo hiểm hoặc hoạt động tái bảo hiểm giữa các nước với nhau đãgóp phần mở rộng mối quan hệ kinh tế với nước ngoài
Như vậy, công ty bảo hiểm phi nhân thọ có vai trò rất to lớn đối với toàn xãhội nói chung Họ giúp các cá nhân ổn định cuộc sống, giúp các công ty ổn định sảnxuất kinh doanh khi có rủi ro xảy ra, đóng góp vào nguồn thu của ngân sách nhànước, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế, thúc đẩy nền kinh
tế hoạt động có hiệu quả và ngày càng phát triển nền kinh tế, đóng vai trò quantrọng trong cuộc sống kinh tế xã hội của mỗi quốc gia
1.1.3 Đặc điểm của bảo hiểm phi nhân thọ
- Bảo hiểm phi nhân thọ là công cụ để đảm bảo bù đắp những thiệt hại tổnthất khi sự kiện bảo hiểm xảy ra Đây là mục đích chính và duy nhất của bảo hiểmphi nhân thọ
- Nếu sự kiện bảo hiểm không xảy ra thì người bảo hiểm không phải trả bất
cứ một khoản tiền nào hay hoàn phí cho người tham gia bảo hiểm
- Nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời gian bảo hiểm, người được bảohiểm sẽ nhận được tối đa là giá trị tổn thất từ người bảo hiểm
Trang 16- Thời gian bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ thường ngắn hơnrất nhiều so với các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, thông thường thời gian bảo hiểmcác nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ là một năm hoặc ngắn hơn tùy vào từng hợpđồng Chính vì thế bảo phí của loại hình này thường đóng một lần.
- Đối tượng được bảo hiểm rất đa dạng là tài sản, trách nhiệm dân sự, sứckhỏe, tai nạn con người Bên cạnh đó đối tượng của bảo hiểm phi nhân thọ có thểđược sữa chữa thay thế và có thể luôn luôn duy trì tình trạng tốt và có thể xem làkhông đổi theo thời gian
- Trong bảo hiểm phi nhân thọ nguyên tắc bồi thường và thế quyền đượcthực hiện khi sự kiện bảo hiểm xảy ra
- Bảo hiểm phi nhân thọ là sản phẩm không mong đợi: Việc xẩy ra rủi ro gây
tổn thất cho người được bảo hiểm là ngẫu nhiên và không mong muồn của cả haibên bán và mua bảo hiểm Nói cách khác, sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ là sảnphẩm “của nhu cầu thụ động” và được xếp vào nhóm sản phẩm được bán chứkhông phải được mua
- Bảo hiểm phi nhân thọ khó xác định hiệu quả kinh doanh: Do việc bồithường chỉ diễn ra khi có rủi ro xẩy ra gây tổn thất Trong suốt thời hạn hiệu lực củahợp đồng bảo hiểm rủi ro có thể xẩy ra cũng có thể không xẩy ra, vì vậy khó có thểđánh giá hiệu quả kinh doanh của sản phẩm ngay khi bán mà chỉ có thể đánh giá saukhi hợp đồng hết thời hạn hiệu lực
- Bảo hiểm phi nhân thọ là sản phẩm của “chu trình kinh doanh ngược”:
Không như sản phẩm của các lĩnh vực khác, giá của sản phẩm được tính căn cứ trên
cơ sở chi phí sản xuất thực tế phát sinh, trong lĩnh vực bảo hiểm, giá của sản phẩm(phí bảo hiểm) được xác định trên cơ sở số liệu thống kê tổn thất trong quá khứ vàước tính tương lai
1.2 Rủi ro trong bảo hiểm phi nhân thọ
1 2.1 Khái niệm rủi ro trong bảo hiểm phi nhân thọ
Khái niệm rủi ro trong bảo hiểm phi nhân thọ được hiểu là sự bất trắc có thể
đo lường được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực Rủi ro có thể mang
Trang 17đến những tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợiích, những cơ hội cho doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nghiên cứu rủi ro để có thể tìm ranhững biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hộimang lại kết quả kinh doanh tốt cho doanh nghiệp bảo hiểm
Như vậy có thể hiểu rủi ro dùng ám chỉ một sự không chắc chắn về kết quảcủa một tình huống nhất định và sự không chắc chắn lại luôn hiện hữu và tồn tại đâu
đó quanh chúng ta, liên quan đến bất kỳ một hoạt động của một lĩnh vực, một cánhân hay một tổ chức nào
Một cách đặc trưng, rủi ro nào cũng đều tồn tại hai yếu tố thuần tuý và suyđoán: Rủi ro thuần tuý tồn tại khi có một nguy cơ tổn thất nhưng không có cơ hộikiếm lời; Rủi ro suy đoán tồn tại khi trong nó có một cơ hội kiếm lời được cũng nhưmột nguy cơ tổn thất
Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ luôn tồntại cả rủi ro thuần tuý và rủi ro suy đoán Do đặc tính của rủi ro là sự bất định khôngthể đoán trước được nên rủi ro và sự bất định của nó có ảnh hưởng rất quan trọng
đối với hầu hết mọi người, mọi tổ chức do chúng luôn đòi hỏi một chi phí Vì vậy tìm cách quản lý rủi ro để giới hạn sự không chắc chắn ngày càng được quan tâm, từ đó làm nảy sinh quản trị rủi ro nhằm giảm đến mức thấp nhất những chi phí rủi ro và làm tăng tối đa những lợi ích của rủi ro.
1.2.2 Các loại rủi ro trong bảo hiểm phi nhân thọ
Rủi ro thị trường: Bảo hiểm phi nhân thọ cũng như các doanh nghiệp kinh
doanh khác đều chịu tác động của các rủi ro mà thị trường kinh doanh đem lại,nhưng vì là lĩnh vực kinh doanh đặc thù nên bảo hiểm chịu tác động từ thị trườnglớn hơn rất nhiều các lĩnh vực kinh doanh khác Bởi vì, kinh doanh bảo hiểm khôngchỉ phụ thuộc vào năng lực của bản thân doanh nghiệp bảo hiểm mà còn phụ thuộcrất lớn vào văn hoá, tập quán kinh doanh, trình độ phát triển của nền kinh tế
Nhu cầu của xã hội là điều kiện vô cùng cần thiết để các doanh nghiệp kinhdoanh tồn tại và phát triển, lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm cũng không nằm ngoài
Trang 18quy luật này Tuy vậy, do bảo hiểm có đặc thù riêng, sản phẩm khá khác biệt so vớisản phẩm của các lĩnh vực kinh doanh khác ở chỗ, sản phẩm bảo hiểm là công cụ tàitrợ rủi ro, được các cá nhân, tổ chức sử dụng để ứng phó với rủi ro có tổn thất Do
đó, mặc dù nhu cầu bảo hiểm của xã hội là rất lớn, nhưng sản phẩm bảo hiểm cóđược xã hội sử dụng đúng với nhu cầu hiện có hay không lại phụ thuộc vào vấn đềvăn hoá, tập quán kinh doanh và nhận thức của xã hội đối với rủi ro Ví dụ, tậpquán kinh doanh đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt nam hiện nay phần lớnvẫn đang ngược lại với thông lệ quốc tế, tức là khi nhập khẩu, hàng hoá giao theogiá CIF – giá giao hàng trên tàu của người bán tại cảng Việt nam; khi xuất khẩu,hàng hoá giao theo giá FOB – giá giao hàng trên tàu của ngưòi mua hàng tại cảngViệt nam.Tập quán kinh doanh này đã làm cho các doanh nghiệp bảo hiểm phinhân thọ của Việt nam mất đi phần lớn thị phần bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu
Sản phẩm bảo hiểm là vô hình, quy trình kinh doanh bảo hiểm là quy trìnhngược, do đó trình độ phát triển của nền kinh tế, nhận thức của xã hội đối vớicông cụ tài trợ rủi ro - bảo hiểm có tác động lớn tới khả năng mở rộng thị trường,phát triển doanh thu của các doanh nghiệp bảo hiểm Khi nền kinh tế phát triển,của cải trong xã hội ngày càng nhiều lên, thu nhập của người dân tăng cao, đờisống vật chất cũng như tinh thần được quan tâm nhiều hơn, nhu cầu tìm kiếm sự
an toàn cho tài sản, sinh mạng của mỗi cá nhân, tổ chức trong xã hội sẽ ngàycàng lớn và là thị trường rộng lớn cho doanh nghiệp bảo hiểm mở rộng hoạtđộng kinh doanh của mình
Rủi ro tái bảo hiểm: Tái bảo hiểm là hoạt động chia sẻ, phân tán rủi ro để
chuyển một phần rủi ro nhận bảo hiểm từ doanh nghiệp bảo hiểm này sang doanhnghiệp bảo hiểm hoặc doanh nghiệp tái bảo hiểm khác nhằm đảm bảo cân đối, ổnđịnh tài chính trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Tái báo hiểm là công cụ mà các doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng để kiểm soátrủi ro của các hợp đồng bảo hiểm doanh nghiệp đã ký kết, các rủi ro và điều kiện,điểu khoản bảo hiểm doanh nghiệp dự định ký kết, đảm bảo rủi ro mà doanh nghiệpbảo hiểm nắm giữ không vượt quá khả năng chấp nhận của doanh nghiệp
Trang 19Tái bảo hiểm là công cụ luôn đòi hỏi một chi phí lớn, chi phí tái bảo hiểmnằm trong nhóm các khoản chi phí kinh doanh lớn nhất của doanh nghiệp bảo hiểm.Tái bảo hiểm chuyển giao một phần rủi ro và cũng chia sẻ cả một phần phí bảohiểm tương ứng mà doanh nghiệp nhận được từ người được bảo hiểm
Do đó, rủi ro có nguồn gốc từ tái bảo hiểm có tác động rất lớn tới hoạtđộng của doanh nghiệp bảo hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanhnghiệp bảo hiểm
Rủi ro tái bảo hiểm gồm: Rủi ro về kỹ thuật hợp đồng như điều kiện, điềukhoản của hợp đồng tái bảo hiểm chưa tương thích với các điều kiện, điều khoảnphát sinh của các hợp đồng bảo hiểm gốc; không xác định đúng mức giữ lại củadoanh nghiệp; các rủi ro phát sinh từ đàm phán tái bảo hiểm; bỏ quên, bỏ sót cáchợp đồng bảo hiểm ( các rủi ro ) khi tác nghiệp của nhân viên tái bảo hiểm
1.3 Quản lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ
1.3.1 Khái niệm quản lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ
Quản lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ là quá trình nhận dạng, đo lường, đánhgiá và thực hiện các biện pháp kiểm soát, giảm thiểu rủi ro một cách có chủ đích, có
tổ chức của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, nhằm giúp doanh nghiệp bảohiểm đạt được mục đích, mục tiêu một cách có hiệu quả cao và bền vững trong điềukiện môi trường kinh doanh rủi ro đầy bất trắc
Sự cần thiết phải quản lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ không chỉ xuất phát từđặc thù riêng ở trên của doanh nghiệp bảo hiểm, mà nó còn xuất phát từ nhu cầubảo vệ lợi ích của các chủ thể liên quan tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpbảo hiểm
Quản lý rủi ro liên quan đến việc ứng dụng các khái niệm quản trị chungtrong một lĩnh vực cụ thể Quản lý rủi ro là một chức năng quản lý chung của doanhnghiệp bảo hiểm để nhận ra, đánh giá và ứng phó với những nguyên nhân, hậu quả
về tính bất định của rủi ro mà doanh nghiệp bảo hiểm phải đối mặt
Chức năng của quản lý rủi ro chính là việc tạo ra sự an toàn cho tài sản, conngười chống lại các rủi ro có thể xảy ra và giúp con người tránh khỏi các nguy hiểm
Trang 20hay rắc rối do trách nhiệm pháp lý phát sinh trong cuộc sống và hoạt động kinhdoanh hàng ngày.
Nhiệm vụ của quản lý rủi ro là giúp cho tổ chức, cá nhân nhận dạng đượcrủi ro; thực hiện các chương trình ngăn chặn và kiểm soát tổn thất trên cơ sở lựachọn các công cụ quản lý rủi ro phù hợp Nhằm mục đích là cho phép một tổchức, cá nhân tiến đến những mục đích của mình bằng con đường gián tiếp, cóhiệu quả nhất
1.3.2 Mục tiêu quản lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ
Mục tiêu của quản lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ là duy trì hoạt động củadoanh nghiệp bảo hiểm tức là duy trì các chi phí ở mức đảm bảo sự sống và pháttriển của doanh nghiệp; kết hợp các mục tiêu khác nhau để giữ tổng chi phí quản lýrủi ro ở mức thực tế là thấp nhất; giữ sự ổn định của các khoản thu nhập cho doanhnghiệp bảo hiểm phi nhân thọ; duy trì các hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn
và duy trì sự tăng trưởng của doanh nghiệp
Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ là hoạt động chấp nhận rủi ro để tìm kiếmlợi nhuận hoặc để cung cấp dịch vụ, do đó để làm được điều này một cách hiệu quảnhất, doanh nghiệp cần tối đa hoá các cơ hội có thể xẩy ra và tối thiếu hoá khía cạnhtiêu cực của rủi ro có thể ảnh hưởng tới sự tồn tại của doanh nghiệp bảo hiểm phinhân thọ Quản lý rủi ro giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu này, vì vậy quản lýrủi ro trở thành yếu tố sống còn, quyết định tới sự tồn tại trong tương lai của doanhnghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
1.3.3 Vai trò của quản lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ
Quản lý rủi ro góp phần tạo ra quản lý doanh nghiệp bảo hiểm tốt bằng cáchbảo đảm mục tiêu của doanh nghiệp sẽ đạt được trong phạm vi rủi ro có thể chấpnhận được
Quản lý rủi ro hữu hiệu, theo đúng quy trình, tiêu chuẩn đặt ra Khi đó doanhnghiệp bảo hiểm sẽ được bảo vệ qua việc kiểm soát rủi ro để kết quả xấu sẽ khôngnghiêm trọng như lẽ ra nó phải thế và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động củadoanh nghiệp
Trang 21Như vậy quản lý rủi ro tạo ra sự an toàn và phát triển cho doanh nghiệp bảohiểm thông qua những lợi ích mà nó mang lại.
Quản lý rủi ro: Kiểm soát chi phí, giảm bớt biến động tài chính, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm
Quản lý rủi ro hữu hiệu tạo điều kiện cho doanh nghiệp bảo hiểm có thể lựachọn cách thức tài trợ rủi ro thích hợp và hiệu quả như: Kiểm soát để giảm bớt, loạitrừ sai sót và tổn thất hoặc có thể chuyển giao tổn thất qua việc đồng bảo hiểm vàtái bảo hiểm, từ đó giảm thiểu được các chi phí liên hệ đến rủi ro góp phần giảm bớt
sự biến động tài chính trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảohiểm, các chi phí về bồi thường khắc phục tổn thất cho khách hàng của doanhnghiệp bảo hiểm sẽ thấp hơn, khi việc giảm bớt biến động tài chính có tác dụngtrong dài hạn thì quản lý rủi ro đã làm tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệpbảo hiểm so với đối thủ của mình
Quản lý rủi ro: Tăng giá trị cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp
Quản lý rủi ro hữu hiệu góp phần làm cho các chi phí khắc phục tổn thất vàbồi thường cho khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm thấp hơn từ đó làm cho sảnphẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp có giá trị tốt hơn, vẫn thoả mãn được cácyêu cầu của người tham gia bảo hiểm nhưng với chi phí thấp hơn, thông qua đóquản lý rủi ro đã làm gia tăng giá trị của sản phẩm dịch vụ
Quản lý rủi ro: Tăng giá trị cho các cổ đông và các chủ thể khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm
Quản lý rủi ro hữu hiệu tạo điều kiện cho doanh nghiệp bảo hiểm kiểm soátchi phí, giảm bớt biến động tài chính, tăng giá trị của sản phẩm dịch vụ, tăng khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp , đó là những yếu tố tác động trực tiếp và giántiếp đến lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm, kiểm soát, giảm bớt sự
dễ thay đổi của luồng tiền, lợi nhuận của doanh nghiệp là làm tăng giá trị cho các cổđông và các chủ thể liên quan khác
1.3.4 Nội dung quản lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ
Quản lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ có thể được xem xét dưới hai giác độ:
Trang 22giác độ chiến lược và giác độ tác nghiệp Trong luận văn này tác giả chỉ xem xétquản lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ dưới giác độ tác nghiệp của doanh nghiệp bảohiểm phi nhân thọ
Một doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ dù lớn hay nhỏ, đều ngày càng phảitập trung vào quản lý rủi ro Quản lý rủi ro hiệu quả, các doanh nghiệp bảo hiểm phinhân thọ cần phải có một quy trình nhất quán trong đó đưa ra một khung xây dựng
và thực hiện các chính sách và thủ tục quản lý, cho phép doanh nghiệp xử lý nhữngrủi ro mình gặp phải
Nội dung quản lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ trong doanh nghiệp bảo hiểmcũng gồm các bước của nội dung quản lý rủi ro chung, đó là:
Thiết lập bối cảnh: Việc thiết lập hiệu quả bối cảnh quản lý rủi ro sẽ giúp
xác định được phạm vi cho toàn bộ quy trình quản lý rủi ro
Là lĩnh vực kinh doanh đặc biệt - kinh doanh rủi ro, bối cảnh quản lý rủi rocủa doanh nghiệp bảo hiểm chính là việc xem xét cân nhắc các rủi ro mà doanhnghiệp có thể phải đương đầu trong hoạt động kinh doanh của mình liên quan đến:các loại rủi ro mà doanh nghiệp sẽ ký hợp đồng bảo hiểm; vấn đề đánh giá rủi rotrước và trong khi bảo hiểm, tiêu chí phân loại hợp đồng bảo hiểm mà doanh nghiệp
đã ký kết; các điều kiện, điều khoản hợp đồng; mức rủi ro duy trì doanh nghiệp cóthể chấp nhận, rủi ro trong vấn đề nhận và nhượng bảo hiểm
Nhận diện rủi ro: Là bước quan trọng nhất trong quy trình quản lý rủi ro,
doanh nghiệp sử dụng các phương pháp khác nhau để nhận diện được các rủi rotiềm tàng mà doanh nghiệp sẽ đối mặt cho dù rủi ro đó mang lại cơ hội hay gây rathiệt hại
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm theo cơ chế chuyển giaorủi ro, nên mỗi sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng sẽ làmtăng thêm sự tích tụ rủi ro cho doanh nghiệp Ngoài ra cũng như các doanh nghiệpthuộc các lĩnh vực kinh doanh khác, doanh nghiệp bảo hiểm cũng chịu sự tác độngcủa các loại rủi ro khác như rủi ro thị trường, rủi ro kinh tế, rủi ro pháp luật, rủi rothiên nhiên…
Trang 23Nhận diện rủi ro thực hiện thông qua việc nghiên cứu nguồn gốc của rủi ro,ảnh hưởng của rủi ro, để có cách thức quản lý phù hợp những ảnh hưởng của rủi rotới doanh nghiệp.
Doanh nghiệp bảo hiểm thường nhận diện rủi ro theo các quá trình côngviệc sau:
Rủi ro trong khai thác bảo hiểm: (i)Giám định, mô tả rủi ro trước khi cấp
đơn bỏ sót, bỏ qua các yếu tố quan trọng dẫn tới nhận diện, xác định mức độ rủi ro
trước khi cấp đơn không chính xác; (ii) Rủi ro về định phí bảo hiểm thấp; (iii)Rủi ro
về đánh giá, thẩm định giá trị tài sản thực tế trước khi bảo hiểm; (iv)Rủi ro về điềukiện, điều khoản bảo hiểm ghi nhận trong hợp đồng không rõ ràng gây tranh chấp;
(v) Rủi ro từ cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường; (vi)Rủi ro từ hành vi cấu
kết giữa nhân viên với khách hàng nhằm mục đích trục lợi;
Rủi ro trong giám định bồi thường tổn thất:(i) Rủi ro từ khâu giám định: Rủi
ro về đánh giá nguyên nhân tổn thất; rủi ro trong xác định số lượng, mức độ của cáchạng mục; rủi ro trong xác định phương án xử lý, khôi phục các hạng mục tổn thất;rủi ro từ công ty giám định độc lập; (ii) Rủi ro từ khâu bồi thường: Rủi ro tính toángiá trị bồi thường lớn hơn tổn thất thực tế; rủi ro bồi thường những tổn thất khôngthuộc phạm vi bảo hiểm; (iii)Rủi ro từ sự chưa hoàn thiện của quy trình giám định,bồi thường tạo kẽ hở trong quản lý dẫn tới những hành động trục lợi bảo hiểm
Rủi ro từ hoạt động tái bảo hiểm: Rủi ro về kỹ thuật hợp đồng như điều
kiện, điều khoản của hợp đồng tái bảo hiểm chưa tương thích với các điều kiện,điều khoản phát sinh của các hợp đồng bảo hiểm gốc; Rủi ro từ phía đối táckhông thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng (an toàn tài chính, độ tin cậycủa đối tác); không xác định đúng mức giữ lại của công ty; các rủi ro phát sinh
từ đàm phán tái bảo hiểm; bỏ quên, bỏ sót các hợp đồng bảo hiểm (các rủi ro)khi tác nghiệp của nhân viên tái bảo hiểm; Rủi ro từ sự không tuân thủ quy định,hướng dẫn về tái bảo hiểm
Nguồn gốc rủi ro: rủi ro tích tụ từ các hợp đồng bảo hiểm; rủi ro do thay đổichính sách vĩ mô của Nhà nước; rủi ro từ hoạt động quản lý kinh doanh; rủi ro từ
Trang 24vấn đề công nghệ thông tin; rủi ro từ hành vi gian lận của con người từ đó phânloại rủi ro theo các nhóm riêng biệt.
Việc nhận dạng rủi ro cũng cần cân nhắc đến các ảnh hưởng của rủi ro tới lợinhuận, thương hiệu, trách nhiệm pháp lý, nguồn nhân lực của doanh nghiệp
Phân tích rủi ro: Đây là khâu quan trọng trong qui trình quản lý rủi ro Việc
phân tích rủi ro thường được thực hiện qua các công cụ thống kê nhằm lượng hoárủi ro, đo mức thiệt hại mà rủi ro mang lại
Doanh nghiệp bảo hiểm lượng hoá rủi ro từ những tiêu chí phân loại rủi ro đãđược xác định trong khâu thiết lập bối cảnh và kết quả thu được từ khâu nhận diệnrủi ro để đưa ra mức thiệt hại doanh nghiệp có thể chịu được của từng nhóm, loạirủi ro đồng chất
Kết quả lượng hoá rủi ro giúp doanh nghiệp bảo hiểm đưa ra quyết định phùhợp nhất, đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp không bị ảnh hưởng nhiều từ rủi rogiữ lại, giữ sự ổn định của thu nhập, duy trì sự tăng trưởng trong tương lai
Đánh giá rủi ro: Là xếp hạng từng rủi ro đã được nhận diện, phân tích và
đánh giá mức độ ưu tiên xử lý của từng rủi ro Các rủi ro hoặc nhóm rủi ro có thểđược xếp loại theo nhóm ưu tiên xử lý để từ đó có biện pháp xử lý phù hợp và đảmtối ưu hóa về chi phí và đạt hiệu quả về lợi nhuận cho doanh nghiệp
Xử lý rủi ro: Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, vấn đề xử lý rủi ro được thực
hiện trên hai khía cạnh: kiểm soát rủi ro trên cơ sở đưa ra các biện pháp đề phònghạn chế tổn thất đối với các rủi ro đã chấp nhận bảo hiểm, thực hiện việc tài trợ rủi
ro thông qua việc xác định mức trích lập dự phòng của các quĩ một cách đầy đủ, thuxếp tái bảo hiểm để chuyển bớt rủi ro được đánh giá vượt quá khả năng giữ lại củadoanh nghiệp
1.3.5 Các công cụ tài trợ rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ
Khác với các biện pháp kiểm soát rủi ro được thực hiện một cách chủ độngnhằm ngăn chặn giảm thiểu khả năng xẩy ra rủi ro hoặc giảm thiểu tổn thất, cácbiện pháp tài trợ rủi ro thực hiện nhằm mục đích khắc phục hậu quả về tài chính màrủi ro gây ra
Trang 25Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động vì mục đích lợi nhuận, rủi ro được bảohiểm là những rủi ro thuần tuý Do rủi ro là tổng hợp những sự ngẫu nhiên có thể đolường được bằng xác suất vì vậy để đạt mục tiêu lợi nhuận, các doanh nghiệp bảohiểm sẽ vận dụng triệt để quy luật “số đông bù số ít” Quy luật này mang tính tươngtrợ, cùng san sẻ rủi ro trong cộng đồng những người tham gia bảo hiểm.
Các công cụ tài trợ rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ gồm:
Công tác nhận tái và nhượng tái bảo hiểm sẽ giúp nâng cao năng lực khaithác, đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp
Quản lý các quĩ hợp lý và hiệu quả: trích lập đầy đủ các quỹ dự phòngnghiệp vụ sẽ đảm bảo khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với khách hàng và cácđối tác của doanh nghiệp bảo hiểm, mặt khác nguồn tiền nhàn rỗi từ các quỹ đượcdoanh nghiệp phân bổ, sử dụng đầu tư hiệu quả sẽ đem lại nguồn lợi tài chính, lànguồn lợi nhuận chính trong cơ cấu lợi nhuận của doanh nghiệp
1.3.6 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ
1.3.6.1 Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp
Định hướng, chiến lược phát triển của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
sẽ là mục tiêu xuyên suốt trong mọi hoạt động của doanh nghiệp Nếu doanhnghiệp bảo hiểm phi nhân thọ xây dựng chiến lược đẩy mạnh tăng trưởng doanh số
mà không quan tâm tới hiệu quả kinh doanh thì công tác quản lý rủi ro không đượccoi trọng, nếu chiến lược của doanh nghiệp chú trọng nhiều hơn đến phát triển chiềusâu, đến chất lượng của sự phát triển thì công tác quản lý rủi ro của doanh nghiệpbảo hiểm phải được ưu tiên hàng đầu
Chất lượng nhân sự của doanh nghiệp bảo hiểm là yếu tố then chốt quyếtđịnh mọi thành công của doanh nghiệp
Hệ thống công nghệ thông tin là công cụ hỗ trợ cho hoạt động quản lý, quảntrị Công ty và hoạt động tác nghiệp của các đơn vị, phòng ban nghiệp vụ của doanhnghiệp bảo hiểm
Cơ chế kiểm tra, giám sát nội bộ được chú trọng nhằm đạt mục tiêu nâng caochất lượng khai thác, chú trọng công tác đánh giá rủi ro, công tác giám định bồi
Trang 26thường, ngăn chặn trục lợi bảo hiểm, giảm tối đa những sai sót khi tác nghiệp củacác cấp nhân viên trong Công ty mà làm thiệt hại tài chính của Công ty.
1.3.6.2 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
1.3.6.2.1 Các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh
Khung pháp lý về hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Nhà nước vẫn đangtrong quá trình hoàn thiện, do đó chưa thực sự tạo ra khung pháp lý minh bạch chocác doanh nghiệp hoạt động trong thị trường bảo hiểm phát triển lành mạnh, an toàn
và ổn định
Tình hình kinh tế vĩ mô diến biến phức tạp do nền kinh tế vẫn đang chịu ảnhhưởng từ suy thoái kinh tế toàn cầu Mức tăng trưởng GDP chậm lại, thị trường tàichính chưa thực sự vững chắc, giá trị đồng Việt nam suy giảm
Tình hình cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm diến ra ngày càng gay gắt Cụ thểCạnh tranh về phí bảo hiểm: Phí bảo hiểm là một vấn đề sống còn để giànhthắng lợi trong cạnh tranh Hiện tượng hạ phí để tranh giành dịch vụ bảo hiểm diến
ra trên diện rộng ở mọi khu vực từ thành phố lớn như Hà nội, TP Hồ Chí Minh đếncác địa phương Phí bảo hiểm ở khá nhiều các hợp đồng bảo hiểm là không phảnánh đúng tính chất rủi ro của đối tượng bảo hiểm, thậm chí đối với các dịch vụ cógiá trị bảo hiểm lớn còn gây nguy hiểm cho an toàn tài chính của Công ty bảo hiểm
và khách hàng Mặc dù Bộ tài chính đã ban hành thông tư 156/2007/TT-BTC trong
đó quy định một số điểm trong khâu khai thác, tuy nhiên thực tế đã có những Công
ty bỏ qua một số quy định như để thuyết phục khách hàng tham gia bảo hiểm chomột số dịch vụ lớn, phí bảo hiểm được chào thấp hơn cả phí tái bảo hiểm, Công tybảo hiểm chấp nhận thua lỗ để nhằm đạt được danh tiếng nhằm khai thác các dịch
vụ khác và có doanh thu Công cụ cạnh tranh này làm ảnh hưởng lớn tới sự an toàn
về tài chính của các Công ty Việc hạ phí bảo hiểm trong khi điều kiện, điều khoảnbảo hiểm được mở rộng và không xem xét tới lịch sử tổn thất dẫn tới phí bảohiểm không phản ánh đúng mức độ của rủi ro Điểu này là yếu tố làm ảnh hưởngtrực tiếp tới chất lượng khai thác của các Công ty
Trang 27Cạnh tranh về chi phí khai thác: Chi phí khai thác ngày càng tăng cao, mặc
dù không thể hiện trực tiếp như hạ phí bảo hiểm nhưng giữa các Công ty bảo hiểmđang tồn tại một cuộc cạnh tranh khốc liệt về chi phí khai thác Ở một số Công ty cótiềm năng thị trường riêng trong ngành và cơ chế hoạt động thông thoáng, chi phíkhai thác đã trở thành một trong những công cụ cạnh tranh trực tiếp và đắc lực nhấtgiúp họ chiến thắng trong cạnh tranh Hiện nay có Công ty coi chi phí khai thác làchiến lược mở rộng thị trường của họ Công cụ cạnh tranh này làm cho chi phí kinhdoanh bảo hiểm tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận kinh doanh của Công ty
Cạnh tranh về uy tín, năng lực, trình độ và thương hiệu của các Công ty: đây
là kiểu cạnh tranh lành mạnh, tuy nhiên sự cạnh tranh này cũng là áp lực lớn đối vớicác Công ty và đưa mức độ cạnh tranh càng trở nên gay gắt hơn
Cạnh tranh bằng quan hệ: đây là một trong những hình thức cạnh tranh đặcbiệt trong khai thác bảo hiểm Trong một số trường hợp, nhất là các dịch vụ bảohiểm lớn như khai thác bảo hiểm các dự án, nó có ý nghĩa quyết định đến khả nănggiành được dịch vụ
1.3.6.2.2 Các quy định pháp lý liên quan đến quản lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ.
Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ, ngành bảo hiểm đã có những đóng góplớn cho sự ổn định và phát triển bền vững của nền kinh tế, xã hội Nhưng đồng thờihoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm cũng bộc lộ những điểm còntồn tại và hạn chế, nhất là những tồn tại và bất cập trong công tác quản lý đã làm ảnhhưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia bảohiểm; đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm; duy trì và thúc đẩy sự phát triểnbền vững của nền kinh tế, xã hội; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạtđộng kinh doanh bảo hiểm Ngày 09/12/2000, Quốc hội đã chính thức ban hànhLuật kinh doanh bảo hiểm, tạo môi trường pháp lý căn bản cho hoạt động kinhdoanh của các doanh nghiệp b ảo hiểm Việt nam
Trang 28Trên cơ sở các điều Luật quy định, Chính phủ và Bộ Tài chính ban hành cácvăn bản dưới Luật như nghị định 45/2007/NĐ-CP; nghị định 46/2007/NĐ-CP;thông tư 155/2007/TT-BTC; thông tư 156/2007/TT-BTC quy định chi tiết và hướngdẫn thi hành các điều của Luật kinh doanh bảo hiểm; quyết định 153/2003/QĐ-BTCban hành hệ thống chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm và các văn bản sửa đổi,
bổ sung khác nhằm đảm bảo phù hợp với yêu cầu quản lý của từng thời kỳ
Luật và các văn bản dưới Luật trên là những quy định chi tiết về: Các điềukiện, nguyên tắc tham gia thị trường bảo hiểm tại Việt nam; các điều kiện cấp phépthành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm; quy định về tổ chức và điềuhành của doanh nghiệp bảo hiểm; quy định về khai thác bảo hiểm; hoạt động kinhdoanh tái bảo hiểm và các hoạt động khác của doanh nghiệp bảo hiểm; quy định chế
độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và trách nhiệm, hệ thống giám sát củaNhà nước về kinh doanh bảo hiểm:
a, Quy định về chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ.
Là các quy định về vốn pháp định, vốn điều lệ, ký quỹ, quản lý và sử dụngvốn, tài sản; Các quy định về trích lập quỹ dự phòng nhằm mục đích thanh toán chonhững trách nhiệm bảo hiểm đã được xác định trước và phát sinh từ những hợp đồngbảo hiểm đã giao kết; Các quy định về hoạt động đầu tư vốn: nguồn vốn được sửdụng đầu tư; hạn mức đầu tư tối đa cho từng lĩnh vực đầu tư tương ứng với từng loạinguồn vốn được sử dụng đầu tư; Các quy định về khả năng thanh toán của doanhnghiệp bảo hiểm nhằm đảm bảo luôn duy trì khả năng thanh toán trong suốt quá trìnhhoạt động kinh doanh; đảm bảo doanh nghiệp bảo hiểm luôn luôn thực hiện được cácgiao kết của doanh nghiệp với đối tượng bảo hiểm và các chủ thể liên quan khác
Các quy định về doanh thu, chi phí, phân chia thặng dư, lợi nhuận và phânphối lợi nhuận trong kinh doanh bảo hiểm; Các quy định về quản trị tài chính, kiểmtoán nội bộ và kiểm toán độc lập của doanh nghiệp bảo hiểm; Các quy định về chế
độ báo cáo bắt buộc và các mẫu biểu báo cáo quy định cho doanh nghiệp bảo hiểm
Trang 29b, Quy định về hoạt động liên quan đến việc cung cấp các sản phẩm bảo hiểm cho nền kinh tế và dân cư ( khai thác – giám đinh - bồi thường ) của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
Các quy định về quy tắc bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm, biểu phí bảo hiểm
và hình thức mua bán sản phẩm bảo hiểm nhằm đảm bảo thực hiện trách nhiệm củadoanh nghiệp bảo hiểm đối với đối tượng bảo hiểm và các chủ thể liên quan khácqua những điều khoản bảo hiểm đã giao kết, đồng thời đảm bảo không phân biệt đối
xử về điều kiện bảo hiểm và mức phí bảo hiểm giữa các đối tượng bảo hiểm cócùng mức độ rủi ro
Các quy định về đại lý, môi giới khai thác – giám đinh - bồi thường; chuyểngiao hợp đồng bảo hiểm
c, Quản lý hoạt động tái bảo hiểm
Để đảm bảo an toàn, hiệu quả cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhânthọ, Nhà nước quy định cấp có thẩm quyền phê duyệt chương trình tái bảo hiểm
Chương trình tái bảo hiểm phải đảm bảo phù hợp với năng lực tài chính, quy
mô kinh doanh của doanh nghiệp và các quy định pháp luật hiện hành Nội dungchủ yếu của chương trình tái bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm gồm: (i)Xác địnhkhả năng chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm; (ii)Xác định mức giữ lạiphù hợp với rủi ro bảo hiểm được chấp nhận, những giới hạn về mức giữ lại trênmột đơn vị rủi ro và mức bảo vệ tối đa từ doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm; (iii)Xácđịnh các loại hình và phương thức tái bảo hiểm phù hợp nhất với việc quản lý cácrủi ro được chấp nhận; (iv) Phương thức, tiêu chuẩn, quy trình lựa chọn doanhnghiệp nhận tái bảo hiểm: cách thức đánh giá mức độ rủi ro và an toàn tài chính củadoanh nghiệp nhận tái bảo hiểm; (v) Quản lý rủi ro tích tụ đối với những lĩnh vực,vùng địa lý và các loại sản phẩm đặc thù; (vi) Cách thức kiểm soát chương trình táibảo hiểm, bao gồm hệ thống báo cáo và kiểm soát nội bộ; (vii) Các nội dung liênquan khác: xếp hạng các nhà nhận tái bảo hiểm; phương thức sử dụng tiền đặtcọc
Trang 30d, Quy định về kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Doanh nghiệp bảo hiểm phải xây dựng quy trình và tổ chức kiểm tra, kiểmsoát nội bộ với điều kiện hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ độc lập với các hoạtđộng điều hành, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm và đảm bảo đánhgiá, phát hiện kịp thời mọi rủi ro có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả và mụctiêu hoạt động của doanh nghiệp, phản ánh ngay lập tức với cấp có thẩm quyền củadoanh nghiệp bảo hiểm để có biện pháp xử lý thích hợp
Tóm lại, trong chương I, luận văn đã khái quát các đặc điểm quản lý rủi robảo hiểm phi nhân thọ cũng như các yếu tố tác động đến hoạt động quản lý rủi củacác công ty bảo hiểm phi nhân thọ nói chung Trong chương II, luận văn sẽ phântích cụ thể thực trạng quản lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ tại tại Công ty cổ phầnbảo hiểm Petrolimex
Trang 31Chương 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM
PETROLIMEX
2.1 Giới thiệu về Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Hưởng ứng chủ trương phát triển nền kinh tế đa thành phần, vận hành theo
cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước nói chung và thị trường bảo hiểmViệt Nam nói riêng, căn cứ vào Luật công ty năm 1990, Nghị định 100/NĐ-CPngày 18/12/1993 do Chính phủ ban hành hướng dẫn thành lập, tổ chức hoạt độngcủa doanh nghiệp bảo hiểm, Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO) đã đượcthành lập theo giấy phép đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm
số 06/TC/GCN ngày 27 tháng 05 năm 1995 của Bộ Tài chính, giấy phép thành lậpdoanh nghiệp số 1873/GP-UB ngày 08 tháng 06 năm 1995 do Chủ tịch Uỷ ban nhândân thành phố Hà Nội cấp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 060256 của Uỷban kế hoạch (nay là Sở kế hoạch và đầu tư) thành phố Hà Nội cấp ngày 15 tháng
06 năm 1995 với số vốn điều lệ ban đầu là 53 tỷ đồng
Như vậy, PJICO là Công ty cổ phần bảo hiểm đầu tiên tại Việt Nam ra đời theoNghị định 100/CP của Chính phủ PJICO chịu trách nhiệm hữu hạn, thuộc sở hữu củacác cổ đông, có tư cách pháp nhân, tự chủ về tài chính, hạch toán độc lập, có con dấuriêng theo quy định của Nhà nước PJICO thực hiện kinh doanh trong lĩnh vực bảohiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm và đầu tư tài chính theo quy định của pháp luật
Các cổ đông sáng lập của PJICO là các tổng công ty có vị trí quan trọngtrong nền kinh tế như Tổng công ty xăng dầu Việt nam (Petrolimex), Ngânhàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Tổng công ty Thép Việt Nam(VSC), Tổng công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare), Công ty vật tư
và thiết bị toàn bộ (Matexim), Công ty điện tử Hà nội (Hanel), Công ty TNHHthiết bị an toàn AT
Trang 32Với 8 cán bộ công nhân viên ban đầu, PJICO đã phải đối mặt với khó khăn,thử thách về mọi mặt trong những ngày đầu hoạt động Tuy nhiên, ngay sau khi gianhập thị trường bảo hiểm, PJICO đã ngay lập tức tạo ra một luồng gió mới chongành bảo hiểm Việt Nam bởi tính năng động của mô hình cổ phần còn rất mới tạiViệt nam và bởi một tư duy thâm nhập thị trường hoàn toàn mới trước đó chưa từng
có tại các doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước PJICO đã gây tiếng vang trên thịtrường bảo hiểm ngay từ năm 1995 thông qua việc cung cấp các dịch vụ bảo hiểm
đa dạng, có chất lượng cao hướng tới nhu cầu của khách hàng Với sự tham gia củaPJICO, người tham gia bảo hiểm đã có quyền lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ bảo hiểm tốt hơn - một quyền mà trước đây không thể thực hiện được do cơ chếchỉ có một người bán Những thành quả đạt được của PJICO trong những năm đầugia nhập thị trường chính là nền tảng cơ bản, vững chắc để công ty tiếp tục pháttriển mạnh trong giai đoạn sau này
Giai đoạn 2003 - 2005, PJICO được đánh giá là Công ty bảo hiểm phát triểnnhanh nhất thị trường với tốc độ tăng trưởng doanh số bình quân đạt 60%/năm Từthị phần khiêm tốn 5.7% năm 2001, tới nay thị phần của PJICO đã đạt hơn 10% -đứng thứ 4 trên thị trường bảo hiểm, khoảng cách so với các đối thủ cạnh tranhđứng trên đã được thu hẹp đáng kể
Đi liền với việc gia tăng mạnh mẽ về doanh số, thị phần, thương hiệu PJICO
đã được đầu tư phát triển lên một tầm cao mới Với các phương thức làm thươnghiệu sáng tạo, độc đáo, từ một thương hiệu nhỏ chưa nhiều người biết tới, PJICO đãtrở thành một trong những thương hiệu nổi tiếng và thành công nhất trên thị trườngbảo hiểm Việt Nam với hàng loạt các giải thưởng thương hiệu danh giá Từ thứhạng rất khiêm tốn, PJICO đã vươn lên vị trí hàng đầu trong một số lĩnh vực bảohiểm chủ yếu chỉ trong vờng 3 năm 2003 -2005 như : bảo hiểm ô-tô, xe máy, hànghải, xây dựng lắp đặt Trong một thời gian ngắn, mạng lưới kinh doanh, đại lý củaPJICO đã phát triển về đến từng xã phường, quận huyện trong toàn quốc, đảm bảophục vụ khách hàng kịp thời ở khắp mọi miền tổ quốc
Trang 33Phát triển luôn được gắn liền với yêu cầu bền vững, nhận thức được điềunày, sau giai đoạn tăng tốc để đưa PJICO vào nhóm 4 doanh nghiệp bảo hiểmdẫn đầu thị trường, từ cuối năm 2005 PJICO đã chủ trương thực hiện chiếnlược phát triển theo hướng Ổn định – An toàn – Hiệu quả để đảm bảo pháttriển bền vững hơn, chuyên nghiệp hơn Định hướng này đã và đang thực hiệnvới 3 kế hoạch lớn là: Xây dựng triển khai hệ thống quản lý chất lượng theotiêu chuẩn ISO 9001-2000; Triển khai ứng dụng hệ thống công nghệ thông tinhiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế; Đầu tư chiều sâu phát triển nguồn nhânlực.Với sự đồng sức đồng lòng và quyết tâm cao của tập thể lãnh đạo và CBNVtoàn công ty, tin rằng định hướng trên sẽ được triển khai thành công và manglại những thành quả ngày càng tốt đẹp hơn cho PJICO, các cổ đông và đặc biết
là các khách hàng đã gắn bó với PJICO
Với kết quả hoạt động kinh doanh xuất sắc, PJICO đã được tặng thưởngnhiều danh hiệu cao quý như Huân chương Lao động Hạng 3 năm 2000, giảithưởng Sao đỏ năm 2003 và giải thưởng Sao vàng Đất Việt năm 2004, giảithưởng danh hiệu thương hiệu mạnh các năm 2004, 2006, 2007,2008,2009, Năm
2010 đón nhận Huân chương lao động hạng nhì do nhà nước trao tặng, giảithưởng Sao vàng Đất Việt
Tên đơn vị : CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PETROLIMEX
Tên giao dịch quốc tế: PETROLIMEX JOINT STOCK INSURANCE COMPANYTên viết tắt : PJICO
Địa chỉ : Số 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại : (04) 776 0865 - (04) 776 0926
Sau hơn 15 năm xây dựng và phát triển, ngày nay PJICO là một trong cácCông ty hàng đầu trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam với vốn điều lệlên tới 710 tỷ đồng Về doanh thu bảo hiểm gốc năm 2011 PJICO đạt 1.887 tỷ đồng
Trang 34chiếm 10 % thị phần đứng thứ tư trong 29 Công ty bảo hiểm phi nhân thọ hoạt độngkinh doanh trên thị trường PJICO hiện có hơn 1.400 CBCNV với mạng lưới 51 chinhánh trên toàn quốc PJICO kinh doanh hầu hết các sản phẩm bảo hiểm phi nhânthọ, sản phẩm chính của PJICO là bảo hiểm xe cơ giới chiếm 50% tổng doanh thutoàn Công ty.
Định hướng phát triển PJICO là phát triển ổn định, an toàn và hiệu quả, duytrì thị phần bảo hiểm gốc, phấn đấu xây dựng PJICO trở thành Tổng công ty Tàichính - Bảo hiểm
Theo định hướng về sản phẩm, PJICO sẽ tiếp tục tập trung phát triển 6 nhómsản phẩm chủ lực: (i) Bảo hiểm tàu thuyền; (ii) Bảo hiểm vận chuyển (iii) Bảo hiểmcháy và tài sản; (iv) Bảo hiểm xây dựng lắp đặt; (v) Bảo hiểm con người; (vi) Bảohiểm xe cơ giới
Theo định hướng về cơ cấu sản phẩm, PJICO dự kiến duy trì tỷ trọngkhoảng 60% trên tổng thu phí bảo hiểm gốc hàng năm đối với nhóm sản phẩmbảo hiểm bao gồm: bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm con người, là những sản phẩmbảo hiểm không đòi hỏi phải nhượng tái nhằm nâng cao tỷ trọng phí giữ lại trongtổng phí bảo hiểm gốc Đối với nhóm sản phẩm bảo hiểm bao gồm: bảo hiểmhàng hóa, bảo hiểm tàu thuyền, bảo hiểm cháy và tài sản, bảo hiểm xây dựng lắpđặt, mặc dù giá trị hợp đồng bảo hiểm lớn nhưng lại đòi hỏi doanh nghiệp phảinhượng tái bảo hiểm lớn để phân tán rủi ro sẽ duy trì tỷ trọng khoảng 40% trêntổng phí thu bảo hiểm gốc hàng năm
Mục tiêu tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm gốc của PJICO dự kiến ít nhấtbằng mức tăng trưởng chung của thị trường trong giai đoạn 5 năm tới, duy trì vàcủng cố vị trí thứ 4 trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
Trang 352.1.2 Cấu trúc tổ chức hàng dọc theo chức năng và vùng địa lý của PJICO
Sơ đồ 2.1: Cấu trúc tổ chức hàng dọc theo chức năng và vùng địa lý của PJICO
ĐẠI HỘI ĐỒNG
CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNGQUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
KHỐI PHÒNG BAN:HÀNG HẢI; TÀU
KHỐI CHI NHÁNH MIỀN NAM
KHỐI CHI NHÁNH MIỀN TRUNG
BANKIỂM SOÁT
KHỐI PHÒNG BAN: TCKT;
ĐẦU TƯ; TỔ CHỨC
Trang 36PJICO hiện có 51 Chi nhánh trên toàn quốc Địa bàn kinh doanh củaCông ty được phân chia theo các vùng địa lý của đất nước So với các tỉnh,thành phố khác chỉ có một Chi nhánh PJICO, Hà nội và TP Hồ Chí Minh cónhiều hơn một Chi nhánh PJICO kinh doanh trên địa bàn thành phố Các Chinhánh có chức năng giống nhau là khai thác, bồi thường… không thực hiệnnhiệm vụ đầu tư và tái bảo hiểm Văn phòng Công ty và các Chi nhánh đều cócác phòng ban được tổ chức theo cấu trúc chức năng, nhiệm vụ của từng phòng,ban riêng biệt, cụ thể.
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại Công
ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex
Trong quá trình phát triển, PJICO không ngừng mở rộng quy mô và phạm vihoạt động ở cả thị trường trong nước và quốc tế Từ chỗ chỉ có một chi nhánh ởTP.HCM vào thời kỳ đầu thành lập, giờ đây, PJICO đã mở rộng quy mô hoạt động
ra địa bàn cả nước Hiện PJICO có mạng lưới các công ty, văn phòng bảo hiểm ở tất
cả các tỉnh thành, quận, huyện trên cả nước, đang chuẩn bị thành lập văn phòng đạidiện ở nước ngoài, đồng thời đã thiết lập được quan hệ với hàng chục công ty Bảohiểm và tái bảo hiểm lớn ở các quốc gia trên thế giới Đặc biệt, PJICO rất chú trọngphát triển công tác đầu tư tài chính với các hình thức đầu tư đa dạng theo quy địnhcủa pháp luật và đã đưa lại những kết quả hết sức khả quan
Trong kinh doanh bảo hiểm gốc, trong thời gian qua PJICO đã tận dụng ưuthế của mạng lưới phục vụ khách hàng rộng khắp cả nước đẩy mạnh triển khai cácnghiệp vụ bảo hiểm và đã thu được những kết quả khả quan Hiện PJICO đang triểnkhai 70 nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ ở các lĩnh vực khác nhau như bảo hiểmcon người, cháy nổ, bảo hiểm hàng hoá, dầu khí, hàng không, bảo hiểm xe cơ giới,bảo hiểm trách nhiệm,
Trang 37Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của PJICO giai đoạn 2007 – 2011
7 Doanh Thu thuần từ hoạt động KDBH 665 861 1.033 1.258 1.489
11 Bồi thường thuộc phần trách nhiệm giữ lại 318 376 467 561 626
15 Tổng chi trực tiếp kinh doanh bảo hiểm 425 576 677 780 900
16 Lợi nhuận gộp HĐKD bảo hiểm (7-15) 240 285 355 479 589
18 Lợi nhuận thuần HĐKD bảo hiểm (16-17) (14) 2 2 7 13
(Nguồn: Báo cáo tài chính PJICO 2007-2011)
Doanh thu phí bảo hiểm của PJICO tăng nhanh qua các năm Đây là nỗ lựcrất lớn của toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty PJICO khôngngừng cải tiến, hoàn thiện, sản phẩm dịch vụ, cũng như nghiên cứu đưa ra các sảnphẩm mới theo hướng bổ sung thêm quyền lợi cho khách hàng tham gia bảo hiểm,
mở rộng phạm vi bảo hiểm, hoàn thiện phong cách phục vụ với phương châm “thựchiện đầy đủ những gì đã cam kết”
Tuy nhiên, thị phần của PJICO vẫn bị giảm dần qua các năm do thị trườngbảo hiểm Việt Nam chuyển dần từ tình trạng độc quyền sang cạnh tranh Từ chỗ chỉ
có một số công ty bảo hiểm trên thị trường như Bảo Việt, Bảo Minh, Dầu Khí, đếnnay xuất hiện thêm ngày càng nhiều công ty bảo hiểm phi nhân thọ của Việt Nam,liên doanh và nước ngoài Hiện nay trên thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có hơn
35 công ty thuộc các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh bảo hiểm và
Trang 38khoảng 30 văn phòng đại diện của các công ty bảo hiểm nước ngoài, trong đó cócác tập đoàn bảo hiểm lớn mạnh có kinh nghiệm hàng đầu thế giới.
Trước tình hình đó, để tiếp tục duy trì được vị thế của mình trên thị trường,đòi hỏi PJICO phải tranh thủ cơ hội để học hỏi với công nghệ hiện đại, kỹ năngquản lý, cũng như kinh nghiệm của các công ty nước ngoài Đồng thời tiếp tục nỗlực không ngừng, cải tiến, mở rộng các loại hình sản phẩm cả về số lượng và chấtlượng; tăng cường các biện pháp quảng cáo, khuyếch trương hình ảnh với côngchúng, bạn hàng; phát triển hoạt động tái bảo hiểm để qua đó tăng cường năng lựctài chính, khả năng chịu rủi ro; phát triển hoạt động đầu tư tài chính để tiến tớithành lập một tập đoàn tài chính đa ngành theo như chiến lược phát triển đã đề ra
Biểu đồ kết quả kinh doanh của PJICO giai đoạn 2007-2011:
Biểu 2.1: Doanh thu phí bảo hiểm
(Nguồn: Báo cáo tài chính được kiểm toán bởi Deloitte Việt nam)
Trang 39
Biểu 2.2: Phí bảo hiểm giữ lại
(Nguồn: Báo cáo tài chính được kiểm toán bởi Deloitte Việt nam )
Biểu 2.3: Lợi nhuận trước thuế
(Nguồn: Báo cáo tài chính được kiểm toán bởi Deloitte Việt nam)
Trang 40Biểu 2.4: Tổng tài sản
(Nguồn: Báo cáo tài chính được kiểm toán bởi Deloitte Việt nam)
Kết quả phản ánh trên biểu đồ cho thấy, PJICO có tốc độ tăng trưởng doanhthu phí bảo hiểm bình quân giai đoạn 2007-2011 đạt 22,9%/năm thấp hơn tốc độtăng trưởng bình quân của thị trường (tốc độ tăng trưởng bình quân toàn thị trường
là 25%/năm - Nguồn Hiệp hội bảo hiểm Việt nam)
Trong giai đoạn này PJICO đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 310 tỷ đồnglên mức 710 tỷ đồng do đó năng lực tài chính của PJICO đã được nâng lên Tuynhiên, tốc độ tăng trưởng phí bảo hiểm giữ lại bình quân giai đoạn của Công tymới đạt mức 24,91%/năm cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường(tốc độ tăng trưởng bình quân toàn thị trường là 23%/năm - Nguồn Hiệp hội bảohiểm Việt nam)
Mặc dù tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm giữ lại bình quân giaiđoạn đạt 24,91%/năm Nhưng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (bao gồm
cả kết quả lợi nhuận từ hoạt động đầu tư) lại đạt tốc độ tăng trưởng bình quân giaiđoạn khá tốt là 32,45%/năm
Như vậy về tổng quan, lợi nhuận của Công ty có xu hướng tăng nhanh hơn
so với tốc độ tăng trưởng về doanh thu
2.2 Thực trạng rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex
Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh rủi ro, các rủi ro, tai nạn, tổn thất xảy ra