Bối cảnh bên trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (Trang 46)

I BỒ THƯỜNG BẢO HỂM GỐC 1,297 517 40.02 1,592 664 41.87 1,888 805 42

1 Bảo hiểm SKhoẻ và TNCN 5 58 50.39 35 63 46.67 63 77 47.24 2Bảo hiểm tài sản và thiệt hại333022.5647278.3794242

2.3.1.2 Bối cảnh bên trong doanh nghiệp

Hoạt động quản lý rủi ro của PJICO cũng như các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm khác trên thị trường chưa hình thành là một hệ thống đầy đủ, quản lý rủi ro mới chỉ thực hiện rời rạc, đơn lẻ, cụ thể:

Về tổ chức: Công ty chưa có bộ phận quản lý rủi ro chuyên biệt; bộ phận quản lý rủi ro lồng ghép trong chức năng nhiệm vụ hoạt động của từng phòng ban chức năng của Công ty.

Về hệ thống quản lý: Công ty chưa có quy chế quản lý rủi ro, chưa có các quy trình nhận dạng, phương pháp đo lường và quản lý rủi ro. Hiện tại, Công ty mới chỉ xây dựng và triển khai áp dụng các quy trình, văn bản hướng dẫn nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh hàng ngày. Về bản chất các quy trình, văn bản này chỉ là các quy định về quản lý và an toàn hoạt động;

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc là hoạt động quan trọng nhất của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Hoạt động này tạo nguồn vốn nhàn rỗi cho hoạt động đầu tư; đưa thương hiệu công ty lan toả tới mọi thành phần và lĩnh vực hoạt động trong đời sống kinh tế - xã hội đồng thời đem lại lợi nhuận cho công ty.

Trên cơ sở các quy định của Luật pháp, PJICO đã ban hành các quy tắc bảo hiểm và công bố rộng rãi tới mọi cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng sản phảm bảo hiểm. Quy tắc bảo hiểm là cơ sở để thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của PJICO với những người có liên quan khi hợp đồng bảo hiểm được ký kết.

Trong hoạt động tác nghiệp hàng ngày, PJICO đã xây dựng một hệ thống quy trình nghiệp vụ chi tiết theo đặc điểm của từng loại hình bảo hiểm, áp dụng thống nhất trong toàn công ty, hướng dẫn trình tự các bước thực hiện đối với hoạt

động khai thác cấp đơn bảo hiểm; giám định bồi thường khi xẩy ra sự kiện bảo hiểm; luân chuyển chứng từ cho hoạt động ghi nhận sổ sách kế toán, quản lý tài chính; công tác lưu trữ và quản lý hồ sơ, thông tin khách hàng . . .

Quy trình nghiệp vụ của hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc bao gồm:

Quy trình khai thác bảo hiểm: Được xây dựng chi tiết cho từng nhóm sản phẩm mà Công ty đang cung cấp cho thị trường như: Quy trình khai thác Bảo hiểm xe cơ giới được ban hành theo Quyết định số 250/2006/QĐ-PJICO ngày 05/05/2006 của Tổng giám đốc công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex; Quy trình khai thác Bảo hiểm kỹ thuật được ban hành theo Quyết định số 392/2007/QĐ-PJICO ngày 12/07/2007; Quy trình khai thác Bảo hiểm cháy và tài sản được ban hành theo Quyết định số 400/2007/QĐ-PJICO ngày 15/10/2007; Quy trình khai thác Bảo hiểm hàng hóa được ban hành theo Quyết định số 300/2006/QĐ-PJICO ngày 05/07/2006; Quy trình khai thác Bảo hiểm con người được ban hành theo Quyết định số 399/2007/QĐ-PJICO ngày 15/10/2007...

Quy trình cấp đơn quy định, hướng dẫn và phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cho từng bộ phận, từng cá nhân tham gia vào quy trình này về các bước thực hiện để khai thác một hợp đồng bảo hiểm, đảm bảo phù hợp với đặc điểm riêng của từng nhóm sản phẩm.

Quy trình cấp đơn quy định thống nhất các thủ tục pháp lý cần thiết mà các bộ phận, cá nhân phải thực hiện từ khâu tìm kiếm khách hàng; giám định, đánh giá rủi ro trước khi nhận bảo hiểm; điều kiện, điều khoản nhận bảo hiểm; các rủi ro bắt buộc loại trừ không nhận bảo hiểm; mức phí bảo hiểm tối thiểu được phép áp dụng; phân cấp trách nhiệm ký kết hợp đồng bảo hiểm; hoạt động phối hợp bắt buộc với các bộ phận, phòng ban khác liên quan cho đến khi kết thúc quy trình.

Quy trình cấp đơn quy định các biểu mẫu, quy định chung cho hợp đồng bảo hiểm; quy định về xử lý các trường hợp vi phạm quy định trong quy trình.

Quy trình giám định: Được xây dựng chi tiết cho từng nhóm sản phẩm

Quy trình giám định quy định, hướng dẫn và phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cho từng bộ phận, cá nhân tham gia vào quy trình này về trình tự thực hiện một

cuộc giám định tổn thất, đảm bảo các bước thực hiện phù hợp với đặc điểm riêng của từng tổn thất.

Quy trình giám định quy định trách nhiệm pháp lý và hướng dẫn các thủ tục bắt buộc, cách thức thực hiện giám định một tổn thất cho từng cá nhân, bộ phận liên quan kể từ khi nhận được thông tin xảy ra sự kiện bảo hiểm cho đến khi kết thúc cuộc giám định

Quy trình giám định xây dựng thống nhất nhằm thực hiện nguyên tắc giám định tổn thất đảm bảo trung thực, khách quan, khoa học, kịp thời và chính xác.

Báo cáo giám định là khâu cuối cùng, là kết quả của quá trình giám định. Báo cáo giám định là cơ sở pháp lý quan trọng trong hồ sơ chi trả bồi thường bảo hiểm.

Quy trình bồi thường: Được xây dựng chi tiết cho từng nhóm sản phẩm Quy trình bồi thường quy định, hướng dẫn và phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cho từng bộ phận, cá nhân tham gia vào quy trình này về trình tự tiến hành giải quyết bồi thường tổn thất cho khách hàng khi xẩy ra sự kiện bảo hiểm.

Quy trình bồi thường phân định nhiệm vụ, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn và quy định thời gian tối đa để xử lý cho mỗi bước của quy trình bồi thường.

Quy trình bồi thường xây dựng thống nhất nhằm đảm bảo kiểm soát hoạt động bồi thường, với mục tiêu đảm bảo lợi ích chính đáng cho khách hàng, giảm thiểu tối đa sai sót và kẽ hở đối với công tác bồi thường, từ đó kiểm soát chi phí bồi thường.

Quy trình tái bảo hiểm và quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm:

Tái bảo hiểm/nhượng tái bảo hiểm là hoạt động chia sẻ, phân tán rủi ro để chuyển một phần rủi ro nhận bảo hiểm từ công ty bảo hiểm này sang công ty bảo hiểm hoặc tái bảo hiểm khác nhằm đảm bảo cân đối, ổn định tài chính trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Công ty bảo hiểm là nơi tích tụ các rủi ro. Hoạt động phân tán rủi ro là bắt buộc đối với các Công ty bảo hiểm, và tái bảo hiểm là công cụ các doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng để phân tán rủi ro; là lá chắn đảm bảo ổn định tài chính, góp phần

đưa Công ty tiến tới mục tiêu về lợi nhuận.

Vai trò của tái bảo hiểm/nhượng tái bảo hiểm: (i) Phân tán rủi ro, đảm bảo cân đối ổn định tài chính trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm; (ii) Là lá chắn tài chính làm nâng cao năng lực cạnh tranh, chấp nhận bảo hiểm của công ty bảo hiểm; (iii) Tăng thêm doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp bảo hiểm từ hoa hồng tái bảo hiểm; (iv) Là hoạt động xuất khẩu dịch vụ bảo hiểm gốc nên tái bảo hiểm là cơ hội để Công ty hội nhập và chuẩn hóa các điều kiện, điều khoản bảo hiểm với quốc tế; Học hỏi, tận dụng được kỹ thuật nghiệp vụ, chia sẻ kinh nghiệp khi triển khai nghiệp vụ mới từ các Công ty bảo hiểm khác trong và ngoài nước.

Chương trình tái bảo hiểm hàng năm của Công ty xây dựng theo các quy định sau:

Thứ nhất: Tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước cho hoạt động tái bảo hiểm; nội dung chương trình tái bảo hiểm phê chuẩn phải phù hợp với năng lực tài chính, quy mô kinh doanh của Công ty, Chi tiết nội dung gồm (i) Xác định khả năng chấp nhận rủi ro của Công ty; Mức chập nhận của Công ty đối với rủi ro thảm khốc, nguồn lực của Công ty được dùng để chi trả cho mức duy trì tối đa đã xác lập; (ii)Xác định mức giữ lại trên một đơn vị rủi ro, mức bảo vệ tối đa từ doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro và an toàn tài chính của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm; (iii)Loại hình tái bảo hiểm và phương thức tái bảo hiểm lựa chọn sử dụng; (iv)Quản lý được rủi ro tích tụ đối với những lĩnh vực, vùng địa lý và các loại sản phẩm đặc thù; (v)Cách thức công ty sử dụng để kiểm soát chương trình tái bảo hiểm: Hệ thống kiểm soát và báo cáo nội bộ; (vi)Cách thức tổ chức thực hiện chương trình tái bảo hiểm đã lựa chọn.

Thứ hai: Trên cơ sở chương trình tái bảo hiểm do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty phê duyệt, Tổng giám đốc công ty có trách nhiệm ban hành quy trình, hướng dẫn nội bộ về hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm. Chi tiết gồm (i)Giới hạn trách nhiệm tự động được bảo hiểm theo hợp đồng tái bảo hiểm cố định đối với mỗi loại hình sản phẩm bảo hiểm; (ii)Quy trình khai

thác bảo hiểm ( phần bắt buộc phải có xác nhận thu xếp tái bảo hiểm trước khi cấp đơn bảo hiểm ) và tổng mức trách nhiệm theo loại hình sản phẩm bảo hiểm; (iii)Xây dựng tiêu chuẩn đối với các hợp đồng tái bảo hiểm tạm thời; (iv)Các quy tắc, điều khoản của hợp đồng tái bảo hiểm phải đảm bảo mọi rủi ro của hợp đồng bảo hiểm gốc đều được bảo hiểm.

Thứ ba: Mức giữ lại (i)Các yếu tố căn cứ để tính toán mức giữ lại: Các quy định của Nhà nước; tình hình tài chính của Công ty và số liệu thống kê, phân tích, định lượng theo nhóm rủi ro của từng sản phẩm bảo hiểm ( có cùng giá trị bảo hiểm, điều kiện, điều khoản bảo hiểm ) trong các năm hoạt động kinh doanh trước; (ii)Mức giữ lại phải được tính toán cho từng loại hình bảo hiểm và theo từng loại rủi ro; mức giữ lại trên một rủi ro và trên một sự kiện bảo hiểm. (iii)Mức giữ lại tối đa trên mỗi rủi ro hoặc trên mỗi tổn thất riêng lẻ tính toán không được vượt quá 5% vốn chủ sở hữu.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (Trang 46)