I BỒ THƯỜNG BẢO HỂM GỐC 1,297 517 40.02 1,592 664 41.87 1,888 805 42
3 Tỷ lệ chi phí tái bảo hiểm trên
2.4.2 Điểm yếu và nguyên nhân
Thứ nhất: Công ty chưa có bộ phận quản lý rủi ro chuyên biệt, chỉ mới thành lập Phòng kiểm toán nội bộ.
Thứ hai: Công ty chưa xây dựng quy chế, quỳ trình quản lý rủi ro đồng bộ và chuyên nghiệp và đầy đủ. Công ty chưa có qui trình nhận dạng rủi ro, chưa có tiêu chí xác định rủi ro ở từng khâu trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc.
PJICO là một doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhưng hệ thống quản lý rủi ro của Công ty chưa được xây dựng đồng bộ và chuyên nghiệp. Công ty chưa có quy chế, quy trình quản lý rủi ro, quản lý rủi ro được thực hiện lồng ghép trong hoạt động quản lý, kiểm soát nội bộ. Phòng kiểm toán nội bộ thực hiện chức năng theo quy định hiện hành của Nhà nước là rà soát, đánh giá mức độ đầy đủ của hệ thống kiểm soát nội bộ, các quy trình kiểm soát, mức độ tuân thủ các quy trình đồng thời đánh giá mức độ đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của quy trình quản lý rủi ro. Nhưng thực tế, phòng kiểm toán nội bộ của Công ty mới chỉ thành lập theo quy định bắt buộc của pháp luật nên công ty chưa có quy chế, quy trình về hoạt động kiểm toán nội bộ. Vì vậy, hệ thống quản lý rủi ro của Công ty là chưa đầy đủ, tính tuân thủ và hiệu quả của các quy trình là chưa thể đánh giá, mọi hoạt động kiểm soát rủi ro của Công ty dựa trên cơ sở những quy định về an toàn và trình tự tác nghiệp của các hoạt động nghiệp vụ riêng lẻ.
Thứ ba: Quy định về đánh giá đối tượng bảo hiểm trước khi nhận bảo hiểm, PJICO chưa có quy định đầy đủ về việc xác định giá trị ( số tiền ) bảo hiểm thực tế của các tài sản trước khi bảo hiểm.
Giá trị tài sản bảo hiểm chính là giới hạn trách nhiệm tối đa mà công ty cam kết với khách hàng khi ký kết hợp đồng; là một cơ sở cần thiết để xác định số tiền công ty phải chi trả cho khách hàng khi xẩy ra tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. Ký kết hợp đồng bảo hiểm khi không căn cứ trên cơ sở xác định được giá trị thực tế của tài sản sẽ dẫn tới sự tranh chấp và làm tổn hại về tài chính cũng như thương hiệu của công ty do:
Giá trị tài sản bảo hiểm có khả năng thấp hơn giá trị thực tế của tài sản: công ty sẽ tổn hại về phí bảo hiểm; tiềm ẩn xung đột lợi ích khi có tổn thất xẩy ra.
Giá trị tài sản bảo hiểm có khả năng cao hơn giá trị thực tế của tài sản: công ty bị tổn hại tài chính khi có tổn thất xẩy ra.
Thứ tư: Quy trình giám định khi xẩy ra tổn thất của PJICO chưa có quy định khung chi tiết cho tỷ lệ và phương án xử lý khắc phục tổn thất tương ứng với từng hạng mục chi tiết liên quan của tài sản.
Do đó khi tác nghiệp, các giám định viên của công ty không có cở sở tham chiếu để xác định phương án xử lý phù hợp và nhất quán. Phương án xử lý mà các giám định viên đưa ra trong báo cáo giám định phụ thuộc hoàn toàn vào cảm tính và đạo đức nghề nghiệp của các giám định viên.
Báo cáo giám định là cơ sở pháp lý quan trọng trong hồ sơ bồi thường, là căn cứ xác định số tiền chi trả bồi thường, vì vậy khi quy trình giám định thiếu quy định chi tiết ở trên, thì công ty cũng không có khung quản lý để tham chiếu, kiểm tra, giám sát đối với chất lượng công tác giám định. Vì vậy tồn tại này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới tổn hại tài chính của Công ty.
Thứ năm: Quy trình giám định bồi thường của PJICO chưa có khung giá tham chiếu, không có quy định về đấu thầu khắc phục, sửa chữa, thay thế các tài sản bị tổn thất. Do đó công ty chưa có khung thống nhất để quản lý, kiểm tra, giám sát công tác bồi thường.
Thứ sáu: Quy trình khai thác, giám định, bồi thường của PJICO chưa có quy định nhằm đảm bảo từng khâu trong chuỗi công việc liên quan tới hoạt động chủ yếu của kinh doanh bảo hiểm gốc được các cá nhân, bộ phận hoàn toàn riêng biệt, độc lập với nhau đảm trách.
Do chưa có quy định, mặt khác số lượng cán bộ của công ty là hạn chế thường hoạt động kiêm nhiều nhiệm vụ. Vì vậy một cá nhân hay một bộ phận tham gia vào tất cả các khâu trong chuỗi công việc của hoạt động khai thác – giám
định - bồi thường, hoặc một cá nhân vừa là giám định viên, vừa là bồi thường viên của một vụ tổn thất là tương đối phổ biến. Điều này làm tăng nguy cơ rủi ro, tổn hại tài chính cho công ty do không có sự kiếm soát, giám sát chéo giữa các cá nhân, bộ phận.
Thứ bảy: công ty chưa có biện pháp cũng như bộ phận độc lập để thực hiện công tác phân tích và đánh giá rủi ro ở khâu giám định bồi thường. Rủi ro nếu có xảy ro ở khâu giám định và bồi thường ảnh hưởng trực tiếp tới số tiền PJICO phải trả cho khách hàng cũng như ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của PJICO.
Thứ tám: công ty chưa có công cụ giám sát các thỏa thuận tái bảo hiểm cũng như khung đánh giá hiệu quả của hoạt động tái bảo hiểm.
Quy trình, hướng dẫn nội bộ về thông báo tái bảo hiểm chưa được phổ biến rộng rãi tới mọi nhân viên trong Công ty, do đó tính tuân thủ quy trình, quy định chưa cao: Khả năng xẩy ra việc những rủi ro mà Công ty đã nhận bảo hiểm nằm trong nhóm nguy cơ có tổn thất cao không được thu xếp tái bảo hiểm kịp thời, hoặc bị bỏ sót không tái bảo hiểm.
Thứ chín: trong hoạt động xử lý rủi ro hiện nay của PJICO thì việc trích lập dự phòng bồi thường khiếu nại phát sinh trong năm tài chính chưa giải quyết thì việc trích lập chưa được thực hiện đầy đủ theo qui định của nhà nước.Nguyên nhân là do PJICO không có đủ số liệu thống kê tổn thất để trích lập dự phòng đúng quy định của pháp luật. Vì vậy mức độ đầy đủ về dự phòng bồi thường của PJICO là chưa đủ cơ sở để đảm bảo.
Thứ mười: Quản lý rủi ro lồng ghép, chưa có quy chế và quy trình cho hoạt động quản lý rủi ro sẽ tác động ảnh hưởng xấu tới các hoạt động tác nghiệp như nhận bảo hiểm cho những rủi ro xấu, rủi ro nhận bảo hiểm không được đánh giá đúng với mức rủi ro thực tế, khó kiểm soát các rủi ro tích tụ . . . đó chính là những trở ngại cho hoạt động phân tán rủi ro. Giám định không đầy đủ, xác định nguyên nhân, mức độ tổn thất khác với thực tế, bồi thường cả những rủi ro không thuộc
phạm vi bảo hiểm, bồi thường không đúng với thực tế của rủi ro . . . là những yếu tố không chỉ làm tăng chi phí kinh doanh, giảm lợi nhuận của công ty, mà đôi khi còn gây ra những tổn hại lớn nếu rủi ro xuất phát từ những sai sót, lỗ hổng của quy trình kiểm soát, quy trình nghiệp vụ.
Như vậy quản lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex bên cạnh những kết quả đã đạt được, còn nhiều hạn chế cần được khắc phục, cải thiện. Trên cơ sở các hạn chế, trong chương III, Luận văn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex.
Chương 3