1.Lý do chọn đề tài Đảng và Nhà nước ta khẳng định giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhận thức sâu sắc giáo dục - đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định tǎng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục - đào tạo là đầu tư phát triển. Nhiệm vụ cơ bản để phát triển giáo dục là: "Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên. Coi trọng bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên khát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh, gắn liền lập nghiệp bản thân với tương lai của cộng đồng, của dân tộc, trau dồi cho học sinh, sinh viên bản lĩnh, phẩm chất và lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam hiện đại". Đối với một công ty hoạt động trong lĩnh vực Đào tạo thì dạy học là hoạt động cơ bản nhất, trọng tâm nhất, là con đường chủ yếu để hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Hoạt động dạy học cũng là hoạt động chủ đạo chi phối các hoạt động khác trong công ty. Chính vì vậy quản lý hoạt động dạy học là nhiệm vụ quan trọng của các cấp quản lý giáo dục. Để nâng cao CLDH của các Công ty cần phải đổi mới các biện pháp quản lý hoạt động dạy học. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của kinh tế, chính trị và xu thế hội nhập của xã hội là sự ra đời và phát triển của các công ty cổ phần Giáo dục ở Việt Nam. Tuy nhiên hoạt động dạy học và quản lý dạy học của các công ty này vẫn còn một số hạn chế như: Việc đổi mới phương pháp dạy học chưa thực sự có chiều sâu, chưa thường xuyên, liên tục và chưa thực sự được các giáo viên quan tâm; việc đầu tư khai thác sử dụng thiết bị đồ dùng vẫn còn hạn chế, một bộ phận học sinh vẫn hạn chế về khả năng tự học, chưa tích cực phấn đấu vươn lên trong học tập, việc kiểm tra đánh giá học sinh vẫn chưa sát với chất lượng thực tế, hiệu quả kiểm tra giám sát hoạt động dạy học của các trường còn hạn chế… Những hạn chế đó đòi hỏi các công ty Giáo dục ở Việt Nam phải đổi mới, nâng cao chất lượng, thực hiện các biện pháp quản lý DH để hoạt động dạy học có hiệu quả hơn. Trong những năm qua đã có nhiều nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý HĐ DH . Tuy nhiên, các nghiên cứu về quản lý HĐ DH ở các công ty giáo dục chưa nhiều, đặc biệt chưa có nghiên cứu nào về quản lý dạy học ở Viet Edu. Để hoạt động dạy học ở Viet Edu có nền nếp, chất lượng và hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho quê hương đất nước, cần phải nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý một cách khoa học, khả thi. Với những lý do trên, em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học tại Công ty cổ phần Giáo dục Việt Nam”.
Trang 1TRIỆU KHÁNH DUY
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM QUANG TRÌNH
HÀ NỘI - 2014
Trang 2Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Học Viện Quản Lý giáodục, cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đã tham gia giảng dạy và giúp đỡ tôi trongsuốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm QuangTrình - người hướng dẫn khoa học đã chu đáo, tận tình hướng dẫn và độngviên tôi thường xuyên trong quá trình thực hiện đề tài này
Tôi xin chân thành cảm ơn tới ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ, giáoviên, nhân viên của Viet Edu đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiêncứu thực hiện đề tài
Cuối cùng tôi xin cảm ơn chân thành tới người thân, đồng nghiệp, bạn
bè đã động viên, khích lệ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề tàicủa mình Tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn của các thầy giáo, côgiáo, các bạn đồng nghiệp và tất cả những ai quan tâm tới luận văn này
Hà nội, tháng 6 năm 2014
TÁC GIẢ
Triệu Khánh Duy
Trang 3Tôi xin cam đoan rằng luận văn này là kết quả nghiên cứu của bản thântôi, không trùng lặp với bất kỳ kết quả nghiên cứu nào đã có Số liệu và kếtquả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực Tôi cũng xin cam đoan rằngcác kết quả trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc hoặc chỉ rõtrong tài liệu tham khảo.
Hà Nội, tháng 6 năm 2014
TÁC GIẢ
Triệu Khánh Duy
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
LỜI CAM ĐOAN 2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3
MỤC LỤC 4
DANH MỤC CÁC BẢNG 6
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ 7
MỞ ĐẦU 1
1.L Ý DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 2.M ỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2 3.P HẠM VI NGHIÊN CỨU 2 4.K HÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2 5.G IẢ THUYẾT KHOA HỌC 2 6.N HIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3 7.P HƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 8.Đ O ́ NG GO ́ P CU ̉ A ĐÊ ̀ TA ̀ I 3 9.C Â ́ U TRU ́ C LUÂ ̣ N VĂN 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠI CÁC CÔNG TY GIÁO DỤC 5
1.1.L ỊCH SỬ CU ̉ A VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 T RÊN THẾ GIỚI 5 Ở V IỆT N AM 6 1.1.M Ô ̣ T SÔ ́ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 7 1.2.1 Q UẢN LÍ 7 1.2.2 D ẠY HỌC 10 1.2.3 C HẤT LƯỢNG DẠY HỌC 12 1.2.4 Q UẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 13 1.2.5 C ÔNG TY GIÁO DỤC 14 1.2.Q UẢN LÝ DẠY HỌC Ở CÔNG TY GIÁO DỤC 16 1.3.1 M U ̣ C TIÊU QUẢN LÝ DA ̣ Y HO ̣ C Ở CÔNG TY GIÁO DỤC 17 1.3.2 N ỘI DUNG QUẢN LÝ DA ̣ Y HO ̣ C Ở CÁC CÔNG TY GIÁO DỤC 17 1.3.3 V Ị TRÍ CỦA QUẢN LÍ DẠY HỌC TRONG QUẢN LÝ CÁC C ÔNG TY G IÁO D ỤC 19 1.3.4 P HƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC Ở CÁC CÔNG TY GIÁO DỤC 21 1.3.C ÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ DẠY HỌC Ở CÁC CÔNG TY GIÁO DỤC 21 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠI VIET EDU 28
2.1.1 L ỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN 28 1.1.2 S Ứ MỆNH CỦA C ÔNG TY 28 2.1.3 C HỨC NĂNG , NHIỆM VỤ 29 1.2.4 Đ ỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 29 2.1.5 C Ơ CẤU TỔ CHỨC CỦA C ÔNG TY 30
2.2 T HỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠI V IET E DU 30
2.2.1 T HỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GIÁO VIÊN 30 2.2.2 T HỰC TRẠNG ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH 37 2.2.3 T HỰC TRẠNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC 38 2.2.5 T HỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC 46
Trang 62.2.6 T HỰC TRẠNG VỀ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 49 2.2.7 T HỰC TRẠNG VỀ CSVC VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 50
2.3 T HỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠI V IET E DU 52
2.3.1 Q UẢN LÝ TỔ CHỨC , CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN 52 2.3.2 T HỰC TRẠNG QUẢN LÝ HỌC SINH 55 2.3.3 T HỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KẾ HOẠCH DẠY HỌC 58 2.3.4 T HỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC 61 2.3.5 T HỰC TRẠNG QUẢN LÝ TỔ CHỨC DẠY HỌC 63 2.3.6 T HỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP 65 2.3.7 T HỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 67
2.4 Đ ÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠI V IET E DU 68
CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TẠI VIET EDU 71
3.1.1 N GUYÊN TĂ ́ C ĐẢM BẢO MU ̣ C TIÊU 71 3.1.2 N GUYÊN TẮC ĐẢM BẢO TÍNH HỆ THỐNG 71 3.1.3 N GUYÊN TẮC ĐẢM BẢO TÍNH KẾ THỪA VÀ THỰC TIỄN 71 3.1.4 N GUYÊN TĂ ́ C KHA ̉ THI VÀ HIỆU QUẢ 71
3.2.1 B IỆN PHÁP 1 : K Ế HOẠCH HOÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 71 3.2.2 B IỆN PHÁP 2: B ỒI DƯỠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC , ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN 75 3.2.3 B IỆN PHÁP 3: C HỈ ĐẠO THỰC HIỆN ĐA DẠNG HOÁ CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC 80 3.2.4 B IỆN PHÁP 4 : T ẠO ĐỘNG CƠ , TINH THẦN , THÁI ĐỘ HỌC TẬP CHO HỌC SINH 81 3.2.5 B IỆN PHÁP 5: Đ ẦU TƯ CƠ SỞ VẬT CHẤT , KHAI THÁC , SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC , ĐẢM
3.2.6 B IỆN PHÁP 6: Đ ỔI MỚI CÔNG TÁC KIỂM TRA , ĐÁNH GIÁ 86 3.2.7 B IỆN PHÁP 7: P HỐI HỢP VỚI CÁC CƠ SỞ LIÊN KẾT VÀ GIA ĐÌNH HỌC SINH TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ
3.2.8 B IỆN PHÁP 8: Ứ NG DỤNG CNTT TRONG DH VÀ QUẢN LÝ HĐ DH 89
3.3 M ỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP VÀ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN 91 3.4 K HẢO SÁT TI ́ NH CẦN THIẾT VÀ KHA ̉ THI CU ̉ A CA ́ C BIÊ ̣ N PHA ́ P 92 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
Trang 7Bảng 2.1 : Thống kê số lượng và trình độ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên của Viet Edu 33
Bảng 2.2 : Kết quả học tập của học sinh 5 năm gần đây 37
Bảng 2.3 Ý kiến đánh giá của giáo viên về việc tổ chức dạy học 47
Bảng 2.4 : Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học tại Viet Edu 50
Bảng 2.5 : Thực trạng CSVC phục vụ đào tạo 52
Bảng 2.6: Ý kiến đánh giá về công tác quản lý đội ngũ giáo viên 54
Bảng 2.7: Ý kiến đánh giá về công tác quản lý học sinh 57
Bảng 2.8: Thực trạng QL kế hoạch dạy học của Viet Edu 60
Bảng 2.9 : Ý kiến đánh giá về công tác quản lý chương trình 62
Bảng 2.10: Thực trạng việc phân công dạy học ở Viet Edu 63
Bảng 2.11 : Thực trạng tổ chức dạy học tại các trường 65
Bảng 2.12 : Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học 66
Bảng 2.13 Thực trạng quản lý phương tiện dạy học ở Viet Edu 67
Bảng 3.1: Kết quả thăm dò tính cần thiết của các biện pháp 92
Bảng 3.2: Kết quả thăm dò tính khả thi của các biện pháp 95
Trang 8Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ logic của khái niệm quản lý 9
Sơ đồ 1.2 : Hoạt động dạy học 11
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty 30
Sơ đồ 2.2 Quy trình tuyền dụng và đào tạo giáo viên của Viet Edu 36
Biểu đồ 3.1: Kết quả thăm dò tính cần thiết của các biện pháp 94
Biểu đồ 3.2: Kết quả thăm dò tính khả thi của các biện pháp 96
Biểu đồ 3.3: Mối tương quan giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp 96
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đảng và Nhà nước ta khẳng định giáo dục - đào tạo là quốc sách hàngđầu Nhận thức sâu sắc giáo dục - đào tạo cùng với khoa học và công nghệ lànhân tố quyết định tǎng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáodục - đào tạo là đầu tư phát triển Nhiệm vụ cơ bản để phát triển giáo dục là:
"Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học Đổi mới chươngtrình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáoviên và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo
và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên Coi trọng bồi dưỡng cho học sinh,sinh viên khát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh, gắn liền lậpnghiệp bản thân với tương lai của cộng đồng, của dân tộc, trau dồi cho họcsinh, sinh viên bản lĩnh, phẩm chất và lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam hiệnđại"
Đối với một công ty hoạt động trong lĩnh vực Đào tạo thì dạy học là hoạtđộng cơ bản nhất, trọng tâm nhất, là con đường chủ yếu để hình thành và pháttriển nhân cách học sinh Hoạt động dạy học cũng là hoạt động chủ đạo chiphối các hoạt động khác trong công ty Chính vì vậy quản lý hoạt động dạyhọc là nhiệm vụ quan trọng của các cấp quản lý giáo dục Để nâng cao CLDHcủa các Công ty cần phải đổi mới các biện pháp quản lý hoạt động dạy học.Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của kinh tế, chính trị và xuthế hội nhập của xã hội là sự ra đời và phát triển của các công ty cổ phần Giáodục ở Việt Nam Tuy nhiên hoạt động dạy học và quản lý dạy học của cáccông ty này vẫn còn một số hạn chế như: Việc đổi mới phương pháp dạy họcchưa thực sự có chiều sâu, chưa thường xuyên, liên tục và chưa thực sự đượccác giáo viên quan tâm; việc đầu tư khai thác sử dụng thiết bị đồ dùng vẫncòn hạn chế, một bộ phận học sinh vẫn hạn chế về khả năng tự học, chưa tíchcực phấn đấu vươn lên trong học tập, việc kiểm tra đánh giá học sinh vẫn
Trang 10chưa sát với chất lượng thực tế, hiệu quả kiểm tra giám sát hoạt động dạy họccủa các trường còn hạn chế… Những hạn chế đó đòi hỏi các công ty Giáo dục
ở Việt Nam phải đổi mới, nâng cao chất lượng, thực hiện các biện pháp quản
lý DH để hoạt động dạy học có hiệu quả hơn
Trong những năm qua đã có nhiều nhà khoa học, nhà quản lý giáo dụcnghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý HĐ DH Tuy nhiên, các nghiên cứu
về quản lý HĐ DH ở các công ty giáo dục chưa nhiều, đặc biệt chưa cónghiên cứu nào về quản lý dạy học ở Viet Edu Để hoạt động dạy học ở VietEdu có nền nếp, chất lượng và hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng đàotạo nguồn nhân lực cho quê hương đất nước, cần phải nghiên cứu đề xuất cácbiện pháp quản lý một cách khoa học, khả thi
Với những lý do trên, em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Biện pháp
quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học tại Công ty cổ phần Giáo dục Việt Nam”.
Công tác quản lý hoạt động dạy học ở Viet Edu
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý HĐ DH nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở Viet Edu
5 Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được các số biện pháp quản lý có cơ sở khoa học, phù hợpvới thực tiễn, có tính khả thi thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học tạiViet Edu
Trang 116 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý HĐ DH ở các Công ty giáo dục
- Nghiên cứu thực trạng quản lý dạy học tại Viet Edu
- Đề xuất một số biện pháp quản lý HĐ DH nhằm nâng cao chất lượngdạy học ở Viet Edu
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý luận để phân tích, tổnghợp, khái quát hóa, hệ thống hóa tri thức lý luận nhằm xây dựng cơ sở lý luậncủa đề tài
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Tác giả sử dụng các phương pháp: Quan sát, điều tra, lấy ý kiến chuyêngia và tổng kết kinh nghiệm quản lý để điều tra, thu tập thông về thực trạngdạy học và quản lý HĐ DH ở Viet Edu phục vụ cho công tác nghiên cứu
7.3 Nhóm phương pháp thống kê toán học
Phương pháp thống kê toán học được tác giả sử dụng để để xử lý số liệu
đã thu thập được làm cơ sở cho việc đưa ra các đánh giá, kết luận
8 Đóng góp của đề tài
Về lý luận
Tác giả đã thu tập, tổng hợp, hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý HĐ
DH ở các công ty giáo dục Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng caochất lượng dạy học tại Viet Edu
Về thực tiễn
Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý HĐ DH, từ đó đưa ra nhữngđánh giá, chỉ ra những tồn tại, hạn chế về quản lý dạy học tại Viet Edu làm cơ
sở cho việc đề xuất các biện pháp
Trang 129 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, đề tàiđược bố cục thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học tại các Công tygiáo dục
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở Viet Edu
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao chấtlượng dạy học ở Viet Edu
Trang 13Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TẠI CÁC CÔNG TY GIÁO DỤC 1.1 Lịch sử của vấn đề nghiên cứu
Trên thế giới
Ngay từ thời cổ đại, vấn đề dạy học và quản lý dạy học đã được nhiềunhà triết học, nhà giáo dục học ở cả phương Tây và phương Đông nghiên cứutổng kết Ta có thể thấy các tư tưởng và các công trình nghiên cứu quan trọngsau đây:
Xôcrat (469- 415 TCN) nêu lên quan điểm giáo dục là phải giúp conngười tìm thấy, tự khẳng định chính bản thân mình Để nâng cao hiệu quả dạyhọc thì cần phải có phương pháp giúp thế hệ trẻ từng bước tự khẳng định, tựphát hiện tri thức mới phù hợp với chân lý
Khổng Tử (551- 475 TCN) - nhà tư tưởng, nhà giáo dục lớn Trung Hoa
cổ đại đã nêu lên quan điểm về phương pháp dạy học là “ dùng cách gợi mở,
đi từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp, đồng thời đòi hỏi người học phải tích cực suy nghĩ, đòi hỏi học trò phải luyện tập, phải hình thành nền nếp, thói quen trong học tập, học không biết chán, dạy không biết mỏi” Trong dạy
học, ông đề cao việc tự học, tự tu dưỡng, phát huy tính tích cực sáng tạo, pháthuy năng lực nội sinh, dạy học sát đối tượng, cá biệt hoá đối tượng, kết hợphọc với hành, lý thuyết gắn với thực tiễn, phát triển động cơ, hứng thú, ý chícủa người học Đến nay phương pháp giáo dục của Khổng Tử vẫn là nhữngbài học lớn cho cán bộ quản lý và giáo viên chúng ta
J.A Cômenxki (1592 - 1670) là một nhà giáo dục vĩ đại người Séc, là đạibiểu xuất sắc của chủ nghĩa nhân văn, là nhà hoạt động xã hội lớn của TiệpKhắc trong những năm giữa thế kỷ XVII, ông đã đưa ra quan điểm giáo dục
Trang 14phải thích ứng với tự nhiên Theo ông quá trình dạy học để truyền thụ và tiếpnhận tri thức là phải dựa vào sự vật, hiện tượng do học sinh tự quan sát, tựsuy nghĩ mà hiểu biết, không nên dùng uy quyền bắt buộc, gò ép người tachấp nhận bất kỳ điều gì Ông cũng đã nêu ra một số nguyên tắc dạy học cógiá trị lớn như: nguyên tắc trực quan; nguyên tắc phát huy tính tích cực, tựgiác của học sinh; nguyên tắc hệ thống và liên tục; nguyên tắc củng cố kiếnthức; nguyên tắc dạy theo khả năng tiếp thu của học sinh; dạy học phải thiếtthực; dạy học theo nguyên tắc cá biệt… theo ông, nghề thầy giáo là một nghề
rất vinh dự “Dưới ánh mặt trời không có nghề nghiệp nào cao quí hơn”.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khoa học giáo dục đã thực sự có nhữngđổi mới về lượng và chất Những vấn đề chủ yếu trong các tác phẩm kinhđiển của chủ nghĩa Mác- Lê nin đã thực sự định hướng cho hoạt động giáodục, đó là các quy luật về "sự hình thành cá nhân con người", về "tính quyluật về kinh tế - xã hội đối với giáo dục"… Các quy luật đó đã đặt ra nhữngyêu cầu đối với quản lý giáo dục và tính ưu việt của xã hội đối với việc tạo racác phương tiện và điều kiện cần thiết cho giáo dục Trên cơ sở lý luận củachủ nghĩa Mác -Lê nin, nhiều nhà khoa học Liên Xô cũ đã có được nhữngthành tựu khoa học đáng trân trọng về quản lý giáo dục và quản lý dạy học
Trang 15trò của quản lý và cán bộ quản lý giáo dục… Hệ tư tưởng của Chủ tịch HồChí Minh có giá trị rất cao trong quá trính phát triển lý luận dạy học, lý luậngiáo dục của nền giáo dục cách mạng Việt Nam.
Trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ ChíMinh, vận dụng các tư tưởng giáo dục tiến bộ trên thế giới vào thực tiễnViệt Nam, gần đây nhiều nhà khoa học đã có nhiều công trình nghiên cứu
về lý luận giáo dục, quản lý giáo dục Đó là các công trình khoa học, cáctác phẩm, các bài viết của các tác giả Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, NguyễnNgọc Quang, Đặng Bá Lãm, Nguyễn Quang Uẩn, Vũ Ngọc Hải, Bùi MinhHiền, Trần Quốc Thành, Trần Kiểm, Bùi Văn Quân… Các kết quả nghiêncứu, tổng kết của các nhà khoa học giáo dục là những tri thức quý báu làmtiền đề cho việc nghiên cứu lý luận giáo dục và xây dựng, phát triển nềngiáo dục nước nhà
Tuy nhiên, đối với các Công ty hoạt động về giáo dục thì các nghiên cứuchưa nhiều, đặc biệt chưa có đề tài nào nghiên cứu về biện pháp quản lý nhằmnâng cao CLDH tại Viet Edu Do vậy, tác giả mạnh dạn nghiên cứu về Biệnpháp quản lý nhằm nâng cao CLDH tại Viet Edu
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Quản lí
Ngay từ buổi bình minh của lịch sử nhân loại, con người đã sớm biết quy
tụ nhau thành bầy nhóm để tồn tại và phát triển Sự cộng đồng sinh tồn nàydẫn đến sự hình thành các tổ chức với nội dung liên kết con người cùng hoạtđộng theo một định hướng với những mục tiêu xác định Quá trình tạo ra củacải vật chất, tinh thần cũng như đảm bảo cuộc sống an toàn cho cộng đồng xãhội ngày càng được thực hiện trên qui mô lớn hơn, với tính phức tạp ngàycàng cao, đòi hỏi phải có sự phân công và hợp tác để liên kết những conngười trong tổ chức Chính từ sự phân công chuyên môn hoá và hợp tác laođộng đã làm xuất hiện một dạng lao động đặc biệt - Lao động quản lí
Trang 16C.Mác đã chỉ rõ: “ Bất cứ một lao động xã hội hay lao động chung nào màtiến hành trên một qui mô khá lớn đều yêu cầu phải có một sự chỉ đạo để điềuhoà các hoạt động cá nhân Một nghệ sĩ độc tấu tự điều khiển lấy mình, nhưng
một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” (C.Mác, Tư bản, quyển 1 tập 2 trang
28-30 NXB Sự thật Hà nội 1993) Như vậy có thể nói rằng: Quản lí là một hiệntượng xã hội, là yếu tố cấu thành của sự tồn tại và phát triển của loài người.Quản lí là thuộc tính bất biến nội tại của mọi quá trình lao động xã hội
Theo H.Koortz (người Mỹ): “Quản lí là một hoạt động thiết yếu nhằmđảm bảo sự phối hợp những lỗ lực cá nhân để đạt được mục đích của tổ chức,mục tiêu quản lí, hình thành một môi trường trong đó con người có thể đạtđược mục đích của tổ chức ”
Theo Aunpu F.F: “Quản lí là một môn khoa học và là một nghệ thuật tácđộng vào một hệ thống xã hội, chủ yếu là quản lí con người nhằm đạt đượcnhững mục tiêu xác định Hệ thống đó vừa động, vừa ổn định bao gồm nhiềuthành phần có tác động qua lại với nhau ”
Paul Hersey và Ken Blanc Hard: “ Quản lý là quá trình cùng làm việcthông qua các cá nhân, trong nhóm cũng như các nguồn nhân lực khác đểhình thành các mục đích tổ chức”
Thomas J Robins - Wayned Morrison cho rằng: “Quản lí là một nghềnhưng cũng là một nghệ thuật, một khoa học ”
Ở nước ta có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm quản lí Theo HàThế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt: “Quản lí là một quá trình định hướng, quá trình
có mục tiêu, quản lí có hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạtđược những mục tiêu nhất định Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng tháimới của hệ thống mà người quản lí mong muốn” [14, tr23]
Tác giả Đặng Quốc Bảo quan niệm: “ Quản lý là quá trình tác động gâyảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêuchung” [2, tr17]
Trang 17Hà Sỹ Hồ cho rằng: “Quản lí là một quá trình tác động có định hướng(có chủ đích) có tổ chức, lựa chọn trong các tác động có thể có dựa trên cácthông tin về tình trạng của đối tượng và môi trường, nhằm giữ cho sự vậnhành của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục đích đãđịnh” [9, tr18]
Theo Nguyễn Văn Lê: “Quản lí là một công việc vừa mang tính khoahọc vừa mang tính nghệ thuật” Ông viết “Quản lí một hệ thống xã hội, làkhoa học và nghệ thuật tác động vào hệ thống mà chủ yếu là vào những conngười nhằm đạt hiệu quả tối ưu theo mục tiêu đề ra”
Khái niệm quản lí phản ánh một dạng lao động trí tuệ của con người cóchức năng bảo đảm và khuyến khích những nỗ lực của những người khác đểthực hiện thành công công việc nhất định Quản lí là công tác phối hợp cóhiệu quả hoạt động của những người cộng sự khác cùng chung một tổ chức Quan niệm hiện đại về quản lí thừa nhận đó là toàn bộ các hoạt động huyđộng, tổ chức, thực thi các nguồn lực vật chất và tinh thần, sử dụng chúngnhằm tác động và gây ảnh hưởng tích cực đến những người khác để đạt đượcnhững mục tiêu của tổ chức hay cộng đồng
Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ logic của khái niệm quản lý
Chủ Thể
Quản Lý
Đối tượng bị
Quản Lý
Trang 18Từ nhiều cách hiểu về quản lý khác nhau trên đây, trong luận văn này
chúng tôi hiểu: “Quản lí là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lí lên đối tượng quản lí nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường”
Với khái niệm trên, quản lí phải bao gồm các yếu tố (các điều kiện) sau:
- Phải có một mục tiêu và một quỹ đạo đã đặt ra cho cả đối tượng và chủthể Mục tiêu này là căn cứ để chủ thể tạo ra các tác động
- Chủ thể phải thực hành việc tác động
- Quản lí bao giờ cũng có chủ thể quản lí và đối tượng quản lí
- Quản lí bao giờ cũng liên quan đến việc trao đổi thông tin và đều cómối liên hệ ngược nhau
- Quản lí bao giờ cũng có khả năng thích nghi Hoạt động và các quan hệquản lí chính là đối tượng của khoa học quản lí
Quản lí ra đời chính là để tạo ra một hiệu quả hoạt động cao hơn hẳn sovới việc làm của từng cá nhân riêng rẽ của một nhóm người khi họ tiến hànhcác công việc có mục tiêu chung gần gũi với nhau Nói một cách khác, thựcchất của quản lí là quản lí con người trong tổ chức, thông qua đó sử dụng cóhiệu quả nhất mọi tiềm năng và cơ hội của tổ chức Ngày nay, công tác quản
lí được coi là một trong năm nhân tố phát triển kinh tế xã hội là vốn - nguồnlực lao động - khoa học kỹ thuật công nghệ - tài nguyên và quản lí Trong đóquản lí có vai trò quyết định sự thành bại của công việc
1.2.2 Dạy học
Quá trình dạy học là một quá trình hoạt động thống nhất giữa giáo viên
và học sinh, dưới tác động chủ đạo (tổ chức, điều khiển) của giáo viên, họcsinh tực giác, tích cực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học nhằm thực hiệntốt các nhiệm vụ dạy học đã đặt ra
Trang 19Quá trình dạy học là quá trình đảm bảo cùng một lúc ba sự thống nhất:
- Thống nhất giữa dạy và học
- Thống nhất giữa truyền đạt với chỉ đạo trong dạy
- Thống nhất giữa lĩnh hội và tự chỉ đạo trong học
Bản chất của quá trình dạy học là sự thống nhất biện chứng giữa dạy vàhọc, nó được thực hiện trong và bằng sự tương tác có tính chất cộng đồng,hợp tác giữa dạy và học, tuân theo logic khách quan của nội dung dạy học Quá trình dạy học là một quá trình xã hội gắn liền với hoạt động của conngười: hoạt động dạy và hoạt động học Các hoạt động này có mục tiêu rõràng, có nội dung nhất định, do chủ thể thực hiện - đó là thầy và trò, vớinhững phương pháp và phương tiện nhất định Sau một chu trình vận động,các hoạt động dạy và học phải đạt tới một kết quả mong muốn
Hoạt động dạy và hoạt động học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thểhiện ở mối quan hệ tương tác ở các thành tố: Mục tiêu, nội dung, phươngpháp hoạt động dạy và hoạt động học
Sơ đồ 1.2 : Hoạt động dạy học
THIẾT KẾ BÀI HỌC
Cộng tácgiúp đỡPhản ánh kết quảtừng bước
Trang 20Phân tích mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học, chúng ta cóthể đi đến kết luận: Hoạt động học, trong đó có hoạt động nhận thức của họcsinh có vai trò quyết định đến kết quả dạy học Để hoạt động học có kết quảthì trước hết chúng ta phải coi trọng vai trò của người giáo viên, giáo viênxuất phát từ logic của khái niệm khoa học, tổ chức tối ưu hoạt động cộng táccủa dạy và học, thực hiện tốt các chức năng của dạy và cũng như học, đồngthời đảm bảo liên hệ nghịch thường xuyên, bền vững Vì vậy, muốn nâng caomức độ khoa học của việc dạy học ở trường phổ thông thì người hiệu trưởngphải đặc biệt chú ý hoàn thiện hoạt động dạy học của giáo viên; chuẩn bị cho
họ có khả năng hình thành và phát triển ở học sinh các phương pháp, cáchthức phát hiện các thông tin học tập Đây là khâu cơ bản để tiếp tục hoànthiện tổ chức hoạt động học của học sinh
Nếu xét quá trình dạy học như là một hệ thống thì trong đó quan hệ giữahoạt động dạy của thầy với hoạt động học của trò thực chất là mối quan hệđiều khiển Với tác động sư phạm của mình, thầy tổ chức, điều khiển hoạtđộng của trò Từ đó, chúng ta có thể thấy công việc của người quản lí công tyGiáo dục là: hành động quản lí (điều khiển hoạt động dạy học) của Giám đốcchủ yếu tập trung vào hoạt động dạy của thầy và trực tiếp đối với thầy; thôngqua hoạt động dạy của thầy mà quản lí hoạt động học của trò
1.2.3 Chất lượng dạy học
Chất lượng dạy học là mức độ mà kết quả dạy học đáp ứng được mụctiêu dạy học, thỏa mãn nhu cầu người học Chất lượng dạy học được hìnhthành thông qua chất lượng dạy học của giáo viên và chất lượng học tập củahọc sinh trên cơ sở đảm bảo chất lượng các thành tố của quá trình dạy học Nói đến “chất lượng dạy học” chính là nói đến “chất lượng thể hiện ởngười học ”hay “tri thức, kỹ năng, thái độ” mà người học có được trong quátrình học, đào tạo Vốn học vấn toàn diện và vững chắc công việc, kỹ năng,
Trang 21thái độ ở mỗi người là chất lượng đích thực của dạy học Đó chính là kết quảcủa quá trình đào tạo (người học đã học như thế nào, họ biết gì, có thể làm gì
và phẩm chất nhân cách của họ ra sao nhờ kết quả tương tác giữa người họcvới giáo viên và nhà trường)
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo, mô hình chất lượng dạy học gồm:
1.2.4 Quản lý hoạt động dạy học
- Quản lý hoạt động dạy học là quản lý một quá trình với tư cách là một
hệ toàn vẹn, bao gồm các thành tố cơ bản: mục đích, nhiệm vụ, nội dung dạyhọc, thầy với hoạt động dạy, trò với hoạt động học, các phương pháp vàphương tiện dạy học, các hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá kết quảdạy học Tất cả các thành tố này tồn tại trong mối quan hệ qua lại và thốngnhất với môi trường của nó: môi trường xã hội - chính trị và môi trường khoahọc - kinh tế - công nghệ Điều đó có nghĩa là chủ thể quản lý phải tác độngvào toàn bộ các thành tố của hoạt động dạy học theo quy luật tâm lý, giáo dụchọc, lý luận về quản lý để đưa hoạt động dạy học từ trạng thái này sang trạngthái cao hơn để dần tiến tới mục tiêu dạy học
- Hoạt động dạy học vận động và phát triển là do các nhân tố cấu thành
Trang 22của nó vận động và tương tác với nhau nhằm thực hiện mục tiêu của quátrình, góp phần thực hiện mục đích giáo dục nói chung Vì vậy quản lý hoạtđộng dạy học vừa phải làm sao cho mỗi nhân tố có được lực tác động đủmạnh, lại vừa đảm bảo sự vận động nhịp nhàng, hài hoà và thống nhất củatoàn bộ quá trình, không được để nhân tố nào vận động yếu làm ảnh hưởngđến sự phát triển chung của quá trình Điều này đòi hỏi người quản lý phải cónghệ thuật, vận dụng linh hoạt các biện pháp QL mới đạt được mục tiêu đề ra.
QL hoạt động dạy học bao gồm các nội dung chính sau đây:
+ Quản lý việc thực hiện mục tiêu, chương trình dạy học
+ QL việc xây dựng và thực hiện nội dung DH
+ Quản lý hoạt động dạy của giáo viên
+ Quản lý hoạt động học của học sinh
+ Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học, tài chính + Tổ chức kiểm trá, đánh giá kết quả dạy học
Theo Luật doanh nghiệp năm 2005 thì Công ty cổ phần là doanhnghiệp trong đó:
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba vàkhông hạn chế số lượng tối đa;
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
Trang 23của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho ngườikhác, trừ một số trường hợp Luật doanh nghiệp có quy định cụ thể
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh
- Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy độngvốn
- Công ty Cổ Phần phải có ít nhất 3 thành viên
Ưu điểm:
- Công ty cổ phần là tổ chức có tư cách pháp nhân độc lập
- Các cổ đông trong công ty cổ phần chịu trách nhiệm hữu hạn
- Việc chuyển nhượng các phần vốn góp được thực hiện một cách tự do
- Công ty cổ phần có cấu trúc vốn và tài chính linh hoạt
- Tính ổn định trong hoạt động kinh doanh và không hạn chế về thời giantồn tại
- Công ty cổ phần có cơ chế quản lý tập trung cao
Nhược điểm:
- Tổ chức công ty Cổ Phần phức tạp, đòi hỏi một cơ chế quản lý chặt chẽNhư vậy, có thể hiểu công ty giáo dục là những cá nhân hoặc tổ chứcgiáo dục ngoài công lập có tư các pháp nhân, được thành lập công ty nhằmđáp ứng nhu cầu và chất lượng giáo dục của các đối tượng phụ huynh và họcsinh
Các loại hình công ty giáo dục:
Công ty buôn bán, cung cấp thiết bị giáo dục
Công ty phát hành sách
Công ty giáo dục hoạt động về lĩnh vực đào tạo
Công ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực
Trang 24Đối với các công ty giáo dục hoạt động về lĩnh vực đào tạo thường có nhữngnét đặc trưng cơ bản sau:
- Là công ty hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục 100% vốn tư nhân, đượcthành lập do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư cấp phép
- Phải có các trung tâm Đào Tạo trực thuộc được sở Giáo dục & Đào tạocấp phép
- Hoạt động theo Luật giáo dục và các quy định của nhà nước về giáodục
- Tuyển sinh và đào tạo nhiều lứa tuổi, nhiều cấp độ khác nhau rất đadạng và phong phú (không được vượt quá giới hạn cấp phép của SGD
1.2 Quản lý dạy học ở công ty giáo dục
Quản lý dạy học là nhiệm vụ trọng tâm của người quản lý ở bất kỳ công
ty giáo dục hay cơ sở đào tạo nào Xuất phát từ vị trí quan trọng của hoạtđộng dạy học, người quản lý phải dành nhiều thời gian và công sức cho côngtác quản lý hoạt động dạy học nhằm ngày càng nâng cao chất lượng đào tạocủa nhà trường, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội
Các công ty giáo dục có chức năng đào tạo đều phải thực hiện mục tiêu,
Trang 25nhiệm vụ quản lý dạy học theo những quy định, chức năng như các nhàtrường do Bộ giáo dục và đào tạo quy định
1.3.1 Mục tiêu quản lý dạy học ở công ty giáo dục
Mục tiêu quản lý dạy học ở các công ty giáo dục là nâng cao chất lượngdạy học của công ty nhằm góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhâncách học sinh theo mục tiêu đào tạo của công ty
Mục tiêu dạy học của từng cấp học, bậc học đã được quy định cụ thểtrong Luật giáo dục; mục tiêu cụ thể của từng môn học cũng được quy địnhtrong chương trình môn học; mục tiêu dạy học bao gồm mục tiêu về kiếnthức, mục tiêu kỹ năng và mục tiêu về thái độ Quản lý mục tiêu dạy học làlàm cho cán bộ quản lý và giáo viên nắm vững và xác định được đúng mụctiêu trong quá trình dạy học, biết lựa chọn nội dung, phương pháp, phươngtiện dạy học phù hợp để đạt được mục tiêu Sau mỗi quá trình dạy học, họcsinh phải đạt được mục tiêu đề ra
1.3.2 Nội dung quản lý dạy học ở các công ty giáo dục
Cũng như quản lý ở các nhà trường hay các tổ chức đào tạo khác, nộidung quản lý dạy học ở các công ty giáo dục bao gồm:
- Quản lý mục tiêu dạy học: Mục tiêu dạy học của từng cấp học, bậc học
đã được quy định cụ thể trong Luật giáo dục; mục tiêu cụ thể của từngmôn học cũng được quy định trong chương trình môn học; mục tiêudạy học bao gồm mục tiêu về kiến thức, mục tiêu kỹ năng và mục tiêu
về thái độ Quản lý mục tiêu dạy học là làm cho cán bộ quản lý và giáoviên nắm vững và xác định được đúng mục tiêu trong quá trình dạy học,biết lựa chọn nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp đểđạt được mục tiêu Sau mỗi quá trình dạy học, học sinh phải đạt đượcmục tiêu đề ra
- Quản lý nội dung, chương trình dạy học: Chương trình, nội dung dạy
Trang 26học là văn bản pháp quy của nhà nước xây dựng, là cơ sở pháp lý chohoạt động dạy học Quản lý nội dung dạy học là làm cho giáo viên nắmchắc nội dung chương trình dạy học, nắm chắc nội dung sách giáokhoa; thực hiện đầy đủ nội dung chương trình, thực hiện đúng tiến độtheo quy định; chất lượng thực hiện chương trình ngày càng cao.
- Quản lý giáo viên: Quảng lý giáo viên ở các công ty giáo dục là những
tác động của công ty trong việc tổ chức sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý,bồi dưỡng, phát triển, sắp xếp đội ngũ giáo viên đảm bảo chuẩn về trình
độ, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, quản lý việc phân công dạy họcđúng với chuyên môn đào tạo Quản lý giáo viên còn là quản lý côngtác bồi dưỡng giáo viên, nâng cao trình độ lý luận chính trị, lương tâmnghề nghiệp; nâng cao trình độ đào tạo và chuyên môn cho giáo viên;Chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện có chất lượng chương trình bồidưỡng thường xuyên Quản lý nền nếp sinh hoạt tổ nhóm chuyên môntheo quy mô cấp trường và cấp huyện Quản lý giáo viên còn là xâydựng, ban hành và kiểm tra giám sát giáo viên thực hiện quy chếchuyên môn như những quy định về chuẩn bị bài soạn, tổ chức dạy học,kiểm tra đánh giá học sinh…
- Quản lý phương pháp dạy học: Là những tác động của công ty làm cho
giáo viên nắm chắc về các phương pháp dạy học theo đặc trưng bộmôn, nắm được yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học theo hướngphát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, bồidưỡng phương pháp tự học, tự nghiên cứu cho học sinh; làm cho cácphương pháp dạy học tích cực và việc sử dụng trang thiết bị dạy họchiện đại được giáo viên sử dụng thường xuyên nhằm nâng cao CLDH
- Quản lý phương tiện dạy học: Là những tác động của công ty nhằm
khai thác đầu tư, mua sắm đầy đủ trang thiết bị dạy học, xây dựng các
Trang 27phòng học bộ môn hiện đại đạt chuẩn, xây dựng và quản lý nền nếp sửdụng trang thiết bị của giáo viên trong dạy học, xây dựng phong trào sửdụng và làm đồ dùng dạy học trong giáo viên.
- Quản lý hình thức tổ chức dạy học: Là quản lý, chỉ đạo thực hiện có
hiệu quả hơn hình thức dạy học trên lớp, tăng cường các hình thức họctập theo nhóm nhỏ, thực hành ngoài trời, tham quan dã ngoại…
- Quản lý học sinh: Là những biện pháp tác động nhằm khơi dậy động
cơ, ý thức học tập đúng đắn cho học sinh, làm cho học sinh tự giác, chủđộng, tích cực và sáng tạo trong học tập, học đi đôi với hành tích cực
áp dụng những kiến thức đã học được vào cuộc sống, bồi dưỡngphương pháp tự học cho học sinh
- Quản lý kết quả dạy học: Là quản lý chỉ đạo đổi mới việc việc ra đề, tổ
chức kiểm tra, đánh giá xếp loại học sinh đảm bảo đúng trình độ thực tếcủa học sinh, qua kết quả đó, giáo viên và học sinh biết điều chỉnh hoạtđộng hoạt động dạy học của mình để đạt được kết quả cao hơn
- Quản lý môi trường giáo dục : Là những tác động của công ty nhằm
xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, đẩy mạnh công tác xã hộihoá giáo dục, phối hợp tốt 3 môi trường giáo dục nhằm tạo điều kiệntốt nhất để nâng cao CLDH nói riêng và giáo dục học sinh nói chung
1.3.3 Vị trí của quản lí dạy học trong quản lý các Công ty Giáo Dục
Trong quản lí Công ty Giáo dục hoạt động về đào tạo, quản lí dạy học lànội dung vô cùng quan trọng Hoạt động dạy học là hoạt động mang tính đặctrưng của tất cả các loại hình Công ty Giáo duc có chức năng đào tạo, hoạtđộng dạy và hoạt động học luôn giữ vị trí số 1 và là vị trí chủ yếu trong Công
ty vì giáo dục thực hiện cả chức năng giáo dục và phát triển Theo đó mọihoạt động khác của Công ty đều phải hỗ trợ đắc lực cho hoạt động dạy học
Trang 28Quản lí dạy học ở Công ty Giáo dục là quản lí trực tiếp các hoạt động giáodục diễn ra ở Công y nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo và nguyên lý giáo dụctheo tinh thần nghị quyết trung ương 2 khoá III của Đảng cộng sản Việt Nam.
Đó chính là quá trình hoạt động sư phạm của người thầy và hoạt động họctập, rèn luyên của trò mà được diễn ra chủ yếu trong hoạt động dạy học Hoạtđộng dạy học chiếm hầu hết thời gian trong các hoạt động giáo dục đồng thời
nó chi phối các hoạt động khác trong Công ty Quản lý hoạt động dạy học là
sự tác động có qui luật của nhà quản lí đến giáo viên bằng các giải pháp pháthuy tác dụng của các phương tiện quản lí như bộ máy tổ chức và nhân lực dạyhọc, nguồn tài lực, vật lực và hệ thống thông tin, môi trường dạy học nhằmđạt được mục đích dạy học Do đó quản lí dạy học là một mảng trong quản líCông ty Giáo dục và là mảng quan trọng nhất nhằm thực hiện chương trìnhđào tạo một cách hiệu quả nhất
Hoạt động dạy học ở Công ty Giáo dục giữ vị trí trung tâm bởi nó chiếmhầu hết thời gian, khối lượng công việc của thầy và trò trong một năm học; nó
là nền tảng quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu giáo dục toàn diệncủa Công ty Giáo dục, đồng thời nó quyết định kết quả đào tạo của nhàtrường
Hoạt động dạy học còn là hoạt động đặc thù của Công ty Giáo dục, nóđược qui định bởi đặc thù lao động sư phạm của người giáo viên Vì vậy, nócũng qui định tính đặc thù của công tác quản lí Công ty Giáo dục nói chung vàquản lí hoạt động dạy học nói riêng Người quản lý Công ty phải nhận thức đúng
vị trí quan trọng và tính đặc thù của hoạt động dạy học để có những biện phápquản lí khoa học, sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Công ty
Công tác quản lí hoạt động dạy học giữ vị trí quan trọng trong công tácquản lí Công ty Mục tiêu quản lí chất lượng đào tạo là nền tảng, là cơ sở đểnhà quản lí xác định các mục tiêu quản lí khác trong hệ thống mục tiêu quản lí
Trang 29của Công ty.
1.3.4 Phương pháp quản lý dạy học ở các công ty giáo dục
Do đặc thù riêng của các công ty giáo dục, các công ty thường dùng cácphương pháp quản lý dạy học sau :
Phương pháp hành chính - tổ chức: Là phương pháp dùng quyền lực
quản lý của Công ty để đưa ra các mục tiêu, nhiệm vụ, ban hành các văn bảnhướng dẫn thực hiện yêu cầu các tổ chuyên thực hiện Phương pháp hành chính-
tổ chức không thể thiếu trong phương pháp quản lý dạy học của công ty
Phương pháp tâm lý - giáo dục: Là phương pháp tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp đến thái độ, nhận thức, hành vi của giáo viên, học sinh và phụhuynh để tạo nên hiệu quả cao trong hoạt động dạy học Các nội dung giáodục được thực hiện thông qua các biện pháp bồi dưỡng giáo viên về tư duy tưtưởng, chuyên môn nghiệp vụ; các phong trào thi đua dạy tốt học tốt; nêugương người tốt việc tốt…
Phương pháp kinh tế: Là phương pháp tác động vào lợi ích kinh tế tác
động vào đối tượng nhằm khích lệ phong trào Các biện pháp cụ thể áp dụngphương pháp kinh tế mà Công ty hay dùng là thực hiện chế độ nâng lươngsớm cho giáo viên dạy giỏi, thưởng cho giáo viên dạy giỏi, tặng học bổng chohọc sinh nghèo có thành tích cao trong học tập, hỗ trợ kinh phí cho cáctrường trong hệ thông liên kết, đầu tư trang thiết bị dạy học, xây dựng trường
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học ở các công ty giáo dục
- Nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lý về vài trò của dạy học đối
với chất lượng đào tạo
Hiện nay, các công ty Giáo dục thường được thành lập dưới dạng cáccông ty cổ phần do các nhân hay tổ chức đứng ra thành lập Các ràng buộcgiữa giáo viên và công ty khá lỏng lẻo Đội ngũ giáo viên cơ hữu là rất ít, chủyếu giáo viên thỉnh giảng Vì vậy, nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lý
Trang 30về hoạt động dạy học có ảnh hưỡng rất lớn đến chất lượng dạy học nói riêng
và chất lượng đào tạo nói chung
- Năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên
Giáo viên là yếu tố quan trọng nhất cho chất lượng dạy học bởi vì giáoviên đóng vai trò là người hướng dẫn, dẫn dắt người học tiếp cận các tri thức,kiến thức, thực hành theo mục đích của chương trình học Do đó giáo viênphải trang bị chuẩn về chuyên môn Giáo viên không chỉ nắm vững nội dungmột bài học mà mình truyền đạt mà phải nắm được kiến thức của cả chươngtrình môn học, phần học, có như vậy giáo viên mới liên kết, hệ thống hoá kiếnthức cần thiết giúp người học dễ nắm bắt những nội dung chính của bài học,môn học, phần học Khi giáo viên chuẩn về kiến thức chuyên môn tạo sự tựtin trong quá trình truyền thụ, tránh được sự phụ thuộc vào giáo án, chủ độngdẫn dắt người học tiếp cận kiến thức theo mục đích của mình
Ngoài việc trang bị kiến thức chuyên môn, giáo viên cần phải có kinhnghiệm thực tiễn và kiến thức thực tiễn Giàu kiến thức thực tiễn giúp giáoviên làm sinh động bài giảng, gắn kết giữa nội dung bài giảng với thực tiễnthông qua những minh hoạ, ví dụ từ thực tiễn; từ đó người học dễ tiếp thu bài,
dễ nhớ bài và điều quan trọng là người học thấy nội dung bài giảng gắn liềnvới cuộc sống chứ không phải xa rời, khó hiểu
Kiến thức chuyên môn vững kết hợp với kỹ năng sư phạm giúp giáoviên chủ động trong quá trình truyền tải và nắm bắt thông tin từ người học từ
đó có sự điều chỉnh hợp lý việc phối hợp các phương pháp dạy học
- Phương pháp và phương tiện dạy học
Một yêu cầu không thể thiếu, đó là giáo viên còn phải có phương phápdạy học tốt, linh hoạt trong việc phối hợp các phương pháp, phương tiện dạyhọc, nắm bắt được tâm lý người học một cách nhanh chóng từ đó thu hútđược người học một cách có hiệu quả Trong dạy học có nhiều phương pháp
Trang 31truyền thụ kiến thức, phần lớn giáo viên thường sử dụng phương pháp thuyếttrình, vì phương pháp này có nhiều ưu điểm, người dạy chủ động quá trìnhdạy học cả về tri thức và thời gian Tuy nhiên, phương pháp này cũng dễ dẫntới sự tiếp thu thụ động, buồn chán cho người học Do đó, trong quá trình dạyhọc, đòi hỏi phải có sự lựa chọn, phối hợp sử dụng các phương pháp dạy họcphù hợp với từng nội dung kiến thức, từng đặc điểm của lớp học.
Phong cách giáo viên cũng giữ vai trò quan trọng, từ phong thái, tácphong, tư cách, tâm tư, tình cảm của người thầy mà người học thích học haykhông thích học, bị lôi cuốn hay không bị lôi cuốn vào môn học Khi ngườigiảng nhiệt huyết, “thổi hồn” được môn học sẽ thu hút được người học Do
đó, người thầy bao giờ cũng phải chuẩn về phong cách, từ giọng nói, điệu bộ,tâm trạng, xúc cảm,…
Cơ sở vật chất và phương tiện dạy học có tác động nhất định đến quátrình dạy học Cơ sở vật chất tốt tạo môi trường thoải mái cho cả người dạy
và người học, do đó, khi mở lớp cần chú ý đến khâu cơ sở vật chất có đảmbảo cho quá trình dạy và học không? Phương tiện dạy học tốt, đặc biệt làphương tiện hiện đại giúp giáo viên tăng thêm sự hấp dẫn của bài học, lôicuốn học viên qua những hình ảnh, phim minh hoạ hoặc những sơ đồ hoákiến thức nội dung bài giảng giúp học viên dễ nhớ bài, nhớ lâu hơn
- Chương trình đào tạo
Thực hiện chương trình dạy học là thực hiện kế hoạch đào tạo theo mụctiêu của Công Ty, người Giám đốc và các tổ trưởng bộ môn phải nắm vữngchương trình, tổ chức cho giáo viên tuân thủ một cách nghiêm túc, khôngđược tùy tiện thay đổi, thêm bớt làm sai lệch chương trình dạy học
Sự nắm vững chương trình dạy học là việc đảm bảo để tổ trưởng bộ mônquản lý thực hiện tốt chương trình dạy học, nội dung quản lý đó bao gồm:
- Nắm vững những nguyên tắc cấu tạo chương trình, nội dung và phạm
Trang 32vi kiến thức dạy học của từng môn học, cấp học.
- Nắm vững PPDH của môn học, từng lứa tuổi, cấp độ của các khóa họcđang diễn ra tại trung tâm cũng như tại các điểm liên kết
- Không được giảm nhẹ, nâng cao hoặc mở rộng so với yêu cầu nộidung, phạm vi kiến thức quy định của từng chương trình môn học
- Vận dụng các hình thức tổ chức dạy học khác nhau, kết hợp giữa cáchình thức dạy học trên lớp, ngoài lớp, thực hành một cách hợp lý
- Kiểm tra và giám sát giáo viên dạy học theo quy định của phân phốichương trình
- Nghiêm cấm việc cắt xén, dồn ép bài học, thêm bớt tiết học với bất cứmôn học nào, lớp học nào, dưới bất kỳ hình thức nào
Để việc quản lý thực hiện chương trình dạy học đạt kết quả, đảm bảothời gian cho việc thực hiện chương trình dạy học người quản lý phải chú ý sửdụng thời khóa biểu như là công cụ để theo dõi, điều khiển và kiểm soát tiến
độ thực hiện chương trình dạy học, để thường xuyên, kịp thời điều chỉnhnhững lệch lạc trong quá trình thực hiện chương trình dạy học
Chương trình đào tạo là mục tiêu rất quan trọng mà người dạy phảituyệt đối tuân theo để hướng dẫn học sinh từng bước một từ lúc bắt đầu chođến lúc kết thúc khóa học Chương trình đào tạo có ảnh hưởng không nhỏ tớichất lượng đào tạo, hiệu quả đào tạo
Nếu một công ty giáo dục luôn coi trọng chương trình đào tào và tuânthủ các nguyên tắc triển khai chương trình thì chắc chắn công ty đó sẽ đảmbảo được chất lượng đào tạo và ngày càng phát triển, ngày càng thu hút đượcnhiều đối tượng học sinh
Ngày nay, cùng một môn học nhưng có rất nhiều chương trình đào tạokhác nhau đến từ trong nước cũng như nước ngoài, người Giam đốc phải luôncân nhắc và nghiên cứu thật kỹ lưỡng trước khi áp dụng các chương trình đào
Trang 33tạo vào hệ thống đào tạo của công ty.
- Tổ chức đào tạo
Nếu ta có một chương trình đào tạo tốt, được sự đóng góp ý kiến xâydựng của nhiều chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực giáo dục nhưng khâu tổchức đào tạo không tốt thì chương trình có tốt đến đâu cũng sẽ không manglại hiệu quả môn học tới học sinh được
Tổ chức đào tạo chính là cách thức triển khai chương trình đào tạo, nócũng vô cùng phức tạp vì liên quan đến hầu hết các bộ phận, phòng ban trongcông ty từ bộ phận Lễ tân cho đến giáo viên, tổ trưởng tổ chuyên môn… Việc tổ chức đào tạo tại các công ty cổ phần là vô cùng quan trọng vì xét
về quy mô và mức độ phức tạp là khá cao Công ty cổ phần giáo dục có đốitượng học sinh nhiều lứa tuổi khác nhau, mỗi lứa tuổi phải có một chươngtrình đào tạo riêng, và công ty cùng một lúc có thể tổ chức nhiều khóa họccho nhiều lứa tuổi khác nhau Nên công tác tổ chức cần phải được lập kếhoạch một cách rõ ràng, phân công chi tiết cụ thể cho các cá nhân và bộ phậnliên quan để việc dạy học có thể tiến hành theo đúng chương trình, đúng đốitượng và đúng tiến độ
- Cơ chế quản lý và chế độ đãi ngộ
Thật không khó khi nhận ra rằng chương trình đào tạo tốt, tổ chức đàotạo tốt đều là do những con người trong công ty thực hiện Việc giữ chân cácnhân viên giỏi , giáo viên giỏi, cán bộ quản lý giỏi phụ thuộc khá nhiều và cơchế quản lý và chế độ đãi ngộ của công ty đối với cán bộ nhân viên
Mỗi ngành nghề đều có đặc thù riêng chính vì vậy cơ chế quản lý và chế
độ của từng công ty giáo dục cũng phải phù hợp với đặc thù của ngành giáodục và phù hợp với văn hóa công ty Điều này rất quan trọng vì nó giúp cán
bộ nhân viên trong công ty giáo dục cảm thấy thoải mái trong thời gian làmviệc và các cơ chế đãi ngộ khiến họ làm việc lâu dài hơn cho công ty và đóng
Trang 34góp, cống hiến hết mình cho sự phát triển của công ty.
Đây cũng là yếu tố để các công ty giáo dục dùng để thu hút và giữ chânngười tài từ đó có thể cạnh tranh về nhân sự với các công ty cùng ngành nghềkhác Cơ chế quản lý và chế độ đãi ngộ tốt giúp phát huy sở trường của nhânviên và giúp xây dựng bộ máy hoạt động của công ty ngày càng hiệu quả,mang lại chất lượng dạy học tốt nhất cho học sinh và phát triển uy tín, thươnghiệu của công ty ngày một lớn mạnh
Tóm lại, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động và chất lượng dạyhọc của công ty Giáo dục, tuy nhiên, tối thiểu cần chú ý đến các yếu tốchương trình đào tạo, tổ chức đào tạo và cơ chế quản lý, chế độ đãi ngộ
Tiểu kết chương 1
Qua việc nghiên cứu lịch sử quản lý dạy học, nghiên cứu những kháiniệm công cụ phục vụ đề tài, những lý luận cơ bản về dạy học, quản lý hoạtđộng dạy học, nghiên cứu chức năng nhiệm vụ của Công ty Giáo dục đồngthời nghiên cứu các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác giáo dục, tôinhận thấy:
Quản lý là hoạt động tất yếu của mọi hoạt động xã hội, những hoạtđộng có sự tham gia của nhiều người nhằm phối hợp, điều khiển sự nỗ lực cốgắng của các cá nhân trong tổ chức trong việc thực hiện mục tiêu chung.Trình độ hoạt động xã hội ngày càng cao đòi hỏi trình độ, năng lực quản lýphải ngày càng tinh xảo, hiện đại đáp ứng được sự phát triển của tổ chức
Để phát triển giáo dục cần phải đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quảquản lý hoạt động dạy học Quản lý hoạt động dạy học là thực hiện những tácđộng có mục đích, có kế hoạch, phù hợp với quy luật phát triển đến các thành
tố của hệ thống giáo dục làm cho hệ thống giáo dục vận hành theo quan điểm,đường lối giáo dục của Đảng và tiến đến mục tiêu giáo dục Trong Công ty
Trang 35Giáo dục, hoạt động cơ bản nhất là hoạt động dạy học, vì vậy quản lý hoạtđộng dạy học là nội dung quản lý cơ bản, quan trọng nhất trong nội dungquản lý Công ty Giáo dục
Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Công ty Giáo dục là conđường, là cách thức, cách làm cụ thể mà Viet Edu thực hiện để nâng cao chấtlượng dạy học trong phạm vi đối tượng học sinh của mình Đó chính lànhững cách làm, cách thực hiện, những nội dung cụ thể mà Viet Edu thựchiện để tác động đến cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên và học sinhcủa mình trong việc nâng cao chất lượng các thành tố của quá trình dạy học,nhằm nâng cao CLDH toàn diện của Viet Edu
Những tri thức lý luận cơ bản trên đây là cơ sở, là cơ sở lý thuyết để tácgiả tiếp tục nghiên cứu thực trạng vấn đề và đề xuất các biện pháp quản lýnhằm nâng cao chất lượng dạy học tại Công ty cổ phần giáo dục Việt Nam
Trang 36Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠI VIET
EDU 2.1 Vài nét về Viet Edu
2.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển
Công ty được thành lập năm 2009 theo quyết định của Sở KH & ĐT Hànội số 0105436474 cấp ngày 04 tháng 08 năm 2009 Trải qua 5 năm hìnhthành và phát triển, Viet Edu đã có những bước tiến không ngừng trong lĩnhvực giáo dục và đào tạo
Trung tâm tiếng Anh thuộc sự quản lý của Viet Edu được thành lập theoquyết định số 10305 do Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội cấp, vớichức năng:
- Liên kết với các cơ sở mầm non dạy học môn Tiếng Anh
- Liên kết với các trường mầm non, tiểu học dạy học môn Kỹ năng sống
- Đào tạo trực tiếp tại trung tâm
Với sự tư vấn của đội ngũ cán bộ quản lý dày dạn kinh nghiệm về pháttriển, hoàn thiện tư chất trẻ em, đặc biệt là lực lượng giáo viên trẻ, sáng tạo,năng động và tinh thần cầu tiến cao, Viet Edu tự hào khi mang đến cho các
em hệ thống những bài giảng chất lượng và phù hợp với lứa tuổi
Phong cách dạy học chuyên nghiệp cùng với giáo án được thiết kế linhhoạt tạo niềm hứng thú cho con em, để lại ấn tượng sâu sắc đối với các bậcphụ huynh, đồng thời xây dựng được niềm tin từ phía các nhà trường; Đạt tớimục tiêu hoàn thiện “Đức, Trí, Thể, Mỹ” cho các thế hệ học sinh
1.1.2 Sứ mệnh của Công ty
Sứ mệnh của Viet Edu là trở thành một trong những công ty hoạt độngtrong lĩnh vực giáo dục trẻ hàng đầu Việt Nam; mang đến mô hình, phươngpháp giáo dục trẻ toàn diện, hiện đại Quá đó, Viet Edu xây dựng triết lý hoạt
Trang 37động: “Chất lượng giáo dục là giá trị cơ bản, là lý do cao nhất làm nên thương hiệu của Viet Edu Mục tiêu của Viet Edu là hoàn thiện cả về thể chất, tâm hồn và trí tuệ cho các em Từ việc nghiên cứu, phân tích logic và đánh giá khách quan yêu cầu phát triển của trẻ kết hợp vận dụng kinh nghiệm, Viet Edu đưa ra mô hình, phương pháp dạy học phù hợp cho từng lứa tuổi Với Viet Edu, mỗi học sinh là một “động lực vàng” cho sự tồn tại và phát triển.” 2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ
Chức năng:
- Liên kết với các cơ sở mầm non dạy học môn Tiếng Anh
- Liên kết với các trường mầm non, tiểu học dạy học môn Kỹ năng sống
- Đào tạo trực tiếp tại trung tâm
Nhiệm vụ :
- Đào tạo theo đúng chương trình và kế hoạch dạy học
- Đảm bảo chất lượng dạy học để đảm bảo uy tín của nhà trường (đối táccủa Viet Edu) và phát triển thương hiệu Viet Edu
- Đem đến môi trường học tập hiểu quả và hứng thú cho học sinh
- Đem đến phụ huynh học sinh và nhà trường sự hài lòng về chất lượng
và dịch vụ
1.2.4 Định hướng phát triển của công ty
Phát huy và nâng cao thế mạnh sẵn có của công ty về dạy học TiếngAnh, Kỹ năng sống cho trẻ từ 3 – 12 tuổi lên một tầm cao mới, đáp ứng tốtnhất yêu cầu hoàn thiện của trẻ
Luôn cập nhật, sáng tạo hệ thống giáo án, giáo trình và áp dụng nhữngphương pháp dạy học mới phù hợp với tâm sinh lý của từng lứa tuổi
Tiến tới phát triển một số dịch vụ giáo dục khác như Tư vấn du học, pháthành sách, đĩa dạy học cho trẻ em, dạy học online ……
Bồi dưỡng phầm chất nghề nghiệp, tác phong, không ngừng nâng caonăng lực sư phạm, chất lượng day học cho tập thể giáo viên Qua đó, xây
Trang 38dựng thương hiệu bền vững của Viet Edu.
2.1.5 Cơ cấu tổ chức của Công ty
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty
Nguồn: Viet Edu
2.2 Thực trạng hoạt động dạy học tại Viet Edu
2.2.1 Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên
Viet Edu có đội ngũ Quản lý gồm những người giàu kinh nghiệm tronglĩnh vực giáo dục trẻ em và không ngừng học tập, cập nhật những xu thế,quan điểm mới về giáo dục để đưa ra tầm nhìn dài hạn và chiến lược pháttriển và chiến thuật cạnh tranh cho Viet Edu
Đội ngũ giáo viên của Viet Edu chia làm 02 loại : Giáo viên làm việc
Trang 39toàn thời gian và giáo viên làm việc bán thời gian
Trong đó, toàn bộ đội ngũ giáo viên môn KNS là giáo viên toàn thờigian vì môn này các giáo viên phải tuyển mới và đào tạo từ đầu theo chươngtrình của công ty, do việc sử dụng giáo viên bán thời gian trong dạy học mônKNS sẽ dẫn đến nguy cơ chương trình của công ty bị thất thoát tới tay các đốithủ cạnh tranh, việc thất thoát chương trình KNS gây ra thiệt hại lớn cho nêncông ty chỉ sử dụng giáo viên toàn thời gian Việc này giúp công ty quản lýđược giáo viên một cách chặt chẽ và tránh thất thoát chương trinh vào tay đốithủ cạnh tranh
Đối với môn tiếng Anh, đây là một môn được phổ biến rất rộng và cácchương trình của các trung tâm hoặc công ty thường khá giống nhau, chỉ cómột vài điểm khác biệt không lớn lắm nên việc thất thoát chương trình khôngphải là một rủi ro lớn Vì vậy công ty sử dụng cả giáo viên toàn thời gian vàgiáo viên bán thời gian Hầu như các giáo viên dạy tiếng Anh nếu đã có kinhnghiệm thì chỉ cần tập huấn thêm về chương trình và quy trình làm việc củacông ty là có thể đảm nhiệm tốt công việc dạy học bán thời gian Còn đối vớinhững giáo viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm thì công ty thường tuyểndưới dạng toàn thời gian để tiện cho việc đào tạo từ đầu
Ưu và nhược của việc sử dụng giáo viên làm việc toàn thời gian và làm việcbán thời gian :
Ưu điểm :
Giáo viên làm việc toàn thời gian
- Làm việc ổn định, lâu dài Ngoài việc dạy học ra công ty còn cóthể phân công phụ trách các công việc khác liên quan hoặckhông liên quan đến đến dạy học
- Làm việc theo giờ hành chính nên việc quản lý giáo viên vàchương trình, chấy lượng dạy học, quản lý học sinh… rất thuận
Trang 40 Giáo viên làm việc bán thời gian :
- Tuyển dụng dễ, nhanh, chi phí thấp (trả lương theo giờ dạy, khôngphải đóng bảo hiểm, chế độ thưởng cũng có thể hạn chế được)
- Tiết kiệm chi phí và thời gian đào tạo
Nhược điểm :
Giáo viên làm việctoàn thời gian :
- Chi phí lương thưởng cao, phải đóng bảo hiểm theo chính sáchnhà nước
- Chi phí và thời gian đào tạo cao
Giáo viên làm việc bán thời gian :
- Làm việc không ổn định, lâu dài
- Bị hạn chế trong việc quản lý
- Rủi ro tiết lộ thông tin và chương trình của công ty cho các đối thủcạnh tranh cao vì họ có thể làm cho mấy công ty cùng một lúc.Đội ngũ giáo viên của Viet Edu đều tốt nghiệp từ Cao đẳng chuyênngành sư phạm ngoại ngữ hoặc tốt nghiệp Đại học chuyên ngành tiếng Anh
và chuyên ngành tâm lý giáo dục
Các giáo viên mới trúng tuyển vào làm việc tại Viet Edu phải trải quaquy trình đào tạo khắt khe của Viet Edu trong vòng 03 tháng, sau đó mớiđược chính thức đứng lớp và luôn được theo dõi về chất lượng dạy học
Với bề dày kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục của đội ngũquản lý và giáo viên, Viet Edu đảm bảo mang lại chất lượng giáo dục tốt nhấttới các em; Phát triển tối đa khả năng ngoại ngữ và kỹ năng sống làm nền tảngvững chắc cho các em tự tin tiếp cận thời kỳ hội nhập