1. Lý do chon đề tài: Nghị quyết lần thứ II của ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII khẳng định “Giáo dục và đào tạo phải được xem là quốc sách hàng đầu”. “Giáo dục và đào tạo hiện nay phải có một bước chuyển nhanh chóng về chất lượng và hiệu quả đào tạo, về số lượng, quy mô đào tạo và chất lượng dạy và học trong các nhà trường nhằm nhanh chóng đưa giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước”. Bước sang thế kỷ XXI cùng với sự đổi mới của đất nước vị trí, vai trò của giáo dục hiện nay được khẳng định lên một tầm cao mới: “…Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo định hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hoà nhập quốc tế, Trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt …”(Văn kiện đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ XI). Giáo dục và đào tạo có vị trí chiến lược xây dựng con người mới, xã hội chủ nghĩa. Nhằm mục tiêu đó phải thông qua con đường giáo dục và đào tạo để tạo ra nguồn lực, nhằm nâng cao dân trí và tiềm lực khoa học công nghệ trong thời kỳ hiện nay. Nâng cao chất lượng dạy học là nhiệm vụ cơ bản của nhà trường, đây chính là điều kiện để nhà trường tồn tại và phát triển. Thực chất công tác quản lý nhà trường là quản lý dạy học. Chất lượng giáo dục đào tạo nói chung và chất lượng dạy học nói riêng còn nhiều bất cập về quy mô, nhất là chất lượng. Đội ngũ giáo viên tương đối đủ và có tâm huyết với nghề nghiệp song vẫn còn thiếu về số lượng cũng như chất lượng. Bước sang năm học 2011 2012 với tinh thần chỉ đạo của ngành giáo dục đó là “ Tiếp tục đổi mới quản lý giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục” Trường PTDT nội trú Huyện EaKar chúng tôi luôn xác định nhà trường là cái nôi đào tạo nguồn cán bộ dân tộc lâu dài cho địa phương và đất nước. Đáp ứng mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”. Tiêu chí trên đã và đang thách thức lớn đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo của địa phương và nhà trường. Trong những năm qua với sự lỗ lực của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trường PTDT nội trú Huyện EaKar đã có nhiều biện pháp chỉ đạo thích hợp và có hiệu quả. Song vẫn chưa đáp ứng được với tình hình giáo dục giai đoạn hiện nay. Vấn đề chất lượng đại trà xét một cách thực chất vẫn chưa cao. Để khắc phục nhược điểm đó, cần phải có nhiều biện pháp đồng bộ, trong đó tăng cường công tác quản lý và đổi mới phương pháp dạy học là một giải pháp quan trọng và cần thiết. Từ những vấn đề nêu trên với kinh nghiệm giảng dạy và quản lý tại trường PTDT nội trú Huyện EaKar kết hợp với quá trình tiếp thu trong khóa học tôi đề xuất trình bày tiểu luận: Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở trường PTDT nội trú. 2. Mục đích nghiên cứu: Đề xuất biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường PTDT nội trú Huyện EaKar. 3. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về thực trạng từ đó đưa ra biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường PTDT nội trú . 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn việc quản lý dạy học ở nhà trường. Phân tích, điều tra, khảo sát. 5.Phương pháp nghiên cứu: + Nhóm phương pháp lý luận. Nghiên cứu các văn kiện, nghị quyết các cấp của Đảng, các văn bản chỉ thị của Bộ giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo tỉnh Đăk Lắk về qua trình dạy học ở trường PTDT Nội Trú cơ sở. Nghiên cứu các tài liệu sư phạm có liên quan đến dạy học ở trường PTDT nội trú. + Nhóm nghiên cứu phương pháp thực tiễn. Phương pháp phân tích. Phương pháp quan sát. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. Bảng biểu thống kê, sơ đồ. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu. Do điều kiện, năng lực và thời gian có hạn nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu về Biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường PTDT nội trú EaKar.
Trang 1Mục Lục
A PHẦN MỞ ĐẦU:
1 Lý do chon đề tài:
- Nghị quyết lần thứ II của ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII khẳng
định “Giáo dục và đào tạo phải được xem là quốc sách hàng đầu” “Giáo dục và
Trang 2đào tạo hiện nay phải có một bước chuyển nhanh chóng về chất lượng và hiệu quả đào tạo, về số lượng, quy mô đào tạo và chất lượng dạy và học trong các nhà trường nhằm nhanh chóng đưa giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước”.
- Bước sang thế kỷ XXI cùng với sự đổi mới của đất nước vị trí, vai trò của giáo
dục hiện nay được khẳng định lên một tầm cao mới: “…Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo định hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hoà nhập quốc tế, Trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt …”(Văn kiện đại hội
Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ XI)
Giáo dục và đào tạo có vị trí chiến lược xây dựng con người mới, xã hội chủ nghĩa Nhằm mục tiêu đó phải thông qua con đường giáo dục và đào tạo để tạo ra nguồn lực, nhằm nâng cao dân trí và tiềm lực khoa học công nghệ trong thời kỳ hiện nay
Nâng cao chất lượng dạy học là nhiệm vụ cơ bản của nhà trường, đây chính là điều kiện để nhà trường tồn tại và phát triển Thực chất công tác quản lý nhà trường
là quản lý dạy học Chất lượng giáo dục đào tạo nói chung và chất lượng dạy học nói riêng còn nhiều bất cập về quy mô, nhất là chất lượng Đội ngũ giáo viên tương đối đủ và có tâm huyết với nghề nghiệp song vẫn còn thiếu về số lượng cũng như chất lượng
Bước sang năm học 2011 - 2012 với tinh thần chỉ đạo của ngành giáo dục đó
là “ Tiếp tục đổi mới quản lý giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục”
Trường PTDT nội trú Huyện EaKar chúng tôi luôn xác định nhà trường là cái nôi đào tạo nguồn cán bộ dân tộc lâu dài cho địa phương và đất nước Đáp ứng mục
tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài” Tiêu chí trên đã
và đang thách thức lớn đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo của địa phương và nhà trường Trong những năm qua với sự lỗ lực của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trường PTDT nội trú Huyện EaKar đã có nhiều biện pháp chỉ đạo thích hợp và
có hiệu quả Song vẫn chưa đáp ứng được với tình hình giáo dục giai đoạn hiện nay Vấn đề chất lượng đại trà xét một cách thực chất vẫn chưa cao Để khắc phục nhược điểm đó, cần phải có nhiều biện pháp đồng bộ, trong đó tăng cường công tác quản lý và đổi mới phương pháp dạy học là một giải pháp quan trọng và cần thiết
Từ những vấn đề nêu trên với kinh nghiệm giảng dạy và quản lý tại trường PTDT nội trú Huyện EaKar kết hợp với quá trình tiếp thu trong khóa học tôi đề
Trang 3xuất trình bày tiểu luận: Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở trường PTDT nội trú.
2 Mục đích nghiên cứu:
Đề xuất biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường PTDT nội trú - Huyện EaKar
3 Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu về thực trạng từ đó đưa ra biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường PTDT nội trú
4 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn việc quản lý dạy học ở nhà trường
Phân tích, điều tra, khảo sát
5.Phương pháp nghiên cứu:
+ Nhóm phương pháp lý luận
- Nghiên cứu các văn kiện, nghị quyết các cấp của Đảng, các văn bản chỉ thị của Bộ giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo tỉnh Đăk Lắk về qua trình dạy học ở trường PTDT Nội Trú cơ sở
- Nghiên cứu các tài liệu sư phạm có liên quan đến dạy học ở trường PTDT nội trú.+ Nhóm nghiên cứu phương pháp thực tiễn
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- Bảng biểu thống kê, sơ đồ
6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.
Do điều kiện, năng lực và thời gian có hạn nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu
về Biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường PTDT nội trú EaKar
B PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ DẠY HỌC
Trang 4Ở TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ
1 Một số khái niệm.
Quản lý quá trình dạy học là những biện pháp của nhà quản lý, được tổ chức
có kế hoạch, có mục đích để tác động vào quá trình dạy học nhằm đạt tới mục tiêu quản lý
Quá trình dạy học là Quá trình tương tác giữa hai hoạt động thống nhất: Hoạt động dạy của người dạy và hoạt động học của người học.Trong đó, người dạy đóng vai trò hướng dẫn, người học chủ động tìm đến tri thức để thực hiện mục tiêu giáo dục
Hoạt động dạy học: Là sự tổ chức điều khiển tối ưu quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh hình thành và phát triển nhân cách của học sinh Vai trò chủ đạo của hoạt động dạy là người thầy tổ chức và điều khiển việc học của học sinh, giúp các em nắm được kiến thức, hình thành kỹ năng.Hoạt động dạy học còn có chức năng truyền đạt và điều khiển nội dung dạy học theo trương trình của bộ giáo dục
và đào tạo.Hình thành các tri thức, hiểu biết tri thức cơ bản về tự nhiên, xã hội, con người Hình thành thái độ tích cực với xã hội, hành động tích cực đối với thế giới
tự nhiên, xã hội; giữa con người với con người và chính bản thân mình
Hoạt động học: Là quá trình tự điều khiển tối ưu sự chiếm lĩnh khái niệm khoa học từ đó hình thành cấu trúc tâm lý mới, phát triển nhân cách toàn diện với các mục đích:
+ Nắm được tri thức khoa học cơ bản
+ Phát triển tư duy và năng lực sáng tạo
+ Giáo dục hành vi thái độ, thói quen
Hoạt động dạy và học là hoạt động giao tiếp giữa thầy và trò trong đó năng lực của người dạy có vai trò cực kì quan trọng vì vậy để nâng cao chất lượng quá trình dạy học nhất thiết phải nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên Đồng thời vận dụng mọi nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nhất là ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng dạy học
Vị trí, chức năng vai trò của thầy và trò trong hoạt động dạy học được mô tả qua sơ đồ:
Trang 5Công tác giúp đỡ
Phản ánh kết quả từng bước
Vị trí chức năng của quản lý quá trình dạy học trong nhà trường:
Vị trí quản lý quá trình dạy học:
Quản lý quá trình dạy học là một bộ phận cấu thành chủ yếu của toàn bộ hệ thống quản lý giáo dục và đào tạo trong nhà trường Nó có sự liên thông với các bộ phận khác, có sự phối hợp ngoài, phối hợp trong tạo ra sản phẩm là con người phát triển toàn diện
Chức năng của quản lý quá trình dạy học:
Trong điều kiện hiện nay trình độ dân trí ngày càng cao, có sự bùng nổ về khoa học, công nghệ thông tin, do đó học sinh có thể tiếp nhận nhiều nguồn tri thức ngoài chương trình học tập Vì vậy việc phối hợp giữa gia đình nhà trường và xã hội, các trung tâm văn hoá, các cơ sở giáo dục sẻ tạo điều kiện tối ưu hoá quá trình dạy học
Quá trình quản lý dạy học thông qua việc chỉ đạo, thực hiện tổng hợp phát triển nhân cách, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho
GIÁO VIÊN
Chỉ đạo – tổ chức
Điều khiển
HỌC SINHChủ độngTích cực – tự giácTHIẾT KẾ BÀI HỌC
KẾT QUẢ HỌC TẬP
Trang 6đất nước Nó đặt nền tảng cho sự phát triển phẩm chất nhân cách, các giá trị đạo đức thẩm mỹ, các giá trị văn hoá tinh thần cho học sinh.
2.Đặc điểm của quá trình quản lý dạy học:
⃰ Mang tính chất quản lý hành chính, sư phạm:
Tính hành chính: Quản lý theo pháp luật và những nội quy, quy chế, quy định
có tính chất bắt buộc trong hoạt động dạy học
Tính sư phạm: Chịu sự quy định của các quy luật của quá trình dạy học, giáo dục diễn ra trong môi trường sư phạm lấy hoạt đông và quan hệ dạy - học của thầy
và trò làm đối tượng quản lý
⃰ Mang tính đặc trưng của khoa học quản lý:
Nó vận dụng một cách có hiệu quả các chức năng của chu trình quản lý trong việc điều khiển quá trình dạy học đó là:
Có khả năng sử dụng sáng tạo các nguyên tác và phương pháp quản lý quá trình dạy học
⃰ Có tính xã hội cao:
Chịu sự chi phối trực tiếp của các điều kiện kinh tế xã hội
Có mối quan hệ tương tác thường xuyên với đời sống xã hội
⃰ Hiệu quả của quá trình dạy học được tích hợp trong quá trình dạy học, nó được thể hiện qua các chỉ số:
Số lượng học sinh đạt được mục đích học tập
Chất lượng dạy học
Hiệu quả dạy học
3 Những yêu cầu của quản lý quá trình dạy học:
Đảm bảo tính pháp lý
Đảm bảo tính khoa học
Đảm bảo tính thực tiễn
Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học
4 Những nội dung cơ bản của quản lý quá trình dạy học đó là:
a Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình:
Trang 7Để quản lý tốt việc thực hiện nội dung chương trình người cán bộ quản lý nhà trường cần quán triệt mục tiêu nội dung giáo dục phổ thông, giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỷ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho các em tiếp học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo
vệ tổ quốc
Người cán bộ quản lý cần tập trung chỉ đạo tốt việc thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, tạo điều kiện giúp học sinh trong việc định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực và tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực
b Quản lý nề nếp dạy học:
Xây dựng nhà trường có độ ổn định cao về mặt tổ chức hoạt động sư phạm cũng như về tinh thần đời sống, có sự đoàn kết, gắn bó, cộng đồng hợp tác với nhau trong công việc một cách nhịp nhàng, đồng bộ, giúp đỡ nhau cùng tiến, tập thể có trạng thái tinh thần lành mạnh, dân chủ, nhân đạo , sư phạm và thẩm mỹ xây dựng cảnh quan nhà trương xanh - sạch - đẹp
Xây dựng và quản lý nề nếp dạy học phải coi là nền tảng và gắn liền với nâng cao chất lượng dạy học
c Quản lý về đổi mới phương pháp dạy học:
Đổi mới phương pháp dạy học phải đảm bảo mục tiêu chung đó là: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp
tự học, rèn luyện kỷ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập của học sinh
Đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới phương pháp nói riêng là quy luật pháp triển tất yếu của thời đại và mỗi một quốc gia trên bước đường phát triển của xã hội, của giáo dục, của chính bản thân của người làm công tác giáo dục, của giáo viên và học sinh trong điều kiện mới Đổi mới không phải là thay cái cũ bằng cái mới Nó là sự kế thừa, sử dụng một cách có chọn lọc và sáng tạo hệ thống phương pháp dạy học thuyền thống hiện còn có giá trị tích cực trong việc hình thành tri thức, rèn luyện kỷ năng, kinh nghiệm và phát triển thái độ tích cực đối với đời sống chiếm lĩnh các giá trị xã hội.Đổi mới phương pháp đòi hỏi phải kiên quyết loại bỏ
Trang 8các phương pháp dạy học lạc hậu truyền thụ một chiều biến học sinh thành người thụ động trong học tập mất dần khả năng sáng tạo của người học Đồng thời khắc phục những chướng ngại về tâm lý, những thói quen về cả người dạy và người học Phải cương quyết chiếm lĩnh những thành tựu mới của khoa học, kỷ thuật, công nghệ, tin học có khả năng ứng dụng trong quá trình dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học.Đổi mới phương pháp phải được tổ chức một cách có hệ thống, có khoa học đồng bộ, có điều kiện khả thi, phải mạnh dạn vừa làm vừa rút kinh nghiêm.
Đổi mới phương pháp phải thực sự góp phần nâng cao chất lượng dạy học
Trang 9CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG
PTDT NỘI TRÚ HUYỆN EAKAR TỈNH ĐĂK LẮK
1 Đặc điểm tình hình:
Trường Phổ Thông Dân Tộc nội trú Huyện EaKar thành lập từ ngày 01tháng 01 năm 2003 nằm ở phía đông của huyện, cách trung tâm huyện lỵ 5km Toàn huyện có 15 xã, 1 thị trấn với tổng số dân là 13.846 người, có 18 dân tộc sinh sống, chủ yếu là dân tộc Êđê Cơ sở vật chất đầu tư cho trường còn hạn chế thiếu đồng bộ Sau thời gian đi vào hoạt động, được sự quan tâm của Huyện
ủy, ủy ban nhân dân Huyện EaKar, trường từng bước lớn mạnh Năm học 2003 trường có 84 học sinh với 4 lớp, đến nay có 139 học sinh quy mô số lớp được
mô tả như sau:
c Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học:
Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học của nhà trường từng bước được hoàn thiện tương đối đảm bảo cho việc ăn ở sinh hoạt tại chỗ của các em
Năm học Phòng Phòng Thư viện Phòng tin Phòng thí
Trang 10Cấp tĩnh
Trang 11Trong công tác chỉ đạo dạy học của nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự chỉ đạo sát sao của sở giáo dục và đào tạo tỉnh Đăk Lắk.
Cơ sở vật chất từng bước được bổ sung và cải thiện Ý thức phấn đấu của đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân ngày càng được nâng cao
Nội bộ đoàn kết nhất trí dưới sự lãnh đạo của chi bộ nhà trường Chi bộ 3 năm liền đạt chi bộ trong sạch vững mạnh
Các tổ chức đoàn thể của trường như công đoàn, đoàn thanh niên, hội cha mẹ học sinh hoạt động liên tục và có hiệu quả Phát huy sức mạnh tích cực đến công tác quản lý chỉ đạo dạy học của nhà trường
Đại đa số giáo viên nhiệt tình, tâm huyết 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, chủ yếu là giáo viên trẻ ham học hỏi chịu khó áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy
Bên cạnh những thuận lợi thì trường chúng tôi cũng gặp không ít khó khăn
b Khó khăn:
Trường có đặc thù riêng trong công tác giảng dạy và chăm nuôi, 100% học sinh ăn ở tại chỗ Địa bàn rộng, đa số các xã ở xa bán kính so với trường trung bình 25 Km, trình độ dân trí còn thấp, còn nặng về tập tục, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc chăm sóc con em tới trường
Đội ngũ giáo viên đa số trẻ, số lượng quá ít kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều vì thế gặp khó khăn trong các hoạt động chuyên môn
Chất lượng đầu vào thấp vì hàng năm cử tuyển từ các xã lên theo phân bổ chỉ tiêu và kết hợp với thi tuyển
Giáo viên dân tộc tại chỗ năng lực yếu khó khăn cho việc đổi mới phương pháp nâng cao chất lượng
Giáo viên theo biên chế thì thừa nhưng lại thiếu giáo viên môn âm nhạc, mỹ thuật, giáo dục công dân, công nghệ
Chất lượng đại trà còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh
3 Thực trạng dạy học ở trường Phổ Thông dân tộc Nội Trú Eakar – tỉnh Đăk Lắk
a.Về chất lượng dạy học:
Chất lượng đại trà thấp chưa đạt so với mặt bằng chung của tỉnh
Trang 12Năm học Môn TS Khá TB Yếu Kém
Công tác tuyển sinh: Cử tuyển 70 %, thi tuyển 30%
Về học sinh: Phần đa các em ngoan ngoãn, lễ phép, có sức khoẻ tốt đảm bảo cho học tập song có một bộ phận không nhỏ học sinh chưa chăm học còn ỉ lại, lười suy nghĩ, thường tự ti mặc cảm, ý thức tự học yếu, ít học bài và làm bài tập ở nhà, phần lớn các em bị hổng kiến thức từ lớp dưới nhận thức chậm, ngôn ngữ bất đông đặc biệt là học sinh đồng bào dân tộc tại chổ chiếm 57,6%, chưa bắt kịp với phương pháp dạy học mới
b: Về chất lượng đội ngũ:
Trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn, nhưng năng lực còn nhiều hạn chế đặc biệt là giáo viên dân tộc tại chổ (dân tộc êđê), chiếm tỷ lệ 44,4% Đa số mỗi môn học chỉ có một giáo viên, đối với các môn
âm nhạc, mỹ thuật, công nghệ, giáo dục công dân giáo viên phải dạy chéo ban rất khó khăn trong việc học tập trao đổi kinh nghiệm và đổi mới phương pháp Sinh hoạt tổ chuyên môn còn mang tính hành chính, sự vụ (giáo viên quá ít) Một bộ phận giáo viên có tư tưởng an phận trong công tác
c: Về cơ sở vật chất - Thiết bị dạy học.
Cơ sở vật chất phục vụ cho nhà trường tương đối đầy đủ khang trang, có
đủ phòng đọc, phòng chức năng Môi trường, cảnh quan nhà trường đảm bảo, công trình vệ sinh khép kín, hệ thống chiếu sáng đảm bảo cho học cả ngày lẫn đêm, song thiết bị dạy học của nhà trường còn thiếu, chưa đồng bộ nên chưa đáp ứng với yêu cầu dạy học, nhà trường chưa có phòng thí nghiệm, thực hành nên hạn chế trong việc dạy các bài thí nghiệm thực hành cho học sinh
việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên chưa thường xuyên.Công tác thư viện và thiết bị chưa có người phụ trách rất khó khăn trong việc mượn đồ dùng dạy học
4: Thực trạng quản lý dạy học ở trường Phổ Thông dân tộc Nội Trú EaKar – tỉnh Đăk Lắk