Đánh giá việc khai thác hệ thống điều khiển và bảo vệ trong HTĐ Việt Nam.

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật điện điện tử Nghiên cứu ứng dụng các chuẩn truyền thông công nghiệp trong ĐKGS Hệ Thống Điện (Trang 65)

CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐIỀU KHIỂN VÀ BẢO VỆ HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM

5.1.2Đánh giá việc khai thác hệ thống điều khiển và bảo vệ trong HTĐ Việt Nam.

đồ thiết kế, thí nghiệm, vận hành các thiết bị số của nhiều hãng đã trở thành quen thuộc với cán bộ kỹ thuật.

Trong điều khiển hệ thống, SCADA đang được cải tạo và lắp mới ngày càng hoàn thiện hơn. Hệ thống SCADA cấp điều độ trung ương A0 đã được lắp đặt 1999-2000 có khả năng điều khiển, tạo một cơ sơ dữ liệu trên hệ thống thông tin mang tính mở và mạnh để áp dụng những ứng dụng ở mức cao trong HTĐ như EMS, DSM…. Hệ thống SCADA cấp điều độ miền Bắc, Trung, Nam tạo nguồn thông tin từ cấp thấp hơn: Trạm biến áp 110kV, tổ máy phát nhỏ…. Nối ghép cung cấp dữ liệu đến hệ thống SCADA trung ương, và các ứng dụng văn phòng khác trên toàn quốc gia hoặc toàn cầu. Các nhà sản xuất và thế hệ rơ le bảo vệ cho dưới bảng sau:

Nhà sản xuất Chức năng chính

SIEMENS ABB SEL Alstom

F87, F87N, F87BB, F50/51, F50N/51N, F49, F90 7UT512,513, 7SSV3.2x, V4.1x RET316 V4.5 RET 520 V2. SEL 387 P643, P141, KBCH130 F50/51 &N 7SJ511 V3.3x V4.1x 7SJ531 SPAJ140,1 41C SEL351A. SEL551 Micom P127,P123, P441KCGG 140 F67/67N 7SJ512V3,4 SPAA341 F21 7SA511,513 REL511

5.1.2 Đánh giá việc khai thác hệ thống điều khiển và bảo vệ trong HTĐViệt Nam. Việt Nam.

Quá trình thâm nhập, ứng dụng thế hệ thiết bị mới (Rơ le bảo vệ, hệ thống điều khiển, thông tin điện lực) được thực hiện theo từng bước, mang đặc điểm của một nước đang phát triển và cũng theo sát với phát triển của những thế hệ mới nhất.

Việt Nam có những mặt thuận lợi khi theo chiến lược đón đầu các kỹ thuật mới, đưa vào ứng dụng những thiết bị, hệ thống tiên tiến nhất ngay trong giai đoạn phát triển ban đầu không trải qua thời gian và chi phí thử nghiệm, có đội ngũ kỹ thuật có năng lực nhạy bén, tránh được sai lầm từ những bài học và kinh nghiệm của các nước đi trước.

Nhưng cũng có nhiều mặt hạn chế trong quá trình phát triển:

- Khả năng đầu tư hạn hẹp, phụ thuộc vào các nguồn vốn vay kèm theo nhà cấp hàng có chỉ định

- Bị động mang nhiều tính chất giải quyết tình thế. HTĐ có khối lượng tài sản lớn, xây dựng mang tính chất của một quá trình phát triển, kế thừa, trong hệ thống tồn tại rất nhiều thế hệ, nhiều công nghệ sản xuất thiết bị là điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt tính tiên tiến hiện đại của thiết bị thông tin ngày nay có vòng đời rất ngắn, do vậy nhiều thiết bị, hệ thống khi chọn trên dự án là hiện đại và tiên tiến nhất, khi thực hiện xong dự án thì lại trở thành lạc hậu.

- Năng lực kỹ thuật thẩm định thiết kế khai thác ứng dụng trên hệ thống hiện có còn hạn chế ….

Chẳng hạn, khi chọn thiết bị rơ le bảo vệ, thiết bị thông tin( bộ xử lý trung tâm, thiết bị chuyển kênh, ….. hay mắc phải những thiếu sót sau:

+ Chọn những thiết bị không cùng một cấp ( Cấp lộ phụ tải phân phối, cấp trung tâm thông tin mức trạm)

- Nhiều nhà cung cấp khác nhau

- Tùy chọn rơ le có kết nối EIA-232,…. Cáp quang khác nhau ( Mà chuẩn nối này chỉ phục vụ tốt nhất riêng cho mỗi liên kết Star hoặc Bus ( Daisy-Train/ Trunk-Drop)).

- Chọn những thiết bị có khả năng thông tin quá mạnh so với khả năng của mạng thông tin tổng thể, dẫn đến sử dụng lãng phí thiết bị.

+ Ở mức độ trạm đã chọn những sơ đồ cấu trúc thông tin mà thiếu đánh giá về độ tin cậy của hệ thống, ví dụ tại trạm 220kV Nam Định chỉ dựa vào hình máy tính, không có hệ thống thông tin, mạng dự phòng. Do vậy, đã có một lần xảy ra sự cố máy tính hoặc hư hỏng mạng cáp quang do chuột cắm làm tê liệt điều khiển toàn trạm trong nhiều ngày thậm chí nhiều tuần.

+ Do đòi hỏi phải hiện đại hóa theo một chức năng nào đó, chẳng hạn giám sát trạng thái máy cắt, hệ thống đo xa…. Nên những năm 95,96 chúng ta đã đầu tư những hệ thống thông tin riêng lẻ, chỉ phục vụ đơn mục đích đặt ra. Sau một thời gian ngắn vài năm, khi xuất hiện nhưng hệ thống thông tin mở có thể phát triển khai thác đa ứng dụng theo hướng của người sử dụng, thì các hệ thống đã lắp đặt trên chỉ là một chức năng nhỏ trong hệ thống mới, tồn tại của hệ thống này chỉ làm phức tạp hệ thống và cồng kềnh trong công tác quản lý. Kết quả là đã gây ra một lãng phí lớn trong đầu tư.

Trong hoàn cảnh kinh tế Việt Nam của thời kỳ đầu phát triển, chúng ta phải Tiết kiệm và sử dụng hệu quả cao nhất nguồn vốn đầu tư. Như vậy, để xây dựng hệ thống điều khiển và bảo vệ dựa trên hệ thống thông tin điện lực hay thực thi xu hướng máy tính hóa trong điều khiển trạm điện, cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

- Phải co so sánh, đánh giá đúng những chỉ tiêu kỹ thuât: Độ tin cậy, tính duy trì, ổn định hệ thống, chất lượng điện năng, thiệt hại khi có sự cố, tính kinh tế…. khi lựa chọn xây dựng một hệ thống điều khiển với quy mô nào đó trên cơ sở thông tin, hoặc mô hình điều khiển khác được tư vấn nhằm

chọn ra mô hình điều khiển phù hợp. Cũng cần phải lưu ý rằng có những công trình có quy mô và vị trí địa lý nào đó không nhất thiết phải xây dựng dựa trên hệ thống thông tin mạnh. Không thể trang bị hệ thống thông tin như một thứ “ Thời Trang”.

- Phải có kiến thức nắm bắt và dự đoán đúng những phát triển trong tương lai. Ví dụ có dự đoán đúng đắn, xu thế phát triển khoa học công nghệ trong vòng 5,10 thậm chí 20 năm tiếp theo, theo đó là những cấu trúc, mô hình điều khiển. Tránh tình trạng thiết kế mang tính tình thế và công trình có tuổi đời sử dụng ngắn.

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật điện điện tử Nghiên cứu ứng dụng các chuẩn truyền thông công nghiệp trong ĐKGS Hệ Thống Điện (Trang 65)