Quá trình xây dựng và phát triển

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật điện điện tử Nghiên cứu ứng dụng các chuẩn truyền thông công nghiệp trong ĐKGS Hệ Thống Điện (Trang 63)

CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐIỀU KHIỂN VÀ BẢO VỆ HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM

5.1.1 Quá trình xây dựng và phát triển

Trước những năn 90, hệ thống điện Việt Nam thừa hưởng cơ sở hạ tầng lạc hậu, nhỏ lẻ. Thiết bị điều khiển bảo vệ chủ yếu là thế hệ điện cơ, chưa có mặt hệ thống thông tin số. Các khái niệm trong lĩnh vực điều khiển, giám sát như SCADA, hệ thống đo xa….. và hiểu biết về thế hệ thiết bị số còn khá mới mẻ xa lạ với người thiết kế và quản lý HTĐ.

Đầu những năm 90, nền kinh tế đất nước bắt đầu phát triển, đòi hỏi những bước phát triển mới trong truyền tải và phân phối điện năng. Hệ thống đường dây siêu cao áp 500kV thống nhất HTĐ toàn quốc, với thế hệ thiết bị số như: Rơ le, bộ ghi sự cố và thông tin số. Hệ thống quản lý HTĐ phát triển, ra đời cấp điều độ trung ương A0 quản lý giám sát vận hành hệ thống 500kV và nhà máy điện lớn trong toàn quốc.

Một số thiết bị tiêu biểu cho thế hệ rơ le số có thể liệt kê như: Rơ le bảo vệ so lệch dọc đường dây LFCB-102 (GEC- Alsthom sử dụng kệnh truyền thông tin cáp quang riêng lắp đặt theo hệ thống dây chống sét dọc tuyến, rơ le tự động đóng lại LFAA-102, rơ le bảo vệ đường dây 7SA513 V2.1- Siemens, bộ tự động ghi sự cố….. Bên cạnh đó, vẫn sử dụng thế hệ thiết bị bán dẫn như rơ le bảo vệ quá dòng như MCGG82,62,22. Hệ thống điều khiển đã được thiết kế theo mô hình SCADA.

Nền kinh tế và khoa học kỹ thuật Việt Nam đang từng bước hòa nhập vào phát triển mạnh mẽ của thế giới. Điện lực Việt Nam đòi hỏi sự phát triển toàn diện các hệ thống nguồn truyền tải và phân phối. Tỷ lệ số hóa trong thiết bị điều khiển tăng dần là một lựa chọn tất yếu trong thiết kế xây dựng

công trình mới và cải tạo nâng cấp hệ thống. Trong HTĐ Việt Nam đã có nhiều nhà sản xuất nổi tiếng: ABB, SIEMENS, SEL- SCHWEITER, GEC- Alsthom, AEG….. Nói chung thiết bị bảo vệ và điều khiển tất cả các nhà sản xuất đều hướng quan điểm thiết kế của riêng họ, nhưng đều hướng tới các đặc tính: Đa chức năng, bộ nhớ ghi lại nhiều loại dữ liệu lớn hơn, giao diện, nói ghép thân thiện hơn và đặc biệt ngày càng đáp ứng yêu cầu thông tin mạnh hơn. Ngoài ra còn thêm đặc điểm mang tính kinh tế cạnh tranh: Trên một thiết bị có thể có những lựa chọn cấu hình từ tối thiểu tới nâng cao tùy thuộc vào khả năng đầu tư và phạm vi ứng dụng của người mua.

Đã có nhiều công trình trạm, đường dây phân phối mới hoàn toàn láp đặt rơ le số, với một hệ thống thông tin mở. Ngoài ra còn đưa các thiết bị điều khiển tự động quá trình (PLC trong môi trường điều khiển công nghiệp) vào HTĐ trong thông tin, điều khiển trạm, tổ máy phát…

Công nghệ thông tin công nghiệp, văn phòng, cùng kiến trúc mạng LAN, WAN đã có mặt trong mạng thông tin điện lực Việt Nam.

Kèm theo đó, khái niệm “ Máy tính hóa” điều khiển và bảo vệ đang là xu hướng của tương lai, nâng cao và hoàn thiện vai trò của máy tính trong môi trường này. Có thể kể tên nhưng trạm biến áp mới có điều khiển hoàn toàn trên màn hình máy tính được thực thi trên hệ thống thông tin trạm như: Trạm 220kV Nhà Bè, Sóc Sơn, Bắc Giang (ABB), 220kV Nam Định, Tràng Bạch, Việt Trì, Phố nối (Siemens), các nhà máy điện dùng hệ thống điều khiển quá trình tự động: Sông Hinh, Hàm Thuận – Đa My, Phả Lại 2, Phú Mỹ… Những công trình trên được coi là đã sử dụng thế hệ thiết bị và thông tin mới và tiên tiến nhất trên thế giới vào thời điểm xây dựng.

Ở mức độ nhỏ hơn, các trạm biến áp 110kV và các lộ Phụ tải trung áp mới đều được thiết kế lắp đặt sử dụng hoàn toàn rơ le bảo vệ số.

So với thời kỳ đầu, đã có số lượng rất lớn, chủng loại khá đa dạng và

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật điện điện tử Nghiên cứu ứng dụng các chuẩn truyền thông công nghiệp trong ĐKGS Hệ Thống Điện (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w