Công ty cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai là một đơn vị thành viên của Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam Vinaconex, hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng công nghiệp và đầu tư kinh doanh bất động sản. Giai đoạn 2006 – 2012, Công ty Bê tông Xuân Mai đã tìm ra được cho mình một hướng kinh doanh mới – đó là đầu tư các dự án chung cư bán cho bộ phận dân cư có thu nhập trung bình, thấp. Phân khúc bất động sản này có thể nói là lợi nhuận nhỏ lẻ, không cao. Nhưng không ngại khó, ban lãnh đạo Công ty cùng với nhân viên của mình đã cùng nhau lao động tìm tòi, sáng tạo để tìm ra được cách thức đầu tư hiệu quả, mang lại lợi nhuận cho Công ty một cách bền vững suốt những năm qua. Hơn nữa, những năm qua Đảng và Chính phủ đã có chủ trương phát triển phân khúc nhà ở cho người có thu nhập trung bình, thấp, các đối tượng được ưu tiên ưu đãi trong xã hội,… gọi chung là nhà ở xã hội, tạo thuận lợi cho lĩnh vực này. Tác giả là một sinh viên Khoa Kinh tế Đầu tư, và may mắn được thực tập tại Công ty. Trong quá trình tìm hiểu thực tế và làm báo cáo thực tập tổng hợp, tác giả đã được cán bộ trong Phòng đầu tư của Công ty giới thiệu về công tác quản lý dự án và rất muốn tìm hiểu về vấn đề này. Vì vậy tác giả chọn đề tài nghiên cứu về: “Công tác quản lý các dự án nhà ở xã hội tại Công ty cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai giai đoạn 2006 – 2012” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy LỜI MỞ ĐẦU Công ty cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai là một đơn vị thành viên của Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam Vinaconex, hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng công nghiệp và đầu tư kinh doanh bất động sản. Giai đoạn 2006 – 2012, Công ty Bê tông Xuân Mai đã tìm ra được cho mình một hướng kinh doanh mới – đó là đầu tư các dự án chung cư bán cho bộ phận dân cư có thu nhập trung bình, thấp. Phân khúc bất động sản này có thể nói là lợi nhuận nhỏ lẻ, không cao. Nhưng không ngại khó, ban lãnh đạo Công ty cùng với nhân viên của mình đã cùng nhau lao động tìm tòi, sáng tạo để tìm ra được cách thức đầu tư hiệu quả, mang lại lợi nhuận cho Công ty một cách bền vững suốt những năm qua. Hơn nữa, những năm qua Đảng và Chính phủ đã có chủ trương phát triển phân khúc nhà ở cho người có thu nhập trung bình, thấp, các đối tượng được ưu tiên ưu đãi trong xã hội,… gọi chung là nhà ở xã hội, tạo thuận lợi cho lĩnh vực này. Tác giả là một sinh viên Khoa Kinh tế Đầu tư, và may mắn được thực tập tại Công ty. Trong quá trình tìm hiểu thực tế và làm báo cáo thực tập tổng hợp, tác giả đã được cán bộ trong Phòng đầu tư của Công ty giới thiệu về công tác quản lý dự án và rất muốn tìm hiểu về vấn đề này. Vì vậy tác giả chọn đề tài nghiên cứu về: “Công tác quản lý các dự án nhà ở xã hội tại Công ty cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai giai đoạn 2006 – 2012” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. Kết cấu của chuyên đề gồm hai chương: Chương 1: Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại Công ty cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai giai đoạn 2006 – 2012. Chương 2: Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại Công ty cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai. Sau đây tác giả xin trình bày nội dung chi tiết. 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ Ở XÃ HỘI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG & XÂY DỰNG VINACONEX XUÂN MAI GIAI ĐOẠN 2006 – 2012 1.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai - Tên Công ty : Công ty cổ phần Bê tông và Xây dựng VINACONEX Xuân Mai - Tên giao dịch : VINACONEX XUAN MAI .,JSC - Tên tiếng anh : VINACONEX XUAN MAI CONCRETE AND CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY - Mã CK : XMC - Lô gô : - Trụ sở chính : Tầng 3, Tòa nhà CT2, Đường Ngô Thì Nhậm, Phường Hà Cầu, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội. - Điện thoại : (04)63251022 - Fax : (04)63251012 - Email : vinaconexxuanmai@gmail.com - Website : www.xmcc.com.vn - Vốn điều lệ : 199.982.400.000 (Một trăm chín chín tỷ chín trăm tám hai triệu bốn trăm nghìn đồng) theo báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2011. - Tài khoản : 45 010 000 001 331. Mở tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây. 102 010 000 237 835. Mở tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Láng Hòa Lạc. 3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy - Người đại diện : Ông Đặng Hoàng Huy Chức vụ: Tổng Giám đốc. - Giấy chứng nhận ĐKKD số 0303000122 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tây cấp lần đầu ngày 04/12/2003, đăng ký thay đổi lần thứ 10 ngày 01/09/2011. Đơn vị thành viên: Các công ty con: 1. Công ty cổ phần tư vấn thiết kế Vinaconex Xuân Mai Địa chỉ: Tầng 6, Tòa nhà 29T2-NO5, Khu ĐTM Đông Nam Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội. 2. Công ty cổ phần Bê tông Vinaconex Phan Vũ Địa chỉ: Cụm CN Quỳnh Phúc, Phúc Thành, Kim Thành, Hải Dương. 3. Công ty cổ phần Xây lắp Vinaconex Xuân Mai Địa chỉ: Tầng 4, Tòa nhà CT2, Đường Ngô Thì Nhậm, Phường Hà Cầu, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội. 4. Công ty cổ phần Xuân Mai – Đạo Tú Địa chỉ: Khu phố Bê tông, Xã Đạo Tú, Huyện Tam Dương, Tỉnh Vĩnh phúc. 5. Công ty cổ phần Cơ giới Vận tải Vinaconex Xuân Mai Địa chỉ: Thuỷ Xuân Tiên, Chương Mỹ, Hà Nội. 6. Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 45 Địa chỉ: Ấp Rạch Bắp, Xã An Tây, Huyện Bến Cát, Tỉnh Bình Dương. 7. Công ty cổ phần Vinaconex Xuân Mai Đà Nẵng Địa chỉ: Hòa Sơn, Hòa Vang, Đà Nẵng. Các chi nhánh: Chi nhánh Xuân Mai Địa chỉ: Thủy Xuân Tiên, Chương Mỹ, Hà Nội. Chi nhánh Hà Đông Địa chỉ: Tầng 3, tòa nhà CT2, đường Ngô Thì Nhậm, Hà Cầu, Hà Đông, Hà Nội. Văn phòng đại diện phía Nam Địa chỉ: Tầng 7, 47 Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Tp.HCM. 4 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai là đơn vị thành viên của Tổng công ty Nhập Khẩu và Xây Dựng Việt Nam – VINACONEX, được thành lập ngày 29 tháng 11 năm 1983 theo Quyết định số 1434-BXD/TCCB của Bộ Xây dựng do Liên Xô giúp đỡ xây dựng có quy mô lớn và có trang bị đồng bộ để sản xuất cấu kiện bê tông tấm lớn phục vụ lắp dựng chung cư tại Xuân Mai và Hà Nội. Năm 1996, Nhà máy Bê tông Xuân Mai được đổi tên thành Nhà máy Bê tông và Xây dựng Xuân Mai và chuyển về trực thuộc Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam theo Quyết định số 1049 BXD/TCLĐ ngày 06/12/1996 của Bộ Xây dựng. Năm 1999, được sự chỉ đạo của Bộ Xây dựng, Tổng công ty VINACONEX đã hợp tác với hãng RONVEAUX của Vương quốc Bỉ xây dựng một dây chuyền sản xuất các cấu kiện bê tông cốt thép ứng suất trước tiền chế khẩu độ lớn bằng phương pháp kéo trước tại nhà máy Bê tông Xuân Mai để sản xuất cấu kiện bê tông dự ứng lực phục vụ cho việc lắp dựng các khu chung cư cao tầng, nhà máy công nghiệp, công trình công cộng và các công trình giao thông. Năm 2003, Bộ trưởng Bộ Xây dựng có Quyết định số 1434/QĐ-BXD chuyển Nhà máy Bê tông và Xây dựng Xuân Mai thuộc Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam thành: Công ty cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai. (Vinaconex Xuan Mai Concrete & Construction Joint Stock Company) Ngày 01/01/2004, Công ty chính thức đi vào hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần với vốn điều lệ là 18 tỷ đồng, đến quý I/2007 vốn điều lệ tăng lên 100 tỷ đồng trong đó Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam nắm giữ 51% vốn điều lệ. Năm 2005, Công ty là đơn vị đầu tiên và duy nhất của ngành xây dựng Việt Nam nhận “Giải thưởng Nhà nước về Khoa học công nghệ”. Năm 2007, Công ty đã thực hiện niêm yết và giao dịch 10 triệu cổ phiếu tại trung tâm giao dich chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán là XMC và Vinaconex Xuân Mai đã nhận giải thưởng “ Thương hiệu chứng khoán uy tín” năm 2008 và 2010. Năm 2008, Công ty thực hiện chuyển đổi mô hình Công ty Mẹ - Công ty Con 5 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy theo hướng chuyên môn hóa. Ngày 11/11/2010, Công ty được ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu ra công chúng tăng vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng lên 200 tỷ đồng. Năm 2010, Công ty là đơn vị có doanh thu đứng đầu và lợi nhuận đứng thứ 2 trong Tổng công ty VINACONEX. Vinaconex Xuân Mai đã được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Huân Chương Lao động Hạng II của Chủ tịch nước trao tặng. Ngày 11/3/2011, Công ty được Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội chấp thuận niêm yết bổ sung cổ phiếu. Năm 2011, Công ty đã chính thức chuyển trụ sở chính ra tòa nhà CT2 – Ngô Thì Nhậm, Phường Hà Cầu, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội. 1.1.2. Ngành nghề sản xuất, cơ cấu tổ chức của Công ty 1.1.2.1. Ngành nghề sản xuất, kinh doanh của Công ty Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0303000122 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Tây cấp lần đầu ngày 04 tháng 12 năm 2003, đăng ký sửa đổi lần thứ 10 ngày 01 tháng 09 năm 2011, ngành nghề kinh doanh của Công ty bao gồm: - Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp; Thi công xây dựng cầu, đường, công trình thủy lợi; Xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp; Kinh doanh phát triển nhà, trang trí nội thất; - Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, các loại cấu kiện bê tông, các loại ống cấp thoát nước; Chuyển giao công nghệ mới, thiết bị tự động hóa trong xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng; - Kinh doanh vận chuyển hàng hóa, vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; - Tư vấn đầu tư, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, lập dự án, tư vấn đấu thầu, tư vấn giám sát, quản lý dự án; - Chế tạo lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị, dây chuyền công nghệ, thiết bị tự động hóa trong xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng; - Kinh doanh xăng dầu; - Khai thác đá; - Thiết kế các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi; 6 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy - Xuất nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị, phụ tùng dây chuyền công nghệ, vật liệu xây dựng; - Hoạt động kinh doanh BĐS và dịch vụ thương mại; - Gia công, chế tạo, hoán cải phương tiện vận tải; - Thiết kế, gia công chế tạo thiết bị nâng (không bao gồm thiết kế phương tiện vận tải); - Khám chữa bệnh – Phòng khám đa khoa; - Kinh doanh dược – Quầy thuốc. 1.1.2.2. Cơ cấu tổ chức Công ty Cơ cấu tổ chức điều hành của Công ty gồm có: Ban lãnh đạo Công ty gồm có: + Hội đồng quản trị; + Tổng giám đốc; + Các Phó tổng giám đốc; + Ban kiểm soát. Các phòng ban chức năng: + Văn phòng Công ty; + Phòng Kinh tế thị trường; + Phòng Tài chính – Kế hoạch; + Phòng Kỹ thuật – Đầu tư. + Các Ban quản lý, Ban điều hành dự án. Mối quan hệ giữa các cấp và các phòng ban quản lý điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty được thể hiện trên sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1. Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất và kinh doanh 7 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy Nguồn: Văn phòng Công ty 1.2. Giới thiệu tổng quan về các dự án xây dựng nhà ở xã hội của Công ty 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm các dự án nhà ở xã hội và đối tượng được mua nhà ở xã hội 8 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy 1.2.1.1. Khái niệm về nhà ở xã hội Nhà ở xã hội là một loại hình nhà ở thuộc sở hữu của cơ quan nhà nước (có thể ở cấp trung ương hoặc địa phương) hoặc các loại hình nhà được sở hữu và quản lý bởi nhà nước, các tổ chức phi lợi nhuận được xây dựng với mục đích cung cấp nhà ở giá rẻ cho một số đối tượng được ưu tiên trong xã hội như công chức của nhà nước chưa có nhà ở ổn định, sinh viên, người có thu nhập thấp và được cho thuê hoặc thuê mua với giá rẻ so với giá thị trường. Ở Việt Nam, Nhà ở xã hội được định nghĩa là nhà ở do Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cho các đối tượng được quy định của Luật Nhà ở và các văn bản pháp luật liên quan thuê hoặc thuê mua (người thuê nhà ở sau một thời gian quy định thì được mua và được công nhận sở hữu đối với nhà ở đó) theo quy chế do Nhà nước quy định. 1.2.1.2. Đối tượng được ưu đãi mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội Căn cứ theo Quyết định 67/2009/QĐ-TTg về Ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị (sắp tới là Dự thảo Nghị định của Chính phủ về Phát triển và quản lý nhà ở xã hội được ban hành), các đối tượng được quy định ưu tiên giải quyết nhu cầu về nhà ở gồm có: - Người có công với cách mạng quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng; - Người có thu nhập thấp và người thuộc diện hộ gia đình nghèo tại khu vực đô thị; - Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân hưởng lương từ ngân sách Nhà nước; - Cán bộ, công chức, viên chức, nhân sỹ, trí thức, văn nghệ sỹ; - Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ khi hết tiêu chuẩn thuê nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật về nhà ở; - Công nhân, người lao động thuộc các thành phần kinh tế làm việc tại các khu công nghiệp; 9 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy - Học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trường dạy nghề cho công nhân, không phân biệt công lập hay ngoài công lập; - Đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; người cao tuổi độc thân, cô đơn không nơi nương tựa; - Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện tái định cư mà chưa được bố trí đất ở hoặc nhà ở tái định cư. 1.2.1.3. Đặc điểm của các dự án nhà ở xã hội - Được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với diện tích đất trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội được duyệt; - Được áp dụng thuế suất ưu đãi thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng; - Được miễn, giảm và hưởng các ưu đãi về thuế suất thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp; - Được hỗ trợ vay vốn ưu đãi ưu đãi từ các nguồn do Nhà nước quy định; - Được được hỗ trợ từ nguồn ngân sách toàn bộ kinh phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào (giao thông, cấp điện, cấp thoát nước); được hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong phạm vi dự án theo điều kiện của địa phương; - Được miễn thực hiện thủ tục thẩm định thiết kế cơ sở đối với trường hợp dự án áp dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình nhà ở xã hội do cơ quan có thẩm quyền ban hành; được áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các hợp đồng tư vấn, thi công xây lắp và mua sắm thiết bị; - Được sử dụng nhà ở và công trình xây dựng hình thành từ vốn vay trong phạm vi dự án phát triển nhà ở xã hội làm tài sản thế chấp khi vay vốn đầu tư cho dự án đó; - Được phát hành trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh theo quy định pháp luật về phát hành trái phiếu; - Được hưởng các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về ưu đãi đầu tư (nếu có); - Chủ đầu tư dự án được dành 20% tổng diện tích đất ở được giao trong phạm vi dự án phát triển nhà ở xã hội (bao gồm cả dự án sử dụng quỹ đất 20%) để đầu tư xây dựng công trình kinh doanh thương mại (kể cả nhà ở thương mại) nhằm bù đắp chi phí đầu tư, góp phần giảm giá bán, giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội và giảm kinh phí dịch vụ quản lý, vận hành nhà ở xã hội sau khi đầu tư; 10 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy - Được phép chuyển giao quỹ nhà ở do doanh nghiệp đầu tư cho Nhà nước để bổ sung vào quỹ nhà ở xã hội của địa phương và được khấu trừ vào khoản tiền sử dụng đất và các khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước (nếu có); - Được cơ quan có thẩm quyền ưu tiên trong quá trình thực hiện thủ tục cho vay vốn ưu đãi, hỗ trợ vốn đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; Vì vậy, khi thực hiện đầu tư các dự án nhà ở xã hội, CĐT sẽ được hưởng các ưu đãi như đã nêu ở trên. Được sự hỗ trợ về nhiều mặt, dự án nhà cho người có thu nhập trung bình, thấp có tính khả thi cao hơn, thời gian thực hiện dự án ngắn hơn so với các dự án nhà ở thương mại thông thường, đồng thời chi phí thực hiện dự án cũng được giảm thiểu. Tuy nhiên cũng đặt ra trong công tác quản lý những vấn đề phức tạp. Do là các dự án cho người có thu nhập thấp nên chi phí xây dựng công trình phải đảm bảo càng thấp càng tốt (mặc dù đã được hưởng nhiều ưu đãi) trong khi chất lượng vẫn phải đảm bảo, do đó quản lý chi phí là một công việc rất khó khăn và đầy thử thách. Các dự án cũng sử dụng vốn ứng trước của khách hàng, mà nhà ở đối với các đối tượng này là rất bức thiết và cần kíp, do đó yêu cầu về thực hiện dự án đúng tiến độ, hoàn thành trong thời gian quy định cũng được đẩy cao. 1.2.2. Vai trò của hoạt động đầu tư các dự án xây dựng nhà ở xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 1.2.2.1. Sự nhìn nhận về đầu tư nhà ở xã hội của Công ty Nhà ở xã hội (hay còn gọi là nhà ở cho người có thu nhập thấp, cho các đối tượng yếu thế trong xã hội) là nhà ở dành cho các đối tượng như: người có công với cách mạng; người có thu nhập thấp và người thuộc diện hộ gia đình nghèo; công nhân người lao động; học sinh sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học, trường nghề; đối tượng được bảo trợ xã hội… được mua, thuê, thuê mua khi đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại Quyết định 67/2009/QĐ-TTg và Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Phát triển nhà ở xã hội có thể nói là sự chung sức của Nhà nước và các Doanh nghiệp trong chiến lược phát triển nhà ở của đất nước. Nằm trong chủ chương phát triển nhà ở đô thị của Thủ tướng Chính phủ, Nhà ở xã hội thuộc danh mục dự án được ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về [...]... mỗi giai đoạn là: thời gian, chi phí và chất lượng dự án Đối với Bê tông Xuân Mai, tùy theo mục tiêu chiến lược đầu tư cụ thể trong từng giai đoạn mà hệ thống tổ chức quản lý dự án của Công ty đưa ra các nội dung quản lý dự án hợp lý và tối ưu Giai đoạn 2006 – 2012, các dự án mà Công ty tiến hành chủ yếu là các dự án đầu tư xây dựng bất động sản nhà cho người có thu nhập thấp, nhà ở xã hội nên công tác. .. lý khai thác sử dụng nhà ở theo các quy định pháp luật liên quan 1.3.2 Thực trạng công tác quản lý dự án xét theo nội dung Công ty cổ phần Bê tông & Xây dựng Vinaconex Xuân Mai là công ty con thuộc Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam – Vinaconex, với vốn nhà nước chiếm trên 51% Vì vậy trong quá trình triển khai dự án, Nhà nước với tư cách là đại diện quản lý vĩ mô về kinh tế sẽ... cho dự án, từ đó điều chỉnh kế hoạch thời gian, tiến độ của dự án cho phù hợp với tình hình thực tế của Công ty trong giai đoạn thực hiện dự án 1.3.2.2 Quản lý chi phí Chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình biểu thị bằng Tổng mức đầu tư ở giai đoạn lập dự án; Dự toán công trình ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công; Báo cáo quyết toán ở giai đoạn hoàn thành xây dựng và đưa công. .. xây dựng nhà ở xã hội tại Công ty cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai 1.3.1 Quy trình quản lý dự án tại Công ty Sơ đồ1.2: Quy trình đầu tư dự án 16 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Đinh Đào Ánh Thủy Nguồn: Phòng đầu tư – CNHĐ Nội dung cụ thể của từng công việc trong quy trình quản lý dự án như sau: 1.3.1.1 Xin giao đất, thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất Sau khi xin chủ trương đầu tư dự. .. đề quản lý như quản lý thời gian và tiến độ dự án, quản lý chi phí, quản lý nguồn vốn, quản lý rủi ro, quản lý hoạt động mua bán, quản lý nhân sự… Đồng thời quá trình quản lý được thực hiện trong suốt các giai đoạn từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư, đến giai đoạn khai thác vận hành kết quả của dự án Ba mục tiêu cơ bản của hoạt động quản lý dự án đối với bất kỳ đối tượng quản lý. .. Đào Ánh Thủy hướng và chi phối hoạt động của các dự án nhằm đảm bảo mỗi dự án đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và Tổng công ty cổ phần Vinaconex, Công ty Bê tông Xuân Mai nói riêng Công cụ quản lý vĩ mô mà Nhà nước sử dụng trong công tác quản lý dự án bao gồm các Chính sách, Kế hoạch, Quy hoạch về các lĩnh vực tài chính, tiền tệ, lãi suất, đất đai; các chính... hiện, các quy định về chế độ kế toán, bảo hiểm, tiền lương… Bên cạnh đó, Vinaconex Xuân Mai cũng thực hiện các biện pháp quản lý dự án ở tầm vi mô đối với các dự án đầu tư xây dựng của mình thông qua các hoạt động cụ thể của dự án Quản lý vi mô đối với hoạt động của dự án bao gồm nhiều khâu công việc: lập kế hoạch, điều phối thực hiện, kiểm soát và đánh giá Xét theo đối tượng quản lý, quản lý dự án gồm... CT1 (nhà ở xã hội – bên phải) và CT2 (hỗn hợp văn phòng dịch vụ, nhà ở thương mại – bên trái) do Công ty cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai làm Chủ đầu tư Phát triển nhà ở xã hội là định hướng lâu dài chứ không mang tính tạm thời Nó vừa có tác động tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS giai đoạn hiện nay, vừa giải quyết vấn đề nhà ở cho bộ phận dân cư có thu nhập thấp, nhưng chất lượng công. .. của chi phí dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư) bao gồm: - Chi phí xây dựng bao gồm: chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình; chi phí phá dỡ các công trình xây dựng; chi phí san lấp mặt bằng xây dựng; chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công; - Chi phí thiết bị bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ;... Ánh Thủy Công ty cổ phần Tư vấn đầu Thẩm định hồ sơ thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán tư và xây dựng HUD - CIC Tổng công ty - Thẩm định tổng mức đầu tư; - Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi Công tác xây lắp Các bước thực hiện công tác xây lắp: Thứ nhất: Chuẩn bị cho công tác xây lắp Tùy từng dự án mà Công ty sẽ lựa chọn Nhà thầu thi công hoặc trực tiếp giao cho các đơn vị xí nghiệp, các đội xây dựng trực . dựng Vinaconex Xuân Mai giai đoạn 2006 – 2012. Chương 2: Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại Công ty cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai. Sau. & XÂY DỰNG VINACONEX XUÂN MAI GIAI ĐOẠN 2006 – 2012 1.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai - Tên Công ty : Công ty cổ. lý dự án và rất muốn tìm hiểu về vấn đề này. Vì vậy tác giả chọn đề tài nghiên cứu về: Công tác quản lý các dự án nhà ở xã hội tại Công ty cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai giai