Kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án

Một phần của tài liệu Công tác quản lý các dự án nhà ở xã hội tại Công ty cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai giai đoạn 2006 – 2012 (Trang 53 - 57)

Có thể nói trung tâm của mọi vấn đề đều là con người. Con người vừa là chủ thể, vừa là đối tượng. Trong quản lý dự án, sự thành bại của một dự án cũng là do con người quyết định, từ ý tưởng về dự án, đến thực hiện dự án là do con người làm ra, hưởng thụ thành quả của dự án mang lại cũng là con người.

Để quản lý một dự án hiệu quả, thiết nghĩ cần phải có một bộ máy quản lý tốt. Năng lực của từng cá nhân thôi chưa đủ, mà cần phải phối hợp nhịp nhàng, sắp xếp đúng người đúng việc tập thể đó để tạo nên một sức mạnh chung. Do đó, tác giả xin đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao năng lực quản lý dự án của cán bộ quản lý của Công ty và hoàn thiện hơn bộ máy quản lý dự án:

- Cơ cấu lại đội ngũ cán bộ lập dự án, quản lý dự án. Trong giai đoạn khó khăn hiện nay, Công ty nên cắt giảm những nhân viên yếu kém, giữ lại và tuyển dụng những cán bộ có năng lực. Khi bộ máy quản lý cồng kềnh mà khối lượng công việc thì ắt, doanh thu và lợi nhuận trong tình hình thị trường khó khăn như thế này rất hạn chế thì việc chi trả tiền lương và các khoản tiền khác cho nhân viên là một áp lực rất lớn cho Công ty. Với một đội ngũ nhân viên thừa về số lượng nhưng yếu về chất lượng thì sự phát triển bền vững của Công ty là rất khó khăn.

- Cán bộ đầu tư cần trau dồi kiến thức thực tế quản lý dự án, học hỏi từ những người đi trước và cả các đối thủ cạnh tranh để tắch lũy cho mình kinh nghiệm quản lý, ứng đối kịp thời và nhanh nhạy trước các tác động đến dự án.

- Tạo sự đồng lòng, nhất trắ từ trên xuống trong nội bộ Công ty.

- Có chế độ thưởng, phạt linh hoạt, dứt khoát đối với nhân viên.

- Cử cán bộ đi bồi dưỡng thêm kiến thức về xây dựng và quản lý dự án bằng cách liên lạc với các cơ sở đào tạo, tham dự các khóa học cần thiết về quản lý dự án, tổ chức các buổi nói chuyện rút ưu khuyết điểm giữa các thành viên BQLDA và với lãnh đạo Công ty để chia sẻ kinh nghiệm và thắt chặt tình đoàn kết, phát tài liệu cho cán bộ quản lýẦ

2.3.2. Đa dạng hóa và hiện đại hóa công cụ quản lý dự án

Hiện nay phần mềm Microsoft Project đang được sử dụng rộng rãi trong công tác lập kế hoạch tiến độ dự án; do đó cần phát huy hơn nữa các ưu thế và chức năng của phần mềm này để giảm bớt khối lượng công việc và nâng cao chất lượng của công tác quản lý dự án,

Ngoài ra, Công ty có thể đầu tư để ứng dụng một số phần mềm khác như phần mềm Primavera, phần mềm quản lý dự án CPM hoặc CPFẦ

Phần mềm Primavera có thể giúp nhiều người truy xuất cùng lúc một dự án, Phần mềm này cho phép cập nhật tiến độ thông qua môi trường web một cách nhanh chóng, cho phép các thành viên tham gia thảo luận về dự án. Ngoài ra, nhờ môi trường web mà chủ đầu tư có thể cập nhật nhanh chóng và tương đối đầy đủ về thực trạng thực hiện dự án.

Phần mềm quản lý dự án CPM hay CPF có một số chức năng cơ bản: - Quản lý danh mục và khối lượng công việc.

- Quản lý nhà thầu.

- Quản lý quá trình tạm ứng, thanh Ờ quyết toán vốn. - Quản lý chi phắ dự án theo nghị định 99/2007/NĐ Ờ CP. - Quản lý thời gian và tiến độ dự án.

- Là cầu nối giữa Chủ đầu tư với các đối tác và các cơ quan quản lý. - Quản lý và cập nhật bảng giá công trình.

- Lập dự toán.

- Thẩm tra dự - quyết toán xây dựng công trình.

Việc áp dụng các phần mềm này sẽ giúp Chủ đầu tư và BQL giảm một số đầu mục công việc. Hơn nữa công tác quản lý sẽ chắnh xác hơn, hiệu quả hơn.

Ngoài ra, Công ty nên tiến hành nghiên cứu và xây dựng phần mềm quản lý dự án riêng cho mình, phù hợp với đặc điểm và tắnh chất của các dự án mà Công ty sẽ thực hiện trong tương lai.

KẾT LUẬN

Qua quá trình thực tập, tìm hiểu thực tiễn công tác quản lý dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai, tác giả đã rút ra được nhiều kinh nghiệm thực tiễn bổ ắch cũng như nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng và tắnh chất quyết định của công tác quản lý dự án trong hoạt động đầu tư. Công tác quản lý dự án càng tốt thì hiệu quả đầu tư càng cao và xác suất thành công của dự án càng lớn. Vì vậy, muốn bảo đảm công cuộc đầu tư giành thắng lợi thì công tác QLDA phải được chú trọng, quan tâm xây dựng và hoàn. Đặc biệt, đối với các dự án nhà ở xã hội thì công tác quản lý dự án càng phải được thực hiện một cách chặt chẽ, sát sao về mọi mặt chất lượng, chi phắ, thời gian và tiến độ theo quy định của pháp luật. Riêng trong quản lý nội bộ Công ty thì vấn đề quản lý chi phắ được chú trọng hàng đầu, vì đây là các dự án nhà giá rẻ nên giá thành xây dựng không thể cao, giá bán nhà thấp nhưng vẫn phải đảm bảo có lợi nhuận kinh doanh.

Được thực tập tại Công ty trong thời gian ngắn, tác giả cũng đã nhận thấy những thành tựu to lớn mà Công ty đã đạt được trong công tác quản lý dự án đầu tư, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của công ty, Tổng công ty và toàn ngành xây dựng. Mặc dù cũng như đơn vị, khác trong quá trình hoạt động Công ty không tránh khỏi một số hạn chế về mặt quản lý như vấn đề quản lý tiến độ, chi phắ hay chất lượng dự án nhưng chắnh điều đó cũng thể hiện sự nỗ lực phấn đấu không ngừng nghỉ để phát triển và hoàn thiện của Công ty về lĩnh vực quản lý dự án đầu tư.

Thời gian thực tập ở công ty đã giúp tác giả tiếp thu được một số kinh nghiệm, kỹ năng quản lý dự án đầu tư trong thực tế, vận dụng một số kiến thức đã học vào thực tiễn, cũng như hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp. Tác giả xin chân thành cảm ơn cán bộ trong Công ty đặc biệt là các cán bộ Phòng Đầu tư của Công ty và TS. Đinh Đào Ánh Thủy đã hướng dẫn tác giả hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình.

Một phần của tài liệu Công tác quản lý các dự án nhà ở xã hội tại Công ty cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai giai đoạn 2006 – 2012 (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w