1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích và tìm hiểu giá trị thương hiệu của Công ty cổ phần Ánh Dương (Taxi Vinasun)

55 440 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 313 KB

Nội dung

Ở Việt Nam, thẩm định giá hình thành từ cơ chế thị trường từ những năm 90, vì thế ngành nghề này còn khá mới mẻ nhưng không vì thế mà phủ nhận những thành công mà ngành đã đem lại cho nền kinh tế nước ta. Kết quả mà công tác thẩm định giá, đặc biệt là thẩm định giá thương hiệu mang lại đã góp phần rất lớn và hiệu quả các nguồn vốn cho sự phát triển kinh tế.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Ở Việt Nam, thẩm định giá hình thành từ cơ chế thị trường từ những năm 90, vì thế ngành nghề này còn khá mới mẻ nhưng không vì thế mà phủ nhận những thành công mà ngành đã đem lại cho nền kinh tế nước ta Kết quả mà công tác thẩm định giá, đặc biệt là thẩm định giá thương hiệu mang lại đã góp phần rất lớn và hiệu quả các nguồn vốn cho sự phát triển kinh tế

Thẩm định giá thương hiệu là một lĩnh vực quan trọng của hoạt động thẩm định giá doanh nghiệp hiện nay trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới ngày càng diễn ra mạnh mẽ, phục vụ nhiều ngành nghề trong xã hội như: tòa àn, ngân hàng, các tổ chức cũng như các doanh nghiệp

tư nhân, các chủ đầu tư

Hiện nay, nhu cầu đánh giá lại tài sản vô hình của các doanh nghiệp tăng cao, nên đã thúc đẩy sự phát triển của ngành thẩm định giá thương hiệu một cách đáng kể và các lợi ích mà nó đem lại đóng vai trò ngày càng quan trọng Bằng việc thẩm định giá thương hiệu, đã giúp cho các doanh nghiệp

có thể mua bán, sáp nhập hay chuyển nhượng thương hiệu của mình một cách chính xác và công bằng hơn Một minh chứng cụ thể là thị trường taxi

Trang 2

tại thành phố Hồ Chí Minh thì VINASUN Corp đã chiếm lĩnh gần như toàn

bộ thị phần

Do đó, để làm rõ vấn đề trên, nhóm chúng em đã chọn đề tài nghiên

cứu mang tên: “Phân tích và tìm hiểu giá trị thương hiệu của Công ty cổ phần Ánh Dương (Taxi Vinasun)”.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Giá trị thương hiệu của Công ty cổ phần Ánh Dương (Taxi Vinasun)

GIÃ THIẾT NGHIÊN CỨU:

• Các phương pháp khác nhau sẽ cho các kết quả thẩm định khác nhau

• Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm nhất định và phù hợp với từng doanh nghiệp nhất định

PHẠM VI VÀ ĐƠN VỊ NGHIÊN CỨU:

• Phạm vi: Tại thành phố Hồ Chí Minh

Trang 3

• Đơn vị nghiên cứu: Công ty cổ phần Ánh Dương.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

• Các dữ liệu cần thu thập: Các báo cáo tài chính của công ty VINASUN Corp sử dụng để định giá

• Sau đó dùng phương pháp phân tích để phân tích, tìm hiểu Từ đó, đưa

ra nhận xét và kết luận

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

A.Các lý thuyết liên quan:

I Nhãn hiệu.

1 Khái niệm:

Nhãn hiệu hàng hóa là dấu hiệu dùng để nhận biết hàng hóa hoặc dịch

vụ của một cơ sở kinh doanh, giúp phân biệt chúng với hàng hóa hoặc dịch

vụ của các cơ sở kinh doanh khác

Trang 4

Theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/ 11/2005:

“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức,

cá nhân khác nhau”

2 Hình ảnh nhãn hiệu

Nhãn hiệu hàng hóa có thể là chữ cái hoặc chữ số, từ, hình ảnh hoặc hình vẽ, hình khối 3 chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố này Nhãn hiệu hàng hoá được hiểu bao gồm cả nhãn hiệu dịch vụ

Nhãn hiệu là một hình ảnh độc đáo và rõ nét trong nhận thức của khách hàng, đem đến cho họ những lợi ích đặc biệt khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ được sản xuất, cung cấp bởi một công ty đặc biệt Nhãn hiệu phải luôn vận động theo đời sống xã hội và thăng hoa cùng với nhu cầu của khách hàng Thế giới mà nhãn hiệu vận động là một thế giới vô hình nằm trong tâm tưởng của khách hàng

II Thương hiệu.

Trang 5

1 Khái niệm:

Trên thực tế thuật ngữ "thương hiệu” đã được dùng phổ biến tại Việt Nam nên để thống nhất khi sử dụng thì thuật ngữ "thương hiệu” là hàm ý nói về các "brand".

Thương hiệu là một trong những tài sản quý nhất của doanh nghiệp Thương hiệu có thể được hiểu là những giá trị của doanh nghiệp mà xã hội, khách hàng nhận thức được Thương hiệu của doanh nghiệp không chỉ được thể hiện ở các hình ảnh thương hiệu mà còn thể hiện ở triết lý kinh doanh, các đặc trưng văn hoá, tinh thần thái độ của cán bộ trong phục vụ khách hàng, trong đổi mới và phát triển nội bộ doanh nghiệp

2 Các nhân tố cấu thành nên tài sản thương hiệu:

Tài sản thương hiệu bao gồm tất cả những giá trị đặc thù mà thương hiệu mang đến cho những người liên quan bao gồm: khách hàng, nhân viên,

cổ đông, cộng đồng… Những thành tố cấu thành nên tài sản thương hiệu có thể khác nhau tùy từng trường hợp; tuy nhiên trên nguyên tắc có 5 thành tố chính cấu thành nên tài sản thương hiệu:

Trang 6

1 Sự trung thành của thương hiệu

2 Sự nhận biết thương hiệu

3 Chất lượng cảm nhận

4 Thuộc tính thương hiệu

5 Các yếu tố sở hữu khác như: bảo hộ thương hiệu, quan hệ với kênh

phân phối…

Tất cả các thành tố của tài sản thương hiệu sẽ giúp cho khách hàng có thể hiểu được cũng như lưu giữ được rất nhiều thông tin khác nhau về sản phẩm và thương hiệu Nó sẽ mang đến cho khách hàng sự tự tin khi lựa chọn sản phẩm

III Giá trị thương hiệu:

1 Khái niệm:

Giá trị thương hiệu là tất cả những thuộc tính, giá trị định tính và tinh

thần mà nhãn hiệu muốn truyền tải; trong đó tính "sở hữu chính" và tính độc

Trang 7

đáo, duy nhất là những yếu tố quan trọng tạo nên giá trị riêng nhất của thương hiệu.

2 Các yếu tố cấu thành nên giá trị thương hiệu:

1 Giá trị cảm nhận

Giá trị cảm nhận là một khái niệm rất quan trọng đối với doanh nghiệp Một số nhà sản xuất tin rằng khi họ tạo ra được sản phẩm tốt, giá cả phải chăng thì người tiêu dùng sẽ chọn mua Tuy nhiên, điều này không phụ thuộc vào ý nghĩ chủ quan của doanh nghiệp mà phụ thuộc vào đánh giá của người tiêu dùng

2 Giá trị tài chính

Trang 8

Tài sản thương hiệu bao gồm tất cả những giá trị đặc thù mà thương hiệu mang đến cho những người liên quan (khách hàng, nhân viên, cổ đông, cộng đồng…) Những giá trị này sẽ được cộng vào sản phẩm hay dịch vụ nhằm để gia tăng giá trị đối với những người liên quan.

Mô hình về tài sản thương hiệu:

Trang 9

Bên cạnh việc mang đến giá trị cho khách hàng, tài sản thương hiệu còn mang đến giá trị cho công ty thông qua việc gia tăng dòng tiền tệ thông qua các cách thức sau:

• Thứ nhất, công ty có thể thu hút thêm được những khách hàng mới thông qua các chương trình tiếp thị

• Thứ hai, sự trung thành thương hiệu sẽ giúp công ty duy trì được những khách hàng cũ trong một thời gian dài

• Thứ ba, tài sản thương hiệu sẽ giúp cho công ty thiết lập một chính sách giá cao và ít lệ thuộc hơn đến các chương trình khuyến mãi

• Thứ tư, tài sản thương hiệu sẽ tạo một nền tảng cho sự phát triển thông qua việc mở rộng thương hiệu

• Thứ năm, tài sản thương hiệu còn giúp cho việc mở rộng và tận dụng tối

đa kênh phân phối

• Cuối cùng, tài sản thương hiệu còn mang lại lợi thế cạnh tranh và cụ thể

là sẽ tạo ra rào cản để hạn chế sự thâm nhập thị trường của các đối thủ cạnh tranh mới

IV Các cách tiếp cận và các phương pháp thẩm định giá thương hiệu.

Trang 10

Có một số phương pháp cơ bản thường được sử dụng trong việc định giá thương hiệu và mỗi cách phù hợp với từng trường hợp cụ thể nhất định Hiện nay, 3 phương pháp thường được sử dụng:

- Phương pháp dựa trên cơ sở thị trường

- Phương pháp dựa trên cơ sở chi phí

- Phương pháp dựa trên cơ sở thu nhập

1 Phương pháp dựa trên cơ sở thị trường

a.Khái niệm:

Phương pháp này dựa trên giả định tồn tại những giao dịch thị trường,

hoặc các giao dịch công ty có thể so sánh hoặc giá cả thị trường chứng

khoán (cung cấp những tỷ lệ đánh giá đối với một thực thể được dán nhãn có

thể so sánh, có thể được định giá)

b Cơ sở

Phương pháp thị trường sử dụng hai quy trình phân tích để xác định giá trị:

Trang 11

- Thu thập và phân tích dữ liệu giao dịch đã có trên thị trường đó là các dữ liệu liên quan đến việc bán hoặc cấp phép của chính tài sản vô hình

và của tài sản so sánh

- Có đánh giá về các điều kiện thị trường hiện tại (các điều kiện kinh

tế ảnh hưởng đến giá ) và của những thay đổi trong điều kiện thị trường giữa ngày dữ liệu giao dịch có được và ngày phân tích

Do vậy việc định giá nhãn hiệu được dựa trên những cơ sở sau:

- Việc chuyển nhượng các nhãn hiệu cá biệt có thể so sánh

- Những bộ phận được dán nhãn hiệu cá biệt

- Mọi thông tin cơ bản về công ty phải được công khai hóa

Đây là những thông tin được sử dụng để ước lượng một cách trực tiếp giá trị của một nhãn hiệu bằng cách so sánh với giá trị của nhãn hiệu khác

c các bước tiến hành:

- Thu thập thông tin và chọn thông tin

- Phân loại thông tin chọn lựa

- Kiểm tra thông tin chọn lựa

Trang 12

- Xác định số lượng của hệ số nhân về giá

- Điều chỉnh hệ số nhân về giá

cả các nhãn hiệu Sau đó nó có thể ước lượng tỷ lệ giá trị của nhãn hiệu trong tổng số giá trị của các tài sản vô hình

• Có thể áp dụng một cách đơn giản bội số thị trường có thể so sánh thu nhập sau thuế tính cho nhãn hiệu Tuy nhiên, điều này cũng giả định có thể xác định được khoản thu nhập tính cho nhãn hiệu trong một tổ chức, công ty hay một tập hợp các nhãn hiệu

e Hạn chế

Trang 13

• Khó khăn chính đối với cách tiếp cận này là hầu như không có công ty hoặc tổ chức nào hoạt động với một nhãn hiệu duy nhất.

• Trong thực tế, hầu như có rất ít việc bán nhãn hiệu bằng cách so sánh trực tiếp

• Việc so sánh định giá dựa trên giả định các nhãn hiệu là tương tự hoặc giống hệt nhau, trên thực tế điều này là không thể

• Phương pháp này không thực tế lắm vì theo định nghĩa, mỗi thương hiệu phải có sự khác biệt với các thương hiệu khác, nên khó có thể so sánh được

2 Phương pháp dựa trên cơ sở chi phí

a Khái niệm

Có thể đánh giá nhãn hiệu trên cơ sở chi phí bỏ ra để tạo ra nó hoặc chi phí lý thuyết để tái tạo ra nó

Trang 14

Nói cách khác, giá trị thương hiệu là tổng hợp của tất cả những chi phí

đã gánh chịu trong quá khứ, hay chi phí thay thế cần có để đưa thương hiệu đến trạng thái hiện tại; tức là tổng của những chi phí phát triển, tiếp thị, quảng cáo, truyền thông

b) Phạm vi áp dụng

Cách tiếp cận này hoàn toàn phù hợp đối với một nhãn hiệu mới, khoảng thời gian dành cho việc nghiên cứu là ngắn và số liệu về chi phí có thể thu thập được một cách dễ dàng

c) Ứng dụng thực tiễn

Trang 15

Có thể xem xét các khoản chi tiêu trong quá khứ dành cho quảng cáo

để xây dựng quảng bá hình ảnh của sản phẩm, lòng trung thành của khách hàng và phản ánh vào các khoản mục tiền tệ hiện tại và thực hiện kết toán tổng khối lượng đầu tư Tương tự, có thể làm với từng loại chi phí khác trong việc xây dựng một nhãn hiệu nhất định

d) Nhược điểm

• Nhìn chung thì những khoản chi tiêu trong quá khứ không nói lên được giá trị hiện tại của nhãn hiệu do có trường hợp một số nhãn hiệu có chi phí thực tế phải bỏ ra thấp nhưng giá trị cuối cùng có thể cao

• Với những chi phí thực tế đã bỏ ra, thậm chí ngay cả khi có thể thu thập được và chuyển sang một giá trị đơn nhất thì chúng cũng rất ít khi được

sử dụng trong thể hiện giá trị hiện hành của bất kỳ một nhãn hiệu cụ thể nào Có thể ước lượng tương đối dễ dàng những chi phí phát triển của Phileas Fogg, một nhãn hiệu hoàn toàn mới

Trang 16

• Phương pháp này thất bại vì tiền của đổ ra đầu tư cho thương hiệu chưa chắc tạo ra giá trị gia tăng từ thương hiệu.

Chi phí tái tạo hiện hành

a) Khái niệm

Trong trường hợp sử dụng chi phí tái tạo hiện hành, chỉ có một vấn đề gây tranh cãi đó là có thể ước lượng được những chi phí liên quan đến việc tái tạo một nhãn hiệu hay không Về mặt lý thuyết, có thể sử dụng:

• Chi phí phục hồi: là tái tạo lại một nhãn hiệu giống hệt

Chi phí tái tạo xem xét việc xây dựng hoặc mua bán tài sản vô hình giống hệt Trước khi có những điều chỉnh thích hợp được lập cho những mục đích để đạt được chỉ số về giá, chi phí tái tạo không quan tâm đến hoặc nhu cầu thị trường hoặc việc chấp nhận của thị trường về tài sản vô hình

• Chi phí thay thế: là tái tạo ra một nhãn hiệu có giá trị kinh tế tương tự cho người sở hữu

Trang 17

Chi phí thay thế xem như chi phí tái tạo lại tính hữu ích của tài sản vô hình mục tiêu nhưng về hình thức hoặc vẻ bề ngoài có thể hơi khác biệt với tài sản vô hình thực được thẩm định (tài sản mục tiêu).

b) Nhược điểm

• Cả hai cách tiếp cận này đều mang nặng tính lý thuyết khi mà mục

tiêu là làm ra “một bản sao của một nhãn hiệu có tính đơn nhất”

Không thể tạo ra được nhãn hiệu giống hệt, tương tự cái đã có

Phương pháp này có thể được sử dụng nhiều hơn trong việc đánh giá những tài sản hữu hình như trang thiết bị máy móc trong nhà máy Việc

áp dụng đối với tài sản vô hình hoàn toàn không phù hợp, vì nhãn hiệu có tính đơn chiếc không thể dễ dàng tái tạo lại được Virgin và Body shop chỉ là hai ví dụ mang tính chất hiện tượng cá biệt, không phổ biến

• Lý do nhãn hiệu có giá trị là vì nó là duy nhất Do đặc tính tự nhiên nên không thể so sánh hay làm một bản sao của chúng Do vậy, những nỗ lực ước lượng chi phí thay thế nhìn chung là những việc phù phiếm, vô ích

Trang 18

Nói cách khác, trước khi thực hiện các điều chỉnh việc định giá cần thiết, việc ước lượng chi phí tái sản xuất không trả lời vấn đề hoặc không quan tâm đến vấn đề nếu ái đó thậm chí muốn tạo ra một tài sản vô hình hoàn toàn giống hệt.

c Phạm vi áp dụng

Việc đánh giá trên cơ sở chi phí thỉnh thoảng được sử dụng trong các trường hợp pháp lý khi xem xét cân nhắc quyết định liên quan đến việc đền bù

3 Phương pháp dựa trên cơ sở thu nhập

3.1 Phương pháp tiền bản quyền

a) Khái niệm

Trang 19

Phương pháp tiền bản quyền xác định giá trị nhãn hiệu bằng cách đối chiếu với giá người khác sẽ đưa ra để trả cho quyền sử dụng nó.

Nếu một nhãn hiệu cần phải được cấp phép từ chủ sở hữu nhãn hiệu với tư cách là bên thứ ba thì tỷ lệ tiền bản quyền tính cho đặc quyền sử dụng nhãn hiệu sẽ được tính theo doanh thu

Trang 20

c Thời hạn kết thúc của bản thỏa thuận cho phép sử dụng bản quyền.

d Mức độ độc quyền của bản thỏa thuận cho phép sử dụng bản quyền

2 Đánh giá tình trạng hiện tại của ngành công nghiệp và xã hội sự phù hợp thị trườngvà triển vọng tương lai

3 Ước tính tỷ lệ chuyển hóa vốn thích hợp của thị trường

4 Áp dụng tỷ lệ chuyển hóa vốn thị trường để làm thước đo thích hợp đối với tài sản vô hình mục tiêu để di đến mức giá chỉ dẫn

c) Cách tính

Phương pháp tiền bản quyền bao hàm việc ước lượng doanh thu tương lai và sau đó sử dụng tỷ lệ tiền bản quyền phù hợp với thu nhập có được tính cho các khoản thu tiền bản quyền từ việc sử dụng nhãn hiệu trong những năm tiếp theo

Có một vài liên quan đến việc phân tích tỷ lệ tiền bản quyền.Tất cả những phân tích này có quan hệ một trong hai tình huống sau:

Trang 21

(1) Thu nhập tiền bản quyền là thu nhập thực tế hoặc dựa trên thu nhập

dự đoán của việc cấp phép sử dụng tài sản vô hình của chủ sở hữu tài sản vô hình cho một bên độc lập

(2) Chi phí tiền bản quyền dự đoán đó không phải sinh lợi cho bên độc lập bởi vì người chủ trên thực tế là người sở hữu tài sản vô hình mục tiêu và không được cấp phép sử dụng cho bất kỳ bên nào khác Tình huống phân tích đó là cơ sở cho khoản tiết kiệm hoặc khoản bồi thường chi phí tiền bản quyền từ phương pháp tiền bản quyền

Phương pháp thu nhập tiền bản quyền trong các phân tích này bao gồm các hình thức sau:

1 Tổng tiền bản quyền phải trả trên thời đoạn

2 Tỷ lệ tiền bản quyền tính theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu

3 Tỷ lệ tiền bản quyền tính theo tỷ lệ phần trăm trên lợi nhuận

4 Tổng tiền bản quyền tính trên đơn vị hàng bán

5 Tổng tiền bản quyền tính trên một sản phẩm

Trang 22

Trong bất kỳ trường hợp nào, số tiền bản quyền trả theo thực tế hay dự đoán được ước tính theo lợi tức của thị trường.

Trong phương pháp tiền bản quyền, tài sản vô hình mục tiêu được định giá liên quan tới tổng thu nhập từ bản quyền, vì nó sẽ phát sinh khi tài sản vô hình được chuyển nhượng Tiền bản quyền chuyển nhượng hoặc thỏa thuận cấp phép sử dụng được phân tích Việc chọn các giao dịch chuyển nhượng tiền bản quyền sẽ phản ánh các đặc trưng của việc hoàn vốn đầu tư và rủi ro tương tự để có thể so sánh với tài sản vô hình mục tiêu

Doanh thu thuần kỳ vọng được sinh ra bởi tài sản vô hình mục tiêu từ tất cả các nguồn trong suốt tuổi đời còn lại của tài sản, sau đó nhân tỷ lệ tiền bản quyền chuẩn được chọn Sản phẩm được ước tính thu nhập tiền bản quyền dựa trên giả thiết được cấp phép sử dụng tài sản vô hình mục tiêu

Dòng tiền bản quyền ước tính chủ sở hữu nhận được từ tài sản vô hình được vốn hóa Điều đó sẽ dẫn đến giá trị chỉ dẫn của tài sản vô hình của chủ

sở hữu nó

d) Phạm vi áp dụng

Trang 23

Phương pháp tiền bản quyền được sử dụng khá phổ biến trong một số trường hợp liên quan đến luật pháp và vấn đề đánh thuế của nhà nước do cơ

sở dữ liệu hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu trong việc đưa ra những phán quyết đúng đắn

Trang 24

b) Cách tính

Theo phương pháp này, giá trị thương hiệu được tính là giá trị ròng hiện tại của các mức chênh lệch giá trong tương lai giữa một sản phẩm có thương hiệu và một sản phẩm chung chung hoặc không có thương hiệu

7 Ứng dụng trong thực tiễn

d) Nhược điểm

Mục đích chính của nhiều thương hiệu không nhất thiết phải là bán được giá cao hơn, mà là bảo đảm thu hút được mức cầu cao nhất trong tương lai

3.2 Phương pháp định giá thương hiệu dựa trên thu nhập quá khứ

a) Khái niệm

Phương pháp này dựa vào những khoản thu nhập từ thương hiệu trong quá khứ

b) Cách tính

Trang 25

● Ước tính thu nhập tương lai dựa vào những khoản thu nhập từ thương hiệu trong quá khứ.

● Dự kiến hệ số chiết khấu cho những năm trong tương lai dựa vào hệ

số chiết khấu những năm quá khứ

● Hiện giá các khoản thu nhập tương lai về thời điểm hiện tại

c) Nhược điểm

● Hệ số chiết khấu của các khoản thu nhập quá khứ có xu hướng không xác thực vì những hành vi trong quá khứ chưa hẳn đã là dấu hiệu tốt cho các hoạt động trong tương lai

Do đó, việc đánh giá cũng không ổn định do độ tin cậy về số liệu của những năm sử dụng Ví dụ, năm 1992, Financial World ước tính giá trị nhãn hiệu Marlboro là 51,6 tỷ đô la Năm 1993, sau khi giảm giá để duy trì thị phần, nhãn hiệu Marlboro được định giá lại là 33 tỷ đô la Một số nhà quan sát phản đối và cho rằng trên thực tế sau khi giảm giá, nhãn hiệu Marlboro trở lên mạnh hơn và có giá trị cao hơn

3.3 Phương pháp lợi ích kinh tế

Trang 26

Phương pháp đánh giá dựa trên cơ sở hiệu quả kinh tế là phương pháp phổ biến nhất để đánh giá nhãn hiệu.

b) Cách tính

Thương hiệu được định giá bằng cách xác định thu nhập trong tương lai có thể kiếm được nhờ thương hiệu, sau đó quy số tiền này về giá trị hiện tại bằng cách sử dụng lãi suất chiết khấu (lãi suất chiết khấu phản ánh mức

độ rủi ro của số tiền lãi trong tương lai)

Trang 27

Tỷ lệ chiết khấu thích hợp được sử dụng trong phân tích tiếp cận dựa trên cơ sở thu nhập là chi phí của vốn thích hợp với việc đầu tư vào tài sản

vô hình mực tiêu Chi phí của vốn là một hàm số của rủi ro của việc đầu tư vào vào tài sản vô hình mục tiêu Nếu tài sản vô hình mục tiêu được phân tích như là một bộ phận của doanh nghiệp đang hoạt động, sẽ là thích hợp khi sử dụng tỷ lệ vốn hóa cho suốt tuổi đời tồn tại của doanh nghiệp Tỷ lệ

đó sẽ là một hàm số của chi phí vốn của một bộ phận cấu thành doanh nghiệp mục tiêu Sử dụng tỷ lệ vốn hóa cho suốt tuổi đời doanh nghiệp sẽ giá trị kết thúc của tài sản vô hình trong kinh doanh, có nghĩa là một bộ phận đóng góp trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Giá trị cuối cùng này sẽ phù hợp với giá trị tài sản kể trên của doanh nghiệp trong tình trạng đang tiếp tục hoạt động

Tỷ lệ chiết khấu thường được tính toán bằng cách sử dụng tỷ trọng chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty là điểm xuất phát

Chi phí vốn bình quân gia quyền biểu thị tỷ suất lợi nhuận mong muốn tối thiểu trên các tài sản có giá trị đối với cả người nắm giữ công cụ

nợ và người nắm giữ vốn cổ phần, hoặc nó mang lại tỷ suất lợi nhuận mong muốn

Ngày đăng: 21/05/2015, 09:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w