1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm tích hợp kỹ năng sống cho học sinh THCS

32 1,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 915,5 KB

Nội dung

Đó cũng là lý do để tôi lựa chọn đề tài : " Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm tích hợp kỹ năng sống cho học sinh THCS Phúc Thịnh- Ngọc Lặc".. Ngoài việc truyền tải giáo d

Trang 1

A ĐẶT VẤN ĐỀ

Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội có xu hướnggia tăng, đặc biệt là ở các đô thị và thành phố lớn Có nhiều nguyên nhân khác nhaudẫn tới tình trạng này Một trong những nguyên nhân đó là học sinh trung học cơ sởchưa được tiếp cận với chương trình giáo dục kỹ năng sống ( KNS )

Việc tăng cường giáo dục đạo đức, rèn luyện KNS cho học sinh là một trongnhững nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2012 - 2013 Một trong những yếu tố gópphần quan trọng để hoàn thành tốt nhiệm vụ này chính là đội ngũ giáo viên, đặcbiệt là giáo viên chủ nhiệm lớp và giáo viên tổng phụ trách Đội ở bậc THCS

Ngoài giáo viên chủ nhiệm thì giáo viên tổng phụ trách Đội cũng đóng vaitrò quan trọng trong việc kết nối nhà trường với học sinh; là người gần gũi, tiếp xúcthường xuyên với học sinh; là kênh truyền đạt những mong muốn, suy nghĩ của các

em tới nhà trường và ngược lại Trong một tháng giáo viên tổng phụ trách có ít nhấtmột buổi hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với học sinh toàn trường để gặp gỡ,trao đổi với học sinh của mình Nhưng hầu hết những giờ hoạt động này đều bị họcsinh đánh giá là khô khan, nhàm chán, ít có sự sáng tạo để mối quan hệ giữa thầy

và trò thực sự vui vẻ thoải mái

Việc khai thác thế mạnh của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để thựchiện giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường của giáo viên tổng phụ trách Độicũng như giáo viên chủ nhiệm còn nhiều hạn chế Đó cũng là lý do để tôi lựa chọn

đề tài : " Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm tích hợp kỹ năng sống cho học sinh THCS Phúc Thịnh- Ngọc Lặc".

Giáo dục KNS cho học sinh là giáo dục cho các em có lối sống tíchcực trong xã hội hiện đại với nhiều cám dỗ; Là xây dựng hoặc thay đổi ở các emnhững hành vi theo hướng tích cực phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện nhâncách người học dựa trên cơ sở giúp học sinh có tri thức, giá trị, thái độ và kỹ năngphù hợp

Trang 2

Giáo dục đạo đức, KNS cho học sinh trong nhà trường vẫn được xem là mộttrong những hướng đi quan trọng để chống sự xuống cấp đạo đức của một bộ phậnhọc sinh hiện nay Tuy nhiên những bài học đạo đức không gắn liền với đời sống,miễn cưỡng hay chỉ mang tính lý thuyết sẽ không phát huy hiệu quả.

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I cơ sở lý luận của vấn đề

1 Khái niệm kỹ năng sống

Kỹ năng sống chính là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu cầu

và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả

Hiểu một cách đơn giản thì kỹ năng sống là năng lực của mỗi người giúp giảiquyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả (cách sốngtích cực trong xã hội hiện đại)

2 Kỹ năng cần thiết cho học sinh trung học cơ sở:

Theo Thạc sĩ giảng viên tâm lý học Nguyễn Hữu Long, 10 nhóm kỹ năng sống cần thiết cho khối học sinh trung học cơ sở là:

- Kỹ năng tự phục vụ bản thân

- Kỹ năng xác lập mục tiêu cuộc đời

- Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả

- Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc

- Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân

- Kỹ năng giao tiếp và ứng xử

- Kỹ năng hợp tác và chia sẻ

- Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông

- Kỹ năng đối diện và ứng phó khó khăn trong cuộc sống

- Kỹ năng đánh giá người khác

Trang 3

Việc giáo dục kỹ năng sống nhằm xây dựng cho học sinh 12 giá trị của cuộcsống là: tôn trọng, hòa bình, hợp tác, hạnh phúc, chân thật, nhân đạo, tình thương,trách nhiệm, giản dị, khoan dung, tự do và đoàn kết.

II Thực trạng của vấn đề.

Trường THCS Phúc Thịnh là một trường chuẩn Quốc gia, đóng tại xã PhúcThịnh - Ngọc Lặc - Thanh Hóa Là một ngôi trường có bề dày truyền thống vàthành tích về công tác giảng dạy và giáo dục Học sinh của trường đa số xuất thân

từ gia đình làm nghề nông, đời sống tuy còn nhiều khó khăn Tuy nhiên, đa số các

em có ý thức học tập và rèn luyện rất tốt, luôn nhiệt tình trong các hoạt động tậpthể và công tác xã hội

Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế - xãhội đã và đang tác động mạnh mẽ đến đời sống của con người Nếu như trong xãhội truyền thống, các giá trị xã hội vốn được coi trọng và được các cá nhân tuân thủmột cách nghiêm túc thì nay đang dần bị mờ nhạt và thay vào đó là những giá trịmới được hình thành trên cơ sở giao thoa giữa các nền văn hóa, văn minh khácnhau Những thay đổi nói trên còn ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục con cái củagia đình cũng có những biến đổi nhất định Cha mẹ ít có thời gian quan tâm đếncon cái hơn là một thực tế không thể phủ nhận, thay vào đó là các hoạt động kinh

tế, tìm kiếm thu nhập Trong nhà trường, hiện tượng quá tải với các môn học cũngđang gây nhiều áp lực đối với học sinh Cùng với đó là những tác động nhiều chiềucủa các nguồn thông tin khác nhau từ xã hội khiến cho giới trẻ đang đứng trướcnhiều thách thức khi hòa nhập xã hội Điều này đã dẫn đến sự “xung đột” giữanhận thức, thái độ và hành vi với những vấn đề xảy ra trong cuộc sống Tình trạnghọc sinh đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, bỏ học, không hứng thú học tập xuấthiện ngày một nhiều

Trang 4

Nguyên nhân thì có nhiều nhưng chung quy là do nhận thức, ý thức và về cơbản vẫn là do các em thiếu kỹ năng sống Học sinh trường THCS Phúc Thịnh cũngkhông tránh khỏi quy luật đó Đây là vấn đề được Ngành giáo dục Ngọc Lặc rấtquan tâm, nhưng việc thực hiện vẫn còn gặp nhiều thách thức lớn Để đáp ứngđược với những biến đổi nhanh chóng của xã hội thì nhu cầu giáo dục kỹ năng sốngcho học sinh THCS hiện nay là một việc làm cần thiết

Từ nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra, dưới sự chỉ đạo của ngành giáo dục , nhàtrường đã xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình giáo dục kỹ năng sống trongnhà trường Ngoài việc truyền tải giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn họcchính khóa thì hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động nòng cốt trongviệc giúp học sinh rèn luyện kỹ năng sống nhằm thực hiện công tác giáo dục toàndiện của nhà trường

III Các biện pháp, giải pháp chủ yếu để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

1 Tích hợp mục tiêu giáo dục kỹ năng sống vào mục tiêu của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

1.1 Mục đích và ý nghĩa của biện pháp.

Đây là một trong số các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trunghọc cơ sở theo quan điểm giáo dục tích hợp Phương pháp này giúp giáo viên cùngmột lúc thực hiện được hai mục tiêu giáo dục là giáo dục kỹ năng sống và giáo dụcngoài giờ lên lớp

1.2 Nội dung và cách thực hiện biện pháp.

- Thiết kế các mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống

- Phân tích các mục tiêu của giáo dục ngoài giờ lên lớp để tích hợp mục tiêu củagiáo dục kỹ năng sống

Trang 5

1.3 Điều kiện thực hiện biện pháp.

Giáo viên tổng phụ trách phải nắm vững mục tiêu cơ bản của giáo dục kỹnăng sống và nội dung cơ bản từng chủ đề của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

để biết những kỹ năng sống nào có thể tích hợp được trong chủ đề hoạt động giáodục ngoài giờ lên lớp đấy

.2 Thiết kế các chủ đề giáo dục kỹ năng sống phù hợp với các nội dung, hoạt động thực hiện chủ đề của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS.

2.1 Mục đích và ý nghĩa của biện pháp.

Biện pháp cho phép tạo ra nội dung giáo dục mang tính trọn vẹn, thống nhấtgiữa nội dung giáo dục kỹ năng sống và nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớp

2.2 Nội dung và cách thực hiện biện pháp.

- Giáo viên tổng phụ trách cần phân tích chương trình hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp ở trường THCS để xác định những chủ đề nào của chương trình

có thể thiết kế được các chủ đề giáo dục kỹ năng sống

- Giáo viên tổng phụ trách phải thiết kế các chủ đề giáo dục kỹ năng sống đểtích hợp vào nội dung hoạt động thực hiện chủ đề của hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớp

2.3 Điều kiện thực hiện biện pháp.

- Phải nắm vững chương trình, phân phối chương trình hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp của từng khối lớp

- Nắm được các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục cho học sinh; có kỹ năngthiết kế hoạt động giáo dục, thiết kế dạy học theo quan điểm dạy học tích cực

- Ngoài ra, cơ sở vật chất của nhà trường phải đảm bảo đáp ứng được yêucầu tối thiểu nhất về các phương tiện phục vụ chủ đề đã được thiết kế

- Giáo viên phải có kỹ năng thiết kế tài liệu phát tay cho học sinh

Trang 6

.3 Sử dụng linh hoạt các lọai hình hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng sống đã được tích hợp.

3.1 Mục đích và ý nghĩa của biện pháp.

Biện pháp này nhằm làm phong phú các hình thức thực hiện hoạt động giáodục ngoài giờ lên lớp tạo sức hấp dẫn cho học sinh trong các hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp, bằng cách đó thực hiện tốt các nội dung giáo dục kỹ năng sống.Bên cạnh đó biện pháp này còn tăng cường hiệu quả của việc tích hợp mục tiêugiáo dục kỹ năng sống với mục tiêu của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cũngnhư việc thiết kế các chủ đề giáo dục kỹ năng sống trong việc thực hiện nội dung,các hoạt động thực hiện theo chủ đề của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

.3.2 Nội dung và cách thực hiện biện pháp.

- Đổi mới hình thức hoạt động để thực hiện từng chủ đề trong chương trìnhhoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

- Thiết kế các hình thức tổ chức để thực hiện các hoạt động chính được xácđịnh trong chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

3.3 Điều kiện để thực hiện biện pháp.Phải được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất; đặc

biệt phải có phòng học bộ môn, phòng chức năng Mặt khác cần có sự phối kết hợpchặt chẽ với các giáo viên chủ nhiệm lớp

4 Các biện pháp hỗ trợ khác.

4.1 Mục đính và ý nghĩa của các biện pháp.

Các biện pháp hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực cho các chủ thể tham gia vàoquá trình giáo dục kỹ năng sống và các tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp cho học sinh THCS đồng thời phát triển các điều kiện để có thể thực hiện giáodục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cóhiệu quả

4.2 Nội dung và cách thực hiện.

Trang 7

- Đổi mới quan niệm về giáo dục kỹ năng sống; nâng cao quan điểm về tíchhợp trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS.

- Tăng cường năng lực cho các chủ thể tham gia giáo dục kỹ năng sống và tổchức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường THCS

- Phát huy tối đa vai trò chủ thể tích cực chủ động sáng tạo của học sinh khitham gia vào hoạt động

- Giáo viên tổng phụ trách Đội cần phải phối kết hợp chặt chẽ, thường xuyênvới phụ huynh học sinh trong việc giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho các em

4.3 Điều kiện thực hiện.

Ban giám hiệu cần xác định: Giáo dục KNS cho học sinh là nhiệm vụ giáodục toàn diện của nhà trường Vì thế tập thể sư phạm phải nêu gương tốt cho họcsinh về phẩm chất đạo đức, tác phong mẫu mực của nhà giáo; phải có sự phối kếthợp giữa các bộ phận trong nhà trường Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinhphải được thống nhất về nội dung, được tiến hành thường xuyên, liên tục trong quátrình dạy học, ở mọi lúc, mọi nơi và có sự kết hợp chặt chẽ cả trong và ngoàitrường

IV Việc thực hiện đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS Phúc Thịnh.

Qua việc nghiên cứu tìm ra biện pháp chung để giáo dục kỹ năng sống chohọc sinh THCS thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tôi đã mạnh dạnđưa ra và ứng dụng một số phương pháp đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục ngoàigiờ lên lớp có tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS Phúc Thịnh nhưsau:

1 Phương pháp tổ chức câu lạc bộ:

Mục đích:

Trang 8

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và giáo dục đạo đức, truyền thống cho họcsinh.

- Tạo điều kiện cho học sinh giao tiếp, ứng xử, vui chơi giải trí lành mạnh Bày tỏquan điểm, tâm tư nguyện vọng trong cuộc sống và học tập.- Giúp các em giảiquyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong học tập, lao động và trong cuộc sốnghàng ngày

- Phương pháp tổ chức câu lạc bộ có thể thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1: Chuẩn bị nội dung và hình thức hoạt động câu lạc bộ tương ứng với các

chủ đề hàng tháng

Bước 2: Lập kế hoạch phân công triển khai hoạt động câu lạc bộ, phân công trách

nhiệm

Bước 3: Tổ chức thực hiện kế hoạch đã định.

Bước 4: Tổ chức hoạt động theo chương trình, nội dung đã định.

- Khai mạc: Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu chương trình

- Từng bước tiến hành các nội dung hoạt động, xen kẽ các nội dung sao chobuổi sinh họat sôi nổi hấp dẫn thu hút học sinh, đảm bảo thời gian quy định

2 Phương pháp tổ chức hội thi

Trang 9

thi còn là hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện tu dưỡng của họcsinh

Cách tiến hành và tổ chức hội thi:

Bước 1: Xác định chủ đề, mục tiêu, nội dung hội thi và đặt tên cho hội thi

Bước 2: Xác định thời gian và địa điểm tổ chức hội thi

Bước 4: Thành lập ban tổ chức hội thi:

- Trưởng ban: Chịu trách nhiệm điều hành chung toàn bộ các hoạt động củahội thi

- Các phó ban: Phụ trách cơ sở vật chất, chỉ đạo nghệ thuật (thiết kế nội

dung thi, các môn thi, màn trình diễn, hệ thống câu hỏi và đáp án )

Ban tổ chức thành lập ban giám khảo Số lượng thành phần ban giám khảotùy thuộc vào qui mô hội thi Ban tổ chức cử thư kí hội thi và người dẫn chươngtrình

Bước 5: Thiết kế nội dung chương trình hội thi

Bước 6: Dự trù kinh phí, chuẩn bị cơ sở vật chất cho hội thi

Bước 7: Tổ chức hội thi :

- Khai mạc hội thi: Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu danh sáchcác đơn vị, cá nhân, giới thiệu ban giám khảo, thông báo chương trình hội thi

- Phần tự giới thiệu hoặc ra mắt các đội thi hoặc toàn đoàn dự thi

- Tiến hành hội thi

Bước 8: Kết thúc hội thi:

- Ban tổ chức công bố kết quả, tổng kết, đánh giá hội thi

- Trao giải thưởng hội thi, cảm ơn các đại biểu, các nhà tài trợ hội thi

- Rút kinh nghiệm, thông báo về những công việc sắp tới, dặn dò học sinh .

3 Phương pháp thảo luận chuyên đề

Trang 10

Mục đích thảo luận:

- Giúp học sinh có cơ hội được cùng nhau chia sẻ, trao đổi thông tin, hợptác để giải quyết các vấn đề, thông qua đó giúp nhau hiểu một cách đúng đắnnhững vấn đề được thảo luận

- Giúp cho học sinh có cơ hội được bày tỏ những ý kiến, những quan điểmcủa mình một cách dân chủ, tự tin để kiểm chứng hay để tự khẳng định và tự điều

chỉnh

- Hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng trình bày trước tập thể, biếtthuyết phục người khác, biết bảo vệ chính kiến của mình, biết lắng nghe và chia

sẻ, biết hợp tác

Thảo luận chuyền đề cần phải thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Định hướng cho thảo luận:

- Đặt tên cho chủ đề hay chuyên đề thảo luận,các nội dung cần thảo luận, Hìnhthức thảo luận (theo lớp hay theo nhóm), ấn định thời gian thảo luận

Bước 2: Chuẩn bị cho thảo luận

- Thông báo nội dung cần thảo luận cho toàn lớp

- Gợi ý những tài liệu cần thiết để học sinh nghiên cứu, tham khảo chuẩn bị cho thảo luận

- Thông báo về thời gian, kế hoạch tổ chức hoạt động

- Giao trách nhiệm cho cán bộ lớp và triển khai tổ chức hội thảo

- Cử người điều khiển thảo luận, cần chú ý đến những người có khả năng ứng xửtốt

Bước 3: Tiến hành thảo luận

- Người dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu

- Người điều khiển thông báo chương trình thảo luận, nêu các vấn đề cần thảoluận

Trang 11

- Tiến hành thảo luận Người điều khiển khéo léo dẫn dắt, điều khiển, khêu gợi sựmạnh dạn, tích cực của mọi người tham gia để thảo luận sôi nổi và có hiệu quả

- Xen kẽ một số tiết mục văn nghệ

Bước 4: Kết thúc thảo luận: Người điều khiển tổng kết kết quả thảo luận.

Để thực hiện được phương hướng đổi mới tổ chức hoạt động giáo dụcNGLL nhằm tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, đòi hỏi GV phải nắmchắc các kỹ năng sau: kỹ năng quan sát, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng giao bài tập,

kỹ năng phản hồi, kỹ năng trình bày, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giao tiếp, kỹnăng kiên định, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kỹ năng ra quyết

định và giải quyết vấn đề, kỹ năng tự nhận thức

Tóm lại, đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL nhằm tích hợp giáodục kỹ năng sống cho học sinh là phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội hiệnnay là một yêu cầu tất yếu, là việc làm cần thiết trong quá trình đổi mới giáo dụcphổ thông Đặc biệt thông qua HĐGDNGLL, các kỹ năng sống của học sinh đượchình thành và phát triển

V.Một số ví dụ cụ thể trong việc thực hiện đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS.

1 VÍ DỤ 1: Sử dụng phương pháp tổ chức hội thi.

Chủ đề hoạt động ngoài giờ lên lớp tháng 9: Ca nợi truyền thống nhà trường,tháng : Sinh hoạt văn nghệ chào mừng ngày 8/3 và ngày 26/3 Với các chủ đề nàygiáo viên chủ nhiệm có thể sử dụng phương pháp tổ chức hội thi với tên lần lượt là:

"Hội thi tìm hiểu về tình bạn, tình yêu và gia đình", "Hội thi rung chuông tìm thầnđồng" Sau đây tôi xin trình bày cụ thể diễn biến hội thi "Rung chuông tìm thầnđồng" - chủ đề tháng 3

Bước 1:

Trang 12

* Giáo viên tổng phụ trách Đội đặt tên cho hội thi: Hội thi “Rung chuông tìmthần đồng”

* Mục tiêu của hội thi: Giúp các em hiểu rõ hơn về Đoàn, Đảng, Nhà nước,

về Bác Hồ, về ngày quốc tế phụ nữ và bổ sung một số kiến thức văn hoá phổ thôngcho học sinh

* Nội dung hội thi gồm có:

- Phần thi thứ nhất: Thi trả lời nhanh: Gồm các câu hỏi về Đoàn, ngày 8/3 về cácvấn đề hiện nay đang được quan tâm

- Phần thi thứ hai: Ô chữ thần kỳ: Các đội sẽ tìm ra câu trả lời cho các ô chữ Kiếnthức có chủ đề về ngày 8/3, về Đoàn về Bác Hồ và những kiến thức phổ thông củacác môn học

- Phần thi thứ ba: Phần thi giành cho khán giả: Phần thi gồm 5 câu hỏi, khán giả trảlời đúng sẽ nhận được phần quà từ ban tổ chức

Bước 2:

- Thời gian tổ chức hội thi: vào chiều thứ 6 ngày mùng 7 tháng 3 năm 2013

- Địa điểm tại phòng học bộ môn của nhà trường

Bước 3: Chuẩn bị cho hội thi:

- Giáo viên tổng phụ trách chuẩn bị về nội dung thi gồm có hệ thống câu hỏi, đáp

án Thiết kế nội dung thi trên Powrerpoint để trình chiếu

- Giáo viên kiểm tra cơ sở vật chất phòng học bộ môn trước khi tiến hành hội thi

- Giáo viên chọn mỗi lớp 5 HS tiêu biểu để chuẩn bị cho tuần sau thi, các HS này

có trách nhiệm tìm hiểu thông tin liên quan đến nội dung thi trước ở nhà

- Thành lập ban giám khảo hội thi gồm: lớp trưỏng và bí thư của mỗi lớp

- Giáo viên dự trù kinh phí mua phần thưởng giao cho thủ quỹ các lớp chuẩn bị quàsẵn

- Giáo viên tổng phụ trách chịu trách nhiệm dẫn chương trình hội thi

Bước 4: Tổ chức hội thi

Trang 13

* Khai mạc hội thi (4 phút)

- Tuyên bố lý do: Để thực hiện chủ đề hoạt động ngoài giờ lên lớp tháng 3:Chàomừng ngày 08/3 và 26/3 hôm nay khối 9 chúng ta tổ chức hội thi: "Rung chuôngtìm thần đồng"

- Hội thi gồm có hai đội thi, mỗi đội có 5 thành viên Đội 1 là 9A: Đội 2 là 9B:mờicác đội lên vị trí thi

- Ban giám khảo gồm có: Phạm thị Trang, Trương thị Ánh, Phạm hùng Sơn, Phạmthị Thắm mời ban giám khảo lên làm nhiệm vụ

- Chương trình hội thi gồm có 3 phần:

+ Phần thi thứ nhất: có tên : trả lời nhanh

+ Phần thi thứ hai: ô chữ thần kỳ

+ Phần thi thứ ba: Phần thi giành cho khán giả

Sau đây hội thi xin được bắt đầu:

I Phần thi thứ nhất: Trả lời nhanh.(10 phút)

Phần thi gồm 08 câu hỏi Sau khi người dẫn chương trình đọc xong nội dungcâu hỏi đội nào có tín hiệu trả lời trước sẽ giành được quyền trả lời Nếu có câu trảlời đúng sẽ được cộng 10 điểm, nếu trả lời sai các đội còn lại có cơ hội trả lời Mỗicâu hỏi có thời gian 30 giây, nếu hết thời gian các đội không trả lời được người dẫnchương trình sẽ đưa ra đáp án Tổng điểm của phần thi này là: 80 điểm

Câu 1: Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh được thành lập ngày tháng năm

nào? Ngày 26/3/1931

Câu 2: Người đoàn viên đầu tiên là ai? Lý Tự Trọng

Câu 3: Hiện nay ai là bí thư Đoàn của trường ta? Thầy giáo Hoàng văn Minh Câu 4: Trong bài hát biết ơn chị Võ Thị Sáu của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn có nhắc

đến tên một loài hoa đó là loại hoa nào? Hoa lêkima

Câu 5: Hai đồ vật nào được in trên lá cờ của Đảng Ta? Búa và liềm

Trang 14

Câu 6: Tên tờ báo cơ quan ngôn luận của đảng ta? Báo nhân dân

Câu 7: Khẩu hiệu của Đội là gì? Vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác

Hồ vĩ đại Sẵn sàng

Câu 8: Nước ta có bao nhiêu dân tộc anh em? 54 dân tộc

Xong phần thi thứ nhất ban giám khảo tổng hợp và công bố điểm của 2 đội

II Phần thi thứ 2: Ô chữ thần kỳ.(20 phút)

Phần thi gồm 10 hàng ngang và từ chìa khóa

- Mỗi đội lần lượt chọn một hàng ngang, trả lời đúng được 20 điểm các đội còn lạitrả lời đúng được 10 điểm Đội ít điểm nhất được quyền chọn hàng ngang trước

- Thời gian trả lời cho mỗi ô là 1phút

- Trong mỗi hàng ngang có từ chìa khóa Tìm được từ khóa sau khi mở 6 hàngngang được 80 điểm, sau khi mở 8 hàng ngang được 40 điểm sau khi mở hết hàngngang được 20 điểm

XIN MỜI CÁC ĐỘI THỬ TÀI

Trang 15

Hàng ngang số 1 : (Gồm 7 chữ cái) Bài hát quốc ca được kết thúc bằng từ nào? Hàng ngang số 2 : (Gồm 6 chữ cái) Vị vua cuối cùng của nước ta là ai?

Hàng ngang số 3: (Gồm 5 chữ cái) Từ “Lao xao” thuộc từ loại gì?

Hàng ngang số 4 : (Gồm 13 chữ cái) Đại dương nào lớn nhất?

Hàng ngang số 5 : (Gồm 7 chữ cái) Nhà văn An Đéc Xen là người nước nào?

Hàng ngang số 6 : (Gồm 10 chữ cái) Ông là ai? người có tư tưởng nhân nghĩa, là

tác giả của áng “Thiên cổ hùng văn” nổi tiếng “Bình ngô đại cáo”?

Hàng ngang số 7: (Gồm 9 chữ cái) Một vị anh hùng dân tộc đột ngột từ trần khi

mới 38 tuổi, biệt danh “Áo vải cờ đào” Ông là ai?

1

Trang 16

Hàng ngang số 8 : (Gồm 13 chữ cái) Trái đất chuyển động quanh mặt trời theo

hướng nào?

Hàng ngang số 9 : (Gồm 7 chữ cái) Đơn vị đo khối lượng là đơn vị nào?

Hàng ngang số 10 : (Gồm 11 chữ cái) Đòi hỏi thứ hai của mụ vợ ông lão trong

truyện “Ông lão đánh cá và cn cá vàng” là gì?

Ngày đăng: 20/05/2015, 14:37

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w